SKKN Một số giải pháp khắc phục “bệnh thành tích” trong việc đánh giá, xếp loại học sinh trường thpt Hàm rồng, tp Thanh Hóa
Sự nghiệp phát triển GD-ĐT luôn được Đảng và nhân dân quan tâm. Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, nhân tố quyết định sự phát triển của một quốc gia. Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã có sự đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực và đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, cũng như yêu cầu của sự hội nhập khu vực và thế giới trên mọi lãnh vực. Với quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là quốc sách”, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạo khoa học và công nghệ khẳng định tầm quan trọng, định hướng cũng như xác định mục tiêu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích, những nổ lực cả một hệ thống chính trị nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà, ngành giáo dục còn nhiều vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Đó chính là “ bệnh thành tích” trong giáo dục. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước, xã hội đặc biệt quan tâm. “Bệnh thành tích” đã tạo ra chất lượng giáo dục ảo, khiến cho người dân và xã hội không thể nhìn nhận được chính xác chất lượng của các cơ sở giáo dục. Tác hại của nó là nguy cơ kéo giáo dục tụt hậu, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, “bệnh thành tích” đã tạo sự bất bình đẳng trong giáo dục. Với cương vị một nhà quản lý giáo dục trong nhà trường, bản thân trong nhiều năm qua, tôi đã tìm nhiều giải pháp, phác đồ điều trị có hiệu quả ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh nan y mà dư luận và xã hội đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp khắc phục "Bệnh thành tích” trong việc đánh giá, xếp loại học sinh trường THPT Hàm Rồng”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC “BỆNH THÀNH TÍCH” TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG, TP THANH HÓA ” Người thực hiện: Thiều Ánh Dương Chức vụ: Phó hiệu trưởng SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lý Giáo dục THANH HOÁ, NĂM 2019 MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 4 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 5 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 2.3. Các SKKN hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8 2.3.1. Giải pháp 1 8 2.3.2. Giải pháp 2 10 2.3.3. Giải pháp 3 11 2.3.4. Giải pháp 4 11 2.3.5. Giải pháp 5 12 2.3.6. Giải pháp 6 12 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường 14 3. Kết luận, kiến nghị 15 3.1. Kết luận 15 3.2. Kiến nghị 16 4. Bảng biểu, số liệu Phụ lục 1 17 Phụ lục 2 18 Phụ lục 3 19 Phụ lục 4 20 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp phát triển GD-ĐT luôn được Đảng và nhân dân quan tâm. Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, nhân tố quyết định sự phát triển của một quốc gia. Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã có sự đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực và đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, cũng như yêu cầu của sự hội nhập khu vực và thế giới trên mọi lãnh vực. Với quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là quốc sách”, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạo khoa học và công nghệ khẳng định tầm quan trọng, định hướng cũng như xác định mục tiêu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích, những nổ lực cả một hệ thống chính trị nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà, ngành giáo dục còn nhiều vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Đó chính là “ bệnh thành tích” trong giáo dục. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước, xã hội đặc biệt quan tâm. “Bệnh thành tích” đã tạo ra chất lượng giáo dục ảo, khiến cho người dân và xã hội không thể nhìn nhận được chính xác chất lượng của các cơ sở giáo dục. Tác hại của nó là nguy cơ kéo giáo dục tụt hậu, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, “bệnh thành tích” đã tạo sự bất bình đẳng trong giáo dục. Với cương vị một nhà quản lý giáo dục trong nhà trường, bản thân trong nhiều năm qua, tôi đã tìm nhiều giải pháp, phác đồ điều trị có hiệu quả ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh nan y mà dư luận và xã hội đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp khắc phục "Bệnh thành tích” trong việc đánh giá, xếp loại học sinh trường THPT Hàm Rồng”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm giúp giáo viên, học sinh hiểu rõ bản chất trong công tác đánh giá, xếp loại học sinh. Đề xuất các giải pháp, đồng thời là cơ sở giúp lãnh đạo, quản lý điều hành, định hướng, đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chống “bệnh thành tích” trong giáo dục hiện nay 1.2.1. Mục đích đánh giá - Hiện nay, xu hướng đánh giá trong giáo dục là đánh giá dựa theo năng lực người học. Đánh giá năng lực nhằm giúp giáo viên có thông tin kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình. - Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục. Như vậy, đánh giá trong giáo dục không chỉ ghi nhận thực trạng mà còn đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng giáo dục theo chiều hướng mong muốn của xã hội. - Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỉ xão, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình. - Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn. - Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Như vậy có thể thấy, việc kiểm tra, đánh giá học sinh nghiêm túc có ý nghĩa rất lớn đối với cả học sinh, giáo viên và nhà quản lý. 1.2.2. Ý nghĩa của việc đánh giá, xếp loại học sinh - Đối với học sinh: Việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, khắc phục tư tưởng đối phó với thi cử; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác, không có thái độ và hành động sai trái trong thi cử. Củng cố được sự tự tin vào sức lực khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra. Nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò - Đối với giáo viên: Kiểm tra, đánh giá, kết hợp theo dõi thường xuyên các em tạo điều kiện cho người giáo viên nắm được cụ thể và khá chính xác trình độ năng lực của từng học sinh trong lớp do mình giảng dạy hoặc giáo dục, từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp, trước hết là đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, qua đó mà năng cao chất lượng học tập chung của cả lớp. Kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà mình đang tiến hành; đồng thời hoàn thiện việc dạy học của mình bằng con đường nghiên cứu khoa học giáo dục. - Đối với cán bộ quản lý giáo dục: Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp những thông tin cần thiết về thực trạng dạy và học trong đơn vị giáo dục mình quản lý để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những sai lệch nếu có; khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 1.2.3. Vai trò của kiểm tra đánh giá Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chú trọng đến dạy cái gì mà cần quan tâm đến dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lí giáo dục. Nếu kiểm tra, đánh giá sai sẽ dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra, đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành Giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra, đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp khắc phục “bệnh thành tích” trong đánh giá xếp loại học sinh trường THPT Hàm Rồng 1.4. Phương pháp nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng phương pháp thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như: - Phương pháp điều tra; - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. 1.5. Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm làm rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò trong công tác đánh, giá xếp loại học sinh. Đồng thời đưa ra 6 giải pháp quan trọng, đã áp dụng có hiệu quả trong nhà trường nhằm khắc phục “ bệnh thành tích” trong giáo dục. Buộc quá trình giáo dục phải dạy thật, học thật và thành tích thật. Giúp người quản lý định hướng, điều hành, đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm Căn cứ vào các chỉ thị, công văn - Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về “chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục", - Công văn số: 6122 /BGDĐT-TĐKT về việc khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục - Đánh giá xếp loại học sinh trung học thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GDĐT tại Thông tư số58/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ngày 12/12/2011. - Đánh giá xếp loại học sinh trung học nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Đánh giá xếp loại học sinh trung học nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy tiếp cận với thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới bắt đầu từ năm học 2020-2021. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Nhà trường thực hiện nghiêm túc Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ngày 12/12/2011. - Nhà trường bước đầu đã đổi mới KTĐG để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay. - Đại đa số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường nhận thức được vai trò của công tác kiểm tra đánh giá đối với quá trình dạy và học. - Công tác kiểm tra đánh giá có sự chỉ đạo thống nhất từ BGH đến tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên trong trường. - Đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động kiểm tra - Tuy nhiên trong kiểm tra đánh giá hiện nay, còn biểu hiện ở một số mặt như sau: + Về đánh giá hạnh kiểm học sinh: Các tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm hiện nay còn nặng về định tính nên chưa thực sự thống nhất trong việc áp dụng giữa các lớp trong nhà trường. Có tình trạng đánh giá, xếp loại học sinh ở một số lớp còn nương nhẹ với người học, đánh giá xếp loại hạnh kiểm chưa thật đúng với mức độ rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của học sinh. Vì vậy, nhà trường đã đưa ra các chỉ số và mức độ cụ thể đối với từng loại hạnh kiểm để thuận lợi hơn trong đánh giá và xếp loại. Việc làm này dẫn đến sự thống nhất về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm giữa các khối lớp + Về kiểm tra, đánh giá học lực của học sinh: đây là mặt mà biểu hiện về “bệnh thành tích” có phần rõ rệt nhất. Cụ thể: - Về ra đề kiểm tra: “bệnh thành tích” biểu hiện trong việc ra đề kiểm tra chưa đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của nội dung dạy học hay nói cách khác là giáo viên ra đề kiểm tra quá dễ không đảm bảo các mức độ phân hóa cần có của bài kiểm tra. - Khâu coi kiểm tra, thi nếu không được thực hiện nghiêm túc, chống gian lận hoặc trao đổi kiến thức trong quá trình làm bài kiểm tra cũng dễ dẫn đến bệnh thành tích và làm sai lệch kết quả học tập của học sinh. - Khâu chấm bài kiểm tra cũng cần có sự khách quan của người giáo viên để đảm bảo bài chấm được chấm đúng đáp án, biểu điểm; khâu này cũng có thể làm sai lệch kết quả học tập của học sinh nếu giáo viên có ý nâng đỡ học sinh hoặc chạy theo thành tích cá nhân trong giảng dạy. - Đặc biệt, hiện nay có tình trạng một số giáo viên bộ môn có thể ra đề theo ma trận chuẩn, coi và chấm bài theo đáp áp nghiêm túc nhưng chỉ lấy điểm vào sổ những học sinh có điểm kiểm tra đạt yêu cầu trở lên, còn những học sinh có bài kiểm tra đạt điểm yếu thì không lấy điểm và cho kiểm tra lại (có thể nhiều lần) đến khi đạt điểm yêu cầu trở lên. - Một thực tế khác không dễ chịu cũng dẫn đến bệnh thành tích hiện nay là còn một số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của bậc học, chưa đáp ứng được nội dung chương trình dạy học nên trong quá trình kiểm tra và đánh giá học sinh cũng thường làm giảm các yêu cầu học sinh cần phải đạt được trong học tập và rèn luyện. - Cán bộ quản lý, Ban Giám hiệu nhà trường chưa có giải pháp hữu hiệu trong quản lý chất lượng giáo dục của đơn vị, sính thành tích cá nhân cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh thành tích. Đây có thể coi là gốc rễ của bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay bởi nếu cán bộ quản lý, Hiệu trưởng nhà trường kiên quyết nói không với bệnh thành tích thì các nguyên nhân và biểu hiện thành tích từ phía giáo viên sẽ được hạn chế cơ bản. - Một nguyên nhân khác cũng dẫn tới bênh thành tích, đó là nhà trường chưa chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách tự đánh giá quá trình học tập của bản thân, chưa biết đánh giá lẫn nhau giữa các học sinh; quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên chưa được công khai kịp thời. 2.3. Những khó khăn trong kiểm tra, đánh giá hiện nay - Thông tư 58 của Bộ GDĐT đưa ra các căn cứ đánh giá, tiêu chuẩn và xếp loại nhưng có sự trùng lắp (giữa căn cứ và tiêu chuẩn) và chưa có độ phân biệt, ranh giới rõ ràng giữa các mức xếp loại (tốt, khá, trung bình, yếu) nên GV rất lúng túng khi vận dụng. - Hiện tại, giáo viên còn gặp phải một số khó khăn trong công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học. Cụ thể: Một là: Giáo viên chưa thực sự hiểu một cách sâu sắc về nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học. Vì vậy giáo viên còn lúng túng trong quá trình kiểm tra đánh giá. Việc lựa chọn các câu hỏi trong các bài kiểm tra còn chưa mang lại hiệu quả tốt trong việc đánh giá năng lực của người học, chưa có độ phân hóa người học cao. Suy nghĩ của người giáo viên vẫn theo lối mòn của các hình thức kiểm tra và đánh giá cũ đó là kiểm tra và đánh giá kiến thức của người học mà vẫn chưa xem trọng việc đánh giá năng lực, quá trình học tập và sự tiến bộ của người học. Hai là: Phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay đơn điệu, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo; chủ yếu là làm bài kiểm tra trên giấy, với các hình thức: tự luận, trắc nghiệm khách quan và hiện tại đang tăng cường hình thức: vấn đáp, thực hành. Các hình thức này chủ yếu kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức đã học, để giải một số bài tập mà chưa đánh giá được một số kỹ năng mềm như thuyết trình, xử lý tình huống, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo. Các phương pháp như người học tự đánh giá, đánh giá theo dự án chỉ được thực hiện đơn lẻ hoặc trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Ba là: Kiểm tra đánh giá tập trung nhiều vào mục tiêu dạy kiến thức mà chưa chú trọng đến mục tiêu kỹ năng của người học. Việc đo lường năng lực người học chủ yếu dựa vào điểm số các bài thi, trong khi những tiêu chí rất quan trọng như sức khỏe, kĩ năng sống, lý tưởng của người học chưa được quan tâm đúng mức. Việc kiểm tra đánh giá hiện nay chưa thúc đẩy tăng cường một số kỹ năng ở người học như: kỹ năng làm việc độc lập, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, khả năng hợp tác với những người xung quanh, khả năng giải quyết xung đột cá nhân, mức độ tham gia các hoạt động tập thể, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng đặt mục tiêu để hoàn thiện trong tương lai. Việc đánh giá về đạo đức và sự tiến bộ của người học còn chưa được đề cao. Việc coi trọng đánh giá về đạo đức và sự tiến bộ của người học không chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp đỡ người học tiến bộ mà sự phối hợp giữa giáo viên và gia đình trong việc giáo dục người học cũng sẽ được nâng cao hiệu quả. Bốn là: Việc kiểm tra theo hình thức thông qua các bài kiểm tra định kỳ đôi khi không đạt hiệu quả cao, chưa đánh giá đúng thực chất cả quá trình học tập của người học. Ngoài ra, quá trình tự học chưa được người học nhận thức đúng, người học chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu; còn tình trạng học tủ, học lệch, học để đối phó với các kỳ thi nên kiểm tra qua các bài định kỳ không đánh giá hết thực chất quá trình học tập của học sinh. 2.4. Nguyên nhân - Vì quyền lợi của học sinh, nhất là học sinh lớp 12. Trong xét tốt nghiệp THPT có cộng điểm TB lớp 12 (chiếm 30% điểm xét tốt nghiệp). - Một số trường Đại học, cao đẳng xét tuyển vào đại học bằng điểm số 3 năm học THPT. Chính vì vậy tác động không nhỏ vào quá trình đánh giá xếp loại học sinh. - Một số giáo viên do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác này nên chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về quy chế kiểm tra đánh giá. - Việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra đánh giá đôi lúc còng lúng túng, chưa hợp lý. - Sự phối kết hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá chưa phù hợp và chưa hiệu quả. - Sự phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường chưa đồng bộ và thiếu khoa học. - Công tác thanh, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá còn chưa được chú trọng, thiếu đi sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời của các cấp lãnh đạo trong trường trung học 2.5. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.5.1. Giải pháp 1: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh - Tổ nhóm chuyên môn, giáo viên, thống nhất xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng, kiểm tra học kỳ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở đó giáo viên thực hiện đúng quy định trong việc tổ chức kiểm tra, chấm, trả bài và cập nhập điểm thường xuyên theo quy định. Tránh tình trạng giáo viên cuối học kỳ nâng điểm số cho học sinh. Ví dụ quy định bắt buộc thời gian cập nhập điểm số vào Sổ gọi tên & ghi điểm và VNEDU của bộ môn Toán ( phụ lục 1) - Trong năm học nhà trường chỉ tổ chức kiểm tra chất lượng học kỳ I và cuối năm tập trung đối với các môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ. Yêu cầu: + Tổ nhóm chuyên môn thống nhất nội dung, kiến thức, kỹ năng trọng tâm, phân công giáo viên ra đề kiểm tra. Đề thi đảm bảo chính xác, bảo mật, kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đúng trọng tâm, phân loại được học sinh, đồng thời kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận tùy theo môn học. Đề thi sát với chuẩn kiến thức kỹ năng và phân hoá được 4 mức độ: Môn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Toán 20 câu 13 câu 12 câu 5 câu Lý- Hóa- Sinh- Anh- Sử- Địa- GDCD 16 câu 10 câu 10 câu 4 câu Văn Dễ - TB – Khá – Giỏi= 4- 2.5- 2.5- 1 + Tổ chức cho giáo viên và học sinh học tập qui chế thi. Tiến hành coi thi, chấm thi nghiêm túc, đảm bảo khách quan, công bằng. + Xử lý nghiêm các biểu hiện vi phạm quy chế thi + Chấm thi: Đối với bài thi trắc nghiệm được chấm bằng máy, bài thi tự luận rọc phách chấm tập trung. Sau khi có kết quả thi, nhà trường cập nhập điểm vào chương trình VNEDU ( con điểm bị khóa giáo viên không sữa chữa được) để giáo viên tổng kết cuối mỗi học kỳ. Với giải pháp nêu ở trên, vừa giảm được áp lực thi cử, tinh giảm các kỳ thi trong năm theo tinh thần của Bộ GD&ĐT, nhưng vẫn đánh giá khách quan, công bằng chất lượng giáo dục. Đồng thời nhà trường quản lý chất lượng chung toàn trường, tránh được “ bệnh thành tích” trong kiểm tra đánh giá học sinh. - Sau mỗi kỳ thi, nhà trường đánh giá phân tích kết quả. Rút kinh nghiệm về các khâu ra đề, coi thi, chấm thi, việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Để từ đó đề ra các giải pháp cho việc giảng dạy và học tâp. Cụ thể + Đánh giá mức độ đề thi: căn cứ vào yêu cầu của nhà trường, căn cứ vào kết quả thi, từ đó phân tích đánh giá rút kinh nghiệm. Điều chỉnh phương pháp dạy và học, cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại chuyên môn của giáo viên. Ví dụ: Theo bảng số liệu kết quả thi HKII ( phụ lục 2), môn Hóa học lớp 11 chưa đạt yêu cầu, các môn Toán & Địa lý 11 chưa phân hóa được học sinh, chất lượng đề thi chưa đáp ứng mức độ yêu cầu đề ra. + Phân tích phổ điểm thi từng môn, từng lớp: Kết quả thi từng môn được bộ phận chuyên môn tổng hợp; tỉ lệ giỏi, khá, trun
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_khac_phuc_benh_thanh_tich_trong_viec_d.doc