SKKN Một số giải pháp để hướng dẫn học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn
Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội, đến các bộ phận đồng thời giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một nguồn lực, vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri thức cuộc sống. Nơi tạo ra những nền móng vững chắc cho quá trình học tập của mỗi con người chính là trường Tiểu học. Muốn vậy đòi hỏi nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà truờng nói chung và trường Tiểu học nói riêng là vấn đề trọng tâm của hoạt động giáo dục trong nhà trường.Vì đây là cấp học nền móng. Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nghe, đọc, nói, viết và tính toán. Góp phần hình thành cho học sinh nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong các mặt giáo dục ở Tiểu học thì Tiếng Việt là công cụ giúp các em giao tiếp, nhận biết được vốn kiến thức của nhân loại thành trí thức của riêng mình. Thông qua Tiếng Việt giúp các em nhận thức được các môn học khác. Chẳng hạn, muốn giải một bài toán thì điều đầu tiên là các em phải đọc đầu bài sau đó bằng tư duy sự hiểu biết về môn học, các em trình bày bài giải qua nói, viết, giúp cho người khác hiểu được bài làm của mình.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN Người thực hiện: Bùi Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Tâm SKKN thuộc môn: Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2016 MỤC LỤC Trang 1.MỞ ĐẦU..1 1.1. Lí do chọn đề tài........1 1.2. Mục đích nghiên cứu.3 1.3. Đối tượng nghiên cứu........3 1.4. Phương pháp nghiên cứu...3 2. NỘI DUNG..3 2.1. Cơ sở lí luận liên quan đến việc dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn...3 2.2. Thực trạng việc dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn5 2.3. Một số giải pháp để hướng dẫn HS lớp 2 viết đoạn văn ngắn...8 2.4. Kết quả đạt được..16 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ17 3.1. Kết luận17 3.2. Kiến nghị..18 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học: Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội, đến các bộ phận đồng thời giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một nguồn lực, vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri thức cuộc sống. Nơi tạo ra những nền móng vững chắc cho quá trình học tập của mỗi con người chính là trường Tiểu học. Muốn vậy đòi hỏi nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà truờng nói chung và trường Tiểu học nói riêng là vấn đề trọng tâm của hoạt động giáo dục trong nhà trường.Vì đây là cấp học nền móng. Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nghe, đọc, nói, viết và tính toán. Góp phần hình thành cho học sinh nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong các mặt giáo dục ở Tiểu học thì Tiếng Việt là công cụ giúp các em giao tiếp, nhận biết được vốn kiến thức của nhân loại thành trí thức của riêng mình. Thông qua Tiếng Việt giúp các em nhận thức được các môn học khác. Chẳng hạn, muốn giải một bài toán thì điều đầu tiên là các em phải đọc đầu bài sau đó bằng tư duy sự hiểu biết về môn học, các em trình bày bài giải qua nói, viết, giúp cho người khác hiểu được bài làm của mình. 1.1.2. Cơ sở lý luận Bước vào kỉ nguyên mới, đất nước ta có nhiều đổi mới, đổi mới về kinh tế, xã hội, giáo dục, Sự phát triển giáo dục của nước ta tăng nhanh giúp cho những chủ nhân tương lai của đất nước luôn được phát triển toàn diện, đầy đủ về năng lực, trí tuệ, tính cách. Qua việc nắm bắt các kiến thức, tri thức khoa học ban đầu để từ đó hình thành nên những kĩ năng cần thiết của cuộc sống, hành động đúng cho bản thân. Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới. Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ cả 4 kĩ năng trên. Nó là phân môn tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học ở trong tuần từ các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn vùng ven của thành phố, gia đình không có điều kiện quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ, Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng.Với mục tiêu rèn học sinh ở cả bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết trong đó kĩ năng viết “một đoạn văn ngắn” là yêu cầu cơ bản khá trọng tâm ở phân môn Tập làm văn lớp 2. 1.1.3. Cơ sở thực tiễn Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo - người giáo viên là một kĩ sư của tâm hồn, hơn nữa còn là một nhà nghệ thuật. Và việc dạy học ngày nay luôn dựa trên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Chính vì thế, nó đòi hỏi người giáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết. Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số các em học sinh lớp 2 đều rất sợ học phân môn Tập làm văn vì không biết nói gì? Viết gì? Ngay cả bản thân giáo viên đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các môn học khác. Trong chương trình Tập làm văn lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Qua dự giờ, tìm hiểu thăm hỏi một số lớp, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, HS nghèo vốn từ ngữ, cách chấm câu còn hạn chế, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng. Việc dạy cho học sinh viết đoạn văn chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh có cách tổ chức, sắp xếp ý, câu sao cho lôgic, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 khó nhận thức được việc sắp xếp ý (cảm nhận của mình) theo trật tự đúng. Vốn sống của các em còn hạn chế, do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội dung chưa có sự liên kết và lôgic Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng học tập cho HS của lớp mình. Đây là lý do tôi chọn và áp dụng một số giải pháp để “Giúp học sinh lớp 2 viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập làm văn lớp 2. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đề tài góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn ngắn với câu văn cộc lốc, không đúng ngữ pháp, hay câu văn không rõ ràng, sự sắp xếp các câu văn không lôgíc...Qua đó bồi dưỡng lòng say mê yêu thích con người, cảnh vật xung quanh các em. - Góp phần vào đổi mới cách dạy tiếng Việt, giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu, ý sao cho lôgíc, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung, chương trình, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, đặc biệt là phân môn Tập làm văn lớp 2 và một số tài liệu tham khảo. - Một số giải pháp để hướng dẫn học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn trong giờ Tập làm văn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: - Để thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. Lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu. Liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lí thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lí thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. 1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: - Mục đích để tìm hiểu các phương pháp dạy học của giáo viên; tìm hiểu tính tích cực nhận thức của học sinh. 1.4.3. Phương pháp thực nghiệm: - Dạy thực nghiệm tại lớp 2A để đối chiếu kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả nghiên cứu. 1.4.4. Phương pháp trực quan: - Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập - Trao đổi với giáo viên - học sinh để tìm hiểu thực trạng dạy - học môn Tập làm văn. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận liên quan đến việc dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn 2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 2: Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, các em vừa chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Các em hiếu động, ham chơi, sự tập trung cho học tập và chú ý chưa cao. Tư duy của các em nặng về trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. Do đó, khi tổ chức dạy học, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo thì mới có hiệu quả. 2.1.2. Đặc điểm về chương trình, sách giáo khoa: Như chúng ta đã biết, ở lớp 1 học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói hoặc viết câu có nội dung theo chủ đề bài học hoặc tìm tiếng nói có âm vần vừa học. Các em được ghép tiếng và nói những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung gần gũi với cuộc sống của các em hoặc ở các bài tập đọc. Đến lớp 2 các em đã phải viết đoạn văn từ 1 đến 3 câu rồi cao hơn từ 4 đến 5 câu kể về một sự việc đơn giản mình cũng chứng kiến (tham gia) hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh các em. Ở học kỳ I, chủ yếu các em được viết đoạn từ 3 đến 5 câu kể về người thân như: Cô giáo, ông, bà, anh, chị, em và rộng hơn là kể về gia đình. Sang đến học kỳ II các em được viết đoạn văn tả ngắn về bốn mùa, tả ngắn về loài vật (chim ), tả cảnh (biển), tả cây cối, tả người (ảnh Bác Hồ). Tuần 34 và 35 học sinh được kể về những việc làm mà bản thân chứng kiến hoặc tham gia . - Xen kẽ giữa các bài tập có yêu cầu kể (tả) nói trên có 2 dạng bài kể (tả) con vật được viết đầy đủ song sáo trộn trật tự câu nhằm mục đích củng cố về liên kết câu, gắn kết ý - Mở đầu ngay ở tuần 1, sách giáo khoa đã giới thiệu cách kể theo nội dung tranh sau đó viết thành đoạn. Đây chính là hình thức giúp học sinh vận dụng linh hoạt kỹ năng vốn hiểu biết khi học phân môn kể chuyện vào viết đoạn văn ngắn. 2.1.3. Vị trí , nhiệm vụ, nội dung của phân môn tập làm văn