SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn
Để tiến hành được công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước cần phải có lực lượng lao động đủ trình độ, năng động, sáng tạo do đó mục tiêu đào tạo cũng được thay đổi, hơn nữa thực trạng dạy và học ở nước ta cũng nhiều hạn chế do thời gian chiến tranh kéo dài, nền kinh tế kém phát triển, chương trình sách giáo khoa không thay đổi trong suốt nhiều năm, kết quả đào tạo là lớp người thiếu kiến thức, vận dụng thực tế kém, nhìn ra các nước trên thế giới, chúng ta bị tụt hậu rất xa về nội dung và phương pháp dạy học, từ những lý do trên mà Bộ Giáo dục - Đào tạo nước ta thấy cần thiết phải thay đổi nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học.
Trải qua những năm thực hiện sách giáo khoa chương trình 2000, các giáo viên tiểu học đã làm quen với nội dung và phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới. Chất lượng dạy học đã từng bước phát triển và tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Là giáo viên tiểu học trực tiếp đứng lớp tôi thấy cần thiết phải nắm bắt những điểm mới đó để làm tốt công tác giảng dạy của mình. Một trong các mục tiêu của môn Toán bậc Tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường và giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, phát triển khả năng suy luận, khả năng diễn đạt. Biết cách giải quyết các vấn đề đơn giản gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú trong học toán cho học sinh. Thông qua thực tế nhiều hình nhiều vẽ của các đề toán, học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sống, và có điều kiện rèn luyện khả năng áp dụng kiến thức toán học và giải quyết các hiện tượng của cuộc sống. Việc giải toán còn đòi hỏi học sinh biết tự mình xem xét vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại kết quả , đó chính là một cách để các em rèn luyện đức kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo.
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. N ỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.2. Thực trạng 3 2.3. GIẢI PHÁP 7 2.3.1. Giải pháp 1: Giúp học sinh hiểu đề bài của bài toán giải. 7 2.3.2. Giải pháp 2: Giúp học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán. 11 2.4. Hiệu quả 14 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16 3.1. Kết luận 16 3.2. Kiến nghị 16 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Để tiến hành được công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước cần phải có lực lượng lao động đủ trình độ, năng động, sáng tạo do đó mục tiêu đào tạo cũng được thay đổi, hơn nữa thực trạng dạy và học ở nước ta cũng nhiều hạn chế do thời gian chiến tranh kéo dài, nền kinh tế kém phát triển, chương trình sách giáo khoa không thay đổi trong suốt nhiều năm, kết quả đào tạo là lớp người thiếu kiến thức, vận dụng thực tế kém, nhìn ra các nước trên thế giới, chúng ta bị tụt hậu rất xa về nội dung và phương pháp dạy học, từ những lý do trên mà Bộ Giáo dục - Đào tạo nước ta thấy cần thiết phải thay đổi nội dung chương trình cũng như phương pháp dạy học. Trải qua những năm thực hiện sách giáo khoa chương trình 2000, các giáo viên tiểu học đã làm quen với nội dung và phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới. Chất lượng dạy học đã từng bước phát triển và tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Là giáo viên tiểu học trực tiếp đứng lớp tôi thấy cần thiết phải nắm bắt những điểm mới đó để làm tốt công tác giảng dạy của mình. Một trong các mục tiêu của môn Toán bậc Tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường và giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, phát triển khả năng suy luận, khả năng diễn đạt. Biết cách giải