SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập trong phân môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2

SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập trong phân môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2

Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học đang được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng. Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt được coi trọng. Vì chỉ có phương pháp dạy học tích cực mới tạo ra những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng với mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển chung của đất nước.

Mỗi môn học có một sắc thái riêng, môn Tự nhiên và Xã hội cũng vậy. Nội dung kiến thức được phát triển nguyên tắc từ gần đến xa. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 2 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2 được tiến hành ra sao?

Hiện nay, trong mỗi nhà trường, mặc dù giáo viên đã có ý thức tích cực đổi mới phương pháp dạy học thì một giờ Tự nhiên - Xã hội vẫn diễn ra trầm lắng với các hoạt động cho học sinh đó là quan sát, đàm thoại và tổng hợp. Với rất nhiều tranh ảnh đẹp, giàu màu sắc, các em được lôi cuốn vào xem một cách rất hồn nhiên. Nhưng yêu cầu quan sát tập trung đưa ra một vấn đề trọng tâm, nhằm đạt được mục tiêu của bài học thì các em rất dễ nản. Nếu tiết Tự nhiên - Xã hội nào cũng lặp lại các lệnh: quan sát, đàm thoại, mô tả.thì rất nhàm chán dễ làm các em mệt mỏi. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.

Đối với học sinh lớp 2, ở lứa tuổi này các em rất hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt kết quả cao. Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. “Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học tự rèn luyện, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”[1].

 

doc 27 trang thuychi01 1246816
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập trong phân môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của việc dạy và học môn Tự nhiên và xã hội
3
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3
2.3. Một số biện pháp tổ chưc trò chơi tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn tự chiên và xá hội lớp 2:
5
2.3.1. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình, phân ra các dạng bài trong môn Tự nhiên và xã hội.
6
2.3.2.Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn TNXH lớp2:
2.3.3. Xác định mục tiêu của trò chơi, xây dựng và thiết kế trò chơi
7
 8
2.3.4. Vận dụng các trò chơi vào trong từng dạng bài cụ thể.
9
2.4. Kết quả khảo sát tại thời điểm tháng đầu tháng 4 - 2019: 
21
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
21
3.1. Kết luận
21
3.2. Kiến nghị
21
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài: 
Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học đang được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng. Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt được coi trọng. Vì chỉ có phương pháp dạy học tích cực mới tạo ra những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng với mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển chung của đất nước.
Mỗi môn học có một sắc thái riêng, môn Tự nhiên và Xã hội cũng vậy. Nội dung kiến thức được phát triển nguyên tắc từ gần đến xa. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 2 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2 được tiến hành ra sao?
Hiện nay, trong mỗi nhà trường, mặc dù giáo viên đã có ý thức tích cực đổi mới phương pháp dạy học thì một giờ Tự nhiên - Xã hội vẫn diễn ra trầm lắng với các hoạt động cho học sinh đó là quan sát, đàm thoại và tổng hợp. Với rất nhiều tranh ảnh đẹp, giàu màu sắc, các em được lôi cuốn vào xem một cách rất hồn nhiên. Nhưng yêu cầu quan sát tập trung đưa ra một vấn đề trọng tâm, nhằm đạt được mục tiêu của bài học thì các em rất dễ nản. Nếu tiết Tự nhiên - Xã hội nào cũng lặp lại các lệnh: quan sát, đàm thoại, mô tả...thì rất nhàm chán dễ làm các em mệt mỏi. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
Đối với học sinh lớp 2, ở lứa tuổi này các em rất hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt kết quả cao. Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. “Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học tự rèn luyện, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”[1].
Trong thời kì đổi mới và hội nhập, nhiệm vụ học của học sinh không chỉ đơn thuần tiếp thu kiến thức cơ bản mà hầu hết tâm lý phụ huynh muốn con mình có được kĩ năng giao tiếp thành thạo, tính cách tự nhiên, hòa đồng với tập thể thông qua việc vui chơi và học tập trên lớp. Từ đó các em tự tin hơn trong cuộc sống.
Cũng chính vì thế, áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên - Xã hội là đưa học sinh vào thế giới tự nhiên các em được khám phá và lĩnh hội tri thức trong từng giờ học.
