SKKN Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 11A4 trường trung học phổ thông Quan Sơn 2

SKKN Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 11A4 trường trung học phổ thông Quan Sơn 2

Giáo dục học sinh là một trong những nhiệm vụ chính của người giáo viên, là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò rất quan trọng, là người gần gũi với các em chỉ sau gia đình. Trong xu thế phát triển hiện nay, việc giáo dục học sinh là phải toàn diện, trên tất cả các mặt: đạo đức, tác phong, trình độ, các hoạt động khác và khả năng thể hiện mình khi đứng trước đám đông.

Một tập thể lớp có kết quả học tập và rèn luyện tốt hay không tốt phần lớn là do giáo viên chủ nhiệm lớp. Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm còn nhiều điều bất cập, giáo dục học sinh không đúng chỗ, không đến nơi, đến chốn dẫn đến học sinh “nhờn” do đó không thuyết phục được học sinh. Ngoài việc khéo léo của giáo viên chủ nhiệm thì việc giáo dục (phê bình hay biểu dương) học sinh cần được thể hiện trước tập thể mà học sinh đang sinh hoạt. Một nguyên nhân khác là giáo viên đánh giá học sinh chưa đúng, tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần chưa khoa học vì vậy học sinh cảm thấy nặng nề mỗi khi đến tiết sinh hoạt (không riêng gì những học sinh mắc phải những lỗi vi phạm), dẫn tới hiệu quả tiết sinh hoạt không cao.

Nhằm tạo điều kiện cho ban cán sự phát huy hết năng lực của mình, tăng tính chủ động và sáng tạo, rèn luyện tinh thần tự quản, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như chất lượng của tiết sinh hoạt lớp, tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái trong giờ sinh hoạt. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và đúc kết những kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 11A4 trường trung học phổ thông Quan Sơn 2” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 15 trang thuychi01 33332
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 11A4 trường trung học phổ thông Quan Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giáo dục học sinh là một trong những nhiệm vụ chính của người giáo viên, là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò rất quan trọng, là người gần gũi với các em chỉ sau gia đình. Trong xu thế phát triển hiện nay, việc giáo dục học sinh là phải toàn diện, trên tất cả các mặt: đạo đức, tác phong, trình độ, các hoạt động khác và khả năng thể hiện mình khi đứng trước đám đông.
Một tập thể lớp có kết quả học tập và rèn luyện tốt hay không tốt phần lớn là do giáo viên chủ nhiệm lớp. Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm còn nhiều điều bất cập, giáo dục học sinh không đúng chỗ, không đến nơi, đến chốn dẫn đến học sinh “nhờn” do đó không thuyết phục được học sinh. Ngoài việc khéo léo của giáo viên chủ nhiệm thì việc giáo dục (phê bình hay biểu dương) học sinh cần được thể hiện trước tập thể mà học sinh đang sinh hoạt. Một nguyên nhân khác là giáo viên đánh giá học sinh chưa đúng, tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần chưa khoa học vì vậy học sinh cảm thấy nặng nề mỗi khi đến tiết sinh hoạt (không riêng gì những học sinh mắc phải những lỗi vi phạm), dẫn tới hiệu quả tiết sinh hoạt không cao.
Nhằm tạo điều kiện cho ban cán sự phát huy hết năng lực của mình, tăng tính chủ động và sáng tạo, rèn luyện tinh thần tự quản, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như chất lượng của tiết sinh hoạt lớp, tạo không khí nhẹ nhàng, vui tươi, thoải mái trong giờ sinh hoạt. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và đúc kết những kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 11A4 trường trung học phổ thông Quan Sơn 2” làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi mong muốn được hiểu biết nhiều hơn về đời sống tâm lí học sinh lớp chủ nhiệm, nắm bắt được những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, hiểu được những khó khăn mà các em gặp phải trong học tập và đời sống để có những giải pháp kịp thời nhằm điều chỉnh việc tự quản, động viên, giúp đỡ và giáo dục các em.
Thông qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh vi phạm sẽ nhìn nhận những sai trái và có ý thức sửa chữa, hiểu nhiều hơn về những nguyện vọng mà giáo viên chủ nhiệm muốn gửi tới các em; học sinh nâng cao chất lượng tự quản; ban cán sự được rèn luyện cách thức tổ chức và quản lí.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần của lớp 11A4 Trường THPT Quan Sơn 2.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11A4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên trong nhà trường THPT Quan Sơn 2 về công tác tổ chức giờ sinh hoạt lớp đạt hiệu quả cao.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Xã hội phát triển đã kéo theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước trên toàn thế giới. Gia đình, cha mẹ phải bươn trải trong cuộc sống mưu sinh, do đó dễ bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, điểm tựa là gia đình đối với các em nhiều khi không còn nữa.
Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi việc giáo dục đạo đức, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, không có được kĩ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng hòa nhập cộng đồng cũng như tính tự quản. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ, bạo lực (game online), số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh lùng, bàng quan, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay. Các em sẵn sàng ẩu đả nhau chỉ vì một ánh mắt nhìn mà các em cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn chỉ vì bạn ăn mặc không đúng mode Tất cả những hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục và đặt ra nhiệm vụ cấp thiết là cần phải giáo dục các em phải có những kỹ năng sống để ứng phó nhanh các vấn đề xảy ra trong học tập và đời sống.
2.1.1. Tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp.
Quá trình hoạt động sư phạm ở trường được tiến hành đồng thời cả hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Cả hai hoạt động này bổ sung, hỗ trợ, gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy cho nhau trong quá trình phát triển toàn diện của học sinh. Trong bản thân của cả hai hoạt động trên, ngoài việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức khoa học một cách có hệ thống thì công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục, góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.
Học sinh ở trường trung học phổ thông là lứa tuổi mà tâm sinh lí có nhiều sự thay đổi. Vì thế, hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên càng cần thiết hơn, nhằm:
- Hình thành những kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể,; nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và mạnh dạn, để từ đó các em tham gia vào các hoạt động học tập một cách có hiệu quả.
- Góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, người thân, bạn bè, Có ý thức tôn trọng và ứng xử tốt với mọi người xung quanh, kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình; sống hoà nhã, sẵn sàng giúp đỡ người khác, tích cực tham gia vào các công việc chung; ý thức xây dựng môi trường sống thân thiện trong lớp học, trường học, ở gia đình và ngoài xã hội; ý thức chấp hành tốt những nội quy, quy định của pháp luật; nội quy, quy định của nhà trường; các chuẩn mực đạo đức, khi tham gia vào các hoạt động như học tập, vui chơi, giải trí hoặc các hoạt động xã hội khác ở bất cứ nơi nào.
- Góp phần củng cố tri thức đã học ở trên lớp đồng thời mở rộng các tri thức về tự nhiên, xã hội, con người, mà bài học trên lớp chưa có điều kiện và thời gian mở rộng.
Mặc khác, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp đã góp phần xây dựng được một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh “Nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng”.
2.1.2.  Vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.
2.1.2.1. Vai trò, vị trí của giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu giáo dục, giáo viên chủ nhiệm vừa đóng vai trò quản lý, vừa đóng vai trò người thầy, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp.
- Là cầu nối giữa lớp với giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu.
- Là người chủ chốt của trường làm công tác giáo dục học sinh. 
2.1.2.2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm.
- Bồi dưỡng cán bộ lớp để các em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt động của lớp.
- Chuyên gia trong việc tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp.
- Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho trường về công tác giáo dục, rèn luyện của học sinh.
- Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hoá học sinh trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội. 
2.1.2.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
- Dựa vào tình hình thực tế, vạch kế hoạch giúp lớp tổ chức thực hiện (học tập, rèn luyện) trong từng tháng, học kỳ và cả năm học. 
- Cùng cán bộ lớp theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kỳ và năm học; đồng thời báo cáo kết quả đó với Ban giám hiệu.
- Liên hệ với gia đình học sinh phối hợp giáo dục học sinh khi cần thiết. 
- Ghi nhận xét, xác nhận các vấn đề trong phạm vi hoạt động của lớp (như các đơn từ của học sinh, các báo cáo của lớp).
2.1.2.4. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm.
- Được mời dự họp hoặc là thành viên hội đồng giải quyết các vấn đề về học sinh của lớp mình phụ trách. 
- Được liên hệ với các giáo viên dạy lớp mình chủ nhiệm để phối hợp giáo dục học sinh.
- Được gọi học sinh cá biệt đến nơi làm việc để giáo dục học sinh.
- Được mời phụ huynh học sinh đến trường để phối hợp giáo dục học sinh khi cần thiết.
