SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa

 Hoạt động dạy - học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Hoạt động dạy -học còn là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông, nó được qui định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên. Vì vậy, nó cũng qui định tính đặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy - học nói riêng. Người quản lý phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Công tác quản lý hoạt động dạy học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường. Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu trưởng. Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy - học, người quản lý phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy - học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

doc 17 trang thuychi01 7280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
 Hoạt động dạy - học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó làm nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Hoạt động dạy -học còn là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông, nó được qui định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên. Vì vậy, nó cũng qui định tính đặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy - học nói riêng. Người quản lý phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Công tác quản lý hoạt động dạy học giữ vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường. Quản lý hoạt động dạy - học là nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu trưởng. Xuất phát từ vị trí quan trọng của hoạt động dạy - học, người quản lý phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động dạy - học nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Các trường THPT trên khu vực miền núi nói chung và trường THPT Quan Sơn 2 nói riêng đều có đặc điểm chung là: 
 Về giáo viên đều là giáo viên trẻ, ít năm công tác vì vậy kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế, kiến thức sâu, rộng nhưng kinh nghiệm giảng dạy, truyền tải kiến thức cho học sinh thì còn nặng trình bày, nói nhiều tâm lý sợ học sinh không hiểu, không ghi chép được bài dẫn đến không nắm được nội dung kiến thức thầy truyền đạt, chính vì vậy người thầy mất nhiều thời gian để nói, để giảng, đọc cho học sinh chép, dần dà tạo thành thói quen trong giảng dạy là đọc chép. Vì thế cho nên công tác chuẩn bị của thầy giáo là soạn giáo án và lên lớp giảng theo giáo án, không cần biết đối tượng học sinh chất lượng như thế nào, mức độ hiểu biết đến đâu, dạy cho hết bài, hết tiết. 
 Về học sinh, phần lớn các em đều hổng kiến thức từ cấp dưới, ý thức tự giác học tập chưa cao, việc quản lý học tập trên lớp của thầy giáo chưa thật sự chặt chẽ, việc quản lý học tập ở nhà của gia đình còn lỏng lẻo, bố, mẹ chưa nhắc nhở, động viên kịp thời nên phần lớn các em nhác học, lười học, không chịu học bài cũ, xem bài mới nên kiến thức mai một dần. 
 Trước thực trạng đó, để nâng cao chất lượng dạy - học nhằm giúp các thầy ngày càng vững vàng hơn trong công tác giảng dạy, các em học sinh càng có ý thức học tập, nâng cao được trình độ hiểu biết, đỗ đạt được vào các trường Đại học, Cao đẳng. Người quản lý chúng tôi thường xuyên nghiên cứu, đúc rút các biện pháp quản lý công tác dạy - học ngày càng hiệu quả, vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chấl lượng dạy – học ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Quan Sơn nói riêng và giáo dục Thanh Hóa nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Biện pháp quản lý công tác dạy - học ở trường THPT Quan Sơn 2, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích - tổng hợp; phân loại và hệ thống hóa, cụ thể hóa các tài liệu lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
 1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 	- Quan sát sư phạm.
 	- Điều tra.
 	- Lấy ý kiến chuyên gia.
 	- Tổng kết kinh nghiệm QLGD trong các năm học.
 	- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
 1.4.3. Nhóm phương pháp toán học: Xử lý và đánh giá các thông tin, số liệu thu thập được bằng định tính và định lượng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý dạy - học.
 Quá trình dạy - học là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác, trong đó dạy giữ vai trò chủ đạo. 
 Quá trình dạy học là quá trình bảo đảm cùng một lúc ba sự thống nhất 
 + Thống nhất giữa dạy và học;
 + Thống nhất giữa truyền đạt với chỉ đạo trong dạy;
 + Thống nhất giữa lĩnh hội và tự chỉ đạo trong học.
 Bản chất của quá trình dạy - học là sự thống nhất biện chứng của dạy và học; nó được thực hiện trong và bằng sự tương tác có tính chất cộng đồng và hợp tác (cộng tác) giữa dạy và học, tuân theo lôgíc khách quan của nội dung dạy học (khái niệm khoa học – đối tượng của học). 
 Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học: Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con người: hoạt động dạy và hoạt động học. Các hoạt động này có mục tiêu rõ ràng, có nội dung nhất định, do các chủ thể thực hiện - đó là thầy và trò, với những phương pháp và phương tiện nhất định. Sau một chu trình vận động, các hoạt động dạy và học phải đạt tới những kết quả mong muốn. Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học. Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, chúng ta có thể đi đến kết luận: Hoạt động học, trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học. Để hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giáo viên, giáo viên phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng của dạy cũng như của học, đồng thời bảo đảm liên hệ nghịch thường xuyên, bền vững. Vì vậy, muốn nâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì người quản lý phải đặc biệt chú ý hoàn thiện hoạt động dạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của học sinh. Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quản lý nhà trường là: hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò.
 Khái niệm quản lý hoạt động dạy học: Chúng ta đã biết, quản lý dạy học là hoạt động có ý thức của nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu quản lý. Nhà quản lý cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội,  bằng hành động của mình biến mục tiêu đó thành hiện thực. Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất với nhau là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập – tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học. Như vậy, quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể quảnA lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường(Theo tài liệu: Quản lý hạt động dạy học trong trường phổ thông).
 2.2. Thực trạng vấn đề dạy - học ở trường THPT Quan Sơn 2 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 a. Thực trạng về công tác dạy của giáo viên trường THPT Quan Sơn 2:
 - Những ưu điểm: Phần lớn giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, được đào tạo cơ bản, kiến thức chuyên sâu, có tính mô phạm cao, 80% giáo viên ở trong khu nhà công vụ của nhà trường, 100% giáo viên tích cực học hỏi, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy, giáo viên được tuyển dụng từ 2009 và các năm sau đó đề có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi, một số giáo viên đã từng đi dạy hợp đồng trước khi được tuyển dụng vào đơn vị.
Bảng 2.1. Số lượng và chất lượng tuyển dụng giáo viên
Năm
Số lượng
Chất lượng
Nam/nữ
Giỏi
Khá
Trung bình
2009
11
10
`1
0
2/9
2011
10
8
2
0
6/10
 - Những nhược điểm: Đa số giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy gần như chưa có, đặc biệt là kinh nghiệm giảng dạy ở một trường THPT miền núi cao biên giới. Nhiều giáo viên còn mang nặng tính thanh niên, chưa thật chuyên tâm nghiên cứu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, một bộ phận chưa yên tâm công tác vì cho rằng điều kiện khó khăn, xa xôi, học sinh chưa có phong trào học tập. Một bộ phận luôn có tư tưởng thuyên chuyển về xuôi, nên trong công việc giảng dạy còn thờ ơ, mang nặng hình thức, đối phó.
Bảng 2.2. Kết quả giảng dạy và kết quả hồ sơ giáo viên
Năm học
Kết quả giảng dạy
Kết quả hồ sơ
Ghi chú
Giỏi
Khá 
Trung bình
Yếu
Xuất sắc
Tốt
Khá 
Trung bình
2010 - 2011
7/21
13/21
1/21
00
8/21
9/21
4/21
00
2011 - 2012
6/24
17/24
1/24
00
11/24
7/24
6/24
00
2012 - 2013
8/27
18/27
1/27
00
9/27
13/27
5/27
00
 b. Thực trạng về nhiệm vụ học tập của học sinh:
 - Những ưu điểm: Phần lớn học sinh đã có tinh thần học tập tích cực, chủ động, ham học hỏi, chuyên cần, thực hiện khá đầy đủ các yêu cầu của thầy cô về học bài cũ, làm bài tập và các nhiệm vụ học tập khác. Ngoài ra các em còn tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể bổ trợ học tập, một số em học sinh đỗ đạt các trường Đại học, Cao đẳng, nhiều em trở thành con ngoan, trò giỏi, là tấm gương cho các em khác noi theo
 - Những nhược điểm: Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, các tác động của kinh tế, xã hội, do phong trào học tập, công tác quản lý của nhà trường, gia đình còn chưa chặt chẽ nên nhiều em học sinh còn ham chơi, chưa chịu khó học tập, thường xuyên bỏ học, trốn tiết để chơi điện tử, hoặc lấy lý do nào đó để nghỉ học. Vì vậy, nhiều em có kết quả học tập không tốt, không đủ điều kiện lên lớp, phải thi lại, rèn luyện lại.