Là người giáo viên đứng lớp tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để giờ học Tự nhiên và Xã hội ở Lớp 2 đạt hiệu quả cao nhất? Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn kinh nghiệm này áp dụng vào thực tế ở lớp 2A: "Một số biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập trong phân môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tự nhiên và xã hội, hệ thống thành các dạng bài, từ đó lựa chọn một số trò chơi phù hợp vào giảng dạy, nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng học tập giúp học sinh có khả năng chiếm lĩnh kiến thức về tự nhiên và xã hội một cách vững vàng nhằm áp dụng vào thực tế đời sống của mỗi học sinh.Từ mỗi trò chơi học sinh còn chiếm lĩnh kiến thức như một công cụ giao tiếp, học tập.
- Tạo phong trào đổi mới PPDH trong nhà trường, góp phần nang cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. 
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực tế giảng dạy và học tập phân môn Tự nhiên và xã hội khối 2 trường tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
- Nghiên cứu về các trò chơi, cách vận dụng các trò chơi trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 2.
- Thực trạng học môn TNXH lớp 2A trường Tiểu học Thị Trấn 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài: Sách hướng dẫn giảng dạy Tự nhiên và xã hội lớp 2.
- Nghiên cứu chương trình Tự nhiên và xã hội lớp 2, tài liệu hướng dẫn về đổi mới nội dung - phương pháp dạy học ở Tiểu học, chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- Tài liệu hướng dẫn trò chơi Tự nhiên và xã hội lớp 2.
- Nghiên cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, nghị quyết số 29 của TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Dự giờ đồng nghiệp .
- Sinh hoạt chuyên môn
- Khảo sát chất lượng học sinh.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm:
- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá của việc vận dụng đổi mới nội dung - phương pháp dạy học vào lớp 2A trường Tiểu học Thị Trấn.
- Quan sát việc học tập Tự nhiên và xã hội của học sinh.
- Thống kê: Qua báo cáo chất lượng cuối kì, cuối năm của học sinh. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy và học môn Tự nhiên và xã hội:
2.1.1. Vị trí, vai trò của môn Tự nhiên và xã hội
Ở lớp 2, môn tự nhiên và xã hội là môn học chính khóa trong chương trình. Tuy số tiết học không nhiều nhưng đây là môn học nhằm đưa các em làm quen và chiếm lĩnh dần kiến thức khoa học của đời sống. Chính vì đó ngoài việc dạy học kiến thức đơn thuần Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này. Bởi vậy: Tổ chức trò chơi học tập trong môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2 trường Tiểu học Thị trấn"được đánh giá cao trong giảng dạy.
2.1.2. Trò chơi học tập: Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới: Con người xã hội chủ nghĩa.
2.1.3. Môi trường học tập: Môi trường học tập có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì:
+ Chơi làm thay đổi không khí lớp học.
+ Chơi làm cá nhân, tập thể lớp có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông cảm.
+ Chơi làm cho quá trình học tập còn trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
+ Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn, tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn.
+ Học sinh được hệ thống và củng cố kiến thức đã học thông qua các trò chơi.
+ Chơi là được hóa trang và đạo cụ đơn giản đẻ tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.[2]
Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác. Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà mỗi trường Tiểu học cần hình thành ở người học.
2.2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2. 2.1. Về việc dạy của giáo viên.
Trường Tiểu học Thị Trấn là một trường luôn dẫn đầu về phong trào dạy tốt trong khối tiểu học của huyện Nga Sơn. Trường có đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, nghiệp vụ, trường có100% giáo viên của nhà trường có trình độ trên chuẩn, có rất nhiều đồng chí có năng lực vững vàng, phương pháp dạy học linh hoạt đã lôi cuốn được học sinh vào học tập.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, qua dự giờ thao giảng, kiến tập của giáo viên trong trường, đặc biệt là giáo viên khối 2 (qua một số tiết TNXH) bản thân tôi và đồng nghiệp vẫn còn một số tồn tại:
- Một số tiết dạy chưa có sự đầu tư: đổi mới PPDH chưa triệt để, các hình thức tổ chức hoạt động trong giờ học Tự nhiên và xã hội còn đơn điệu, nghèo nàn, phương tiện, đồ dùng dạy học chuẩn bị thiếu chu đáo.