2.1.3. Vị trí, vai trò của tiết sinh hoạt cuối tuần.
Công tác chủ nhiệm lớp là hoạt động được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức: lồng ghép trong quá trình dạy học ở trên lớp; lồng ghép thông qua môi trường giáo dục; lồng ghép thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp; lồng ghép thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần.
Trong đề tài này, tác giả chỉ bàn đến công tác chủ nhiệm lớp thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần ở lớp.
- Cũng như các khối lớp khác, ở lớp 11 mỗi tuần có một tiết được dành cho sinh hoạt cuối tuần. Vậy, tiết này được xác định là một tiết nằm trong tổng số tiết học/tuần, theo quy định của Bộ GD – ĐT, do giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện.
- Tiết sinh hoạt cuối tuần được tiến hành đánh giá các hoạt động, các công việc của lớp được diễn ra trong tuần, tháng, học kì, kết hợp giáo dục học sinh về nhiều mặt; các nhiệm vụ, yêu cầu của nhà trường cũng được phổ biến trong tiết này.
- Tiết sinh hoạt cuối tuần giữ vai trò quan trọng trong công việc chuyển giao các nhiệm vụ, các phong trào thi đua của nhà trường tới các lớp một cách kịp thời.
- Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, năng lực điều hành, tự quản của học sinh.
Tiết sinh hoạt cuối tuần giúp các em bộc lộ được khả năng nhận thức về hành vi, thái độ, tình cảm khi tự đánh giá mình và đánh giá các bạn; khả năng nhìn nhận lại bản thân, so sánh sự tiến bộ của mình, của mình với các bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên.
- Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự sẻ chia, thông cảm với bạn bè, với mọi người xung quanh; sẵn sàng gánh vác công việc chung của lớp, của trường, hình thành nhân cách đúng đắn sau này cho các em.
Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là nơi để người thầy càng hiểu trò hơn, nhằm lựa chọn ra phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh đúng hướng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
- Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân là giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm nhiều năm nên tôi cũng ít gặp khó khăn trong việc quản lí và điều hành lớp, giáo dục học sinh, hướng dẫn học sinh tự quản và tổ chức điều khiển tiết sinh hoạt cuối tuần, cũng như những buổi sinh hoạt khác của lớp.
- Về phía học sinh: Ban cán sự lớp rất năng động, nhiệt tình và có hướng cầu tiến. Đây là tập thể lớp mà các em đều là người dân tộc thiểu số (Thái, Mường, Mông), tuy nhiên các em có ý thức nề nếp khá tốt nên hầu hết các công việc được giao các em không quá vất vả cho việc điều hành tự quản, số lượng học sinh khá có nhưng không nhiều. Một số em tỏ ra rất mạnh dạn và thật thà. Thậm chí, có những học sinh vốn rất nhút nhát “sợ đám đông” nhưng dần dần đã mạnh dạn hơn.
2.2.2. Khó khăn.
- Về phía giáo viên chủ nhiệm: Có rất ít tiết trên lớp (2 tiết/tuần), thời gian giờ sinh hoạt còn hạn chế, chưa hết nội dung đã hết giờ, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giờ sinh hoạt còn lúng túng.
Một khó khăn nữa chính là việc nắm bắt thông tin của giáo viên chủ nhiệm về lớp và giữa các thành viên trong lớp không nhanh chóng, tức thì, vì thế đôi lúc nội dung tiết sinh hoạt chưa bao quát và chặt chẽ.
- Về phía học sinh: Ban cán sự còn cả nể theo dõi ghi chép chưa đầy đủ trong việc đánh giá nhận xét vì vậy đôi lúc còn sơ sài, chưa công bằng.
2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Trong năm học 2017 – 2018, tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề và triển khai đến lớp 11A4 dưới hình thức tiết sinh hoạt cuối tuần.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp.
	- Lựa chọn đội ngũ ban cán sự có năng lực và uy tín, học sinh phải có học lực từ khá trở lên, mạnh dạn và có khiếu giao tiếp, phát biểu.
	- Thống nhất nội dung sinh hoạt cuối tuần trong tập thể học sinh, xem tiết sinh hoạt như một tiết học bình thường.
	- Họp ban cán sự để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn cách thức làm việc, theo dõi chặt chẽ, có ghi chép và khi đánh giá nhận xét phải rõ ràng, công bằng và thẳng thắn.
