SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Thọ Thanh
Như chúng ta đã biết, chính tả là ngôn ngữ, là phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, để cho người viết và người đọc thống nhất nội dung của văn bản. Nên việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy, trên bục giảng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng.
Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả mà tất cả những người làm thầy đều phải ra sức cố gắng sử dụng nhiều hình thức, nhiều phương pháp dạy, nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng phát âm và viết đúng chính tả, cũng như xây dựng chuẩn ngôn ngữ cho mỗi vùng miền. Trong đó nhà trường là môi trường rất quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết.
Năm 2015- 2016, tôi được phân công dạy lớp 2C. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: mỗi khi giao tiếp một số em cũn phát âm sai, đọc bài các em thường đọc không đúng, dẫn đến viết sai, hiểu sai nghĩa của từ. Nhất là phân môn chính tả, các em viết còn lẫn lộn giữa các âm đầu như ch/tr/t, s/x, d/gi/r và hay lẫn lộn các dấu thanh như dấu hỏi/dấu ngã và đặc biệt có một số em còn đọc, viết thiếu cả âm, sai cả vần.
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Mục lục 1 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lí do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lí luận 3 2.1.1.Vị trí của phân môn chính tả 3 2.1.2.Nhiệm vụ của phân môn chính tả 4 2.1.3.Nội dung của phân môn chính tả lớp 2 4 2.2. Thực trạng của vấn đề 4 2.2.1.Thuận lợi 4 2.2.2.Khó khăn 4 2.2.3.Thực trạng của việc dạy và học chính tả ở Trường Tiểu học Thọ Thanh 5 2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Thọ Thanh. 7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 11 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 3.1. Kết luận 11 3.2. Kiến nghị 13 Tài liệu tham khảo 14 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, chính tả là ngôn ngữ, là phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, để cho người viết và người đọc thống nhất nội dung của văn bản. Nên việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy, trên bục giảng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư, chưa hài lòng với chất lượng giờ dạy nên đã miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, những kinh nghiệm hay nhằm đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em học tập một cách tự giác, nhẹ nhàng, tự nhiên mà lại hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả mà tất cả những người làm thầy đều phải ra sức cố gắng sử dụng nhiều hình thức, nhiều phương pháp dạy, nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng phát âm và viết đúng chính tả, cũng như xây dựng chuẩn ngôn ngữ cho mỗi vùng miền. Trong đó nhà trường là môi trường rất quan trọng, đóng vai trò chủ đạo trong việc chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết. Năm 2015- 2016, tôi được phân công dạy lớp 2C. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: mỗi khi giao tiếp một số em cũn phát âm sai, đọc bài các em thường đọc không đúng, dẫn đến viết sai, hiểu sai nghĩa của từ. Nhất là phân môn chính tả, các em viết còn lẫn lộn giữa các âm đầu như ch/tr/t, s/x, d/gi/r và hay lẫn lộn các dấu thanh như dấu hỏi/dấu ngã và đặc biệt có một số em còn đọc, viết thiếu cả âm, sai cả vần. Qua đây, tôi nhận thấy rằng vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Đặc biệt phân môn chính tả trong trường Tiểu học giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy cách phát âm ở mỗi vựng miền có sự khác nhau, thói quen “nói sao viết vậy”, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều học sinh chưa nắm vững quy tắc viết chính tả và ít được biết đến một số mẹo luật chính tả cơ bản. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là thành phần để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn chính tả, Kĩ năng chính tả không những cần thiết đối với học sinh lớp 2 nói riêng mà còn rất quan trọng với tất cả các lớp trong các nhà trường nói chung và toàn xã hội. Đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu được đầy đủ văn bản. Xác định được tầm quan trọng của chữ viết như vậy khiến cho tôi phải trăn trở và luôn mong muốn tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chính tả. Chính vì vậy tôi đã chọn “ Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Thọ Thanh” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu để giải quyết những khó khăn trong việc viết chính tả. Rèn cho học sinh có ý thức, thói quen và kĩ năng viết đúng chính tả, để áp dụng vào thực tế giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân trong công tác giảng dạy. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Tôi tập trung nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả. Đối tượng áp dụng là học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thọ Thanh 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp điều tra, quan sát; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Vị trí của phân môn chính tả: Xuất phát từ mục tiêu dạy học của môn Tiếng Việt ở Tiểu học Hình thành và phát triển ở học sinh các kỉ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, giúp các em suy nghĩ mạch lạc, diễn đạt trong sáng và có khả năng làm chủ được tiếng nói và chữ viết của dân tộc. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng về tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc Tiểu học bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả là viết đúng, hợp với chuẩn và những qui tắc về cách viết chuyển lời nói sang dạng thức viết. Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết vào hoạt động giao tiếp. Nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ em. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc học tập Tiếng Việt và học tập các bộ môn khoa học. 2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn chính tả: Môn Chính tả cung cấp cho trẻ em những qui tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho trẻ em nắm vững qui tắc đó và hình thành kĩ năng viết và đọc, hiểu Tiếng Việt thông thạo. Ngoài ra nó còn cung cấp tri thức cơ bản về hệ thống qui tắc chuẩn, thống nhất chính tả tiếng Việt: quy tắc liên kết và khu biệt khi viết các chữ, quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết Rèn luyện thuần thục kĩ năng viết, đọc, hiểu chữ viết tiếng Việt. Ngoài ra nó còn phát triển cả về ngôn ngữ,tư duy cho học sinh. 2.1.3. Nội dung của phân môn chính tả lớp 2: Chính tả đoạn bài: Nội dung chủ yếu là học sinh nhìn - viết, hoặc nghe – viết một đoạn hay một bài. Chính tả âm, vần: Nội dung chủ yếu luyện cho học sinh viết các tiếng có âm vần dễ viết sai do không nắm được qui tắc của chữ quốc ngữ. 2.2. Thực trạng của vấn đề: 2.2.1.Thuận lợi Trường Tiểu học Thọ Thanh nằm ở trung tâm xã, đường sá đi lại thuận tiện, chủ yếu các em đều ở xung quanh trường cho nên rất thuận lợi cho việc đi lại của các em. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị đảm bảo tạo điều kiện tốt cho việc học tập của các em. Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học tập của con em mình. Nhà trường có 35 giáo viên có trình độ nghiệp vụ tay nghề vững vàng, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với học sinh. Có nhiều giáo viên đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, nhiều giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh trong nhiều năm. Học sinh ngoan, đi học đều. 2.2.2. Khó khăn Đa số học sinh trong lớp tôi đều là con nông nghiệp. Điều kiện kinh tế của nhiều gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí trong lớp vẫn còn có một số hộ nghèo và cận nghèo, cho nên việc quan tâm đến học hành của con em mình còn nhiều hạn chế. Một số ít phụ huynh còn phó mặc mọi việc học tập của con mình cho nhà trường, cho cô giáo. Bên cạnh đó cũng có nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc giúp đỡ con cái học tập nhưng lại không nắm được chuyên môn, quy tắc viết chính tả, khiến cho trẻ không hiểu và thiếu tin tưởng ở gia đình. Trong lớp vẫn còn một số em chưa chăm học, mãi chơi, thiếu ý thức và thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập, một số em còn hay quên sách vở, đồ dùng học tập, tiếp thu bài còn chậmNói tóm lại các em chưa có sự cố gắng trong học tập nên dẫn đến kết quả như không mong muốn. Còn lí do không kém phần quan trọng là xuất phát từ tập quán của làng quê, của tiếng địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát âm của học sinh không đúng dẫn đến đọc sai, viết sai lỗi nhiều. 2.2.3. Thực trạng việc dạy và học chính tả ở lớp 2 trường Tiểu học Thọ Thanh. 2.2.3.1.Thực trạng của giáo viên: Học sinh lớp hai mới bắt đầu được làm quen với hai kiểu bài là “chính tả đoạn, bài” và “chính tả âm, vần”. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập chính tả âm vần rất ngắn so với chính tả đoạn bài. Song việc rèn kĩ năng qua các bài tập đó có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh, nhưng giáo viên vẫn còn xem nhẹ, chưa ôn tập kĩ ở dạng này, hơn nữa giáo viên chưa phát huy hết năng lực học tập của học sinh và gia đình, chưa kích thích được sự đam mê trong quá trình học tập, không chê nhiều trong quá trình giảng dạy mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng cũng làm cho học sinh chủ quan trong quá trình học tập nên dẫn đến kiến thức của các em còn bị hổng nhiều. 2.2.3.2.Thực trạng của học sinh: Còn học sinh thực tế của lớp 2 tôi chủ nhiệm chưa có ý thức trong việc tự rèn luyện khi viết chính tả, và chưa hiểu và nắm vững sự phân biệt và cách phát âm của giáo viên, hay bắt chước người lớn hoặc anh, em nói ở nhà nên còn nói, viết và hiểu sai về âm, vần và dấu thanh nên dẫn đến viết sai. Điều này được thể hiện qua một số ví dụ cụ thể sau: a) Chưa nắm rõ qui tắc viết chính tả do một âm có nhiều cách viết như g, gh, ngh, ng Hay là gh, ngh, k (chỉ khi nó đứng trước i. e, ê; cách ghi âm đệm, ) b) Chưa nắm rõ qui tắc sử dụng âm đầu nên hay bị lẫn lộn giữa phụ âm đầu Phụ âm đầu: TR - CH ( ngược lại) Ví dụ: trả nem - chả nem trong trẻo - chong trẻo truyền cành - chuyền cành c) Phụ âm đầu : X - S ( ngược lại) Ví dụ: xay xưa - say sưa xinh xống - sinh sống d) Phụ âm đầu là GI - R - D Ví dụ : giải thưởng - dải thưởng giải rác - dải rác rải lụa - giải lụa Chưa biết cách phân biệt dấu hỏi, dấu ngã Ví dụ: ngã ba - ngả ba chẻ củi - chẽ củi chiến sỉ - chiến sĩ Ngoài lỗi chung thường mắc ở trên lớp tôi còn có học sinh ở ba thôn đó là thôn Đông Xuân, thôn Hồng Kì, Thôn 3 còn mang nặng tiếng địa phương nên khi giao tiếp các em bị ảnh hưởng rất nhiều nên phát âm sai, thiếu, dẫn đến viết cũng sai. Cụ thể lỗi thường mắc là: Thôn Đông Xuân khi đọc và viết thiếu âm “ê” Ví du: tha thiết - tha thít đoàn viên - đoàn vin ăn miến - ăn mín Thôn Hồng kì : Ví dụ: mẹ - mịa (Sai phần vần) đỏ - đủa quả mít - quả míp Thôn 3: Ví dụ: con trâu - con tâu ( bỏ qua âm “r” ) cây tre - cây te ông trời - ông tời Trước thực tế như vậy, tôi đã cho lớp khảo sát và viết bài “ Mẫu giấy vụn’’ (SGK Tiếng Việt 2 tập 1 – trang 48) kết quả như sau: Tổng số HS Số lỗi học sinh thường mắc Lỗi về âm đầu Lỗi về dấu thanh Lỗi về thiếu âm, sai vần Ch/tr/t s/x d/gi/r Thanh hỏi Thanh ngã SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 25 8 32 6 24 8 32 6 24 7 28 4 16 Từ những kết quả trên cho thấy học sinh viết còn sai nhiều lỗi chính tả, với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở của người giáo viên đứng lớp, tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi chuyên môn cùng đồng nghiệp để tìm ra những biện phỏp sửa lỗi dạy cho học sinh phù hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp. 2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Thọ Thanh. Trước tình hình học sinh viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau: 2.3.1. Luyện đọc, luyện phát