quyết các vấn đề đơn giản gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú trong học toán cho học sinh. Thông qua thực tế nhiều hình nhiều vẽ của các đề toán, học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sống, và có điều kiện rèn luyện khả năng áp dụng kiến thức toán học và giải quyết các hiện tượng của cuộc sống. Việc giải toán còn đòi hỏi học sinh biết tự mình xem xét vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại kết quả, đó chính là một cách để các em rèn luyện đức kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo. Môn toán tiểu học góp phần bước đầu hình thành phương pháp học toán, làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Phần giải toán có lời văn giúp cho học sinh lớp nói chung (lớp 2 nói riêng) có khả năng lập luận, phân tích bài toán, trình bày bài toán khoa học. Các em làm quen với các bài toán vận dụng trong thực tế cuộc sống. Việc giải toán giúp các em củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về số học, Đo lường, về các yếu tố Đại số, về các yếu tố Hình học đã được học. Hơn nữa phần lớn các biểu tượng, khái niệm, qui tắc, tính chất toán học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán, chứ không phải con đường lí luận. Tuy nhiên trong thực tế nhiều học sinh chưa nắm vững cách giải toán, còn nhầm các dạng toán. Khi giải còn sai về lời giải, nhầm tên đơn vị của bài toán, học sinh ngại làm toán giải Để học sinh ham học toán nhất là giải các bài toán để nâng cao chất lượng môn Toán bản thân tôi thấy cần phải có những giải pháp giúp học sinh giải toán. Trong suốt quá trình dạy học, tôi luôn trăn trở, suy ngẫm, nghiên cứu để tìm ra cách dạy học thích hợp sao cho tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên đạt hiệu quả cao, để rồi giáo viên sẽ là người “ Thắp sáng lên những ngọn lửa” trong mỗi học sinh. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn ”. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong dạy học toán nói chung và các em học sinh các lớp đầu cấp nói riêng. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu một số vắn đề lý luận đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học. - Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học phần giải toán có lời văn lớp 2. - Tìm hiểu thực trạng việc triển khai phần giải toán có lời văn lớp 2C trường Tiểu học Quảng Thành, Thành phố Thanh Hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Một số Giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 2C trường Tiểu học Quảng Thành giải toán có lời văn 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp khảo sát, điều tra thực tiễn. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận: Một trong những mục tiêu môn toán bậc Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài toán có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Dưới sự hướng dẫn của GV học sinh tự tìm ra cách giải quyết vấn đề kích thích học sinh tìm tòi sáng tạo, có khả năng suy luận giao tiếp kích thích tính tự giác và hợp tác. Hoạt động giải toán luôn là hoạt động trí tuệ, sáng tạo vì rất hấp dẫn với nhiều học sinh và thầy cô giáo. Với mong muốn sao cho giờ học Toán diễn ra nhẹ nhàng và mỗi học sinh phát huy được hết năng lực học tập của mình, cùng với suy nghĩ dạy học môn Toán ở lớp 2 không chỉ trang bị cho học sinh vốn tri thức toán học trong chương trình mà còn giúp học sinh nắm được chìa khoá để đi tới nhận thức, rèn luyện con người và dạy học sinh biết cách học (phương pháp học) toán. Học sinh Tiểu học hiếu động, ham hiểu biết. Các em thích được tự tìm hiểu khám phá hơn là phải chấp nhận sự thông báo hay áp đặt. Học sinh Tiểu học không thể ngồi im lặng thụ động nghe giảng bài. Các em muốn và đủ khả