SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đất nước đã và đang chuyển mình bước vào thế kỷ XXI, ngành giáo dục nước nhà đang như những con thuyền rẽ sóng ra khơi chiếm lĩnh tri thức của nhân loại nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội với mục tiêu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng nhân tố con người, coi con người là sản phẩm của nền giáo dục chất lượng cao.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành

Chất lượng của một nền giáo dục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó giữ vai trò quyết định là đội ngũ nhà giáo. Luật Giáo dục 2005 đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”.Vì vậy muốn đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

 Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 đã khẳng định: “Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện” với mục tiêu: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm nhà giáo.

 

doc 21 trang thuychi01 15933
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
Đất nước đã và đang chuyển mình bước vào thế kỷ XXI, ngành giáo dục nước nhà đang như những con thuyền rẽ sóng ra khơi chiếm lĩnh tri thức của nhân loại nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội với mục tiêu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng nhân tố con người, coi con người là sản phẩm của nền giáo dục chất lượng cao. 
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành
Chất lượng của một nền giáo dục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó giữ vai trò quyết định là đội ngũ nhà giáo. Luật Giáo dục 2005 đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”.Vì vậy muốn đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 
 Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 đã khẳng định: “Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện” với mục tiêu: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm nhà giáo.
 Trong những năm qua, bên cạnh việc đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, ngành giáo dục đã và đang từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, quá trình này vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. 
Sự nghiệp giáo dục của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao dân trí và nhân lực của địa phương cũng như chưa tương xứng, ngang tầm với một thị xã có trình độ dân trí cao, có truyền thống hiếu học, có bề dày về văn hóa. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Vì vậy việc tìm ra và áp dụng được các giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THPT tại trường THPT Lê Hồng Phong, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thị xã là việc làm cấp thiết. Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu	
Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đội ngũ giáo viên của trường THPT Lê Hồng Phong thị xã Bỉm Sơn. Trọng tâm các số liệu giới hạn trong 4 năm gần đây và các giải pháp đưa ra cho thời gian tới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp, khái quát hóa
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Lấy ý kiến, điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Giáo viên:	Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác.
- Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức), cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các tiêu chuẩn của một Nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và được hưởng các quyền lợi theo nhà nước quy định.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên
	Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên với sản phẩm đặc trưng là con người có thể hiểu là các phẩm chất, giá trị nhân cách và năng lực sống và hòa nhập đời sống xã hội, giá trị sức lao động, năng lực hành nghề của đội ngũ giáo viên, được tổng hợp từ phẩm chất và năng lực của mỗi người giáo viên tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng bậc học, ngành học. 
- Quản lý đội ngũ giáo viên
	Quản lý đội ngũ giáo viên phải được thực hiện theo quy chế, quy định thống nhất trên cơ sở luật pháp Nhà nước, của Bộ, ngành chủ quản. Giúp cho đội ngũ giáo viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tiềm năng của họ để có thể cống hiến ở mức cao nhất cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
2.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Thực chất giải pháp là nhằm vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng trong đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đặt ra của nhà trường
Thường xuyên bồi dưỡng giáo viên nhằm không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên.
2.1.3. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
Yêu cầu về phẩm chất đạo đức
	Phẩm chất đầu tiên của người giáo viên đó là yêu nước, lòng yêu nghề: Chính lòng yêu thương và trách nhiệm đối với học sinh là động lực thúc đẩy người giáo viên suốt đời phấn đấu cho lý tưởng nghề nghiệp. 
Yêu cầu về năng lực
	- Năng lực chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học - giáo dục;
	- Năng lực thiết kế dạy học - giáo dục; Năng lực giám sát, đánh giá để phát sinh trong thực tế dạy học - giáo dục;
2.1.4. Cơ sở pháp lý của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
	- Nghị quyết TW 4 (Khóa VII), Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII), 
	- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Luật giáo dục
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo".