âm: Như chúng ta đã biết có đọc thông thì viết với thạo, mà học sinh đọc còn chậm và sai nhiều thì dẫn đến viết chính tả cũng sai. Do đó muốn học sinh viết chính tả đúng tôi phải chú trọng đến khâu luyện đọc cho các em. Cho các em luyện đọc nhiều lần, không những chỉ ở phân môn tập đọc mà còn cả ở các môn khác nữa phải kiên trì sửa lỗi cho từng em. Hướng dẫn học sinh học theo nhóm để các em tự phát hiện ra lỗi và chỉnh sửa cho nhau. Về luyện phát âm, giáo viên phát âm rõ ràng để học sinh nghe, nhớ kĩ để thực hành phát âm cho đúng. Phát âm có chuẩn thì các em mới viết đúng được chính tả. 2.3.2. Luyện kĩ năng nghe, viết: Đây là kiểu bài nghe viết, chứ không phải kiểu bài nhìn viết, nên giáo viên phải đọc rõ ràng, phát âm thật chuẩn để học sinh phối hợp các thao tác như: nghe( Giáo viên đọc); viết ( Học sinh thao tác); nhìn (Chữ đã viết) Có như vậy học sinh mới viết đúng chinh tả được. 2.3.3. Giải nghĩa từ: Vì học sinh phát âm chưa đúng nên dẫn đến hiểu nghĩa từ sai, viết sai vì vậy giáo viên cần cho học sinh nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng: Ví dụ: đọc “ sửa chữa, nhưng lại viết là sữa chữa, cho nên cần cho học sinh hiểu được: “sữa” là chỉ sự vật : sữa mẹ , vú sữa, sữa tươi, uống sữa “ sửa” là chỉ hoạt động : sửa xe, sửa nhà, sửa soạn, sửa sang 2.3.4. Phân tích so sánh: Những tiếng dễ lẫn lộn tôi nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh nhớ Ví dụ: Khi viết tiếng “trăn ” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “chăn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này. trăn = tr + ăn + thanh ngang chăn = ch + ăn + thanh ngang Học sinh thấy sự khác nhau giữa tiếng “trăn” có âm đầu là “tr”, tiếng “chăn” có âm đầu là “ch”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm cho đúng. Hay là: trời = tr + ơi + thanh huyền tời = t + ơi + thanh huyền Học sinh thấy sự khác nhau giữa tiếng “trời” có âm đầu là “ tr”, tiếng “ tời” có âm đầu là “t” 2.3.5. Rèn chính tả thông qua trò chơi: Biện pháp này giúp cho học sinh ghi nhớ các âm đọc lên thì giống nhau nhưng khi viết thì khác nhau. Tổ chức cho các em chơi,có luật chơi, có bình chọn nhóm thắng cuộc để các em có hứng học tập. Ví dụ: Thi viết các từ gồm có các tiếng có âm đầu là “ ch” hoặc “ tr” 2.3.6. Ghi nhớ mẹo luật chính tả: Muốn nhớ và viết đúng chính tả, giáo viên còn hướng dẫn mẹo luật chính tả để các em dễ nhớ và làm bài cho tốt. 2.3.6.1. Phân biệt âm đầu s/x: Tên thức ăn, đồ nấu ăn thường viết là : x Ví dụ: xôi, xúc xích, lạp xườn, xì dầu, Các động từ tính từ cũng viết là: x Ví du: xoa, xanh, xẻ, xay, xách, xem, Còn lại hầu hết viết là: s. Ví dụ: Chỉ sự vật hiện tượng: sông, sao, sấm, sét,. Chỉ cây cối: sậy, sấu, sến, sam, sầu riêng,.. Chỉ con vật: sáo, sâu, sên, sò, sóc, sói,. Chỉ người: sứ giả, giáo sư, gia sư, Ngoài ra còn có các trường hợp ngoại lệ như: rà soát, soạn bài, kiểm soát và các trường hợp âm đệm trong các từ láy suýt soát, sột soạt, sờ soạng, và danh từ lại viết là x như: xe, xuồng, túi xách, xoài, trạm xá, mùa xuân,. 2.3.6.2 Phận biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chai, chén, chum, chạn, chỉnh, chuông, chăn, chiếu, chảo, chổi, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chèo bẻo, chìavôi, chuột,. Còn từ Hán Việt có dấu nặng, dấu huyền được viết bằng tr. Ví dụ: trường hợp, trụy lạc, trạm xá , triệu phú, trụ sở, hỗ trợ 2.3.6.3. Mẹo phân biệt r/gi/d: r/gi không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê, uy trừ “ruy băng” Những từ Hán Việt có dấu ngã, nặng thì ghi bằng d. Ví dụ: dưỡng dục, tiêu diệt, Những từ Hán Việt ghi dấu sắc hỏi thì ghi bằng gi Ví dụ: giảm giá, giới thiệu,. Những từ Hán Việt có dấu huyền hay không dấu, có nguyên âm khác a ghi bằng d. Ví dụ : di dân , du dương, do thám, Cả r/gi/d đều không láy với nhau. Nhưng có thể láy âm đầu: Ví dụ: ra rả, giấm giúi, dào dạt, r/d có thể láy với l nhưng gi thì không Ví dụ: lầm rầm, lai dai,. Các trường hợp khác: da: ( Lớp vỏ bọc bên ngoài) như da thịt, da dẻ, da trời, gia ( tăng thêm) gia hạn, tăng gia, tham gia, ra (Sự di chuyển) ra vào, ra sao, ra chơi, 2.3.6.4. Luật bổng - trầm: (luật hỏi – ngã trong từ láy) Đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã. Nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại). Ví dụ: Bổng: ngang + hỏi: nhỏ nhoi, trong trẻo, mong mỏi, sắc + hỏi: mát mẻ, vất vả, sắc sảo, hỏi + hỏi: thủ thỉ, rủ rỉ, hổn hển, Trầm: ngã + huyền: sẵn sàng, vồn vã, nặng + ngã: đẹp đẽ, vật vã, ngã + ngã: dễ dãi, ngễnh ngãng,.. 