SKKN Một số biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề
Trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì “Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu” vì đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển. Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1]. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn cố gắng xây dựng, rèn luyện cho HS của mình những đức tính tốt đẹp và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đặc biệt đối với học sinh THPT cần trang bị cho các em kiến thức cũng như kỹ năng giải quyết chủ động tích cực và hiệu quả nhất các tình huống, yêu cầu của cuộc sống khi gặp phải, giúp các em có cơ hội tiếp xúc, cảm nhận, trải nghiệm trước những hiện tượng, sự vật, sự việc đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Khi các em có được kiến thức, kỹ năng sống sẽ tự điều chỉnh được hành vi của mình sao cho đúng đắn và phù hợp với phạm trù đạo đức, biết thích nghi với cuộc sống hiện tại, biết chăm sóc bản thân, biết nhận xét đúng, sai và bảo vệ lẽ phải, góp phần định hướng tương lai cho chính bản thân học sinh trong gia đình và xã hội.
Với cương vị là Hiệu phó nhà trường, tôi có điều kiện tổ chức, quản lý, theo sát quá trình học tập và rèn luyện của HS trong trường. Giúp các em phát triển hoàn thiện nhân cách, rèn luyện được các KNS cơ bản để các em có thể tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống.
Thấy được tầm quan trọng của nội dung giáo dục này, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ” để thực hiện trong năm học 2017 – 2018.
MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì “Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu” vì đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển. Điều 2, Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1]. Là một cán bộ quản lý, tôi luôn cố gắng xây dựng, rèn luyện cho HS của mình những đức tính tốt đẹp và những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Đặc biệt đối với học sinh THPT cần trang bị cho các em kiến thức cũng như kỹ năng giải quyết chủ động tích cực và hiệu quả nhất các tình huống, yêu cầu của cuộc sống khi gặp phải, giúp các em có cơ hội tiếp xúc, cảm nhận, trải nghiệm trước những hiện tượng, sự vật, sự việc đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Khi các em có được kiến thức, kỹ năng sống sẽ tự điều chỉnh được hành vi của mình sao cho đúng đắn và phù hợp với phạm trù đạo đức, biết thích nghi với cuộc sống hiện tại, biết chăm sóc bản thân, biết nhận xét đúng, sai và bảo vệ lẽ phải, góp phần định hướng tương lai cho chính bản thân học sinh trong gia đình và xã hội. Với cương vị là Hiệu phó nhà trường, tôi có điều kiện tổ chức, quản lý, theo sát quá trình học tập và rèn luyện của HS trong trường. Giúp các em phát triển hoàn thiện nhân cách, rèn luyện được các KNS cơ bản để các em có thể tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống. Thấy được tầm quan trọng của nội dung giáo dục này, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 6 qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ” để thực hiện trong năm học 2017 – 2018. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nâng cao nhận thức, rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản cho HS để các em có thể nhận biết và ứng phó được với các tình huống xảy ra trong cuộc sống; tự tin trong các mối quan hệ xã hội. - Đạt được mục tiêu giáo dục theo định hướng của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để chung sống với người khác, học để tự khẳng định mình. - Tạo ra sự hứng thú, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập và rèn luyện của HS. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy và học. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - 527 HS trường THPT Triệu Sơn 6 năm học 2017 – 2018 (gồm 3 khối lớp 10, 11, 12) 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu, sách, tạp chí, mạng internet, các công trình nghiên cứu làm cơ sở lí luận cho đề tài và tìm ra các giải pháp ứng dụng thực tế hiệu quả. Phương pháp điều tra: Phỏng vấn, trò chuyện với 90 HS 3 khối lớp để tìm hiểu về tình hình HS. Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, các giờ chơi để tìm hiểu những biểu hiện hành vi của HS Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Theo dõi hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của HS để tìm hiểu kĩ về trình độ, khả năng nhận thức, những kĩ năng sống được biểu hiện và vận dụng trong thực tế giao tiếp. Phương pháp thống kê toán học: Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giá vấn đề chính xác, khoa học. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: CƠ SỞ LÍ LUẬN Khái quát chung về kỹ năng sống - KNS là năng lực tâm lí – xã hội tất yếu mà con người sống trong xã hội hiện đại cần phải có để làm chủ bản thân, ứng phó tích cực với những thách thức, rủ ro mà con người gặp phải trong cuộc sống. - Theo Lewis L. Dunnington “Ý nghĩa của cuộc sống không phải ở chỗ nó đem đến cho ta điều gì mà ở chỗ ta có thái độ đối với nó ra sao; không phải ở chỗ điều gì xảy ra với ta mà ở chỗ ta phản ứng với những điều đó như thế nào”. Nếu con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. KNS không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân mà còn giúp giảm thiểu các tệ nạn xã hội, các vấn đề xã hội. - Theo WHO [2] , KNS được chia thành 3 nhóm: + Kỹ năng nhận thức, bao gồm các kỹ năng cụ thể như: tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị + Kỹ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điểu chỉnh + Kỹ năng xã hội (kỹ năng tương tác), bao gồm: giao tiếp; tính quyết đoán; thương thuyết, từ chối, hợp tác; sự cảm thông, chia sẻ; khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác - Theo UNESCO [2] , KNS gắn với 4 trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI: + Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhân thức được hậu quả + Học để làm:gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm + Học để chung sống với người khác: gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông. + Học để tự khẳng định mình: gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin 1.2. Giáo dục KNS cho HS ở các trường THPT hiện nay: Ở trường THPT, giáo dục kỹ năng sống cho HS chính là dạy cho HS biết sử dụng thuần thục các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử linh hoạt trước mọi tình huống, kỹ năng tổ chức, quản lý điều hành, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phán đoán, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự tự tin xử lý các tình huống thực tiễn trong cuộc sốngQua các tiết học, các buổi thảo luận, ngoại khóa học sinh được bổ sung kinh nghiệm sống, làm chủ bản thân, có bản lĩnh, biết đúng, sai, yêu, ghét, khen, chê, sống có trách nhiệm, có ý thức với gia đình, có tình yêu quê hương đất nước, được trải nghiệm thực tế để tự hoàn thiện mình và trưởng thành hơn trong cuộc sống. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN 2.1. Chưa có khung quy định chương trình Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống chưa phải là một môn học độc lập, chính thức. Do đó, trong phân phối chương trình các môn học ở trường phổ thông không có thời lượng dành cho môn học này. Bộ giáo duc và Sở giáo dục có triển khai các chuyên đề hoặc cung cấp tài liệu cho các nhà trường nhưng chủ yếu vẫn giáo dục bằng lồng ghép hoặc tích hợp. Ở trường THPT thực trạng thiếu hụt kỹ năng sống là rất đáng báo động. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất quan trọng nhưng bản thân nó chưa được xem là một môn học thực thụ từ cấp tiểu học cho đến THPT. Do vậy, các trường chỉ qua loa lồng ghép dạy với môn GDCD, Sinh học, Ngữ văn hoặc có trường “ bỏ lửng” không để ý đến. Do việc không được trang bị và giáo dục kỹ năng sống nên hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật, đánh nhau hoặc chán nản thậm chí có em đang ở vị tuổi thành niên đã quan hệ tình dục có thai hoặc có những em tìm đến cái chết vì bế tắc, chán nản trong điều kiện bố hay say xỉn, hay la mắng, mẹ thì bất lực. Ví dụ vụ 3 nữ sinh lớp 7 trường THCS Phan Chu Trinh huyện ĐakMil, Tỉnh ĐăcNông, hay một học sinh nữ lớp 12 Trường THPT Diễn Châu 2 (Huyện Diễn Châu, Nghệ An) bất ngờ chuyển dạ sinh con ngay khi đang trên lớp khi gia đình, nhà trường và bạn bè không ai biết nữ sinh này có thai 2.2. Chưa có đội ngũ giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh: Thực tế cho thấy ở các nhà trường chưa có đội ngũ giáo viên giảng dạy kỹ năng sống do chưa có chủ trương đào tạo của cấp Bộ , Ngành nên việc giáo dục kỹ năng sống chủ yếu giao cho Đoàn thanh niên hoặc giáo viên chủ nhiệm. Nếu trường nào quan tâm và làm quyết liệt thì có quyết định thành lập Ban quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và xây dựng kế hoạch hoạt động ( Ví dụ như Trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2013 – 2014). Thực trạng giáo dục kỹ năng sống ở Trường THPT Triệu Sơn 6 Trường THPT Triệu Sơn 6 đóng trên địa bàn Xã Dân lực – Huyện Triệu Sơn, HS trong địa bàn tuyển sinh của nhà trường chủ yếu là con em gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, các bậc phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm hoặc chưa biết cách giáo dục kỹ năng sống cho các em. Vì vậy, nhiều em HS còn vi phạm đạo đức do thiếu kỹ năng sống. Năm học 2014 – 2015, toàn trường có 22 HS bỏ học; năm học 2016 – 2017 có 18 HS bỏ học vì nhiều nguyên nhân trong đó phần lớn là do thiếu hụt các KNS. Theo khảo sát thì những HS hay vi phạm, có tâm lý buồn chán học, tụ tập đi chơi thường là những HS rơi vào hoàn cảnh gia đình: hoặc là bố mẹ bỏ nhau, hoặc bố mẹ đi làm ăn xa phải ở nhà với ông bà, bố say xỉn hay đánh đập mẹ con Các em tâm sự với GVCN: những lúc như vậy không có ai để chia sẻ và trạng thái tâm lý trống vắng, bế tắc. Các em thiếu hẳn sự tự tin, không có bản lĩnh để trụ vững trước hoàn cảnh khó khăn, hoặc không có KNS để giao tiếp, ứng xử. Đội ngũ GV có trình độ, có kiến thức tâm lý và nghiệp vụ sư phạm, hầu hết là yêu nghề và gắn bó với công việc của mình. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức chưa đồng đều, vẫn còn một số ít các thầy cô giáo còn chưa mẫu mực, chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS. Nhà trường chưa chú trọng nhiều đến công tác xây dựng kế hoạch, kiểm tra và quản lí hoạt động giáo dục KNS cho HS mà chỉ giao cho Đoàn TN và các GVCN thực hiện. Trong khi đó, các hoạt động GD tập thể, hoạt động phong trào của Đoàn chưa có tính sáng tạo, thậm chí còn rập khuôn, máy móc. Đa số, các GVCN chưa chú trọng đến việc giáo dục KNS cho HS. Do vậy, việc giáo dục KNS cho HS chưa hiệu quả cao, chưa đi vào thực tế. Từ thực trạng trên, năm học 2017 – 2018 tôi đã tìm đọc tài liệu, nghiên cứu để tổ chức thực hiện giáo dục KNS cho HS trường THPT Triệu Sơn 6. Cuối năm học, tôi thấy kết quả đạt được rất đáng khích lệ. Vì vậy, tôi có nguyện vọng chia sẻ với các đồng nghiệp để mong nhận được sự góp ý xây dựng để hoạt động giáo dục này được thực hiện đạt kết quả tốt hơn. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Như đã nêu ở trên, KNS bao gồm tổng hợp các kỹ năng mà con người có được qua học tập và rèn luyện. Những việc làm thường xuyên, liên tục đến mực thành thạo và thuần thục mang lại hiệu quả cao trong công việc, trong hoạt động cuộc sống hàng ngày. Việc giáo dục KNS cho HS đặc biệt lứa tuổi học sinh THPT không hề đơn giản mà phải kiên trì, quyết tâm. Đặc biệt, phải vận dụng rất nhiều phương pháp tích cực thì mới có kết quả khả quan. Dựa vào các tài liệu nghiên cứu và trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học tích cực, tôi đưa ra những biện pháp tổ chức giáo dục KNS cơ bản như sau: Khảo sát và đánh giá KNS của học sinh Khảo sát và đánh giá thực trạng KNS của HS là một công việc hết sức quan trọng. Việc khảo sát sẽ giúp cho tôi đánh giá được một cách tương đối chính xác về HS, biết các em thiếu hụt những KNS nào để có kết hoạch rèn luyện kịp thời. Đối tượng khảo sát là 90 HS của 3 khối (Khối 10: 30 HS, khối 11: 30 HS, khối 12: 30 HS). Kết quả khảo sát được như sau: Các hành vi của HS quan sát được Mức độ rất thấp Mức độ thấp Mức độ TB Mức độ cao Mức độ rất cao Biết hợp tác tốt trong đội, nhóm 30/90 (33%) 25/90 (28%) 18/90 (20%) 11/90 (12%) 7/90 (7%) Có lối sống lành mạnh, nhận thấy trách nhiệm về sức khỏe của mình 35/90 (40%) 27/90 (30%) 18/90 (20%) 6/90 (6%) 4/90 (4%) Giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình 33/90 (37%) 22/90 (24%) 17/90 (19%) 10/90 (11%) 8/90 (9%) Thành công trong các cuộc tranh luận, hùng biện, thuyết phục người khác 20/90 (22%) 35/90 (39%) 15/90 ( 17%) 12/90 (13%) 8/90 (9%) Biết tự khẳng định, xử sự bình đẳng, tôn trọng người khác 25/90 (28%) 25/90 (28%) 19/90 (21%) 13/90 (14%) 8/90 (9%) Ý thức về giá trị bản thân 30/90 (33%) 27/90 (31%) 16/90 (18,%) 10/90 (11%) 7/90 (7%) Qua bảng thống kê trên, ta có thể thấy KNS của HS là rất thấp. Các em chưa có ý thức về giá trị bản thân, chưa thực sự biết tôn trọng người khác, chưa biết cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, khả năng giao tiếp cũng chưa tốt Như vậy việc giáo dục và rèn luyện KNS cho HS là điều hết sức cần thiết. Thành lập Ban quản lý giáo dục KNS trong nhà trường Việc thành lập Ban quản lý giáo dục KNS đòi hỏi phải có sự lựa chọn chính xác. Thông thường, trên cơ sở đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong trường cuối năm học, tôi chọn những đồng chí có năng lực, có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiệt tâm với trường lớp, với HS. Đó là những đồng chí có kinh nghiệm giáo dục KNS, thực sự phải là những kỹ sư tâm hồn của thế hệ trẻ. Dưới đây là danh sách Ban quản lý giáo dục KNS trường THPT Triệu Sơn 6. TT Họ tên Môn Chức vụ Chức vụ trong Ban Phụ trách công việc 1 Trịnh Thị Lan Lịch sử Phó HT Trưởng Ban Phụ trách chung 2 Trần Công Tuấn Toán Bí thư Đoàn Phó ban Phụ trách trực tiếp nội dung giáo dục KNS 3 Nguyễn Thị Dung GDCD Phó CTCĐ Thư ký Tổng hợp, báo cáo kết quả 4 Nguyễn Tăng Thi Toán Phó bí thư ĐTN Ban viên Phụ trách khối 10 5 Hoàng Thị Thu Hà Văn Giáo viên Ban viên Phụ trách khối 11 6 Lê Văn Lập Sinh Bí thư CĐGV Ban viên Phụ trách khối 12 Phối hợp với Ban quản lý giáo dục KNS là các GVCN của 15 lớp. Các GVCN là người trực tiếp tiến hành hoạt động giáo dục KNS cho HS trong các tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề. Lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giáo dục KNS cho HS Sau khi có được danh sách Ban quản lý chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống, tôi lên kế hoạch hoạt động và thông báo họp triển khai kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Kế hoạch hoạt động được dựa trên kế hoạch năm học nhà trường và phối kết hợp với Công đoàn, Đoàn TN theo từng tháng, từng chủ đề, chủ điểm. Kế hoạch được xây dựng cụ thể như sau: Thời gian Chủ đề hoạt động Chuẩn bị của GV và HS Giáo viên Học sinh Tháng 9 An toàn giao thông - Bài giảng về ATGT - Video clip, ảnh về tai nạn giao thông. Tình hình chấp hành luật giao thông của HS trong trường Tháng 10 Nghiện hút Thuốc lá - Bài giảng về tác hại của thuốc lá, ma túy - Tranh ảnh về tác hại của thuốc lá, ma túy - Tác hại của thuốc lá, ma túy - Tình hình hút thuốc lá và sử dụng ma túy trong trường học Tháng 11 Ma túy Tháng 12 Bạo lực học đường Bài giảng về bạo lực học đường Tìm hiểu về bạo lực học đường trong và ngoài trường Tháng 1 Giáo dục giới tính - Nội dung tư vấn: Giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên - Tranh ảnh minh họa - Câu hỏi về giới tính - Các câu hỏi về sức khỏe sinh sản vị thành niên Tháng 2 Tháng 3 Chống xâm hại tình dục - Nội dung về xâm hại tình dục trẻ vị thành niên. - Tranh ảnh minh họa Tìm hiểu các giải pháp chống xâm hại tình dục Tháng 4 Thống nhất nội dung giáo dục KNS và phối hợp với GVCN triển khai trong tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề Từ kế hoạch trên, để triển khai giáo dục, rèn luyện KNS cho HS trong toàn trường cần phải thống nhất nội dung giáo dục với GVCN các lớp bởi GVCN lớp chính là người thực hiện giáo dục KNS cho HS lớp chủ nhiệm trong tiết sinh hoạt định kỳ theo chủ đề. Nhiệm vụ chuẩn bị nội dung giáo dục, tôi giao trách nhiệm cho đồng chí Bí thư đoàn trường phối hợp với các ban viên phụ trách từng khối lớp biên soạn và thống nhất tiến hành trong tiết sinh hoạt tuần đầu tiên trong tháng. Ví dụ một số nội dung giáo dục rèn luyện KNS cho HS đã được triển khai: Chủ đề 1: An toàn giao thông (Triển khai vào tháng 9/2016) Hoạt động 1: Cùng xem và suy ngẫm Bước 1: Cùng xem những hình ảnh, video clip về tai nạn giao thông (Nguồn Internet) Bước 2: Suy ngẫm - HS nhận xét về những đoạn video clip, hình ảnh và thống kê về tai nạn giao thông vừa được xem. + Tai nạn giao thông kinh hoàng + Hậu quả nặng nề về người và của + Số lượng các vụ tai nạn giao thông được thống kê trong 5 tháng đầu năm 2016 là quá cao, chưa kể những vụ tai nạn không được thống kê trên cả nước. + An toàn là bạn, tai nạn là thù. - Chỉ ra nguyên nhân của tai nạn giao thông. + Khách quan: Do phương tiện giao thông không an toàn; chất lượng cơ sở hạ tầng chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu + Chủ quan: Do người tham gia giao thông thiếu ý thức đảm bảo an toàn; uống rượu bia khi điều khiển phương tiện; phóng nhanh vượt ẩu - Suy ngẫm về hậu quả của tai nạn giao thông. + Thiệt hại về người: bị chết, bị thương tật, mất sức khỏe, mất khả năng lao động, tổn thương tinh thần + Thiệt hại về của: Mất, hỏng phương tiện giao thông; mất tiền chữa trị cho bản thân hoặc cho người bị hại; phải đền bù thiệt hại về người và xe . + Làm mất trật tự an toàn xã hội Hoạt động 2: Bài học về an toàn giao thông Bước 1: Bàn luận giải pháp đảm bảo an toàn giao thông cho HS - Phải hiểu luật giao thông và có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. - Trước khi đi cần kiểm tra kĩ phương tiện để đảm bảo an toàn. - Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, xe máy điện. - Đội mũ bảo hiểm an toàn, đúng cách sẽ giảm được trấn thương sọ não tới 80%. - Đội mũ phải cài quai cẩn thận để mũ không bị văng ra khi đang đội. Bước 2: Lựa chọn mũ bảo hiểm - Có nhiều kiểu loại mũ, nhiều màu sắc để lựa chọn. - Lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn, đã qua kiểm định chất lượng. Không đội những loại mũ thời trang với tính chất đối phó. - Lựa chọn mũ vừa với đầu, không nên đội mũ quá rộng hay quá chật đều không an toàn. Chủ đề 2: Nghiện hút Hút thuốc lá: (Triển khai vào tháng 10/2016) Hoạt động 1: Cảnh báo về thực trạng hút thuốc lá trong giới trẻ và hậu quả của việc hút thuốc lá Bước 1: Thực trạng về hút thuốc lá trong giới trẻ Trong thời gian qua, trên các kênh thông tin đại chúng đã tuyên truyền nhiều về tác hại của hút thuốc lá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết tác hại của nó đối với sức khoẻ con người. Việc hút thuốc đang diễn ra phổ biến không chỉ ở người lớn mà cả trong giới trẻ. Đặc biệt, làn khói thuốc đã len lỏi vào học đường. Theo WHO, mỗi ngày trên thế giới có 80.000 -100.000 thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Thanh thiếu niên có thể dễ dàng nghiện chất nicotine chỉ sau khi hút vài điếu thuốc và trở thành người nghiện thuốc. Tại Việt Nam, theo điều tra tình hình sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi năm 2014, tỷ lệ hút thuốc lá trong học sinh nam là 4,9% và học sinh nữ là 0,2% [8] . Ở độ tuổi thích khám phá, thích “bắt chước” người lớn, các em cho rằng, hút thuốc là cách thể hiện bản thân, trông sành điệu và “ngầu” đời hơn. Mặc cho tác hại về sức khỏe do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng HS vẫn hút thuốc lá đang có chiều hướng gia tăng. Đây là vấn đề đáng lo ngại. Bước 2: Cảnh báo về tác hại của thuốc lá Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc lá là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong sớm trên toàn thế giới. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành và hơn 90% ca ung thư phổi, 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. Đáng báo động, gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới Việt Nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá.[8] Hoạt động 2: Phát động phong trào “Vì một sức khỏe mạnh: Hãy nói không với thuốc lá”. Bước 1: Phát động phong trào. - Ban cán sự các lớp phát động phong trào“Vì một sức khỏe mạnh: Hãy nói không với thuốc lá”. - Các thành viên của các tổ (cả nam và nữ) cùng kí cam kết nói “không” với thuốc lá. - Ban cán sự lớp theo dõi việc thực hiện cam kết của các thành viên trong lớp cả trong và ngoài trường đặc biệt là một số thành viên cá biệt của lớp. Bước 2: Biểu dương khen thưởng và xử lí vi phạm - Nếu trong cả năm không có HS vi phạm hút thuốc lá sau khi đã cam kết, GVCN biểu dương và nêu gương trước toàn trường. - Khi có HS vi phạm 01 đến 02 lần, ban cán sự lớp đề nghị xếp hạnh kiểm yếu trong tháng và phạt 01 tuần trực nhật; 05 lần trở lên, xếp hạnh kiểm yếu cả kỳ; HS hút nhiều lần thì xếp loại hạnh kiểm yếu cả năm. Ma túy (Triển khai vào tháng 11/2016) Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về ma
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_va_quan_ly_hoat_dong_giao_duc.doc