SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Trong nhà trường hoạt động dạy - học giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Quá trình dạy - học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó dạy giữ vai trò chủ đạo.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”.
Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp. Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, chúng ta có thể đi đến kết luận: Hoạt động học, trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học.
Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giáo viên, giáo viên phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng của dạy cũng như của học, đồng thời bảo đảm liên hệ nghịch thường xuyên, bền vững.
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong nhà trường hoạt động dạy - học giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Quá trình dạy - học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó dạy giữ vai trò chủ đạo. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”. Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp. Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, chúng ta có thể đi đến kết luận: Hoạt động học, trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học. Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giáo viên, giáo viên phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng của dạy cũng như của học, đồng thời bảo đảm liên hệ nghịch thường xuyên, bền vững. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng cần hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện các thông tin học tập. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của học sinh. Trường THPT Lê Hồng Phong đặc điểm giáo viên, học sinh cũng có những khác biệt. Nhà trường tuy chuyển sang công lập nhưng đối tượng học sinh chủ yếu là trung bình và yếu. Học sinh xa trường quá nhiều, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, không quan tâm đến con cái, phó mặc cho nhà trường. Những thực tế khách quan đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà trường. Do đó chất lượng dạy học trong một số năm chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm còn thấp về một số mặt như, chất lượng đại trà không ổn định, chất lượng mũi nhọn ở tốp cuối, vẫn còn học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu mà nguyên nhân có công tác quản lý của nhà trường còn những hạn chế. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và nêu một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý luận: Các văn kiện chính trị của Đảng; các văn bản chỉ thị của Nhà nước về quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục. Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực tiễn, lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Công nghệ thông tin, so sánh, toán thống kê... 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Đề tài đi sâu nghiên cứu một số giải pháp mới áp dụng cho trường THPT Lê Hồng Phong, khi vận dụng vào một kế hoạch, chương trình cụ thể đòi hỏi có sự vào cuộc của tất cả các thành viên. Kiên trì tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát huy đúng phẩm chất, năng lực của học sinh. Kiên trì tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh yếu kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà. Kết quả cho thấy sau 3 năm áp dụng các giải pháp này thì chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Chất lượng mũi nhọn có sự tiến bộ vượt bậc. Môi trường nhà trường lành mạnh, an toàn. 1.6. Điểm khó của đề tài Khi áp dụng các giải pháp này đòi hỏi người quản lý vận động được giáo viên đồng lòng, tự nguyện cùng tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng. Tất cả phải hy sinh về thời gian, công sức không đòi hỏi về vật chất. Tổ chức các hoạt động làm sao để cuốn hút được học sinh tham gia, không nhàm chán, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu phát huy phẩm chất, nâng lực của học sinh. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Dạy học là hoạt động lao động xã hội xuất hiện từ lúc con người có nhu cầu truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm của thế hệ trước. Quản lý ra đời khi có sự phân công lao động xã hội. Quản lý dạy học là một quá trình xã hội đặc thù. Thực tiễn và lý luận về quản lý dạy học được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên việc quản lý dạy ở các vùng miền khác nhau cần có sự quản lý phù hợp với tình hình thực tế thì hiệu quả mới cao. - Các khái niệm: Có nhiều cách tiếp cận. Sau đây là một cách tiếp cận + Khái niệm quản lý: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định. + Khái niệm quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. + Khái niệm dạy học: Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân. + Khái niệm quản lý hoạt động dạy học: Quản lý hoạt động dạy học là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. + Khái niệm chất lượng giáo dục: Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục. Chất lượng giáo dục gắn liền với sự hoàn thiện của tri thức - kỹ năng - thái độ của sản phẩm giáo dục đào tạo và sự đáp ứng yêu cầu đa dạng của nền kinh tế xã hội của nó trước mắt cũng như trong quá trình phát triển. Chất lượng giáo dục có tính không gian, thời gian và phù hợp với sự phát triển. + Khái niệm chất lượng dạy học Chất lượng dạy học ở trường phổ thông được đánh giá chủ yếu về hai mặt học lực và hạnh kiểm của người học. Các tiêu chí về học lực là kiến thức, kỹ năng vận dụng và thái độ. Về bản chất, hạnh kiểm phản ánh trình độ phát triển của ý thức trong mối quan hệ với những người khác, nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân. Có 4 tiêu chí: Sự hiểu biết về các chuẩn mực hiện hành, năng lực nhận dạng hành vi, các tác động chi phối hành động, sự thể hiện thái độ tình cảm. - Các chức năng quản lý: Quản lý có 4 chức năng cơ bản: Lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra. + Chức năng kế hoạch: Là một chức năng, một khâu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý, lập kế hoạch là hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của một tổ chức, chỉ ra các hoạt động, những biện pháp cơ bản và các điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đó. + Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Một tổ chức được thiết kế phù hợp sẽ phát huy được năng lực nội sinh và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển hoá kế hoạch thành hiện thực. + Chức năng chỉ đạo: Là quá trình nhà quản lý dùng ảnh hưởng của mình tác động đến con người trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức. Vai trò của người chỉ đạo là phải chuyển được ý tưởng của mình vào nhận thức của người khác, hướng mọi người trong tổ chức về mục tiêu chung của đơn vị. Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý, quản lý mà không kiểm tra thì coi như không có quản lý. Nhờ có hoạt động kiểm tra mà người quản lý đánh giá được kết quả công việc, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những hạn chế từ đó có biện pháp phù hợp điều chỉnh kế hoạch. - Các nguyên tắc quản lý: + Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng tạo khả năng quản lý một cách khoa học có sự kết hợp chặt chẽ sức mạnh của cơ quan quyền lực với sức mạnh sáng tạo của quảng đại quần chúng trong việc thực hiện mục tiêu quản lý. + Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội: Con người có những lợi ích, những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý là chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích, kích thích tính tích cực của họ, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích chung toàn xã hội. + Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả là cơ sở kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để một cơ sở vật chất kỹ thuật, một nguồn tài sản, một lực lượng lao động hiện có của tổ chức có thể tạo ra một thành quả lớn nhất, chất lượng tốt nhất và hiệu quả cao nhất. Hiệu quả là thước đo trình độ quản lý. + Nguyên tắc kiên định mục tiêu: Đây là nguyên tắc đòi hỏi người quản lý các tổ chức có ý chí kiên định thực hiện cho được mục tiêu đã xác định. Quản lý hoạt động dạy học ở THPT: Quản lý hoạt động dạy của thầy: Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học, quản lý hoạt động này bao gồm: Quản lý việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên, quản lý việc thực hiện trương trình dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp của giáo viên, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh + Hiệu trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên: thông qua kế hoạch dự giờ thăm lớp hiệu trưởng nắm bắt được thông tin giảng dạy của giáo viên và thông tin phản hồi của học sinh trong học tập. + Hiệu trưởng quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, qui định giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn. Quản lý hoạt động học tập của trò: Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh, quản lý nề nếp thái độ học tập cho học sinh, quản lý các hoạt động học tập, vui chơi giải trí, quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh. Quản lý hoạt động học tập của trò là yêu cầu không thể thiếu được và rất quan