SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2A trường Tiểu học Thanh Tân 1

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2A trường Tiểu học Thanh Tân 1

 Trong các kĩ năng sống cơ bản của con người thì giao tiếp là một kĩ năng cơ bản giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó thông thường. Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi là cầu nối liên kết con người với nhau trong xã hội.

 Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện, hay bế tắc khi muốn trình bày ý tưởng của mình cho người khác nhất là trước đám đông hiểu. Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất, họ biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.

 

doc 25 trang thuychi01 102086
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2A trường Tiểu học Thanh Tân 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP 
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở LỚP 2A 
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH TÂN 1”.
 Người thực hiện: Bùi Anh Đào
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Tân 1
 SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): Khác
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Mục
 Nội dung 
Trang
A
Mở đầu
1
I
 Lí do chọn đề tài
1
II
Mục đích nghiên cứu
2
III
Đối tượng nghiên cứu
2
IV
Phương pháp nghiên cứu
2
B
 Nội dung
I
Cơ sở lí luận
2
II
Thực trạng
2
1
Thực trạng chung việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh DTTS
3
2
Thực trạng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số lớp 2A.
4
III
Các giải pháp thực hiện
Giải pháp1: Phân loại khả năng giao tiếp của sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2A.
5
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, lành mạnh.
6
Giải pháp 3: Xác định những kĩ năng cơ bản trong giao tiếp.
9
Giải pháp 4: Rèn kĩ năng giao tiếp cho HSDTTS thông qua hoạt động học tập.
11
Giải pháp 5: Rèn kĩ năng giao tiếp cho HSDTTS thông qua các HĐNGLL.
14
Giải pháp 6: Mở rộng môi trường giao tiếp ở gia đình và cộng đồng.
16
Giải pháp 7: Tổ chức thi đua, động viên khen thưởng.
17
IV
Hiệu quả của SKKN
19
C
 Kết luận – Kiến nghị
19
1
Kết luận
19
2
Kiến nghị
20
MỞ ĐẦU
 Lời nói đầu:
 Trong các kĩ năng sống cơ bản của con người thì giao tiếp là một kĩ năng cơ bản giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó thông thường. Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi là cầu nối liên kết con người với nhau trong xã hội.
 Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện, hay bế tắc khi muốn trình bày ý tưởng của mình cho người khác nhất là trước đám đông hiểu. Đó là vì bạn chưa nắm được những bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày. Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất, họ biết dung hòa đối với mong đợi của những người khác, có cách ứng xử phù hợp khi làm việc cùng và ở cùng với những người khác trong một môi trường tập thể đạt được những điều họ mong muốn một cách chính đáng.
 1. Lí do chọn đề tài
 Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số (vốn chịu nhiều thiệt thòi về hoàn cảnh gia đình, địa bàn) là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, biết bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc... tạo được niềm tin, tích cực học tập và rèn luyện ở các em. Góp phần hình thành một trong những kĩ năng sống cơ bản ban đầu phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm từng em góp phần tạo điều kiện tốt cho các em học lớp trên đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay và phát triển nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng sau này.
 Ngay trong Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 về Đánh giá học sinh Tiểu học, thì cũng quy định đánh giá về “Năng lực” của học sinh tiểu học, trong đó tiêu chí “hợp tác” được biểu hiện cụ thể như: Mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi, ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng. 
 Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Học tập là việc làm suốt đời, ông cha ta có câu: “Học ăn học nói – Học gói học mở”. Chính vì thế, ngoài việc cung cấp cho các em kiến thức cần thiết, tôi luôn có trăn trở: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số trong lớp? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng giao tiếp vào trong cuộc sống hằng ngày? Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: 
“Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số 
ở lớp 2A trường Tiểu học Thanh Tân 1”.
2. Mục đích nghiên cứu
 - Giúp người giáo viên có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn để từ đó phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số một cách tốt nhất. - Học sinh dân tộc thiểu số sẽ mạnh dạn hơn, không còn ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với mọi người, các em có cơ hội phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong giao tiếp, học tập cũng như mọi hoạt động của lớp, của trường.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Biện pháp, cách thức để rèn luyện phát triển khả năng giao tiếp cho các em học sinh dân tộc thiểu số.
 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, trực quan, nêu gương, làm mẫu, hỏi đáp. - Phương pháp nghiên cứu kết quả của hoạt động. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 - Kĩ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, có mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình – nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta; đồng thời biết cách xây dựng mối qua hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kĩ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng.