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG, THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA
2.2.1.Khái quát về tình hình giáo dục ởTrường THPT Lê Hồng Phong
2.2.1.1. Những kết quả đạt được về chất lượng giáo dục
	Để có cái nhìn tổng quát về chất lượng đào tạo của Trường THPT Lê Hồng Phong, tôi đã có số liệu thống kê trong 4 năm gần đây như sau:
Bảng1: Kết quả chất lượng giáo dục của Trường THPT Lê Hồng Phong
Phụ lục 1: Kết quả học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh - Olimpic thị xã Bỉm sơn
TT
Năm học
Học sinh giỏi cấp tỉnh
OLIMPIC - Bỉm sơn
Tổng
Nhất
Nhì
Ba
KK
Tổng
Vàng
Bạc
Đồng
1
2010- 2011
18
0
3
6
9
29
8
10
11
2
2011- 2012
34
2
7
8
17
39
11
13
15
3
2012- 2013
29
0
4
9
16
27
2
12
13
4
2013- 2014
9
0
0
5
4
28
4
12
12 
6
Tổng
90
2
14
28
46
123
25
47
51
Phụ lục 2: Kết quả phân luồng học sinh sau THPT một số năm học gần đây
TT
Nội dung
2010-2011
2011-2012
2012-2013
2013-2014
Tổng số học sinh lớp 12
461
368
315
286
Số HS trúng tuyển ĐH
89
59
63
47
Số HS trúng tuyển CĐ
137
110
129
56
 (Nguồn cung cấp từ Trường THPT Lê Hồng Phong)
Nhìn chung chất lượng giáo dục được nâng lên, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường chú trọng, việc phụ đạo học sinh yếu kém được nhà trường quan tâm đúng mức. Số lượng học sinh vi phạm đạo đức ngày càng giảm, các tiêu cực, tệ nạn xã hội được ngăn chặn kịp thời.	Tỷ lệ học sinh đậu vào các trường ĐH – CĐ được nâng lên, điều đó cho thấy sự cố gắng của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
2.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường THPT Lê Hồng Phong Thị xã Bỉm sơn
- Công tác tuyển dụng
Công tác tuyển dụng là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy công tác này cần được thực hiện nghiêm túc, phù hợp với yêu cầu công việc. Tuyển dụng phải đảm bảo những bước cơ bản như hoạch định đội ngũ, phân tích công việc và tiến hành tuyển dụng, xây dựng tiêu chí tuyển dụng. 
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo và bồi dưỡng là yêu cầu tất yếu đối với tất cả người lao động, nhất là giáo viên công việc này là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ. Do vậy nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở nhà trường phải đi liền với công tác đào tạo bồi dưỡng.
- Chế độ chính sách liên quan đến sức khỏe, tinh thần của người giáo viên
Sức khỏe là yếu tố cấu thành nên chất lượng đội ngũ. Sức khỏe ở đây là tình trạng thoái mái về thể chất, tinh thần và không bệnh tật đau yếu. Chất lượng đội ngũ còn chịu ảnh hưởng của chế độ chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp...
2.2.2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên THPT của Trường Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2.2.2.1. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên
	Bảng 2: Số lượng giáo viên, đảng viên và tỷ lệ giáo viên trên lớp
Năm học
Tổng số
Nữ
Dân tộc
Đảng viên
Tỷ lệ GV/lớp
2011-2012
48
38
0
28
2,08
2012-2013
48
38
0
30
 2,3
2013-2014
47
38
0
30
2,61
 Bảng 3: Cơ cấu về giới tính, độ tuổi ( Tính đến năm học: 2013 - 2014)
Độ tuổi
Dưới 30
31 – 40
41 – 50
51 - 55
55 - 60
Giới tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
 Số lượng
0
0
5
35
1
4
1
1
0
0
Tỷ lệ (%)
0
0
10,6
74,5
2,1
8,5
2,1
2,1
0
0
 Nguồn từ Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm sơn
*Nhận xét: Về đội ngũ giáo viên: Trường THPT Lê Hồng Phong những năm qua thừa so với tiêu chuẩn quy định 2,25 giáo viên/lớp, số lượng giáo viên thừa chủ yếu do số lớp giảm mạnh trong những năm gần đây.
Về độ tuổi, giới tính: Theo số liệu, số lượng giáo viên nam và nữ là chênh lệch nhau lớn. Số giáo viên độ tuổi 30 - 40 chiếm tỷ lệ khá cao 83,8% đây là độ tuổi sung sức đang ở độ chín của nghề nên phát huy rất tốt cho chuyên môn. 
Số lượng giáo viên là đảng viên chiếm tỷ lệ khá cao 54%, đây là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong các mặt hoạt động của nhà trường. 