trọng trong quá trình quản lý dạy và học của hiệu trưởng. Nếu quản lý tốt đối tượng này sẽ tạo được cho học sinh ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, các em sẽ có được thái độ, động cơ học tập đúng từ đó góp phần và quyết định hiệu quả của hoạt động dạy. 2.2. Thực trạng của vấn đề quản lý dạy và học trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục nước ta trong những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể song cũng bộc lộ còn nhiều tồn tại ở tất cả các bậc học, cấp học. Việc phân ban, dạy học tự chọn lâu nay đã thất bại. xây dựng chương trình địa phương, chương trình nhà trường đã triển khai nhiều năm tuy nhiên cơ sở vật chất của các trường chưa đảm bảo, điều kiện tài chính, cơ chế tự chủ của các trường còn hạn chế, các chế tài quản lý của các cấp lãnh đạo giáo dục còn chưa chặt chẽ. Kỳ thi THPT Quốc gia cũng bộc lộ nhiều bất cập: Việc xét kết quả tốt nghiệp căn cứ vào điểm trung bình lớp 12 và điểm kỳ thi THPT Quốc gia, do đó điểm tổng kết của các trường nhất là những trường chất lượng thấp được đẩy lên cao không đúng với chất lượng thực. Việc quản lý đầu vào đại học lỏng lẻo như hiện nay và đầu ra lại cũng lỏng lẻo thì chất lượng giáo dục sẽ đi xuống. Thực trạng tại trường THPT Lê Hồng Phong Trường THPT Lê Hồng Phong thành lập năm 1996, với hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành. Đứng trước yêu cầu ngày một cao của xã hội đối với giáo dục nói chung và đối với nhà trường nói riêng nhà trường cũng gặp những khó khăn không nhỏ. Đời sông kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn điều kiện đầu tư cho học tập của con em còn hạn chế, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa do đó việc quản lý con và sự phối hợp giáo dục với nhà trường còn hạn chế. Chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường thấp hơn nhiều trường trên địa bàn tỉnh (điểm tuyển sinh đầu vào trong nhiều năm gần đây từ 15 đến 22 điểm đối với 3 môn trong đó Văn, Toán hệ số 2 và kể cả điểm ưu tiên, khuyến khích). Chất lượng các mặt giáo dục của nhà trường nhìn chung là thấp và không ổn định, tỷ lệ học sinh giỏi toàn diện mới chỉ đạt 3 %, vẫn còn học sinh xếp loại học lực yếu, học lực kém. Hạnh kiểm vẫn còn hạnh kiểm yếu. Chất lượng học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm 2015 nằm trong tốp cuối của toàn tỉnh, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT chưa năm nào đạt 100 %. Tỷ lệ đậu vào các trường Đại học mới chỉ khoảng 20 %. Chất lượng các mặt giáo dục tại trường THPT Lê Hồng Phong qua 3 năm từ 2013 đến 2015 * Về hạnh kiểm: Vẫn còn tới 0,46 % hạnh kiểm yếu STT Năm học Tổng số học sinh Tốt Khá T.Bình Yếu SL % Sl % SL % SL % 1 2012-2013 863 601 69.5 201 23.2 58 6.7 3 0.3 2 2013-2014 742 609 82.1 109 14.7 24 32 0 0 3 2014-2015 653 560 85,76 69 10,57 21 3,22 3 0,46 Bảng 1: Thống kê kết quả Hạnh kiểm 3 năm từ 2013 đến 2015 * Về học lực: Vẫn còn tới 4 % học sinh có học lực Yếu và Kém STT Năm học TS học sinh Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém SL % Sl % SL % SL % SL % 1 2012-2013 863 7 0,8 289 33,4 520 60,2 46 5 1 0,1 2 2013-2014 742 17 2,3 357 48,1 356 48 12 1,6 1 0,1 3 2014-2015 653 21 3,22 354 54,2 251 38,4 26 3,89 1 0,15 Bảng 2: Thống kê kết quả học lực 3 năm từ 2013 đến 2015 * Về chất lượng mũi nhọn: Học sinh giỏi cấp tỉnh; Nằm trong tốp cuối STT Năm học Nhất Nhì Ba KK Tổng số giải Tổng điểm Xếp thứ trong tỉnh 1 2012 - 2013 0 4 4 12 20 120 70 2 2013 - 2014 0 0 5 4 9 55 73 3 2014 - 2015 0 1 0 5 6 28 81 Bảng 3: Thống kê kết quả học sinh giỏi 3 năm từ 2013 đến 2015 * Về kết quả thi tốt nghiệp lớp 12 qua 3 năm; Chưa năm nào đạt 100 % TT Năm học SL dự thi SL đậu Tỷ lệ 1 2012-2013 315 302 96 % 2 2013-2014 286 285 99,7% 3 2014-2015 227 216 95% Bảng 4: Thống kê kết quả học sinh Đậu tốt nghiệp THPT QG 3 năm từ 2013 đến 2015 * Về chất lượng đậu Đại học, cao đẳng qua 3 năm: Mới đạt khoảng 20 % TT Năm học Tổng số HS lớp 12 Số học sinh dự thi ĐH - CĐ Số trúng tuyển ĐH Số trúng tuyển Cao đẳng 1 2012-2013 315 303 63 129 2 2013-2014 286 256 47 56 3 2014-2015 227 217 45 50 Bảng 5: Thống kê kết quả học sinh đậu ĐH-CĐ 3 năm từ 2013 đến 2015 Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT Lê Hồng Phong trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Công tác quản lý của nhà trường một số nội dung thực hiện tương đối tốt đó là việc thực hiện quản lý chương trình, thực hiện các quy định về hồ sơ cá nhân của giáo viên. Tuy nhiên công tác quản lý còn bộc lộ một số hạn chế đó là: - Quản lý về nhận thức của giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội về chất lượng dạy học: Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc dạy học của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Nhận thức của giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội khác về ý nghĩa của việc dạy học chưa cao do đó sự đầu tư cho công tác dạy và học còn nhiều hạn chế. - Quản lý việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường: Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ trên chuẩn còn thấp. Việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên còn để tự phát, việc kiểm tra đánh giá công tác tự học, tự bồi dưỡng còn làm qua quýt, sơ sài. Việc quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng chủ yếu vẫn là giao phó cho các tổ bộ môn. Việc phân công chuyên môn còn mang tính chất cào bằng, chưa phát huy hết năng lực sở trường của đội ngũ. Việc đánh giá đội ngũ còn chưa có sự phân hóa; công tác quản lý còn nặng hành chính sự vụ. - Quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên: + Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới phương pháp còn xem nhẹ, chưa có định hướng rõ ràng, chưa đồng bộ. Dạy học còn mang nặng hình thức đọc chép. Giáo viên còn ngại sử dụng thiết bị dạy học, việc tổ chức rút kinh nghiệm chưa có hiệu quả. + Thực hiện nề nếp chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyên môn: Nhà trường chưa có kế hoạch tổng thể về công tác chuyên môn. Việc lập kế hoạch công tác còn hình thức, sơ sài. Dạy phụ đạo, bồi dưỡng chưa có kế hoạch tổng thể, chưa có sự trao đổi qua tổ chuyên môn, chủ yếu là do chủ quan của từng giáo viên. Việc sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về công tác hành chính. Chưa quan tâm nhiều đến trao đổi chuyên môn, việc trao đổi hỗ trợ nhau trong chuyên môn chưa nhiều. + Quản lý công tác kiểm tra đánh giá học sinh Việc đánh giá học sinh về cơ bản tuân theo các văn bản hướng dẫn, đầy đủ về các con điểm tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá học sinh còn bộc lộ một số hạn chế đó là: Các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh chưa phong phú, còn mang nặng tính một chiều là giáo viên đánh giá học sinh, việc học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau còn hạn chế; Đề kiểm tra còn do chủ quan của từng giáo viên, không có ma trận, không có sự thống nhất, kiểm duyệt của tổ chuyên môn do đó mức độ đề còn chưa phù hợp giữa các lớp, phân bổ kiến thức nhiều đề chưa hợp lý. Việc quản lý các kỳ thi còn lỏng lẻo. Việc đánh giá, so sánh kết quả học tập của các lớp còn chưa thực hiện do đó thiếu sự động viên khích lệ, sự thi đua giữa các lớp - Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh: Quản lý chất lượng học tập của học sinh còn lỏng lẻo: Việc giáo dục, động cơ thái độ học tập cho học sinh, quản lý hoạt động tự học của học, các biện pháp như khen thưởng, kỷ luật học sinh chưa được chú trọng đúng mức. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém làm chưa được nhiều, còn để tự phát của giáo viên và học sinh. Đánh giá học sinh chưa đảm bảo tính công bằng, do đó thiếu sự kích thích trong học tập. 2.3. Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trường THPT Lê Hồng Phong - Bỉm Sơn Giải pháp 1: Quản lý việc nâng cao tinh thần trách nhiệm cho giáo viên, học sinh về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học. Đối với đội ngũ nhà giáo: Làm cho giáo viên thấy rõ đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học trong nhà trường, muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi. Hơn ai hết họ phải thấy được những ưu điểm và những tồn tại của giáo dục nói chung, của nhà trường nói riêng. Từ đó biết phát huy những thế mạnh, khắc phục khó khăn, thực hiện đổi mới giáo dục với đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Phân tích để đội ngũ giáo viên hiểu rõ chất lượng giáo dục của nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của giáo viên. Nếu chất lượng tốt sẽ thu hút được lượng học sinh có chất lượng tốt về học tại trường khi đó việc dạy học của giáo viên thuận lợi hơn, kết quả giảng dạy của giáo viên sẽ cao hơn khi đó quyền lợi của giáo viên như nâng lương sớm, khen thưởng được đảm bảo. Năm học 2015 - 2016 đảng ủy ra nghị quyết chuyên đề số : 08 - NQ/ ĐU- LHP, ngày 02 tháng 03 năm 2016 về “Nâng cao chất lượng mũi nhọn và nâng tỷ lệ đậu vào các trường đại học giai đoạn 2016 - 2020” Đảng bộ họp và thống nhất động viên tất cả đảng viên đi đầu trong việc tự nguyện dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém (không thu tiền) vận động các giáo viên dạy kh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_day_h.doc