2.3.7. Làm các bài tập chính tả: Giáo viên đưa ra các bài tập đầy đủ các dạng bài để các em vận dụng các kiến thức đã học để làm bài cho tốt. Sau mỗi dạng , giáo viên khắc sâu bằng cách nhắc lại qui tắc để các em nhớ lâu. 2.3.7.1. Bài tập lựa chọn: Ví dụ : Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ? ( trả, chả): . .nem,..lại (chúc, trúc): ..tết, cây (sắn, xắn): tay áo, củ 2.3.7.2. Bài tập ghép tiếng: Ví dụ : Viết nhữg tiếng có thể ghép với những tiếng sau: riêng, giêng ( sầu riêng, tháng giêng ) dơi, rơi ( con dơi, rơi rụng) mở, mỡ (mở cửa, rán mỡ) nghỉ, nghĩ ( suy nghĩ, nghỉ ngơi) 2. 3.7.3. Bài tập điền khuyết: Ví dụ 1 : Điền vào chỗ trống x hay s: . ao .. nhãng quả .u.u . ao.động đồng u Ví dụ 2 Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Làng tôi có luy tre xanh Có sông tô Lịch chay quanh xóm làng Trên bờ vai, nhan hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. (Theo Ca dao) 2.3.7.4 Bài tập phát hiện: Tìm những từ viết sai chính tả trong đoạn thơ sau rồi viết lại cho đúng. “Việt Nam đẹp khắp chăm miền Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Xóm làng đồng ruộng dừng cây, Non cao gió dựng sông đầy nắng trang Trường Sơn: trí lớn ông cha, Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào” (Lê Anh Xuân) 2.3.7.5. Bài tập tìm từ: Ví dụ1: Tìm các từ chứa tiếng có âm đầu là s hoặc x có nghĩa như sau: Trái nghĩa với đẹp Mùa đầu tiên trong bốn mùa. Giọt sương đọng trên lá. Chỉ động tác cầm chỉ cho qua lỗ kim. Ví dụ 2: Tìm các tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr có nghĩa như sau: Em trai của bố. Bộ phận cơ thể dùng để đi Nơi em đến học hàng ngày. 2.3.7.6. Bài tập giải câu đố: Ví dụ: Giải các câu đố sau: Tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch Chân gì ở tít tắp xa Gọi là chân đấy nhưng mà không chân. (Là ?) Tiêng có vần uôc hoặc uốc: Có sắc – để uống hoặc tiêm Thay sắc bằng nặng- là em nhớ bài. ( Là ?) 2.3.7.7. Bài tập trắc nghiệm: Ví dụ: Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ viết đúng: A. xen kẽ B. chậm chạp C. xa sút D. trung thành E. cặp da G. cản trở Ngoài các biện pháp trên giáo viên còn sử dụng nhiều hình thức như: Tổ chức trò chơi cho các em tìm thấy cái đúng, cái sai để các em nhớ lâu. Tổ chức học nhóm dưới nhiều hình thức để các em chủ động hướng dẫn giúp nhau trong quá trình học tập. Chấm chữa bài kịp thời, góp ý, khen ngợi tạo hứng thú học tập cho các em. 2.3.8. Hướng dẫn học sinh soát lỗi và sữa lỗi. Đối với chính tả đoạn bài sau khi học sinh viết xong, tôi cho học sinh đổi chéo vở và soát lỗi cho nhau . Giáo viên hướng dẫn, qui định lỗi cụ thể để các em soát cho nhau, nếu thấy lỗi của bạn sai tổng hợp lại để bạn sửa cho đúng chính tả. 2.3.9 Kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh học sinh. Tôi nghĩ mình phải thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh. Vì chính tả là môn gần gũi nhất với gia đình và xã hội, nên sự kết hợp chặt chẽ của gia đình là động lực thúc đẩy học sinh học tốt hơn. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Trong quá trình áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy, tôi thấy học sinh có rất nhiều tiến bộ. Hầu như các em đã biết cách vận dung kiến thức đã học vào làm bài tập tốt hơn, ít sai lỗi hơn, Đọc và phát âm chuẩn hơn nhiều và còn có rất nhiều
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_viet_chinh_ta_cho_hoc_sinh.doc