2.2.2.2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên
a. Thực trạng về phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Về phẩm chất đạo đức chính trị: Hầu hết đội ngũ giáo viên nhà trường có phẩm chất chính trị tốt, được đào tạo cơ bản, gương mẫu trong công tác, luôn tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước điều đó được thể hiện ở việc số đảng viên chiếm trên 54% tổng số giáo viên trong toàn trường. Đa số giáo viên thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả quy chế chuyên môn của ngành và của trường.
b. Thực trạng kiến thức của đội ngũ giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 
Bảng 4: Thực trạng kiến thức của đội ngũ giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 
TT
Các tiêu chí
Tốt
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
1
Nắm vững được nội dung chủ yếu của môn học mà bản thân giảng dạy
46.2
43.7
10.1
0
2
Có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi
33.3
38.9
22.2
5,6
3
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
75
12.9
9.4
2.7
4
Nắm vững và vận dụng có kết quả phương pháp dạy học giáo dục
33.3
41.6
18.5
6.6
5
Nắm vững và vận dụng tốt phương pháp đánh giá học sinh
74,1
13.9
10.1
1.9
6
Kiến thức về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội nơi giáo viên công tác
49
25.9
20.3
4.8
7
Năng lực nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm
27.7
41.6
25
5.7
*Nhận xét:
Qua số liệu thống kê, đa số giáo viên nắm được nội dung chủ yếu của môn học mà bản thân mình giảng dạy. Phần lớn giáo viên đã thấy rõ mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong môn học. Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi đang còn thấp so với yêu cầu thực tế. Số lượng giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và giáo dục đã đáp ứng được yêu cầu với tình hình thực tế.
	Đa số cán bộ giáo viên nhận thức tốt trong việc nghiên cứu khoa học, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm, xác định viết sáng kiến kinh nghiệm là điều kiện để đúc rút những kinh nghiệm sáng tạo, những thể nghiệm của mình trong giảng dạy. Chính vì thế mà hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhiều đề tài đã được áp dụng trong công tác giảng dạy.
	Bảng 5: Tổng hợp về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn (Năm học: 2013 - 2014)
Năm học
Tổng số
Nữ
Trình độ đào tạo
Xếp loại chuyên môn 
giáo viên giỏi cấp tỉnh
ĐH
ThS
G
K
TB
Y
2013- 2014
47
38
48
4
10
31
6
0
Tỷ lệ (%)
80
100
8,5
21,2
66
12,8
0
*Nhận xét:
	Qua số liệu thống kê, số lượng giáo viên đạt chuẩn là 100%.
	Về năng lực chuyên môn, đa số giáo viên đã nắm được nội dung, kiến thức chuẩn của môn học mà mình giảng dạy. Tuy nhiên do chất lượng giáo viên các môn không đồng đều, có môn đội ngũ giáo viên giỏi năng lực chuyên môn tốt, có môn đội ngũ giáo viên trẻ mới vào nghề chiếm tỷ lệ cao nên chưa bao quát hết được nội dung chương trình và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức còn hạn chế. 
2.2.3. Thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn , tỉnh Thanh Hóa
2.2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Các biện pháp về tổ chức xây dựng đội ngũ đã được Hiệu trưởng nhà trường chú ý. Tuy nhiên, vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém. Một số cán bộ quản lý chưa nhận thức sâu sắc về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ, công tác bồi dưỡng, tuyển lựa đội ngũ, công tác xây dựng kỷ cương, nề nếp học đường, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm, cảm tính, sử dụng đội ngũ chưa sát và thiếu khoa học.
	Trong những năm qua, việc nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên đã được nhà trường thực sự chú trọng. Tuy nhiên, một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhận thức đầy đủ về vị trí của nhà giáo nên đôi lúc còn có hành vi và cách ứng xử thiếu tế nhị trước học sinh và đồng nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của người thầy giáo. 
2.2.3.2. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Công tác đào tạo giáo viên luôn được nhà trường quan tâm đúng mức, hàng năm đều có kế hoạch cụ thể cho công tác này. Giáo viên được bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Trong các năm học tất cả giáo viên đều được tham gia bồi dưỡng như các chuyên đề về đổi mới kiểm tra đánh giá, chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn dạy học.. 