lớp 2: - Vị trí : Ở tiểu học nhất là lớp 2, Tập làm văn là một trong những phân môn có tầm quan trong đặc biệt (ở lớp 1 các em chưa được học, lên lớp 2 học sinh mới bắt đầu được học, được làm quen). Môn tập làm văn giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt được phát triển từ thấp đến cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết thành bài văn theo suy nghĩ của từng cá nhân. Tập cho các em ngay từ nhỏ có những hiểu biết sơ đẳng đó cũng là rèn cho các em tính tự lập, tự trọng. Con người văn hóa sẽ hình thành trong các em từ những việc nhỏ nhặt, tưởng như không quan trọng đó. - Nhiệm vụ : Làm văn có nghĩa là tạo lập văn bản. Nhiệm vụ chính của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản. Ở đây thuật ngữ “ văn bản” được dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đó không nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu; nhiều đoạn; cũng không nhất thiết phải ở dạng viết; càng không phải chỉ là loại văn kể chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, sản phẩm lời nói mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào, một lời cảm ơn hay một vài dòng thăm hỏi, chúc mừng trên tấm thiếpĐối với lớp 2, dạy Tập làm văn là trước hết là rèn luyện cho học sinh kỹ năng phục vụ học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể là: * Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành * Dạy một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống, như : khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sanh sách học sinh, Cuối cùng cũng như các phân môn và môn học khác, phân môn Tập làm văn, thông qua nội dung dạy học của mình, có nhiệm vụ trau dồi cho học sinh thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh cho các em. - Nội dung : Nội dung các bài học về Tập làm văn ở lớp 2 giúp các em thực hành rèn luyện các kỹ năng nói, viết, nghe phục vụ cho học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể : Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu : chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi. Thực hành về kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày như : viết bản tự thuật ngắn, lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, Thực hành rèn kỹ năng diễn đạt ( nói, viết ) như : kể về người thân, tả biển, tả cây cối, Thực hành rèn kỹ năng nghe : Với cách biên soạn này, giờ dạy Tập làm văn trở nên linh hoạt hơn, gắn với cuộc sống đời thường hơn và giúp học sinh hứng thú trong học tập. 2.2. Thực trạng việc dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn trong giờ Tập làm văn 2.2.1.Thuận lợi - Vài nét về tình hình địa phương và nhà trường: Trường Tiểu học Quảng Tâm nằm trên địa bàn xã Quảng Tâm, là xã có phong trào học tập và truyền thống hiếu học. Đó là niềm tự hào và là nguồn động lực động viên giáo viên và học sinh phát huy truyền thống ấy để thi đua dạy tốt học tốt, góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. Hiện nay, trường đang vững bước đi lên nhờ đội ngũ cán bộ quản lí trẻ , năng động, nhiệt tình; đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu. Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu là trường Tiên tiến Xuất sắc, có nhiều thành tích đáng kể. Nhiều năm trường đã được công nhận: Tập thể lao động xuất sắc. Trường có tổng số học sinh gần 650 em chia làm 5 khối gồm 19 lớp. Khối 2 có 129 em, chia làm 4 lớp. tất cả các lớp đều được học 2 buổi/ ngày nên giáo viên có điều kiện rèn cho các em học tập được tốt hơn. Các em học sinh rất ham tìm tòi hiểu biết, ưa tham dự vào các hoạt động Đội - Sao nhi đồng. Hầu hết các em học sinh là con em nông dân, công nhân nhưng các em đều được gia đình, nhà trường quan tâm, giáo dục các em ngay từ nhỏ nên các em đều ngoan và có ý thức tốt. - Về kiến thức trong sách giáo khoa: Nói chung kiến thức trong sách giáo khoa được sắp xếp một cách hợp lí, lôgic đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cách nhìn thực tế đến sự vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết để viết đoạn văn. Học sinh được dạy các kĩ năng kể (tả) đơn giản. Song không phải kể lại hoặc tả lại câu chuyện cảnh vật theo nội dung bài tập đọc dựa vào lời kể (tả) của tác giả mà các em được kể (tả) những gì có và diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Điều này đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong kĩ năng viết đoạn văn ngắn. Do đó, ta có thể khẳng định rằng: Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đặc biệt chú trọng tới rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh. 2.2.2. Những khó khăn hạn chế khi dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn . *Về phía giáo viên: - Một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn viết đoạn văn cho học sinh cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa cuốn hút được học sinh. Cách dạy của giáo viên có phần khuôn mẫu. Ví dụ: Khi dạy học sinh bài Tập làm văn tuần 20 “ Tả ngắn về bốn mùa ". Giáo viên đã hướng dẫn gợi mở các câu hỏi theo sách giáo khoa: + Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ? (Mùa hè bắt đầu từ tháng tư trong năm). + Mặt trời mùa hè như thế nào ? (Mặt trời mùa hè rất chói chang). + Cây trái trong vườn như thế nào ? (Cây trong vườn có rất nhiều hoa quả). + Học sinh thường làm gì trong dịp nghỉ hè ? (Học sinh thường được vui chơi trong dịp nghỉ hè). - Giáo viên chưa vận dụng kỹ năng tả “ Mùa Xuân" của bài tập 1 vào hướng dẫn bài tập 2. Sự dập khuôn máy móc như vậy dẫn đến bài viết của học sinh là bốn câu thiếu lôgíc và sáng tạo, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. - Khi trao đổi với giáo viên dạy lớp 2 về cách hướng dẫn học sinh làm bài tập "Viết đoạn văn ngắn", đa số giáo viên đều trả lời rằng: Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu bài . Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu, các câu phải liên kết với nhau . Bước 3 : Học sinh viết vào vở . Bước 4 : Chấm chữa lỗi. + Gọi 1 hoặc 2 học sinh đọc bài viết. + Giáo viên chấm bài, chữa một số lỗi sai về câu từ . - Với cách hướng dẫn như trên học sinh khó có thể nhận ra nội dung đoạn viết cần có những gì ? Liên kết câu như thế nào ? Cách diễn đạt làm sao cho thoát ý Đến bước 4 chấm lỗi như vậy chưa có kết quả thiết thực đối với học sinh vì đối tượng học sinh lớp 2 các em dễ nhớ nhưng nhanh quên. Do đó, cái sai của học sinh vẫn được lặp lại trong bài. * Về phía học sinh - Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt lủn. Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả. - Học sinh có hứng thú trong giờ Tập làm văn song chủ yếu tập trung vào các bài tập làm miệng với các yêu cầu nói lời cảm ơn, xin lỗi, đáp lại lời khẳng định, phủ định Học sinh thích thú nói về các con vật, người, quang cảnh và những gì diễn ra xung quanh. Song vốn từ các em còn chưa nhiều, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh còn hạn chế nên đôi khi các em chưa nhận ra được sự khác biệt giữa các ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ví dụ: Khi học bài tập làm văn tuần 10: Dựa theo lời kể bài 1 hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc người thân của em. Bài viết của học sinh : “Bà em đã lên 65 tuổi rồi . Da mịn màng. Tóc dài óng ả. Bà cho em ăn bánh. Bà rủ em đi chợ sau đó hai bà cháu lại đi chơi”. - Học sinh thường viết theo ý hiểu bằng ngôn ngữ của mình cho nên câu văn chưa giàu hình ảnh, dùng từ chưa phù hợp. Ví dụ: Cũng viết đoạn văn ngắn kể về ông, bà hoặc người thân ở bài tập làm văn nói trên có một học sinh viết: “Ông đã già, 70 tuổi. Nghề là thợ xây. Hôm nào ông cũng chở em đi học”. - Một số bài viết của học sinh còn lộn xộn về câu, ý, dùng từ chưa đúng vào văn cảnh, câu rời rạc thiếu sự liên kết. Ví dụ: Đây là đoạn văn của một học sinh khi viết đoạn văn tả về một loài chim mà em thích ( Tập làm văn tuần 21) như sau: “Những ngày đi học về em cảm thấy rất nhớ nó. Mỏ nó mượt và nó hót rất hay. Em rất thương nó và nó đẹp. Bộ lông nó mượt. Hình dáng của con bồ câu rất thích thú”. - Đôi khi học sinh viết câu dùng cụm từ so sánh để diễn tả nội dung song sự so sánh ấy rất khập khiễng. Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về bà có em viết : “Da mặt bà em nhăn nheo như quả bưởi héo”. Có em lại viết “Mỗi khi bà cười để lộ vài chiếc răng sữa trông rất duyên.” - Một lỗi nữa mà học sinh hay mắc là trả lời theo kiểu chắp đuôi cho nên câu văn thiếu sự hấp dẫn, sinh động. Ví dụ : Khi dạy bài Tập làm văn tuần 8 để viết đoạn văn kể về cô giáo (thầy giáo) cũ của em sách giáo khoa có mấy câu hỏi gợi ý trong đó có câu hỏi: + Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào? + Em nhớ nhất điều gì ở cô ( thầy)? + Tình cảm của em đối với thầy (cô) như thế nào? Có em viết như sau : Tình cảm của cô đối với em rất tốt. Em nhớ nhất điều là cô giáo rất dịu dàng và viết chữ rất đẹp. Tình cảm của em đối với cô rất kính trọng. 2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng * Do học sinh chưa có kỹ năng quan sát. Do tâm lý lứa tuổi, do chưa được rèn luyện thường xuyên nên các em chưa có cách quan sát cụ thể chi tiết. Các em chỉ quan sát thoáng qua, hời hợt, thậm chí có em còn không để ý đến đối tượng cần quan sát. Thêm vào đó khả năng tưởng tượng còn hạn chế, thiếu vốn sống thực tế. Do vậy khi viết đoạn văn còn có những câu văn lạc lõ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_de_huong_dan_hoc_sinh_lop_2_viet_doan.doc