năng tự học, tiếp thu bài thực hiện các hoạt động học do giáo viên thiết kế. Ở lứa tuổi Tiểu học chú ý chủ định của các em còn yếu, trí nhớ của các em mang tính trực quan hình tượng được phát triển hơn trí nhớ từ ngữ lô gíc. Trí nhớ của các em chịu sự chi phối nhiều của đời sống nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên. * Nội dung chưong trình toán 2 gồm: - Số học. - Đại lượng và đo đại lượng. - Các yếu tố hình học. - Giải toán có lời văn. *Nội dung chủ yếu của dạy học giải toán ở lớp 2 bao gồm - Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về cộng trừ trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị. - Biết giải và trình bày bài giải một số bài toán đơn về nhân chia. Tôi đã đề ra và thực hiện các Giải pháp cụ thể sau: - Dạy khái niệm chắc chắn và khắc sâu cho học sinh dễ hiểu, giúp học sinh hiểu được bài toán và biết cách giải. - Giúp học sinh củng cố nắm vững cách giải bài toán, trình bày bài giải. 2.2. Thực trạng 2.2.1. Thuận lợi: a. Đối với giáo viên: Do có sự đổi mới về nội dung, cách sắp xếp kiến thức chương trình sách giáo khoa toán nên giáo viên dễ xây dựng các hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu. Nội dung các bài toán được cập nhật hoá phù hợp với thực tiễn nên giáo viên cũng dễ chuyển tải đến học sinh. Sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên đạt được mục tiêu giảng dạy của mình. b. Đối với học sinh: Ngay từ chương trình toán lớp 1 học sinh đã được rèn các kỹ năng tìm hiểu đề toán, tìm cách giải và giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ. Vì vậy nên sang lớp 2 các em không còn lúng túng khi thực hiện giải một bài toán có lời văn. Do đặc điểm của học sinh đầu cấp nhanh nhớ nhưng chóng quên nên khi tập trung vào một dạng thì các em dễ khắc sâu và rèn được kỹ năng tính toán. Các bài toán có lời văn ở lớp 2 thường thể hiện một cách tường minh, các tình huống trong đề gần gũi với học sinh. Vì vậy với vốn ngôn ngữ còn ít của mình các em có thể đọc và hiểu đề một cách dễ dàng. Đặc biệt với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm hiện nay giúp các em có điều kiện hoạt động và chủ động nắm kiến thức. Thời lượng dành cho luyện tập thực hành nhiều nên các em được tham gia giải quyết nhiều tình huống khác nhau và bộc lộ khả năng của mình. Các bài toán được trình bày với nhiều hình thức khác nhau, giúp các em hứng thú học tập, phát huy được tính sáng tạo của mình. 2.2.2. Khó khăn: a. Đối với giáo viên: - Khi dạỵ học toán, một số giáo viên hay lo sợ học sinh không tiếp thu được nên hay nói nhiều, làm mẫu nhiều, không để học sinh chủ động tìm hiểu, khám phá lấy kiến thức. - Khi học sinh thực hành làm bài tập, các em làm đúng kết quả nhưng sai cách trình bày, giáo viên không sửa chi tiết cụ thể cho các em. Chẳng hạn bài 3 tiết 97. Mỗi can đựng được 3 lít dầu. Hỏi có 5 can như thế thì đựng bao nhiêu lít dầu? Học sinh trình bày: Giải: Số l dầu đựng trong 5 can là: 3 x 5 = 15 (lít) Đáp số: 15 lít dầu - Nhiều giáo viên có thói quen không cho học sinh tìm hiểu kĩ đề bài trước khi giải toán. - Các bài toán giải bằng một phép tính nhân hoặc chia, chưa khái quát thành dạng cơ bản ở các tiết hình thành bảng nhân, các bài toán có lời văn thường không có hình vẽ cụ thể nên giáo viên khó hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề. Ví dụ: Khi dạy tiết 96 bài “Bảng nhân 3” có bài 2 “Mỗi nhóm có 3 học sinh, có 10 nhóm như vậy. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh?”. Giáo viên khó hiển thị cho học sinh của 10 nhóm, trong khi ở các tiết luyện tập, các bài toán thường được thể hiện bằng hình vẽ cụ thể. Ví dụ: Tiết 97 bài 4. Mỗi túi có 3kg gạo. Hỏi 8 túi như thế có bao nhiêu kg gạo? 3kg 3kg 3kg 3kg 3kg 3kg 3kg 3kg Bài giải Số gạo đựng trong 8 túi là: 3 x 8 = 24 (kg) Đáp số: 24 kg - Với nội dung sách giáo khoa mới đòi hỏi phải sử dụng nhiều đồ dùng trực quan. Song vì năng lực của một số giáo viên còn hạn chế nên vẫn ít sử dụng đồ dùng trực quan. a. Đối với học sinh: Bên cạnh những thuận lợi nói trên học sinh vẫn gặp một số khó khăn khi học phần này. * Về tìm hiểu đề: Như chúng ta đã biết, muốn giải được bài toán có lời văn học sinh phải đọc kĩ đề bài, hiểu được cách diễn đạt bằng lời văn của bài toán, song do trình độ ngôn ngữ của các em còn kém, một số học sinh lúng túng khi tìm hiểu đề. Mặt khác nội dung các bài toán thường nêu lên một tình huống quen thuộc, gần gũi với học sinh. Trong đó các dữ kiện thường là các đại lượng (danh số), khi tìm hiểu đề các em thường bị phân tán vào nội dung cụ thể của đại lượng hơn là các số cần thiết cho việc diễn tả điều kiện của các bài toán theo yêu cầu của đề. Ví dụ ở bài 3, tiết 45 “ Một lớp học có 35 học sinh, trong đó có 20 học sinh trai. Hỏi lớp đó có bao nhiêu học sinh gái?”. Hoặc bài 4, tiết 64: “Một cửa hàng đồ chơi, có 84 ô tô và máy bay, trong đó có 45 ô tô. Hỏi cửa hàng đó có bao nhiêu máy bay?”. Đặc điểm tư duy lứa tuổi của các em là tư duy cụ thể nên tiếp xúc với các bài giải bằng một phép tính nhân hoặc chia thường gặp khó khăn trong suy luận. * Về phương pháp giải một bài toán: Bên cạnh một số khó khăn khi tìm hiểu đề, các em còn gặp một số khó khăn trong quá trình giải. Nắm vững nội dung nhất là các yếu tố cơ bản của bài toán là yêu cầu đầu tiên nhưng chưa đủ, nếu học sinh chưa có hứng thú và quyết tâm giải nó. Để giải đúng bài toán còn đòi hỏi các em tìm ra phương pháp giải là một hoạt động tư duy hết sức phức tạp, vừa đòi hỏi kinh nghiệm thực hành, sự linh hoạt sáng tạo. Song ở lứa tuổi các em thường có sự nhầm lẫn yếu tố không thuộc bản chất. Các em thường nhầm lẫn phương pháp giải giữa dạng này và dạng khác. Ví dụ bài 3, tiết 40 “Mẹ mua con lợn nặng 28kg về nuôi. Sau một tháng nó tăng thêm 13kg. Hỏi sau một tháng con lợn nặng bao nhiêu kg?”. Đây là bài toán về nhiều hơn một số đơn vị nhưng các em lại nhầm là bài toán tìm số trừ chưa biết nên có phép tính giải. 28 - 13 = 15 (kg) Ngoài ra khi trình bày bài giải các em diễn đạt câu, lời văn thường không rõ ràng hoặc mắc các lỗi ghi chữ viết tắt các đơn vị đo đại lượng. Bài 4 tiết 128: “Có một số lít dầu đựng trong 6 can, mỗi can 3 lít. Hỏi có bao nhiêu lít dầu?”. Học sinh viết câu lời giải “có số lít dầu là:” Trong lớp học thường có tới 4 loại đối tượng học sinh nổi trội, khá, học sinh trung bình và học sinh yếu. Các đối tượng này học cùng một chương trình với những yêu cầu đặt ra theo mục tiêu đào tạo. Phần giải toán có lời văn chưa đáp ứng được đối tượng học sinh khá, nổi trội. Bởi chưa có bài toán giải bằng nhiều cách hoặc bằng nhiều phép tính. Đối với học sinh yếu kém do tư duy thiếu linh hoạt, sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng phát triển chậm hay thiếu tự tin nên trong giải toán đạt được kết quả là một khó khăn. 2.2.3. Kết quả thực trạng: Đầu năm học tôi tiến hành khảo sát học sinh về chất lượng giải toán của lớp 2C với đề bài như sau: ĐỀ KHẢO SÁT MÔN TOÁN LỚP 2 Thời gian: 40 phút (Thời điểm khảo sát : 10 – 11 - 2017) Bài 1: Mẹ hái được 34 quả na, mẹ biếu bà 20 quả na. Hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả na? Bài 2: Trên sân có 42 con cả gà và vịt, trong đó có 22 con gà. Hỏi trên sân có bao nhiêu con vịt? Bài 3: An có 13 viên bi, Bình có 20 viên bi. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu viên bi? Kết quả khảo sát Tổng số HS Hoàn thành Tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 34 7 20,5 14 41 13 38,5 2.2.4. Nguyên nhân của kết quả thực trạng: Đại đa số học sinh lớp 2C là con em các gia đình làm nông. Gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em. Các em còn thiếu tự tin, rụt rè, nhút nhát, khả năng diễn đạt còn hạn chế, ít có điều kiện thể hiện mình và chưa thực sự hoà nhập vào tập thể. Với đối trượng các em là học sinh lớp 2, kĩ năng đọc trôi chảy của nhiều em còn hạn chế nên việc hiểu đề còn thụ động, chậm chạp. Khối lượng kiến thức và bài tập nhiều, học sinh chưa mấy hứng thú khi làm toán giải. Khả năng tư duy còn chậm, chưa linh hoạt và biết cách phân tích để tìm ra cách giải. Hầu hết các giáo viên khi dạy giải toán có lời văn chỉ áp dụng máy móc quy trình cứng về hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn gồm 4 bước: Đọc và tìm hiểu bài toán; Tóm tắt đề toán; Phân tích đề toán.; Trình bày và giải bài toán mà không chú ý xem tất cả học sinh trong lớp đọc đề bài toán đã hiểu được đề bài hay không. Do giáo viên chưa linh hoạt và tìm ra cách hướng dẫn có hiệu quả. Đặc biệt còn chưa chú ý đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh mà mới chỉ quan tâm đến việc học sinh ghi nhớ tri thức, nắm phương pháp giải quyết rồi tái hiện lại để giải quyết các bài tập tương tự một cách cứng nhắc. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đưa ra ”Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 làm toán có lời văn ”. 2.3. Các giải pháp: Qua việc tiếp thu chuyên đề và trên cơ sở điều tra nắm bắt đối tượng học sinh của lớp, bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tôi đã đề ra và thực hiện các Giải pháp, phương pháp cụ thể sau nhằm nâng cao chất lượng và khả năng dạy học toán có lời văn cho học sinh. 2.3.1. Giải pháp 1: Giúp học sinh hiểu đề của bài toán giải. Tôi luôn tự nghiên cứu kỹ chương trình để nắm bắt được ý đồ của sách giáo khoa, cấu trúc nội dung sách để có sự so sánh giữa các kiến thức trong chương trình từ đó tìm ra được phương pháp dạy tốt nhất. Khi dạy phần bài mới đối với từng dạng toán giải, cần cho học sinh hiểu được câu từ của đề bài cũng như các khái niệm xuất hiện trong đề bài. Từ đó hướng dẫn học sinh giải bài toán mẫu, rút ra kết luận về cách giải chung cho dạng toán vừa học. Kết luận đưa ra phải rất chắc chắn và khắc sâu cho học sinh hiểu rõ. Từ đó học sinh vận dụng để biết cách giải bài toán. Ví dụ: Dạy tiết 24, 25, bài “Bài toán về nhiều hơn” và “Luyện tập”. Với tiết 24 là tiết dạy bài mới giáo viên xác định mục tiêu. - Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu khái niệm “nhiều hơn” biết cách giải toán về nhiều hơn”. - Về kỹ năng: Rèn cách giải, trình bày bài toán đơn. - Về giáo dục: Giúp học sinh rèn tính cẩn thận, chính xác và yêu thích môn học. - Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên cần tổ chức các hoạt động giúp học sinh tham gia một cách tích cực. Hoạt động 1: Giới thiệu và hình thành khái niệm “nhiều hơn” bằng cách quan sát hình vẽ (SGK) hoặc vật thật theo nguyên tắc cho tương ứng 1– 1. Hoạt động 2: Giới thiệu thành bài toán nhiều hơn cho học sinh dựa vào hình vẽ đặt thành lời bài toán. Hoạt động 3: Hướng dẫn giải, trình bày bài giải. Hoạt động 4: Luyện tập, thực hành. Các bài tập ở phần này giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống khác nhau. Vì vậy mức độ các bài tập được nêu ra sắp xếp từ dễ đến khó. Bài 1: Học sinh đọc bài toán, ghi đầy đủ vào tóm tắt, chọn phép tính ghi vào phần bài giải. Bài 2: Mức độ cao hơn, học sinh phải ghi cả câu lời giải, phép tính và đáp số. Bài 3: Học sinh tự đọc đề bài, tóm tắt và giải. Giáo viên cần nắm vững đối tượng học sinh cụ thể, quan tâm một cách phù hợp, có thể đặt thêm tình huống để học sinh phát triển tư duy. Chẳng hạn khi học “Bài toán về nhiều hơn” (tiết 24). Học sinh hiểu từ “nhiều hơn” trình bày ở tiết này là thêm vào. Các em chọn tính phép cộng để giải là đúng nhưng nếu thay bằng tình huống khác có từ“nhiều hơn” chẳng hạn: Bài tập 2: Nam có 10 viên bi, Bảo có nhiều hơn Nam 5 viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi ?”. Thay bằng “Nam có 10 viên bi, Nam có nhiều hơn Bảo 5 viên bi. Hỏi Bảo có bao nhiêu viên bi ?”. Hoặc có thể đưa thêm tình huống để các em có thể giải bằng hai phép tính. Ví dụ có thể thêm câu hỏi cho bài toán 2 ở trên: Cả hai bạn có bao nhiêu viên bi? - Đối với học sinh khả năng tiếp thu chậm: Cần hướng dẫn cho các em từng bước rõ ràng, có thể dùng đồ dùng trực quan giúp các em tư duy cụ thể, nắm được yêu cầu của bài toán. Đồng thời gợi ý cho các em lựa chọn phép tính cho bài giải. Cần phải kiên trì với đối tượng này, quan sát sự tiến bộ của các em để động viên kịp thời, dần dần giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi giải toán. Ngoài ra thông qua hoạt động nhóm các em biểu lộ được mặt ưu, khuyết điểm cá nhân. Bằng sự giúp đỡ của những học sinh có khả năng học toán tốt hơn sẽ giúp đối tượng học sinh tiếp thu chậm tiến bộ. Qua quá trình thực hiện các Giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn, bản thân thể hiện đổi mới cụ thể qua giáo án sau: TOÁN (tiết 24) BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN I.Mục tiêu: - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn. II.Đồ dùng dạy học: Hình vẽ (Hoặc mô hình) các quả cam Phiếu học tập và bảng nhóm III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: *Hoạt động 1: Giới thiệu và hướng dẫn giải bài toán về nhiều hơn (12’) Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng - Gv nêu bài toán: “ Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?” - Gọi 2 học sinh đọc dề toán, GV đính hình các quả cam lên bảng, vừa đính vừa hỏi: + Hàng trên có mấy quả cam? (5 quả cam) + Số quả cam hàng dưới như thế nào ? (Số cam hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 quả) + Bài toán hỏi gì? (Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?) + Muốn biết hàng dưới có mấy quả cam ta làm thế nào? (Lấy số quả cam hàng trên cộng với 2 quả cam) + Phải làm phép tính gì? (Phải làm phép cộng : 5 + 2 = 7 (quả cam) + Em hãy đặt câu lời giải. (Số quả cam hàng dưới có là hoặc Hàng dưới có số quả cam là) HS lên bảng làm bài Bài giải Số quả cam ở hàng dưới có là: 5 + 2 = 7 (quả cam) Đáp số: 7 quả cam Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét, sửa sai (nếu có), Gv chốt kết quả đúng và cách làm dạng toán. *Hoạt động 2: Luyện tập về giải toán 2. Luyện tập, thực hành (19’) Bài 1: - GV cho HS nhìn SGK, đọc đề toán, tóm tắt bài toán. - GVcó thể hướng dẫn: + Bài toán cho biết gì? (HS trả lời , GV viết tóm tắt) Tóm tắt: Hoà có : 4 bông hoa Bình nhiều hơn Hoà : 2 bông hoa Bình có : bông hoa? + Bài toán hỏi gì? (HS trả lời, GV nêu lại) + Muốn biết Bình có bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào? - HS làm bài vào vở - 2 HS làm bài vào bảng nhóm - HS nhận xét bài làm trên bảng. GV chốt cách làm đúng. Bài 2: Luyện giải toán -HS tự đọc đề toán, tập tóm tắt bài toán (như SGK) -HS làm bài vào vở -HS TB lên bảng giải bài toán -GV chấm bài một số em Bài giải: Số viên bi Bảo có là: 10 + 5 = 15 (viên bi) Đáp số:15 viên bi - GV giúp HS nhận xét bài làm chốt kết quả đúng. - HS nêu lời giải khác nhau Bài 3: Củng cố kĩ năng giải toán - HS đọc đề bài, tự tóm tắt bài toán trên lớp (yêu cầu đối với học sinh nổi trội). -HS làm bài -HS đổi vở kiểm tra bài tập -HS nêu những lỗi học sinh thường sai -2 HS nêu lời giải của bài toán -GV chốt kết quả đúng, chốt cách giải toán. - Hỏi t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_giai_toan_co_loi_v.doc