SKKN Một số giải pháp giúp tăng hứng thú của học sinh trong tiết dạy và học bài Kiểu xâu - Tin học 11 ở trường THPT Quan Sơn 2

SKKN Một số giải pháp giúp tăng hứng thú của học sinh trong tiết dạy và học bài Kiểu xâu - Tin học 11 ở trường THPT Quan Sơn 2

 Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư hay còn gọi là cuộc cách mạng 4.0. Nội dung của nó là “sản xuất thông minh” hay là “sản xuất số” điều này càng cho thấy vai trò của công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục.

 Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã và đang làm rất nhiều và được thực hiện một cách đồng bộ. Dù đổi mới đến đâu, đổi mới như thế nào đều nhằm mục đích là làm cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, lĩnh hội tốt nhất kiến thức, phát huy tính tích cực, nội lực của bản thân các em

 Như chúng ta đã biết, chương trình sách giáo khoa Tin học 11 trang bị cho học sinh một số kiến thức có bản về lập trình và ngôn ngữ lập trình bậc cao. Bên cạnh đó rèn luyện cho các em kĩ năng giải được một số bài toán đơn giản trên máy tính bằng cách vận dụng được những kiến thức về thuật toán, cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình cụ thể. Thực tế cho thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc học Tin học, đặc biệt là tin học 11. Mà một trong những nội dung mà học sinh hay gặp vướng mắc đó là phần Kiểu xâu. Là do bản thân các em chưa hiểu rõ đúng bản chất của kiểu dữ liệu này nên cảm thấy khó và hay nản chí. Đồng thời, với tâm lí môn Tin học là môn không thi đại học nên các em không hào hứng, không dành thời gian, dẫn đến tình trạng học trước quên sau. Khó khăn chồng chất khó khăn, đòi hỏi người giáo viên với tâm huyết của mình cần tạo lập môi trường, phương pháp dạy học phù hợp để học sinh dễ tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách đúng đắn nhất. Với những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ một số giải pháp giúp tăng hứng thú của học sinh trong tiết dạy và học bài Kiểu xâu- Tin học 11 ở trường THPT Quan Sơn 2” với mong muốn tạo hứng thú, niềm say mê cho học sinh, giúp các em ghi nhớ sâu sắc, chủ động khai thác những kiến thức cơ bản một cách chắc chắn và sâu sắc. Từ đó áp dụng linh hoạt vào giải quyết các bài tập thường gặp.

 

doc 21 trang thuychi01 7121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp tăng hứng thú của học sinh trong tiết dạy và học bài Kiểu xâu - Tin học 11 ở trường THPT Quan Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	MỤC LỤC
	Trang
I. MỞ ĐẦU	1
 1.1 Lý do chọn đề tài.	1
1.2 Mục đích nghiên cứu.	2
1.3 Đối tượng nghiên cứu	2
1.4 Phương pháp nghiên cứu	2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 	3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến.	3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến	3
2.3 Các giải pháp được sử dụng	4
2.4 Hiệu quả của sáng kiến	17
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 	18
3.1 Kết luận	18
3.2 Kiến nghị	18
	 I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư hay còn gọi là cuộc cách mạng 4.0. Nội dung của nó là “sản xuất thông minh” hay là “sản xuất số” điều này càng cho thấy vai trò của công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục.
 Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã và đang làm rất nhiều và được thực hiện một cách đồng bộ. Dù đổi mới đến đâu, đổi mới như thế nào đều nhằm mục đích là làm cho học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, lĩnh hội tốt nhất kiến thức, phát huy tính tích cực, nội lực của bản thân các em
 Như chúng ta đã biết, chương trình sách giáo khoa Tin học 11 trang bị cho học sinh một số kiến thức có bản về lập trình và ngôn ngữ lập trình bậc cao. Bên cạnh đó rèn luyện cho các em kĩ năng giải được một số bài toán đơn giản trên máy tính bằng cách vận dụng được những kiến thức về thuật toán, cấu trúc dữ liệu, ngôn ngữ lập trình cụ thể... Thực tế cho thấy học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc học Tin học, đặc biệt là tin học 11. Mà một trong những nội dung mà học sinh hay gặp vướng mắc đó là phần Kiểu xâu. Là do bản thân các em chưa hiểu rõ đúng bản chất của kiểu dữ liệu này nên cảm thấy khó và hay nản chí. Đồng thời, với tâm lí môn Tin học là môn không thi đại học nên các em không hào hứng, không dành thời gian, dẫn đến tình trạng học trước quên sau. Khó khăn chồng chất khó khăn, đòi hỏi người giáo viên với tâm huyết của mình cần tạo lập môi trường, phương pháp dạy học phù hợp để học sinh dễ tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách đúng đắn nhất. Với những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ một số giải pháp giúp tăng hứng thú của học sinh trong tiết dạy và học bài Kiểu xâu- Tin học 11 ở trường THPT Quan Sơn 2” với mong muốn tạo hứng thú, niềm say mê cho học sinh, giúp các em ghi nhớ sâu sắc, chủ động khai thác những kiến thức cơ bản một cách chắc chắn và sâu sắc. Từ đó áp dụng linh hoạt vào giải quyết các bài tập thường gặp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài: đó là cơ sở của “đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực” và việc “ tổ chức tiết học theo hướng tích cực” cho học sinh.