- Nhiều tiết dạy Tự nhiên và xã hội giáo viên đã sử dụng phương pháp : trò chơi học tập, tuy nhiên chủ yếu chỉ ở những tiết thao giảng, dự giờ. Còn những tiết dạy hàng ngày trên lớp giáo viên còn ngại tổ chức trò chơi cho học sinh. Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học chưa thực sự được chú trọng và chưa mang lại hiệu quả. Sở dĩ có tình trạng trên là do mỗi đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa tác dụng của trò chơi trong giờ học Tự nhiên và xã hội, lệ thuộc nhiều vào hướng dẫn của sách giáo viên.
- Do quan niệm phân môn Tự nhiên và Xã hội là môn phụ trong chương trình nên ngại dạy, hoặc dạy cắt xén thời gian, việc lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học còn đơn điệu chưa có sự đầu tư nhiều đặc biệt là trò chơi học tập.
- Tài liệu nói về hình thức tổ chức trò chơi học tập còn hạn chế, một số tài liệu có đưa ra các hình thức trò chơi phong phú song chưa sát thực, không mang tính khả thi.
2.2.2. Về việc học tập của học sinh.
Trường tiểu học Thị Trấn là một trong những trường chuẩn quốc gia mức độ 2 tốp đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Học sinh Trường Tiểu học Thị Trấn vốn có truyền thống hiếu học và có bề dày trong thành tích về học tập. Học sinh chủ yếu là con gia đình cán bộ, được các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho các em học tập tốt. Vì vậy đai đa số học sinh của nhà trường tự tin, giao tiếp tốt, chất lượng học tập khả quan.
Bên cạnh những học sinh chăm học, vẫn còn một số em đang còn rất thờ ơ với việc học Tự nhiên và xã hội vì có rất nhiều học sinh cho rằng đây là môn học phụ không cần đầu tư học nhiều, chỉ cần giỏi Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh mà không chú ý đến học phân môn Tự nhiên và Xã hội. Một số học sinh đến tiết Tự nhiên và xã hội còn không mang sách học cũng như đồ dùng học tập điển hình ở lớp 2A như em (Hưng, Lộc, Chi, Minh) điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em nói chung.
- Một số phụ huynh còn coi môn học Tự nhên và xã hội là môn phụ, không kiểm tra đánh giá bằng điểm số cuối kì nên nhiều phụ huynh còn xem nhẹ đôi khi mua sách vở, đồ dùng học tập cho con em chưa đầy đủ như vở bài tập, chuẩn bị đồ dùng, vật thật trong mỗi tiết học cho học sinh cònchưa đầy đủ( không quan trọng) nên kết quả học tập chưa cao.
2. 2.3. Khảo sát hứng thú của học sinh khi học môn Tự nhiên và xã hội.
Sau 2 tuần nhận lớp và giảng dạy trực tiếp tại lớp 2A hai tiết Tự nhiên và xã hội, tôi nhận thấy rằng, số học sinh nắm được bài, tích cực xây dựng bài và hoàn thành bài tập hạn chế. Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh và thu được kết quả sau:
Kết quả đạt được:
 Kếtquả 
Số bài
Hứng thú học và chuẩn bị bài đầy đủ.
 Bình thường
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
29
7
24,1
16
55,2
6
20,7
Qua bảng khảo sát trên cho thấy chất lượng phân môn Tự nhiên và Xã hội chưa có gì khả quan, số học sinh không hưng thú học tập vẫn còn 20,7 %, làm gì để tăng hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học tập, bản thân tôi đã trăn trở, lựa chọn một số trò chơi học tập sau và đưa vào giảng dạy.
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG MÔN TNXH LỚP 2:
Việc áp dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú vào giờ dạy TNXH chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập, tạo không khí sôi nổi cho một giờ học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu cầu đạt. Trên cơ sở đó xác định cần lựa chọn trò chơi gì? đưa trò chơi vào lúc nào? bài tập nào? Cách tổ chức ra sao? Nếu giáo viên không tổ chức tốt thì trò chơi không gặt hái được kết quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự mất trật tự trong giờ học. Chính vì vậy việc giảng dạy một tiết TNXH ở lớp 2 được tiến hành ra sao để học sinh chủ động, hào hứng lĩnh hội tri thức, đó là điều tôi đã nghiên cứu, nhận biết và tìm hiểu được một số kinh nghiệm về vận dụng một số trò chơi vào tiết dạy TNXH ở lớp 2A trường tiểu học thị Trấn mà tôi đang đảm nhiệm:
 Tập thể học sinh lớp 2A trường Tiểu học Thị Trấn
2.3.1. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình, phân ra các loại hình trò chơi trong môn Tự nhiên và xã hội:
Nắm vững nội dung, chương trình giúp giáo viên có cái nhìn tổng quát và xác định rõ được mục tiêu cần đạt của môn học. Thông quan hệ thống bài học, giáo viên giúp học sinh hệ thống, khái quát hóa kiến thức trong từng dạng trò chơi áp dụng cho từng bài cụ thể trong môn tự nhiên xã hội lớp 2 như sau:
 - Dạng trò chơi nhằm khởi động để giới thiệu bài áp dụng dạy các bài: 
 Bài 1: Cơ quan vận động	
 Bài 15: Trường học
 Bài16; Các thành viên trong nhà trường	 
 Bài18: Giữ trường học sạch đep
 - Dạng trò chơi nhằm khai thác nội dung kiến thức bài học áp dụng dạy các bài:
Bài 6: Tiêu hóa thức ăn	 Bài 24: Cây sống ở đâu?
Bài 10: Ôn tập : Con người và sức khỏe
Bài 12:Đồ dùng trong gia đình	 Bài 25: Một số loài cây sống trên cạn 
Bài 19: Đường giao thông	 Bài 26: Một số loài cây sống dưới nước
bài 21- 22:Cuộc sống xung quanh 
Bài 27: Loài vật sống ở đâu? Bài 28: Một số loài vật sống trên cạn
Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước
Bài 32: Mặt trời và phương hướng Bài 33: Mặt trăng và các vì sao
- Dạng trò chơi nhằm củng cố nội dung bài áp dụng dạy các bài:
Bài 2: Bộ xương	Bài 3: Hệ cơ
Bài 5: Cơ quan tiêu hóa
Bài 4: Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?.
Bài 7: Ăn uống đầy đủ Bài 8: Ăn uống sạch sẽ
Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường
Bài 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông.
Bài 30: Nhận biết cây cối và các con vật
Vậy việc áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập, yêu cầu bài dạy cần đạt. Trên cơ sở đó xác định cần đưa trò chơi vào lúc nào? Nếu giáo viên không tổ chức tốt thì trò chơi không những không gặt hái được kết quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự hỗn độn không cần thiết. Đặc biệt đối với việc giảng dạy phân môn Tự nhiên và Xã hội trong nhà trường có đối tượng và nội dung khá phong phú để có thể biên soạn và tổ chức trò chơi. Tuy vậy việc sử dụng các trò chơi không đúng mục đích đôi khi còn có tác động ngược lại gây ồn và mất thời gian của giáo viên.
Giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng. Phải hiểu rõ mục tiêu của từng bài, từng phần, từng mảng kiến thức và toàn bộ chương trình môn Tự nhiên - Xã hội ở lớp 2. Vậy cần sử dụng những trò chơi gì trong dạy các bài Tự nhiên và Xã hội lớp 2 và vận dụng chúng như thế nào để nâng cao hiệu quả dạy - học, tôi đã vận dụng một số trò chơi sau:
a. Trò chơi nhằm khởi động để giới thiệu bài:
Tổ chức cho HS các trò chơi nhằm giới thiệu bài gây sự chú ý hấp dẫn cho học sinh tạo sự liên hệ nhẹ nhàng giữa bài cũ vào bài mới.
Khi dạy dạng bài này học sinh có một sức lôi cuốn mạnh mẽ vào bài học mà không cứng nhắc đơn điệu . Tôi đã lựa chọn và tổ chức cho học sinh chơi trong trò chơi sau:
*Trò chơi: Hoa và nhụy hoa nói gì?
Trước khi chưa vận dụng các trò chơi vào dạy học, giờ học Tự nhiên và Xã hội thông thường giáo viên chỉ cho học sinh quan sát tranh và trả lời 
b, Trò chơi nhằm khai thác nội dung kiến thức bài học:
Trò chơi nhằm khai thác kiến thức bài học là trò chơi tránh sự nhàm chán sự chiếm lĩnh kiến thức trọng tâm bài bằng các câu hỏi trong SGK đại thể như:
- Bạn ở huyện (quận) nào?
- Người dân nơi bạn sống thường làm nghề gì?
Với hệ thống các câu hỏi vấn đáp như vậy HS trả lời thông qua việc quan sát tranh, không khí lớp học trầm lắng, học sinh thiếu tập trung, ít theo dõi vào nội dung bài học vì thế các kiến thức khó nhớ, không khắc sâu nội dung sau mỗi bài học. Chính vì thế tôi đã vận dụng một số trò chơi trong học tập trên để khai thác nội dung bài học đồng thời giúp các em dễ nhớ bài học, khắc sâu được kiến thức và ham thích môn học Tự nhiên và Xã hội.
Trò chơi nhằm khai thác nội dung kiến thức bài học tôi sử dụng trong các trò chơi sau :
b.1Trò chơi: Tôi cần đến đâu?
b.2Trò chơi: Đóng vai- kể về sự vật.
b.3 Trò chơi: Đông, Tây, Nam, Bắc
c. Trò chơi nhằm củng cố nội dung bài:
Khi dạy xong một bài Tự nhiên va xã hội để giúp các em khắc sâu về nội dung kiến thức bài học song không mang tính chất tự luận, giảng giải hay nhắc lại, tạo không khí nhẹ nhàng, gây sự tập trung chú ý hơn cho HS, các trò chơi này sẽ có tác dụng giúp cho các em hiểu sâu bài học, nhớ lâu, khó quên bài. Tôi đã lựa chọn và tổ chức cho học sinh chơi trong trò chơi sau:
*Trò chơi: Phân nhóm nhanh.
2.3.2.Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn TNXH lớp2:
Trước đây khi chưa có CNTT đại chúng,việc dạy học rất đơn thuần ở người dạy và người học đó là quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK giáo viên đưa ra câu hỏi, giảng giải học sinh quan sát,trả lời,nhận xét kết luận.Một hình thức dạy học truyền thống thiếu sự hấp dẫn.
Trong những năm gần đây CNTT rộng rãi, việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin là một thiết yếu vô cùng quan trọng, ở cấp độ cao hơn so với các phương tiện trực quan khác, tạo điều kiện để thực hiện những đổi mới căn bản về nội dung phương pháp dạy học nhằm hình thành ở học sinh các năng lực làm việc học tập và thích ứng được với môi trường xã hội hiện đại 
Việc ứng dụng CNTT vào dạy họclà hình thức đưa các thông tin như văn bản,kí hiệu,hình ảnh...theo chủ định nhằm tạo hứng thú cho người học. Những hình ảnh đẹp, rõ ràng, nhiều màu sắc sinh động học sinh sẽ vô cùng thích thú gây chú ý cao trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học.
Từ những ưu thế trên, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao chất lượng giờ học cho học sinh nhất là môn TNXH lớp 2 mà năm học này tôi đang trực tiếp giảng dạy. Từ việc nghiên cứu kĩ chương trình môn học và học cách thiết kế bài dạy ứng dụng CNTT. Tận dụng nguồn tư liệu sẵn có trên giáo án điện tử nguồn violet. Tôi đã áp dụng dạy học ứng dụng CNTT vào một số bài học cụ thể trong chương trình như sau:
 Bài 1: Cơ quan vận động	
 Bài 15: Trường học
 Bài16: Các thành viên trong nhà trường	 
 Bài18: Giữ trường học sạch đep
 Bài 19:
 Bài 34: 
 Bài 35:
2.3. 3. Xác định mục tiêu của trò chơi, xây dựng và thiết kế trò chơi:
Trong thực tế dạy học, giáo viên đã sử dụng trò chơi học tập chủ yếu ở phần củng cố bài. Trong quá trình sử dụng trò chơi đôi khi giáo viên chưa xác định rõ mục tiêu của trò chơi, chưa biết cách xây dựng và thiết kế trò chơi nên hiệu quả của trò chơi học tập chưa cao.
Việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.Và để trò chơi học tập thực sự mang ý nghĩa “ chơi mà học” khi sử dụng trò chơi học tập người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của trò chơi:
- Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
- Phát triển tư duy, rèn các kĩ năng: giao tiếp, xử lí tình huống; ứng phó, thao tác, phản xạ nhanh.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ; tính trung thực trong thi đua, học tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_tao_hung_thu_hoc_tap.doc