SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Nhằm tăng cường kiểm tra lượng kiến thức học sinh đã học trong tháng ngoài việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáo viên bộ môn trên lớp nhà trường yêu cầu các nhóm bộ môn xây dựng hệ thống câu hỏi/ngân hàng câu hỏi ôn tập theo từng tháng nộp cho bộ phận chuyên môn vào tuần thứ tư hằng tháng, bộ phận chuyên môn cùng Ban giám hiệu, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn có thể kết hợp với hoạt động dự giờ hoặc đột xuất để kiểm tra nhanh kiển thức học sinh trong các buổi học ôn thi THPT Quốc gia. Điểm kiểm tra nhanh kiến thức được thông báo công khai cho học sinh biết và giáo viên bộ môn có thể lấy vào điểm kiểm tra thường xuyên hệ số 1 của học sinh.
Thông qua hoạt động này, tác động đến ý thức học tập thường xuyên, liên tục của học sinh đối với tất cả các bộ môn đặc biệt là các môn mà học sinh còn yếu. Kết quả thực tế cho thấy các bài kiểm tra nhanh đạt kết tốt và cơ bản đã thay đổi được ý thức học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong nhà trường.
MỤC LỤC Trang 1. Lời giới thiệu 2 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 3 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 4 7.1. Một số khái niệm 4 7.2. Thực trạng giáo dục tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân 6 trong những năm gần đây 7.3. Một số giải pháp 6 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) 9 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 9 10. Đánh giá lợi ích đạt được từ sáng kiến kinh nghiệm 9 11. Các phụ lục 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 1 Liên tục trong 5 năm gần đây, nhà trường luôn xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi THPT Quốc gia: Năm 2015 tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,6% xếp thứ 6/39 trường THPT trong tỉnh; năm 2016 có 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, xếp thứ 6/39 trường THPT trong tỉnh; năm 2017 có 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, điểm bình quân xếp thứ 6/39 trường THPT trong tỉnh; năm 2018 có 99.4% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, điểm bình quân xếp thứ 5/35 trường THPT trong tỉnh; năm 2019 có 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, điểm bình quân xếp thứ 4/35 trường THPT trong tỉnh (chỉ đứng sau các trường THPT Chuyên, THPT Yên Lạc và THPT Lê Xoay). Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trường THPT Nguyễn Viết Xuân vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về đội ngũ và đặc biệt là chất lượng của học sinh. Tỷ lệ học sinh trung bình và học sinh yếu vẫn còn khá cao, chất lượng giáo dục đại trà còn gặp nhiều khó khăn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dạy và học. Nhà trường luôn có ý thức vươn lên vượt khó, năng động sáng tạo, phát huy tính dân chủ, thực hiện công bằng trên tất cả các mặt phân công quản lí và đánh giá, phát huy nội lực, khơi dậy mọi tiềm năng. Đội ngũ giáo viên luôn trăn trở tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại trà đóng vai trò then chốt góp phần vào những thành tích mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua. 2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà tại trường THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Lê Quang Tuấn - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0973030876 - E_mail: lequangtuan.phtnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Quang Tuấn 3 kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học nghề hay đi vào cuộc sống lao động... Còn với góc độ giáo dục học thì chất lượng giáo dục được giới hạn trong phạm vi đánh giá sự phát triển của cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển xã hội khi họ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao. Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lượng giáo dục được quy về chất lượng hoạt động của người học. Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục... TS Tô Bá Trượng (Viện chiến lược và Chương trình giáo dục) thì cho rằng, chất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục. Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cái phẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người thì phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội. Theo quan niệm hiện đại, chất lượng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển. Từ việc dẫn ra nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng giáo dục, PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị (Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh) cho rằng, cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục. (Chất lượng giáo dục theo cách nhìn của các nhà khoa học - báo Nhân dân điện tử ngày 28/7/2005) 7.1.2. Đại trà: Đại trà có nghĩa là quy mô lớn, rộng khắp, số đông 7.1.3. Giáo dục đại trà: Giáo dục cho số đông; giáo dục trên diện rộng 7.1.4. Chất lượng giáo dục đại trà: Chất lượng giáo dục dành cho số đông 5 - Bên cạnh các hoạt động nêu trên, nhà trường còn tổ chức các lớp bồi dưỡng về Tin học – Ngoại ngữ cho CB, GV, NV. Mỗi năm nhà trường tổ chức tối thiểu 02 lần khảo sát trình độ chuyên môn đối với GV giảng dạy các bộ môn thi THPT quốc gia (ngoài các đợt kiểm tra năng lực do Sở Giáo dục tổ chức) và đây cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua cuối năm học. - Hằng năm nhà trường đều quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên đi học sau Đại học tiếp cận với kiến thức hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ. Năm học 2019 – 2020 trường có 74 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó 100% đạt chuẩn về trình độ, 23 cán bộ, giáo viên đã học xong chương trình Cao học, 02 giáo viên đang học sau đại học. 7.3.2. Nâng cao chất lượng học sinh yếu: Hằng năm vào đầu mỗi năm học nhà trường đều tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu. Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu được xây dựng và là một trong những nhiệm vụ chính thực hiện thường xuyên, liên tục trong năm học. Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu được Sở giáo dục phê duyệt cùng với kế hoạch dạy thêm học thêm vào đầu năm học. Thông qua kết quả khảo sát, tổ chức các lớp học cho các em đạt điểm yếu, kém theo từng môn, từng khối. Các nhóm chuyên môn xây dựng chi tiết nội dung giảng dạy với thời lượng tối thiểu 30 tiết/năm, phân công giáo viên giảng dạy theo thời khóa biểu. Cuối mỗi học kỳ đều có kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh đồng thời điều chỉnh danh sách học sinh các lớp phụ đạo. - Bên cạnh các lớp phụ đạo học sinh yếu, mỗi lớp đều cử ra Ban cán sự bộ môn - là những học sinh giỏi tiêu biểu giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp hay tham gia phong trào “Đôi bạn cùng tiến” do Đoàn thanh niên phát động. 7.3.3. Tổ chức kiểm tra nhanh kiến thức học sinh theo tháng: Nhằm tăng cường kiểm tra lượng kiến thức học sinh đã học trong tháng ngoài việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giáo viên bộ môn trên lớp nhà trường yêu cầu các nhóm bộ môn xây dựng hệ thống câu hỏi/ngân hàng câu hỏi ôn tập theo từng tháng nộp cho bộ phận chuyên môn vào tuần thứ tư hằng tháng, bộ phận chuyên môn cùng Ban giám hiệu, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn có thể kết hợp với hoạt động 7 thể của lớp để họ có thể vừa đóng góp được công sức lại vừa thấy được ý nghĩa tác động của các hoạt động giáo dục của nhà trường. 7.3.5. Giáo dục tính tự giác, ý thức tự học, lòng đam mê trong học tập cho học sinh. Một điều rất quan trọng khi lên lớp mà không phải GV nào cũng làm đươc đó là bên cạnh việc truyền thụ kiến thức cho HS thì người GV cần phải xây dựng được niềm yêu thích, say mê của các em đối với môn học của mình đồng thời phải hướng dẫn cho HS phương pháp học tập hiệu quả cũng như cách tự học, tự khai thác các nguồn tài liệu phục vụ cho bài học/môn học được tốt hơn. Một khi các em yêu thích môn học, say với môn học kết hợp với phương pháp học tập phù hợp thì chắc chắn sẽ có tiến bộ và tiến bộ vượt bậc trong học tập. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có tính thực tiễn, tính khả thi, dễ áp dụng và có thể được áp dụng ở hầu hết các trường THPT trong toàn tỉnh. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Sự đồng lòng của tập thể CB-GV. - Sự quản lý chặt chẽ và sát sao của Ban giám hiệu, của tổ chuyên môn. - Sự nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm của mỗi cá nhân giáo viên. - Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Sự quyết tâm, cố gắng nỗ lực trong học tập của bản thân mỗi học sinh. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Liên tục trong 5 năm gần đây, nhà trường luôn xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi THPT Quốc gia: Năm 2015 tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,6% xếp thứ 6/39 9 PHỤ LỤC Phụ lục 1 – Thống kê số lượng học sinh học phụ đạo Năm học 2017-2018 Khối Toán Lý Hoá Sinh Văn Sử Địa Anh GDCD 10 31 26 22 0 2 0 0 60 0 11 55 20 24 0 2 0 0 75 0 12 34 45 48 29 4 0 2 62 0 Năm học 2018-2019 MÔN KHỐI TOÁN LÝ HÓA SINH VĂN SỬ ĐỊA ANH GDCD 10 39 18 32 67 11 18 34 18 20 26 12 40 24 22 37 16 28 139 Năm học 2019-2020 MÔN KHỐI TOÁN LÝ HÓA SINH VĂN SỬ ĐỊA ANH GDCD 10 49 37 85 11 43 37 33 41 12 32 29 15 25 15 75 11
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dai_tra_t.doc
Bìa SKKN.doc
Mau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc
Mau 2_Phieu dang ky viet sang kien.doc