2.2.3. 3. Giải pháp về nâng cao công tác quản lý của tổ chuyên môn
	Sinh hoạt của tổ nhóm chuyên môn là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường, là diễn đàn để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tổ trưởng chuyên môn là cầu nối giữa hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò quyết định đến việc sử dụng kế hoạch năm học của nhà trường. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn của nhà trường có thời điểm chưa được quan tâm đúng mức nên hoạt động của giáo viên có lúc chưa đi vào nề nếp, chưa đi vào chiều sâu, có hoạt động chưa thực sự chất lượng. Trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn còn nặng về hình thức, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ thông báo những việc đã làm được và triển khai kế hoạch sắp tới. Vì vậy chưa thúc đẩy được việc trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn.
*Đánh giá chung
	Hầu hết giáo viên trường THPT Lê Hồng Phong có lập trường chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành. 
	Đại bộ phận giáo viên đã có ý thức vươn lên trong chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng tiếp cận thông tin và sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Chất lượng đội ngũ giáo viên nhìn chung đang ở mức khá nhưng vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu đề ra. Đại đa số giáo viên trong trường đang trong tuổi chín của nghề nghiệp, các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm và các công tác xã hội khác. Đội ngũ giáo viên đều tâm huyết say sưa với nghề nghiệp, tập thể giáo viên có tinh thần kỉ luật tốt. 
2.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.4.1. Những hạn chế
Đội ngũ giáo viên một bộ phận còn yếu trong chuyên môn, năng lực giáo dục học sinh, chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, chậm tiếp thu kiến thức mới, hiện tượng dạy học theo kiểu đọc chép vẫn còn. Một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn còn không tâm huyết với nghề, thiếu ý chí vươn lên
Sự chuyển biến về nhận thực, về nhiệm vụ chính trị, xã hội của một số giáo viên chưa mạnh mẽ, chưa đáp ứng yêu cầu của nghành
Số giáo viên đạt trình độ trên chuẩn tăng nhưng chưa phát huy hết năng lực của mình phục vụ cho giảng dạy, cá biệt có đồng chí học xong cao học về dạy đội tuyển học sinh giỏi lại không có giải. Một số giáo viên trong giảng dạy còn rập khuôn sách giáo khoa, chưa tích hợp kiến thức liên môn, chưa có tính thực tế và tính xã hội. Việc mở rộng kiến thức cho học sinh còn hạn chế. Kiến thức kỹ năng của học sinh chưa đạt mục tiêu đào tạo
Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp tỉnh còn ít và chưa đồng đều, chất lượng học sinh giỏi tỉnh sụt giảm so với các năm trước
2.2.4.2. Nguyên nhân
	Sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và các Đoàn thể của địa phương đang còn chung chung, chưa đi vào thực tế của trường, chưa tạo thêm được nguồn lực để phát triển Giáo dục và Đào tạo.
	Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chưa thực sự tích cực, chưa khuyến khích giáo viên tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn với công tác của mình
	Đội ngũ giáo viên vẫn còn những người chưa tâm huyết với nghề.
	Chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn còn thấp, chưa khoa học, đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó.
	Việc xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đối với Ban giám hiệu còn thiếu kế hoạch dài hơi
	Chưa phân công cụ thể người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến độ thời gian, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết cho tuần, tháng, kế hoạch tổ chuyên môn còn chung chung chưa có sự đổi mới.
	Việc đánh giá, xếp loại giáo viên cũng còn chưa thực sự khách quan, vẫn còn nể nang. Công tác bồi dưỡng để chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã có đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao, chính sách và các điều kiện để phát triển đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều bất cập.
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG, THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HOÁ
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường đã tập trung tiến hành một số giải pháp, những giải pháp này đã có tác dụng nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế vì những lý do khách quan và chủ quan. Đó là cơ sở thực tiễn để tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Các giải pháp này sau khi đúc kết kinh nghiệm tôi đã áp dụng vào công tác quản lý của nhà trường từ năm học 2013 - 2014 đến nay 
	2.3.1. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên
	2.3.1.1. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ quản lý
	a. Nội dung của giải pháp
 Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý phải được lãnh đạo nhà trường quan tâm và có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong nhà trường.
	Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các tổ trưởng chuyên môn, các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên, trong phạm vi công việc mình phụ trách.
	b. Tổ chức thực hiện
	Để xây dựng và quản lý nhà trường, toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường cần nắm vững và vận dụng tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục. Trước hết, đội ngũ cán bộ quản lý phải có nhận thức sâu sắc, đầy đủ trên cơ sở đó truyền đạt đến các giáo viên trong nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý, các tổ trưởng, tổ phó là những giáo viên ưu tú, có bề dày kinh nghiệm chuyên môn, ng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc