SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

 Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục, nhất là bậc tiểu học, đóng vai trò rất quan trọng. Để đạt được mục đích đó việc dạy đủ các môn học là yêu cầu không thể thiếu được. Nhằm góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có rất nhiều phân môn, đã lấy nguyên tắc dạy học giao tiếp làm định hướng cơ bản, giáo viên cần phải nắm rõ nhiệm vụ của từng phân môn để nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) giúp các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Đặc biệt, phân môn Tập đọc - là phân môn "khởi sự" có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn các em, góp phần tích lũy được vốn sống bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên giàu cảm xúc của các em. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Đọc giúp học sinh giải mã được các tín hiệu ngôn ngữ, thông hiểu văn bản, giúp các em cảm thụ tốt hơn cái hay, cái đẹp của tác phẩm. thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.

 Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì đọc giúp các em tự tin sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học và học suốt đời.

 

doc 23 trang thuychi01 4171825
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục, nhất là bậc tiểu học, đóng vai trò rất quan trọng. Để đạt được mục đích đó việc dạy đủ các môn học là yêu cầu không thể thiếu được. Nhằm góp phần giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có rất nhiều phân môn, đã lấy nguyên tắc dạy học giao tiếp làm định hướng cơ bản, giáo viên cần phải nắm rõ nhiệm vụ của từng phân môn để nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết) giúp các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Đặc biệt, phân môn Tập đọc - là phân môn "khởi sự" có vị trí rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, góp phần hệ thống lại kiến thức tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn các em, góp phần tích lũy được vốn sống bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân, có cái nhìn về thế giới xung quanh tinh tế hơn, nhạy cảm hơn, phù hợp với tâm lí lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên giàu cảm xúc của các em. Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh. Đọc là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Đọc giúp học sinh giải mã được các tín hiệu ngôn ngữ, thông hiểu văn bản, giúp các em cảm thụ tốt hơn cái hay, cái đẹp của tác phẩm. thông qua các bài văn học sinh học được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu của dân tộc.
 Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập các môn học khác, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì đọc giúp các em tự tin sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học và học suốt đời.
 Tuy nhiên, hiện nay tình trạng học sinh đọc lệch chuẩn ngày càng nhiều 
làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi luôn dành nhiều thời gian suy nghĩ để đi tìm câu trả lời: “ Làm thế nào để hạn chế tỉ lệ học sinh đọc lệch chuẩn Tiếng việt ? ”. Vì Tiếng Việt là linh hồn dân tộc Việt, văn hóa Việt. Đọc đúng, nói chuẩn Tiếng Việt là việc cần phải làm ngay.
 Với ý nghĩa trên, tôi mạnh dạn chọn phân môn Tập đọc để nghiên cứu và thể hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. Đó chính là :“Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
	Mục đích của Sáng kiến kinh nghiệm là:
- Giúp học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc thành thạo các văn bản.
- Đổi mới phương pháp dạy học.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 nói riêng và dạy học tiếng việt ở Tiểu học nói chung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 
 - Các phương pháp dạy học môn Tiếng việt lớp 2. Đặc biệt là phương pháp dạy Tập đọc.
 - Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - Thành phố Thanh Hóa. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 “ Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó( ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh( ứng với đọc thầm)”. Định nghĩa này thể hiện một quan niệm đầy đủ về đọc, đó là quá trình giải mã hai bậc: Chữ ® âm thanh và âm thanh® nghĩa. Vậy, đọc là phát âm thành tiếng và thông hiểu những gì được đọc. 
 Để tổ chức dạy kĩ năng đọc cho học sinh, giáo viên cần hiểu rõ quá trình đọc, nắm bản chất của kỹ năng đọc. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh khi đọc hay cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy đọc. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện. Một mặt, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Mặt thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ - nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì được đọc.
 Đọc bao gồm những yếu tố như: Tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của cơ quan phát âm, cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc. Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này của quá trình đọc, đó là điểm phân biệt giữa người mới biết đọc và người đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác và biểu cảm bấy nhiêu. Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài.
 Mặt khác, phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học. Nó liên quan mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như : vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu ( thuộc ngữ âm học), vấn đề nghĩa của từ, của câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ nghĩa học), vấn đề dấu câu, các kiểu câu...(thuộc ngữ pháp học). Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời những cơ sở của ngôn ngữ học. Giáo viên không coi trọng đúng mức những cơ sở này thì việc dạy học sẽ mang tính tùy tiện và không đảm bảo tính hiệu quả. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC :
Ở Tiểu học, dạy học sinh kĩ năng đọc chuẩn là dạy các em nói, viết chuẩn.
 Nhưng thực trạng chung cho thấy chỉ một số ít học sinh Tiểu học đọc, nói, viết chuẩn. Ở các trường học vẫn có giáo viên cho các em điểm đọc thành tiếng khá cao theo cảm tính, một số giáo viên quá sa vào giảng văn, phân bố thời gian chưa hợp lý cho một tiết dạy dẫn đến học sinh không đủ thời gian luyện đọc, không sửa được lỗi phát âm sai chủ yếu của học sinh. Trong khi giảng dạy, nhất là những giờ có đồng nghiệp dự, nhiều giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng học sinh yếu, coi như không có các em trong đội quân đi tìm tri thức ở lớp mình, bởi vì các em đọc chậm, đọc sai, đọc ê-a, trả lời ngắc ngứ làm giảm “ tốc độ thi công” của tiết dạy. Đặc biệt, có một số giáo viên mặc dù có rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đã tiềm tàng nên khả năng nắm bắt đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là rất chậm. Mặt khác, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 2, còn ham chơi, sự tự giác trong học tập chưa cao, chưa thật hứng thú tích cực trong học tập và các em còn có thói quen đọc thiếu ý thức (đọc ê-a, liến thoắng, vội vã, hấp tấp, đọc sai các âm, vần, thanh điệu )...
 Đây quả là một vấn đề đáng báo động đến giáo viên và học sinh, cần phải được giải quyết kịp thời trong dạy học phân môn Tập đọc. Là giáo viên dạy học sinh Tiểu học, bản thân tôi luôn chú ý đến việc rèn các em đọc, nói chuẩn. Giúp các em đọc và nói chuẩn chính là rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống hàng ngày của các em.
 Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy số đông các em thường đọc lệch chuẩn nên dẫn đến viết cũng sai chính tả. Đặc biệt là vấn đề phương ngữ của các em chưa phát âm chuẩn tiếng phổ thông vẫn còn mang nặng tiếng địa phương, nói nặng hay lẫn lộn các cặp phụ âm dễ lẫn như: l/n, tr/ ch, x/s, sai thanh điệu hỏi/ ngã...
Ví dụ: làm lụng/ nàm nụng, nảy lộc/ lảy nộc,...
- Phát âm sai các bộ phận vần như : ang / an , âc /ât , iêc/ iêt,....
Ví dụ: đàng hoàng / đàn hoàn, cấc/ cất, chiếc/ chiết,...
- Phát âm sai về thanh điệu như: ?, ~ ,
Ví dụ : mỗi / mổi, cũng / củng, vui vẻ/ vui vẽ, thịt mở / thịt mỡ,...
Bên cạnh đó do đặc điểm của tâm sinh lý học sinh tiểu học nói chung và đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp hai nói riêng, là hay rụt rè nhút nhát ngại giao tiếp, mất tự tin trước đông người. Hơn nữa do một phần học sinh chưa chú ý đến các dấu hiệu của câu mà đang phải chú ý vào chữ để học. Một phần có thể do học sinh chưa nắm được các quy tắc ngữ pháp của câu. Vì vậy dẫn đến học sinh đọc thoải mái, tuỳ tiện không theo quy luật nào. Như vậy những em đọc được, đọc đúng chỉ đạt kết quả rất thấp. Điều này chứng tỏ thực trạng của học sinh đọc kém, đọc nhỏ, đọc sai lỗi chính tả, đọc ê a,...
 Tôi đã khảo sát sơ bộ học sinh ở trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy cho thấy: Đa số học sinh thường đọc lệch chuẩn. Năm học 2016 - 2017, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 2A. Lớp có 34 học sinh, trong đó có 13 em nữ và 21 em nam. Phần lớn các em là con các gia đình lao động tự do, một số ít là con cán bộ, một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em gia đình ít quan tâm đến việc học tập của con cái, đồ dùng sách vở còn thiếu và có 1 em khuyết tật dạng tăng động.
 Theo dõi việc học tập của học sinh lớp 2A, tôi nhận thấy các em đọc lệch chuẩn quá nhiều. Vì vậy, công việc đầu tiên của tôi ngay từ những tuần lễ đầu của năm học là phân loại đối tượng, thống kê các lỗi đọc sai phổ biến của học sinh trong lớp thông qua khảo sát các bài Tập đọc, qua theo dõi các bài đọc từ các phân môn khác và từ cách giao tiếp hàng ngày của các em để tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục cho các em. 
 Thông qua khảo sát đầu năm học, tôi thu được kết quả cụ thể như sau: 
Lớp
Tổng số học sinh
Đọc tốt
Đọc bình thường
Đọc yếu
2A
34em
4em =11,8%
21em = 61,7%
9 em = 26,5%
 Qua tìm hiểu thực tế cho thấy : Hiện tượng đọc còn sai, chưa rõ ràng, rành mạch ở học sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau :
1. Do các em phát âm không chuẩn xác một số âm vị Tiếng việt.
2. Do không hiểu nghĩa của từ . 
3. Do ảnh hưởng của ngữ âm địa phương: Phương ngữ địa phương được các em sử dụng tương đối nhiều khi giao tiếp hàng ngày ở gia đình, ở bạn bè và thậm chí cả ở trường học cũng có không ít giáo viên đọc, nói tiếng địa phương.
4. Do tính ham chơi, không chịu lắng nghe, học hỏi, rèn luyện, thiếu kiên nhẫn luyện đọc. Các em thường coi nhẹ phân môn "Tập đọc” vì các em cho rằng Tập đọc là môn dễ chỉ cần đọc trôi chảy, lưu loát là được không cần phải suy nghĩ nhiều như các môn học khác.
5. Do giáo viên phát âm chưa rõ ràng, rành mạch và chưa chuẩn khi nói, đọc đồng thời chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc rèn kĩ năng đọc cho HS (nhất là đối tượng học sinh yếu)(Đây là nguyên nhân khách quan)
6. Do cha mẹ không quan tâm đến việc học hành của con cái.
 Ngoài ra còn có một số nguyên nhân về sinh lý có ảnh hưởng đến chất lượng đọc đúng chuẩn của học sinh như: Nói ngọng, mắt kém, tai nghe không rõ khi được hướng dẫn sửa lỗi đọc đúng
 Từ thực trạng trên, để công việc nghiên cứu đạt hiệu quả, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học phân môn Tập đọc sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của đối tượng học sinh trong lớp, lập ra một số giải pháp cụ thể và tổ chức thực hiện.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 
 Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi vận dụng những kinh nghiệm đúc rút được qua thực tiễn dạy học những năm học trước để cố gắng làm sao giảm được tỉ lệ số học sinh đọc lệch chuẩn, tăng dần số học sinh đọc đúng chuẩn và rèn luyện cho các em tính cẩn thận, chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại ở mọi nơi, mọi lúc, ở tất cả các môn học. Theo tôi, để giúp học sinh đọc đúng chuẩn phải là cả một quá trình giảng dạy và rèn luyện cho các em xuyên suốt lâu dài chứ không phải là ngày một ngày hai, vì vậy giáo viên cần phải kiên nhẫn, tận tâm, tận tụy với học sinh.
 Bản thân tôi đã đề ra các giải pháp và tổ chức thực hiện cụ thể như sau: 
1/Phân loại đối tượng học sinh:
 Đây có thể coi là một giải pháp có tính khả dụng, hữu hiệu và hợp lý vì giúp cho giáo viên có thể theo dõi, bồi dưỡng, kèm cặp, uốn nắn đến từng đối tượng học sinh trong lớp. Giáo viên không nên lầm tưởng rằng: phân loại đối tượng học sinh chỉ có trong môn Toán hoặc các phân môn khác của Tiếng Việt.
 Giáo viên cần phân loại học sinh trong lớp thành các nhóm cùng đối tượng để rèn kĩ năng đọc.
Chẳng hạn: + Nhóm 1: Đối tượng học sinh đọc yếu.
 + Nhóm 2: Đối tượng học sinh đọc bình thường.
 + Nhóm 3: Đối tượng học sinh đọc tốt.
Đối với đối tượng học sinh đọc yếu: 
 Tâm lý các em là rất ngại đọc, nhất là các bài dài vì thế giáo viên không nên ép học sinh đọc nhiều. 
 Trong phương pháp dạy phân môn Tập đọc có đọc nối tiếp câu, đây là thời điểm tốt nhất để rèn đọc, uốn nắn việc phát âm sai cho các em. 