	- Trước tiết sinh hoạt các ban cán sự hội ý với lớp phó và lớp trưởng để thống nhất nội dung sinh hoạt và đồng thời lớp trưởng nắm được tình hình chung của lớp.
Cũng như hoạt động giảng dạy, việc lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm lớp là cần thiết và quan trọng. Ngay từ đầu năm, căn cứ vào tình hình thực tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp; căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn, của nhà trường; căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn trường đóng, giáo viên chủ nhiệm đề ra kế hoạch chủ nhiệm lớp cho cả năm học, trên cơ sở đó, cụ thể hoá thành kế hoạch học kì, từng tháng và từng tuần cụ thể. Khi lập kế hoạch chủ nhiệm, cần lưu ý một số điểm sau:
	- Tìm hiểu kĩ từng đối tượng học sinh trong lớp về: trình độ nhận thức, sức khoẻ, hạnh kiểm, học lực, các mối quan hệ, hoàn cảnh bản thân, gia đình của học sinh, việc này giáo viên tìm hiểu và biết được qua trao đổi với giáo viên ở năm học trước đó của các em, qua học bạ, qua gia đình, bạn bè và các thầy cô khác.
	- Nội dung kế hoạch cần phù hợp với lứa tuổi (khối lớp), thực tế, sát với chủ đề năm học, các chủ điểm trong từng tháng và theo trình tự thời gian trong năm học.
	- Kế hoạch đưa ra cần lựa chọn biện pháp, phương pháp đa dạng và phong phú để thực hiện cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
	- Tránh việc đưa ra các biện pháp giáo dục không phù hợp hoặc quá mức mà các em không thể thực hiện được. Nếu vậy sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng ngược lại, giáo viên sẽ gặp khó khăn rất nhiều hoặc sẽ thất bại.
	- Qua một tuần, tháng, học kì giáo viên phải có đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm của mình. So sánh sự tiến bộ của từng học sinh qua từng thời điểm. Rút ra được kinh nghiệm để bổ sung hoặc điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp hơn (việc tổng kết này sẽ được đánh giá cụ thể trong tiết sinh hoạt cuối tuần).
	- Kế hoạch chủ nhiệm được Hiệu trưởng nhà trường xem xét và phê duyệt ngay từ đầu năm học.
2.3.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho giờ sinh hoạt lớp.
2.3.2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm.
	- Việc đầu tiên và nhất thiết là phải soạn giáo án cho tiết sinh hoạt cuối tuần. Khi soạn, phần hoạt động của thầy cần có những nhận xét cụ thể, thật sát với tình hình của lớp. Chú ý đến việc khuyến khích, tuyên dương, khen ngợi học sinh, dù sự tiến bộ của các em là không đáng kể so với những hạn chế.
	- Giáo án cần thể hiện được các mặt hoạt động trong tuần tới, tháng tới và có sự  phân công công việc cho từng học sinh cụ thể.
	- Hướng dẫn các tổ trưởng, các lớp phó, lớp trưởng tổng kết các mặt hoạt động trong tuần qua, tháng qua, tổng kết đợt thi đua.
	- Dự kiến sẽ đan xen vào tiết sinh hoạt những hoạt động vui chơi, giải trí nào nhưng phải phù hợp với chủ đề, chủ điểm.
	- Chuẩn bị một tâm lí thật thoải mái, vui vẻ; tạo tâm thế gần gũi, chia sẻ, yêu thương học sinh.  
2.3.2.2. Đối với học sinh.
	- Lớp trưởng, tổ trưởng, các lớp phó tổng kết được các mặt hoạt động theo nhiệm vụ được phân công. Dự kiến sẽ bình chọn, tuyên dương bạn nào, nhắc nhở bạn nào nhưng phải đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong lớp (có sự xem xét, hướng dẫn của thầy cô).
	- Lựa chọn một học sinh dẫn dắt nội dung tiết sinh hoạt, trang trí bảng – nội dung trong tiết sinh hoạt, sắp xếp bàn ghế phù hợp với không gian lớp học.
2.3.3. Lựa chọn nội dung và hình thức cho tiết sinh hoạt lớp.
2.3.3.1. Nội dung.
	Trong giờ sinh hoạt lớp, các công việc được triển khai thực hiện gồm:
	- Đánh giá các công việc thực hiện trong tuần một cách toàn diện về các mặt giáo dục: đạo đức, học tập, thể chất, thẩm mĩ, lao động và các nề nếp
	- Tổng kết hoạt động trong tuần, tháng (vào tuần cuối tháng), học kì (vào tuần cuối của học kì), cả năm (vào tuần cuối của năm học).