nhằm thực hiện hiệu quả bài học “ kiểu xâu” theo hướng dạy học tích cực.
 - Bằng thực nghiệm sư phạm, vận dụng vào giảng dạy và đánh giá điểm thi của học sinh. - Xây dựng giáo án chi tiết mô tả tiến trình dạy học và một số biện pháp 
1. 3. Đối tượng nghiên cứu
 Trong chuyên đề này, tôi không trình bày sâu kiến thức hay bài tập về kiểu xâu mà xây dựng bài giảng để dạy bài kiểu xâu, với mô hình “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm”, trong đó chú trọng đến phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và học tập bài Kiểu xâu- Tin học 11. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
 - Phương pháp quan sát: Nhằm tìm hiểu hứng thú, khả năng tiếp thu của học sinh
 - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy học theo đúng phương án đã soạn. Mời các đồng nghiệp dự giờ và có tiến hành họp rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
 -Phương pháp đánh giá: xử lí số liệu, thống kê, đánh giá thực trạng khả năng tiếp thu của học sinh khi áp dụng đề tài này.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
 Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển thì con người phải luôn chủ động, tích cực, cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
 Luật giáo dục, điều 24.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho cho học sinh”.
 Tính tích cực của học sinh thể hiện ở sự hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu đưa ra ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập; không nản trước những tình huống khó khăn.
 Kiểu xâu là nội dung kiến thức được sử dụng rất hữu ích trong lập trình, tuy nhiên nó là nội dung mới và khó, giáo viên không được quá tham vọng, ôm đồm kiến thức sâu xa mà cần phải xác định đúng trọng tâm và yêu cầu cần đạt, xác định đúng đối tượng học sinh sao cho truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ, chính xác, dễ hiểu, dễ tiếp thu và viết đúng chương trình.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Lµ mét gi¸o viªn gi¶ng d¹y bé m«n tin häc ë tr­êng THPT Quan S¬n 2 mét ng«i tr­êng miÒn nói chñ yÕu lµ c¸c em häc sinh ®ång bµo d©n téc thiÓu sè, tr×nh ®é ®Çu vµo cña c¸c em lµ rÊt thÊp, ®a sè c¸c em ®Òu ch­a ®­îc häc vµ tiÕp xóc víi m¸y vi tÝnh ë cÊp thcs nên quá trình tiếp thu bài học còn nhiều hạn chế. Mà Tin học 11 là một nội dung rất khó, đòi hỏi học sinh phải có tư duy toán học tốt và có sự đam mê. Nhưng trong đầu các em có một suy nghĩ cố hữu cho rằng môn Tin là môn “không thi đại học” nên càng hững hờ và xa rời với môn học này.
Là mét gi¸o viªn, b¶n th©n t«i xÐt thÊy, việc chuẩn bị, xây dựng tiến trình cho một tiết học là rất quan trọng và cần thiết. Người thầy, cách dạy, cách soạn giáo án, chuẩn bị bài dạy và làm chuyển biến nhận thức của học sinh về phương pháp học tập tích cực là yếu tố hết sức quan trọng cho đổi mới phương pháp dạy học.
Do vậy tôi chọn bài dạy lí thuyết về “Kiểu xâu ” để báo cáo trong chuyên đề này. Tôi muốn trình bày những cố gắng của bản thân trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy đến từng tiết học, bài học và từng phần kiến thức nhỏ.
2.3. Biện pháp giải quyết vấn đề.
Hoạt động 1. Đặt vấn đề
* Tiến trình thực hiện
GV: Xét bài toán nhập và in ra họ tên tất cả học sinh lớp 11a1
GV: Như vậy chúng ta sẽ khai báo biến hoten có kiểu dữ liệu gì?
HS: Khai báo dữ liệu kiểu Char
GV: Các em hãy viết chương trình nhập và in ra họ tên của tất cả học sinh lớp 11A1.
HS: Chương trình
Var hoten:char;
Begin
 Write(‘nhap ho ten:’);
Readln(hoten);
Writeln(hoten);
Readln
End.
GV: Minh họa bằng Pascal chương trình trên. Ta thấy ví dụ ta nhập vào xâu ‘Le Van Anh’ nhưng kết quả khi in ra chỉ có một kí tự đầu tiên là ‘L’. Như vậy không đúng với từ nhập vào. Kiểu dữ liệu Char chỉ dùng cho một kí tự mà thôi. Vì vậy cần có một kiểu dữ liệu mới để có thể lưu trữ một dãy các kí tự, đó là Kiểu xâu. Vậy kiểu xâu là gì chúng ta chuyển qua bài mới Bài 12: KIỂU XÂU
* Kết quả đạt được
- Gợi mở, tạo được tình huống có vấn đề, tạo hứng thú cho học sinh.
- Lấy được ví dụ, minh họa trực tiếp bằng Pascal.
- Học sinh thấy được sự cần thiết phải có một kiểu dữ liệu mới- kiểu xâu.
Hoạt động 2: Khái niệm Xâu
 * Tiến trình thực hiện
GV: Nêu khái niệm
- Xâu là một dãy các kí tự trong bảng mã ASCII.
- Mỗi kí tự là một phần tử của xâu.
- Số lượng mỗi kí tự trong một xâu gọi là độ dài của xâu. Ví dụ st:= ‘Lop 11A6’. Độ dài của xâu bằng 8.
- Xâu có độ dài bằng 0 gọi là xâu rỗng và được viết bởi hai dấu nháy đơn liền nhau. Ví dụ st:= ‘’
GV: Cũng như các kiểu dữ liệu có cấu trúc khác, các ngôn ngữ lập trình có quy tắc, cách thức xác định những gì với dữ liệu kiểu xâu?
HS: Trả lời
*Kết quả đạt được
- Học sinh biết được khái niệm kiểu xâu, độ dài của xâu
- Phân biệt được xâu rỗng và xâu có kí tự trắng
- Vẽ được sơ đồ tư duy
Hoạt động 3. Khai báo
 * Tiến trình thực hiện
Tên biến xâu
GV: Kiểu xâu có khai báo như thế nào? Xét ví dụ sau:Độ dài lớn nhất của xâu
 Var hoten: string [30];
GV: Từ ví dụ trên các em hãy cho cô biết cú pháp của khai báo biên mảng?
HS: Trả lời: Cú pháp khai báo
Var : string [độ dài lớn nhất của xâu];
GV: Để khai báo dữ liệu kiểu xâu ta sử dụng tên dành riêng String tiếp theo là độ dài lớn nhất của xâu (không qua 255 kí tự) được đặt trong cặp dấu ngoặc [và].
GV: Các em hãy khai báo cho cô biến xâu hoten có độ dài tối đa không quá 30 kí tự?
HS: Lên bảng khai báo.
GV: Minh họa bằng Pascal
Var hoten:string[30];
Begin
End;
Var hoten:string[260]; 
Begin
End.
GV: Các em cho cô biết tại sao trong trường hợp này chương trình báo lỗi?
HS: Vì độ dài lớn nhất của xâu vượt quá 255 kí tự.
GV: Nếu bây giờ ta không khai báo độ dài tối đa của xâu có được hay không?
HS: Trả lời
GV: Minh họa bằng Pascal
Var hoten:string;
Begin
End.
GV: Khi ta không khai báo độ dài lớn nhất của xâu thì chương trình vẫn đúng, vì khi đó độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị ngầm định là 255.
GV: Khai báo cho cô 2 xâu s1,s2 có độ dài tối đa không quá 20 kí tự?
HS: Var s1,s2:string[20];
*Kết quả đạt được:
Biết được cách khai báo biến kiểu xâu.
Biết được độ dài tối đa của xâu.
Lấy được ví dụ, minh họa trực tiếp bằng Pascal
 - Vẽ thêm nhánh cho sơ đồ tư duy
Hoạt động 4. Tham chiếu đến từng phần tử của Xâu
* Tiến trình thực hiện
GV: Một em hãy nhắc lại cho cô cú pháp để tham chiếu tới một phần tử của mảng một chiều?
HS: Trả lời
GV: Tương tự như kiểu mảng một chiều thì khi tham chiếu tới phần tử của xâu cũng được xác định bởi biến xâu và chỉ số đặt trong cặp dấu ngoặc [và]
[chỉ số].
GV: Để tham chiếu tới phần tử thứ 8 của xâu hoten ta viết như thế nào?
HS: Trả lời hoten[8]
GV: Minh họa bằng Pascal
Var hoten,st: string[30];
Begin
Write(‘nhap ho ten’); readln(hoten);Write(hoten[8]);
Readln; End.
GV: Các em quan sát hai chương trình sau và trả lời cho cô biết vì sao chương trình lại báo lỗi? Thông báo trên là lỗi gì?
HS: Trả lời
Var hoten,st: string[15];
Begin
Write(‘nhap ho ten’); readln(hoten);
Write(hoten[16]);Readln
End.
Uses crt;
Var hoten,st: string[15];
Begin clrscr;
Write(‘nhap ho ten’); readln(hoten);
Write(hoten[-3]);Readln
End.
GV: Hai chương trình trên báo lỗi do chúng ta tham chiếu đến phần tử nằm ngoài phạm vi của xâu. Vì vậy, chỉ số chỉ nằm trong phạm vi từ 0 đến độ dài lớn nhất của xâu.
GV: Quan sát hai chương trình sau đây và cho nhận xét.
HS: Trả lời
GV: Minh họa bằng Pascal
Var s1:string[1];
 s2: Char;
Begin
s1:=s2;
End.
GV: Minh họa bằng Pascal
Var s1:string[1];
 s2: Char;
Begin
s2:=s1;
End.
GV: Chú ý đối với phép gán
Khi sử dụng lệnh gán giá trị là một kí tự cho một biến xâu là hợp lệ nhưng việc gán giá trị là một xâu kí tự cho một biến kiểu kí tự là không hợp lệ.
*Kết quả đạt được
Học sinh biết được cú pháp tham chiếu đến từng phần tử của xâu.
Lấy được ví dụ, minh họa bằng Pascal
Học sinh viết được ví dụ về tham chiếu đến một phần tử của xâu tương tự như tham chiếu đến một phần tử của mảng một chiều.
Biết được một số chú ý khi tham chiếu cũng như phép gán với biến kiểu xâu và kiểu kí tự.
Vẽ thêm nhánh mới cho sơ đồ tư duy.
Hoạt động 5: Nhập/ xuất dữ liệu biến kiểu Xâu.
* Tiến trình thực hiện
GV: Nhập dữ liệu cho một biến nào đó ta dùng lệnh nào?
HS:Thủ tục readln/read
GV: In dữ liệu cho một biến nào đó ta dùng lệnh nào?
HS:Thủ tục write/ writeln
GV: Lưu ý cho học sinh rằng: Trong chương trình khi viết xâu kí tự ta phải viết xâu đó giữa hai dấu nháy đơn. Nhưng khi nhập từ bàn phím giá trị của một xâu ta chỉ cần gõ các kí tự thuộc xâu đó.
GV: Minh họa bằng Pascal cho trường hợp nhập xâu từ bàn phím
Var st: string[6];
Begin
 Write(‘nhap xau ’);
 readln(st); write(st); readln
End.
GV: Minh họa bằng Pascal cho trường hợp nhập xâu trong chương trình.
Var st: string[6];
Begin
St:= ‘Le Van Anh’;Write(st);
readln
End.
*Kết quả đạt được:
Nêu câu hỏi gợi mở và minh họa trực tiếp cho học sinh hiểu và viết được đoạn lệnh nhập biến kiểu xâu trong chương trình khác với nhập xâu từ bàn phím. Biết in xâu.
Lấy được ví dụ, minh họa bằng Pascal
Vẽ thêm nhánh mới cho sơ đồ tư duy.
Hoạt động 6: Các phép toán trên Xâu.
*Tiến trình thực hiện
GV: Phép ghép xâu được kí hiệu là phép cộng (+). Được sử dụng để ghép nhiều xâu thành một xâu. Có thể thực hiện việc ghép xâu đối với các hằng và biến xâu.
GV:Minh họa bằng Pascal 
GV: Để so sánh hai xâu ta có các phép so sánh =,>, =,
 - Các kí tự của hai xâu được so sánh từng cặp một từ trái qua phải dựa theo mã ASCII của kí tự.
- Xâu A là lớn hơn xâu B nếu như kí tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái sang trong xâu A có mã ASCII lớn hơn.
Ví dụ: ‘ABD’> ‘ABC’; ‘Anh’< ‘Em’
- Nếu A và B là các xâu có độ dài khác nhau và A là đoạn đầu của B thì A là nhỏ hơn B.
Ví dụ ‘ABC’ < ‘ABCD’
GV: Minh họa bằng Pascal
* Kết quả đạt được:
- Nêu câu hỏi gợi mở, lấy ví dụ cụ thể và minh họa trực tiếp cho học sinh hiểu và biết cách ghép xâu và so sánh hai xâu trong các trường hợp.
- Vẽ thêm nhánh cho sơ đồ tư duy
Hoạt động 7: Các hàm và thủ tục chuẩn trên Xâu.
* Tiến trình thực hiện
GV: Đặt vấn đề
Cho xâu ‘ pHam tHAo aNH ’ để chuyển thành xâu ‘Pham Thao Anh’ ta làm như thế nào?
HS: Trả lời
- Xóa bớt một số dấu cách ở đầu xâu, giữa xâu và cuối xâu.
- Chuyển một số chữ hoa thành chữ thường và ngược lại.
GV: Vậy làm thế nào để biết kí tự đó là dấu cách, làm sao để thêm hoặc xóa một vài kí tự? Để chuyển chữ hoa thành chữ thường và ngược lại ta làm như thế nào? Làm sao để biết xâu đó có bao nhiêu kí tự. Ta tìm hiểu một số hàm và thủ tục chuẩn trên xâu.
1.Thủ tục Delete(st,vt,n)
Ý nghĩa: Thực hiện việc xóa n kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí vt
GV: Cho xâu X:= ‘mon tin hoc’, xóa 4 kí tự trong xâu X, từ vị trí thứ 4 trong xâu. Ta được xâu kết quả là gì?
HS: Trả lời
GV: Minh họa bằng Pascal
2. Thủ tục Insert(s1,s2,vt)
Ý nghĩa: Chèn xâu s1 vào xâu s2 bắt đầu ở vị trí vt
GV: Cho xâu X= ‘em yeu truong em ’. Hãy viết thao tác để thêm tên trường ‘đang hoc’ vào cuối xâu X ?
HS: Trả lời
GV: Minh họa bằng Pascal
3. Hàm copy(s,vt,n)
Ý nghĩa: Tạo xâu gồm n kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu s
GV: Cho xâu S:= ‘Pham Thao Anh’; dùng hàm copy (s,5,3) sẽ được xâu mới là gì?
HS: Trả lời câu hỏi 
GV: Minh họa bằng Pascal
Var s: string[20];
Begin
S:= ‘Pham Thao Anh’;
 copy (s,5,3); Write(s);Readln
End.
GV: Chương trình này báo lỗi. Cho học sinh quan sát ví dụ tiếp theo
GV: Chương trình này đúng vì ta gán biến s1 nhận giá trị trả về của hàm.
GV: Từ hai ví dụ trên ta thấy sự khác nhau cơ bản giữa hàm và thủ tục là. Hàm trả về kết quả là một giá trị nên phải có một biến nhận giá trị trả về của hàm đó.
4. Hàm length(s)
Ý nghĩa: Cho giá trị trả về là độ dài của xâu s
GV: Ví dụ: s= ‘tin học 11’; n:= length(s). Vậy n=?
HS: Trả lời
5. Hàm pos(s1,s2)
Ý nghĩa: Cho ra vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2.
GV: Ví dụ: n:= pos(‘xinh’, ‘cai xac xinh xinh’) = ?
HS: Trả lời
6. Hàm upcase(ch)
a.Ý nghĩa: Cho ra chữ cái in hoa ứng với chữ cái trong ch
Ví dụ ch:= upcase(‘a’)= ‘A’
* Kết quả đạt được
- Nêu câu hỏi gợi mở để học sinh thấy sự cần thi ết của các hàm và thủ tục để xử lí xâu.
- Lấy ví dụ cụ thể và minh họa trực tiếp cho học sinh hiểu và biết cách viết và sử dụng các hàm và thủ tục chuẩn trên xâu.
- Tạo tình huống và minh họa trực tiếp để học sinh bước đầu phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa hàm và thủ tục.