 Giáo viên cần kiên trì giúp đỡ các em rèn kĩ năng đọc, không " bỏ qua" nhưng cũng không "nôn nóng" đòi hỏi ráo riết phải đọc đúng ngay tại lớp (nếu chưa đọc đúng trên lớp giáo viên có thể yêu cầu học sinh luyện đọc thêm ở nhà), động viên các em đọc tốt từng câu sau đó nâng lên đọc đoạn rồi đọc cả bài, tránh chê trách làm học sinh bi quan, xấu hổ và chán nản. Mặt khác, giáo viên cần sắp xếp em đọc tốt ngồi cạnh em đọc yếu để các em giúp đỡ lẫn nhau trong học tập khi học nhóm, các em sẽ thấy tự tin hơn, hứng thú học tập hơn. Ngoài ra, giáo viên cần kết hợp với phụ huynh trong việc kèm cặp các em đọc bài ở nhà, động viên phụ huynh mua thêm truyện tranh thiếu nhi bổ ích cho các em luyện đọc thêm.
b. Đối với đối tượng học sinh đọc bình thường:
 Tâm lý các em này cũng thường rất ngại thể hiện, các em nghĩ biết đọc là được nên giáo viên cần sử dụng biện pháp khen, cho điểm...khi học sinh đọc để giúp các em bạo dạn hơn. Ngoài ra, còn tạo cơ hội cho các em tham gia trò chơi học tập, hoạt động nhóm...để lôi cuốn học sinh thích được đọc bài.
Chẳng hạn: Trong dạy Tập đọc có hoạt động kiểm tra bài cũ, giáo viên nên cho các em (trong nhóm đọc bình thường) được đọc lại bài tập đọc đã học, giáo viên nhận xét và cho điểm hoặc tuyên dương các em.
c. Đối với đối tượng học sinh đọc tốt:
 Tâm lý các em rất tự tin, thích được bộc lộ nên khi tham gia đọc giáo viên cần đòi hỏi các em ở mức độ cao hơn như đọc diễn cảm, đọc phân vai. Lấy các em làm nhân tố điển hình để phát triển thêm các em khác đọc tốt.
Chẳng hạn: Trong các bài Tập đọc :
Khi đến hoạt động luyện đọc lại, giáo viên nên yêu cầu cá nhân học sinh (ở nhóm đối tượng đọc tốt) đọc lại toàn bài hoặc đọc phân vai (người dẫn truyện, các nhân vật có trong truyện), sau đó giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất, tuyên dương các em.
 Tôi đã sử dụng và khai thác triệt để giải pháp này trong dạy học phân môn Tập đọc cho học sinh trong lớp mình giảng dạy .
 2/ Gây hứng thú cho học sinh trong giờ học:
 Muốn rèn kĩ năng đọc tốt cho học sinh thì việc gây hứng thú trong tiết học là rất quan trọng. Nhất là đối với học sinh đọc yếu phải kích thích cho các em thích đọc, phải làm cho các em thấy tiết học như một sân chơi không gò bó hoặc nặng nề, các em được tâm sự, được bộc lộ mình, được nghe, được học hỏi. Theo tôi, việc gây hứng thú trong tiết học chính là: 
 - Đọc mẫu của giáo viên, giáo viên phải đọc mẫu thật diễn cảm, thật có hồn để lột tả được cái hay, cái đẹp của văn bản từ đó cuốn hút học sinh nghe và thích khám phá, thích đọc giống cô giáo. 
 - Giáo viên phải tổ chức tiết học dưới nhiều hình thức khác nhau cũng là động lực gây hứng thú học tập cho học sinh nhưng việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy học Tập đọc, nhạy bén và sáng tạo sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học sao cho phù hợp với học sinh lớp mình như: hình thức đọc nhóm, hình thức thi đọc tiếp sức, đọc truyền điện, đọc phân vai...Ngoài ra, giáo viên cần phải phối hợp rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong tất cả các môn học khác để các em đọc đúng, nói chuẩn.
- Việc đánh giá nhận xét phải khích lệ được học sinh, không nên chê các em mà nên động viên, giúp đỡ để các em tự tin đọc tốt hơn.
3/ Rèn đọc qua việc đọc mẫu của giáo viên :
 Đọc mẫu là một biện pháp dạy học theo phương pháp trực quan, thường đem lại hiệu quả tốt trong dạy học phân môn Tập đọc ở Tiểu học. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp đọc mẫu trong giờ Tập đọc cũng cần phải linh hoạt, dựa trên cơ sở nắm vững mục đích và tác dụng của nó.
 Bài đọc mẫu của cô giáo chính là cái đích, mẫu hình kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó, yêu cầu đọc mẫu của cô phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn cuốn hút học sinh: Đọc đúng, rõ ràng, mạch lạc, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm.
 Để đọc mẫu có tác dụng và hiệu quả cao, tôi đã phải rèn luyện khá công phu cả về giọng đọc, kĩ thuật đọc và năng lực cảm thụ văn học. Khi thiết kế giáo án các tiết Tập đọc, tôi phải tìm hiểu kĩ nội dung văn bản, tìm được giọng đọc đúng, đọc hay phù hợp với nội dung, tìm ra câu (đoạn) mà học sinh có thể đọc hay bị vấp chứ không đơn thuần chỉ tìm ra những tiếng, từ đọc dễ lẫn. Sau đó, tôi đọc đi đọc lại văn bản nhiều lần sao cho thật có hồn và diễn cảm. Khi đọc mẫu toàn bộ văn bản nhằm mục đích gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế nghe đọc cho học sinh, tôi thường định hướng ổn định trật tự và yêu cầu các em đọc thầm theo cô. Tôi chọn vị trí đứng có thể bao quát được cả lớp, không đi lại khi đọc, cầm sách mở rộng bằng hai tay, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30cm đến 35cm, cổ và đầu thẳng, đọc đủ lớn để tất cả học sinh trong lớp nghe rõ đồng thời thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn bao quát học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn. Khi đọc mẫu câu (đoạn) nhằm hướng dẫn luyện đọc đúng, đọc hay, tôi thường kết hợp với biện pháp gợi mở, "nêu vấn đề" hoặc "tạo tình huống" để các em được nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc đúng, đọc hay, kích thích được tư duy sáng tạo và tích cực hóa hoạt động học tập tập của học sinh trong quá trình luyện đọc.
 Ví dụ: Giáo viên đọc và gợi ý để học sinh suy nghĩ, tự phát hiện: Ngắt hơi ở những chỗ nào? Nhấn mạnh ở những từ ngữ nào? Vì sao cần đọc như vậy? Đọc với giọng nhanh hay chậm/ vui hay buồn/ bộc lộ tình cảm gì?...
 Khi đọc mẫu từ, cụm từ nhằm sửa phát âm sai, điều chỉnh cách đọc cho đúng, tôi thường hướng dẫn cụ thể kết hợp định hướng cho các em tự sửa hoặc bạn bè sửa giúp để các em học đọc một cách "trực quan" và sinh động ( nhất là nhóm đối tượng học sinh yếu). 
 Tôi đã thực hiện triệt để biện pháp này trong giảng dạy phân môn Tập đọc ở lớp 2A nên học sinh đa số có giọng đọc gần giống cô giáo. Đây là một việc làm khá thành công của bản thân tôi.
4/Rèn kỹ năng đọc đúng.
 Trong quá trình luyện đọc học sinh thường phát âm sai các phụ âm đầu, và thanh điệu. Tôi đã hướng dẫn học sinh luyện theo mẫu. Luyện đọc theo mẫu là phương pháp chủ yếu trong quá trình luyện đọc đúng cho học sinh. Nghĩa là trước hết giáo viên không được yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm được. Muốn học sinh đọc thành tiếng tốt, đọc đúng, đọc hay, phải biết quan sát cách đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc. Nghĩa là học sinh phải có khả năng nhận ra những gì mà học sinh đọc đúng mẫu, hay đọc sai lệch những thông tin của bài đọc và mẫu của giáo viên. Đồng thời biết tái hiện lời đọc của học sinh với lời đọc mẫu. Để luyện đọc đúng cho các em, tôi thường tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan nhất.
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng, tôi thường hướng dẫn học sinh ngồi đúng ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách, cổ và đầu phải thẳng. Khi được gọi đọc bài phải bình tĩnh tự tin, đứng lên phải đọc to rõ ràng, tư thế đọc phải thoải mái, sách được mở rộng và cầm bằng hai tay.
 Để luyện cho học sinh đọc to tôi thường động viên các em tự tin đồng thời luyện cho các em kĩ thuật nâng giọng cao hơn để đọc to hơn cũng như luyện cho các em cách thở sâu lấy hơi. Nhưng đọc to cũng không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên. Có những học sinh nhầm tưởng rằng đọc càng to càng tốt nên đã gào lên, những lúc như thế tôi thường giải thích cho học sinh hiểu là đọc to không có nghĩa là phải lấy hết sức mà gào lên. Sau đó tôi đọc mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn của giọng đọc như thế nào là vừa phải, để các em bắt chước, không những đọc to mà còn phải luyện đọc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2.doc