 - Kĩ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kĩ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc. 
 - Có thể nói một cách không quá cường điệu là kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau! Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Đến trường tiểu học, không gian được mở ra đối với các em, các em tham gia nhiều hơn vào các mối quan hệ thầy cô, bạn bè. Lúc ở nhà thì tình cảm của trẻ đối với cha mẹ, người thân là chủ yếu thì đến trường tình cảm của các em đối với thầy cô giáo, bạn bè, cộng đồng là rất lớn. 
 - Một lớp học có nhiều học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) giao tiếp chưa tốt thì trong đó có trách nhiệm rất lớn thuộc về giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên phải luôn luôn bên cạnh các em, luôn là nguồn động viên, khuyến khích cổ vũ, hướng dẫn các em nói điều hay lẽ phải, chỉ cho các em thấy mặt hạn chế trong giao tiếp để kịp thời khắc phục. 
II. THỰC TRẠNG: 1.Thực trạng chung việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh DTTS:
 - Là một trường đóng trên địa bàn xã miền núi thuộc vùng đặc biệt khó khăn 135 của Huyện Như Thanh. Địa bàn rộng, dân số đông, giao thông đi lại khó khăn, trường có nhiều khu lẻ. Học sinh DTTS của trường là 223/367HS = 60,7% người dân tộc Thái chiếm chủ yếu, bên cạnh đó lại có cả một bộ phận dân tái định cư của người dân tộc Thái chuyển từ Thường Xuân về, các em hay phát âm sai: l/đ; l/n; d/r, một số từ ngữ dùng không đúng ngữ cảnh bị/được: bị ốm thì lại nói được ốm, bị phạt thì lại nói được phạt Mỗi một em học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn nói chung, các em học sinh DTTS của trường chúng tôi nói riêng, biết dùng tiếng phổ thông để diễn đạt một nội dung cho đầy đủ các ý là ít có em làm được như vậy. Các em có biểu hiện, mức độ khó khăn khác nhau trong giao tiếp. Học sinh lớp 3,4,5 thì khả năng giao tiếp của các em có tốt hơn so với học sinh lớp 1,2 do vốn từ, sự tiếp cận với cộng đồng bên ngoài còn hạn chế.
 - Hầu hết giáo viên yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, chăm lo chuyên môn. Tuy nhiên cũng có nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh nói chung và học sinh DTTS nói riêng. Một số giáo viên chỉ chú trọng công tác giảng dạy truyền thụ kiến thức cho các em, không quan tâm nhiều đến việc giáo dục rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Nếu nói rằng thầy cô giáo không quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng giao tiếp là không đúng, nhưng việc này là rất hạn chế nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa thì giáo viên còn mơ hồ, chưa nắm rõ các biện pháp về việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. 
 - Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy khi các em gặp “vấn đề” trong giao tiếp thì phần nhiều còn giáo viên chưa khéo léo, chưa tận tình hướng dẫn các em nói đúng hơn về ngôn ngữ lẫn nội dung giao tiếp. Những em học TDTS ít nói, ngại giao tiếp, khó khăn trong giao tiếp, trong giờ học không xây dựng bài một số giáo viên liền liệt kê các em đó vào loại học sinh “lầm lì”, “khó bảo”, “tự kỉ” các em dần bị lãng quên trong lớp, nhất là trong các cuộc giao tiếp, các hoạt động tập thể. Như vậy cả giáo viên và học sinh trong lớp thường không quan tâm đến sự tiến bộ của các em, vô tình đã đẩy em co mình lại, lạc lỏng trong hoạt động học tập và vui chơi của lớp.
 - Bên cạnh đó phụ huynh chỉ khuyến khích cho con học giỏi kiến thức mà quên hướng cho con em mình phát triển kĩ năng thực hành xã hội, trong đó có kĩ năng giao tiếp, rồi ngay cả cách xưng hô không chuẩn mực trong giao tiếp của các thành viên trong gia đình cũng làm cho trẻ bắt chước xưng hô thiếu thiện cảm. 
2. Thực trạng giao tiếp của học sinh dân tộc thiểu số lớp 2A
 - Năm học 2016-2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2A, tổng số học sinh 28 em, có 18 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Trong đó học sinh dân tộc thiểu số là 21 em = 75%. (Chủ yếu là dân tộc Thái). 
 - Phần lớn các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ, thật thà. Các em hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ nên cũng sớm có ý thức tự lập và mong muốn học tập để vươn lên. Tuy nhiên phần lớn học sinh DTTS là con gia đình gặp khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí còn hạn chế, cha mẹ đi làm nương rẫy cả ngày nên ít được tiếp xúc với người Kinh, ít tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nên sự mạnh dạn khi hoạt động với bạn bè là chưa có. 
 - Đa phần các em học sinh DTTS lớp 2A còn sợ sệt, nhút nhát, ngại giao tiếp, nói năng cộc lốc Có một số em có lời nói tương đối lưu loát, trôi chảy, tuy nhiên, chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét. Bên cạnh đó có em lại hạn chế về phát âm như nói ngọng, hở hàm ếch bẩm sinh. Vì vậy việc gặp khó khăn trong giao tiếp phần nào dẫn đến kết quả học tập của không ít em chưa cao. 
 - Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh DTTS nói chung, lớp 2A nói riêng rất hạn hẹp và không thuần nhất: Trong khi học sinh bình thường được học tập, giao tiếp trong môi trường thuần tiếng Việt thì môi trường giao tiếp của các em DTTS hết sức hạn hẹp và thiếu tính tích cực. Ở trường, khi học trên lớp, chủ yếu các em được nghe cô giáo giảng bài bằng tiếng Việt, được luyện đọc nhưng không hiểu nội dung bài đọc; được luyện viết nhưng chỉ luyện để viết đúng con chữ mà không thể viết thành bài văn hoàn chỉnh được. Còn khi ra chơi, các em lại nói với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Về với gia đình và cộng đồng, các em lại sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn tiếng Việt tạm thời bị chìm vào dạng tiềm năng, mỗi ngày các em chỉ sử dụng tiếng Việt trong khoảng thời gian hạn hẹp trong môi trường học tập. Đó chính là nguyên nhân, là rào cản lớn nhất của sự hình thành kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em DTTS. 
 Thiết nghĩ để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh DTTS đòi hỏi người giáo viên phải áp dụng nhiều biện pháp, hình thức tổ chức, cần sự kiên trì tỉ mỉ bằng những câu nói, hành động, việc làm của giáo viên, bạn bè, của tập thể lớp, của cả cộng đồng. Quá trình đó cũng không phải diễn ra trong một hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài, thường xuyên, liên tục. Xuất phát từ điều đó tôi đưa ra một số biện pháp sau để nhằm rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh DTTS lớp tôi.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Giải pháp 1: Phân loại khả năng giao tiếp của sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2A.
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua tiếp cận, giảng dạy tôi đã bắt đầu theo dõi và phân loại học sinh theo các nhóm sau:
 - Nhóm học sinh DTTS có lời nói lưu loát, đọc trôi chảy mạch lạc, biết thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp (Vi Việt Anh, Lương Thanh Phương, Hà Thu Uyên). 
 - Nhóm học sinh DTTS có lời nói tương đối lưu loát, trôi chảy. Tuy nhiên, chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét (Vi Hùng, Lương Văn Khoa, Hà Châu, Hà Triệu Vy, Hà Hải Hoàn).
 - Nhóm học sinh DTTS còn sợ sệt, nhút nhát, ngại giao tiếp, nói năng cộc lốc hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp (Hà Tuấn Vũ, Lô Châu, Đinh Quyền, Lương Khánh, Hà Ngọc Uyên, Lò Thanh Phong, Lương Tuấn, Đậu Tuấn .)
 - Nhóm học sinh DTTS có hạn chế về phát âm: Nói ngọng (Lương Văn Minh, Hà Ngọc Vũ), hở hàm ếch bẩm sinh (Hà Minh Nhất), các em phát âm khó khăn, nói chưa đúng chính tả. 
Sau khi phân tích đặc điểm cũng như giao tiếp của từng học sinh, trong các tiết học hoạt động nhóm tôi tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 4 đối tượng học sinh nêu trên trong các nhóm, học sinh người dân tộc Kinh xếp lẫn cùng HSDTTS, các em tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập là một việc làm hết sức bổ ích như câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”. Nghe thầy - đua bạn sẽ giúp các em mạnh dạn, năng động hơn rất nhiều trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói. Sự giúp đỡ động viên của các bạn trong lớp, trong nhóm sẽ khích lệ, hỗ trợ các em tự tin hơn trước lời phát biểu của mình.
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, lành mạnh:
1.2, Tạo sự gần gũi, thân thiện trong giao tiếp: - Khi mà nơi: “Trường học thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô là những người thân trong gia đình”; hay “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương” thì khi đó trường học thật sự là nơi các em hàng ngày muốn đến, để thực sự “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 
 - Tôi luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánh mắng hoặc dùng lời lẽ thiếu tôn trọng với các em. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười mỗi buổi đến lớp tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn là nơi để các em có thể bày tỏ những khó khăn trong giao tiếp, trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Vì tôi hiểu “Chỉ có tấm lòng mới đánh thức được tấm lòng”.
Cô trò cùng nhau vui vẻ trong học tập và vui chơi.
 - Bản thân là người dân tộc Kinh, không biết giao tiếp bằng tiếng TDTS, nhưng do công tác và chung sống ở địa phương lâu năm nên phần nào tôi hiểu cách sinh hoạt, tập quán người DTTS ở địa phương. 
 - Tôi cố gắng đi sớm hơn để cô và trò thường xuyên hỏi han, cùng chơi các trò chơi với các em, trao đổi, trò truyện, những vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày bằng tiếng Việt, từ đó đã tạo nên sự gần gũi giữa cô và trò cũng như rèn thêm cho học sinh sự mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Cũng từ đó rèn thêm ngôn ngữ nói tiếng phổ thông cho các em. Tôi nhẹ nhàng chỉ ra cho các em thấy tác dụng của việc học bằng những ví dụ cụ thể, qua những tấm gương rất gần gũi với các em của sự thành công trong cuộc sống và sự nghiệp do sự học tập và giao tiếp giỏi mang lại (Chủ tịch Hồ Chí Minh, Diễn giả Quách Tuấn Khanh, Thần đồng nhỏ tuổi Đỗ Nhật Nam. Hay những MC nổi tiếng như Lại Văn Sâm, Trấn Thành).
 - Học sinh DTTS lớp 2A nằm rãi đều trên 6 thôn, do địa hình rộng nên nhà các em ở cách xa điểm trường, có tới 18 em nhà cách xa trên 4 km. Đặc biệt nhà em Phương, Khoa ở cuối bản Trung Tiền cách trường 6,5km. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn như em Phong bố mẹ bỏ nhau, em ở với mẹ, mẹ lại đi làm ăn xa, phải gửi ở nhà chú họ trong khi chú lại đông con, kinh tế khăn, em Quân cả bố và mẹ đều bị ảnh hưởng thần kinh nên bản thân em là học sinh khuyết tật trí tuệ.do hoàn cảnh vậy nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm sinh lí các em.
 + Tôi còn nhớ khi mới nhận lớp được 2 tuần, hôm đó là thứ hai - khi các bạn lớp trong đã ra sân trường để chuẩn bị cho tiết chào cờ đầu tuần, tôi thấy Ngọc Vũ ngồi trong góc lớp trầm ngâm, mắt đỏ hoe. Thấy tôi lại hỏi vì sao không ra sân trường chào cờ, em gục mặt xuống bàn khóc, gặng hỏi mãi em mới nói: 
 “ Hôm qua em đi chăn trâu cho ông bà, vướng phải cành cây bị rách áo ấm, bà không kịp vá cho em, giờ em ra chào cờ mặc áo rách sợ các bạn cười em” nói đến đây em nức nở  (Ngọc Vũ vốn mồ côi bố từ bé, mẹ đi lấy chồng em ở với ông bà ngoại đã già yếu ốm đau thường xuyên). Tôi ôm em vỗ về an ủi và cho em ở lại trong lớp. Tranh thủ giờ ra chơi tôi mượn kim chỉ khâu lại những chỗ áo bị rách, mặc áo lại cho em - Vũ nhìn tôi và thỏ thẻ nói “Em cảm ơn cô” mà lòng tôi vừa nghẹn lại, vừa thấy hạnh phúc. 
 - Chính việc những việc tưởng chừng nhỏ nhặt trên nhưng lại đã giúp tôi tiến gần đến các em hơn, tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải khi có lỗi là sợ bị la mắng, từ đó đã tạo nên sự gần gũi giữa cô và trò cũng như rèn thêm cho học sinh về ngôn ngữ nói tiếng phổ thông cho các em. Các em không còn tìm mọi cách để đối phó với sự việc, nhiệm vụ được giao. Tôi như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các em, khi vui, buồn các em đã mạnh dạn chia sẻ với cô, luôn tin rằng cô sẽ giúp đỡ lúc gặp khó khăn khi ở trường.