	- Tổng kết các đợt thi đua (vào tuần cuối của đợt thi đua), cần có yêu cầu giáo dục học sinh theo chủ đề của đợt thi đua.
	- Phổ biến kế hoạch thực hiện của tuần tới, tháng tới, phát động thi đua theo chủ điểm, giáo dục theo chủ đề của đợt thi đua tới.
	- Đánh giá kết quả thi đua của các tổ.
	- Tuyên dương, khen ngợi, động viên, khuyến khích những học sinh tiến bộ và những học sinh chưa tiến bộ.
	- Lựa chọn nội dung phù hợp để xen vào cho các em vui chơi, giải trí tạo không khí vui vẻ, tránh không khí lớp học căng thẳng, nặng nề.
2.3.3.2. Hình thức.
	- Giáo viên chủ nhiệm có thể để học sinh trang trí trên bảng đen dòng chữ “Sinh hoạt lớp” và những khẩu hiệu hành động phù hợp theo các chủ điểm của tháng hay của cả đợt thi đua.
	- Tổ chức cho học sinh sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với không gian lớp học, có thể cho các em ngồi thành tổ, còn lớp trưởng chủ trì giờ sinh hoạt.
	- Hoặc cũng có thể tổ chức tiết sinh hoạt lớp ngoài sân trường và cho các em ngồi theo đội hình phù hợp (có thể là đội hình hàng ngang hoặc đội hình chữ U).
2.3.4. Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức thực hiện tiết sinh hoạt lớp.
	- Lựa chọn cán bộ lớp nhiệt tình, có năng lực và uy tín, có học lực từ trung bình trở lên, mạnh dạn và có năng khiếu trong giao tiếp, phát biểu.
	- Thống nhất nội dung sinh hoạt cuối tuần trong tập thể học sinh, xem tiết sinh hoạt như một tiết học bình thường.
	- Họp ban cán sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, hướng dẫn cách thức làm việc.
	- Phân công, giao nhiệm vụ theo dõi hoạt động của lớp cho cán sự lớp. 
	- Mỗi tổ trưởng, thành viên ban cán sự lớp, lớp trưởng phải có sổ tay ghi chép rõ ràng những mặt ưu điểm, hạn chế của từng thành viên của tổ, của lớp qua từng tuần.
	- Xây dựng học sinh có tính kỉ luật, tính tập thể, có sự đoàn kết, yêu thương, có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	- Xây dựng cho các em có ý thức phát huy tích cực điểm mạnh, hạn chế dần những vi phạm, khuyết điểm trong học tập và cả các mặt hoạt động khác.
	- Tập cho học sinh có sự nhìn nhận về bản thân và bạn bè nhưng động viên nhắc nhở là chính, tránh chê bai chỉ trích.
	- Dành thời gian cho học sinh sinh hoạt cuối tuần đều đặn, tạo không khí nhẹ nhàng, cởi mở để  học sinh học tập, sửa chữa lẫn nhau.
	- Tiết sinh hoạt lớp phải được tổ chức xuyên suốt ngay từ đầu năm ở tất cả các khối lớp, tạo thói quen cho học sinh ngay từ lớp dưới, lên lớp trên học sinh sẽ làm tốt hơn. Với hoạt động này, ban đầu giáo viên uốn nắn, hướng dẫn, sau đó cho học sinh tự quản.
	- Trước khi tiết sinh hoạt lớp được tổ chức, giáo viên  nên xem qua nội dung sinh hoạt của học sinh để hướng dẫn, bổ sung thêm cho các em.
	- Lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp để tiến hành tiết sinh hoạt lớp.
2.3.5. Các bước tiến hành tiết sinh hoạt lớp.
2.3.5.1. Đối với học sinh. 
	- Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,).
	- Lớp trưởng (hoặc một học sinh khác trong lớp có năng khiếu) dẫn chương trình, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp.
	- Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về: đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy (các tổ trưởng báo cáo bằng văn bản).
	- Các lớp phó (lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể): nhận xét từng mặt theo sự phân công.
	- Lớp trưởng đánh giá chung:
	+ Tuyên dương, khen ngợi (tập thể, cá nhân)

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_nang_cao_hieu_qua_tiet_sinh_hoat.doc