-Vẽ thêm nhánh, hoàn thành sơ đồ tư duy cho bài học.
2.4. Hiệu quả của đề tài
 Trong tiết học, với các tình huống “có vấn đề” học sinh tập trung hào hứng với phương pháp dạy học tích cực này, cùng những minh họa trực tiếp trên Pascal các em càng hiểu sâu hơn. Các em tích cực suy nghĩ giải quyết các tình huống giáo viên đưa ra, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Hầu hết các câu hỏi trả lời đúng trọng tâm. Ngoài ra, các em còn đặt một số câu hỏi, một số tình huống khá thú vị, lật ngược vấn đề. Sau tiết học này hầu hết học sinh đã nắm vững những kiến thức có bản và vận dụng một cách thành thạo. Các em đã biết áp dụng vào làm một số bài tập đơn giản. Đa số đều chịu khó làm bài tập mà giáo viên giao, số lượng bài làm đạt yêu cầu tăng lên đáng kể so với trước. Kỹ năng thực hành có tiến bộ, không còn thụ động trong bài làm và tìm thuật giải. Cùng với những kết quả trên, cuối bài học các em đã vẽ hoàn thành sơ đồ tư duy cho bài học, giúp các em dễ dàng trong việc ôn lại nội dung bài học và dễ nhớ hơn. Để đánh giá kết quả của việc thực hiện chuyên đề này tôi đã tiến hành điều tra và sau đây tôi xin trình bày một số kết quả kiểm tra ở lớp 11A3(lớp đối chứng) và lớp 11A1(lớp thực nghiệm)- trường THPT Quan Sơn 2 là hai lớp có học lực tương đương nhau và sĩ số bằng nhau. Kết quả thu được sau khi áp dụng phương pháp cải tiến này là rất khả quan.
Chưa áp dụng SKKN (Lớp 11A3)
Áp dụng SKKN (Lớp 11A1)
Sĩ số: 42
Số lượng
(em)
Tỉ lệ (%)
Sĩ số: 42
Số lượng
(em)
Tỉ lệ (%)
Giỏi
3
7,1
Giỏi
8
19
Khá
15
35,7
Khá
23
54,7
TB
20
47,6
TB
11
26,3
Yếu
4
9,6
Yếu
0
0
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy và học bài Kiểu xâu- Tin học 11 ở trường thpt Quan Sơn 2”. Đã thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra đó là:
1. Nghiên cứu về “đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực” và việc “ tổ chức tiết học theo hướng tích cực” cho học sinh để làm cơ sở, định hướng cho việc nghiên cứu.
2. Xây dựng giáo án chi tiết mô tả tiến trình và một số biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả bài học “ kiểu xâu” theo hướng dạy học tích cực.
3. Bằng thực nghiệm sư phạm, đã vận dụng vào giảng dạy, dự giờ và đánh giá điểm thi của học sinh trên lớp 11a3 và 11a1 trường THPT Quan Sơn 2.
 Với những suy nghĩ và cố gắng ban đầu, tôi thấy một khi giáo viên tập trung đầu tư công sức và kiến thức vào bài dạy, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách tích cực, không thụ động, các em hứng thú trong học tập hơn. Đó là động lực thúc đẩy giáo viên đổi mới tư duy, phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu mới
3.2 Kiến nghị
 Từ những kết quả thu được của đề tài, tôi thấy việc áp dụng phương pháp “dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm” mang lại hiệu quả cao nhưng phải tốn nhiều công sức. Bước đầu sẽ gặp không ít khó khăn và phải có đủ thời gian để rèn luyện học sinh làm quen với phương pháp này, đòi hỏi mỗi giáo viên phải kiên trì, tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, tổng kết kinh nghiệm để phương pháp dạy học đúng đắn, tiến bộ hơn, nâng cao chất lượng dạy học.
 Trên đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, những bất cập, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy cô, các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn, góp phần vào việc giáo dục toàn diện và phát triển toàn diện cho học sinh trong thời kỳ hội nhập./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Tin học 11.
Sách giáo viên Tin học 11.
Chuẩn kiến thức Tin học 11.
Sách giáo khoa Tin học 11.
Sách bài tập Tin học 11
Lập trình nâng cao trên ngôn ngữ Pascal
Đổi mới phương pháp dạy học
Luật giáo dục
Một số sáng kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
 Người thực hiện
 LÊ ĐỨC CHINH 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_tang_hung_thu_cua_hoc_sinh_trong.doc