 - Khi chiếm được niềm tin của trò, tôi hướng cho các em thực hiện hoạt động tích cực một cách linh hoạt gợi mở. Lúc nào thì nghiêm nghị nhắc nhở, lúc nào thì gần gũi, lúc nào thì động viên kịp thời, lúc nào thì phê bình nhẹ nhàng súc tích, ngắn gọn, có lúc thì phải liên hệ tới việc em đang làm với một tấm gương hay một điển hình tiến bộ. 
 - Tôi đã tạo không gian thân thiện, gần gũi qua việc trang trí lớp. Qua các góc học tập: Em yêu Tiếng Việt, Khám phá thế giới tự nhiên, Góc cộng đồng, Hộp thư vui, Cùng em sáng tạogần gũi, thân thiết mang lại hiệu ứng ấm áp, và cũng là nơi để các em thể hiện khả năng sáng tạo, tâm tư của mình như: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm tự làm của cá nhân, của nhóm, viết thư và nói tâm tư, những điều em muốn nói của mình với bạn với cô
Một số góc học tập được trang trí trong lớp.
2.2, Sự mẫu mực của giáo viên trong giao tiếp: 
 - Đối với trẻ thầy cô là hình mẫu lí tưởng để các em học tập và làm theo, nên mọi cử chỉ, lời nói việc làm của giáo viên cần đúng chuẩn, ngay cả trong giao tiếp hàng ngày hay trong giảng dạy (nhất là trước mặt học sinh).
- Tôi luôn xưng cô- gọi con, không nói bậy, nói lóng, không dùng kính ngữ, cố gắng nhẹ nhàng ngay cả khi học sinh mắc lỗi, yêu cầu học sinh cũng “thưa cô – xưng con”, khuyến khích học sinh trong lớp “xưng mình - gọi bạn”, không nên “mày-tao”, hay cách xưng ngôi không rõ ràng ví dụ:“ bạn ni cho bạn ni mượn bút với”. Với mục tiêu “mưa dầm thấm lâu”, không nóng vội rồi sẽ cho chúng ta hiệu quả như mong muốn vì các em là những cây non dễ uốn.
 - Ngay cả trong quá trình giáo dục và giảng dạy trên lớp, nếu tôi có nói nhầm hay trách nhầm học sinh nào đó tôi sẵn sàng xin lỗi các em một cách công khai. Hay như vào các dịp lễ 20/10; 20/11; Tết Nguyên đán, 8/3 vừa qua các em có lời chúc, tặng hoa cho cô, tôi không chỉ nói cảm ơn các em mà còn thông qua các em gửi lời cảm ơn, lời chúc đến gia đình người thân các emrèn thói quen văn minh nói“cảm ơn – xin lỗi” trong giao tiếp.
- Khi chúng ta biết cảm ơn và xin lỗi những người mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày, trên đường phố, hay trong sự va chạm khi tham gia giao thông hay ngay cả những việc nhỏ như không tự tiện lục cặp của trẻ, không tự tiện lấy những món đồ của trẻ hay của người khác để sử dụng cho riêng mình, thì chắc chắn việc chúng ta dạy các em những ngôn ngữ, hình thức giao tiếp rất dễ dàng và có hiệu quả cao.
Giải pháp 3: Xác định những kĩ năng cơ bản trong giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh DTTS: 
 3.1, Chú trọng hoạt động thực nghiệm “học đi đôi với hành”:
 - Học từ trải nghiệm thường mang lại cảm xúc sâu sắc cho cá nhân mỗi người, do đó những kinh nghiệm mà học sinh có được từ trải nghiệm bao giờ cũng sâu sắc và được lưu giữ lâu hơn trong trí nhớ. 
Dân gian ta có câu “trăm hay không bằng tay quen”. Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mang tính thực hành rất nhiều. Những lời dạy dỗ sáo rỗng không những không đem lại kết quả tốt mà đôi khi còn phản tác dụng, khi trẻ em được chứng kiến những cảnh:“nói vậy mà không phải vậy”, học phả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giao_tiep_cho_hoc_sinh_dan.doc