Bảng 2.3. Kết quả 2 mặt giáo dục của học sinh
Đức dục
Năm học
Tổng số
Tốt
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
2010 - 2011
415
275
66,3
74
17,8
50
12,0
16
3,9
0
0
2011 - 2012
410
248
60,7
102
24,6
38
9,3
22
5,4
0
0
2012 - 2013
392
245
62,5
89
22,7
41
10,5
17
4,3
0
0
Trí dục
Năm học
Tổng số
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
2010 - 2011
415
2
0,5
98
23,6
283
68,1
32
7,7
0
0
2011 - 2012
410
3
0,7
74
18,1
273
66,6
58
14,1
2
0,5
2012 - 2013
392
3
0,8
87
22,2
276
68,1
25
6,3
1
0,3
 Bảng 2.4. Học sinh đạt giải thi học sinh giỏi các cấp
Năm học
Tổng số
Cấp trường
Cấp tỉnh
Ghi chú
Tổng 
Văn hóa
QP - AN
2010 - 2011
07
Chưa thi
07
03
04
2011 - 2012
06
Chưa thi
06
01
05
2012 - 2013
43
34
09
02
07
Bảng 2.5. Kết quả thi tốt nghiệp, thi ĐH, CĐ, TCCN
Năm học
Kết quả TN
Kết quả thi ĐH
Kết quả thi CĐ
Kết quả thi TCCN
Ghi chú
2010 - 2011
100%
09 em
13 em
19 em
2011 - 2012
100%
11 em
16 em
23 em
2012 - 2013
96,2%
13 em
21 em
27 em
 2.3. Các biện pháp Quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Quan Sơn 2.
 2.3.1.Phân công nhiệm vụ trong BGH.
 Hàng năm, vào đầu năm học Hiệu trưởng tổ chức cuộc họp phân công nhiệm vụ trong Ban Giám hiệu, phân công nhiệm vụ cho các Phó Hiệu trưởng, trong đó Phó Hiệu trưởng Chuyên môn thực hiện nhiệm vụ phân công giảng dạy, phân công chủ nhiệm lớp, phân các lớp 10 sau đó trình Hiệu trưởng phê duyệt và ra quyết định ban hành phân công nhiệm vụ cho giáo viên và ban hành Thời khóa biểu. Phó Hiệu trưởng phụ trách Chuyên môn quản lý hoạt động dạy - học làm việc dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng, cùng với Hiệu trưởng vạch kế hoạch công tác, báo cáo với Hiệu trưởng về phần công việc của mình. Vì thế, việc phân định chức trách là rất rõ ràng. Trong quá trình làm việc luôn có sự phối hợp chặt chẽ, sự thống nhất giữa Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng cùng các cộng sự của mình trong cùng một đường lối làm việc; Ban Giám hiệu luôn bàn bạc, thống nhất quan điểm lãnh đạo, cùng làm công tác bồi dưỡng giáo viên; cùng lắng nghe ý kiến giáo viên, không có tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong việc quản lý hoạt động dạy – học.
 2.3.2.Xây dựng kế hoạch Chuyên môn.
 Sau khi họp Ban Giám hiệu để phân công nhiệm vụ, Phó Hiệu trưởng Chuyên môn phụ trách xây dựng kế hoạch Chuyên môn. Kế hoạch chuyên môn là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau bởi mục tiêu chung và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định. Kế hoạch chuyên môn là chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trường. Kế hoạch chuyên môn được thực hiện theo qui trình gồm 5 bước.
 Bước 1: Điều tra cơ bản, xác định tình hình đầu năm.
 Bước 2: Phân tích tình hình và xác định mục tiêu cho năm học mới. 
 Bước 3: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn viết dự thảo kế hoạch. 
 Bước 4: Tổ chức thảo luận, góp ý kiến dự thảo kế hoạch. 
 Bước 5: Hoàn chỉnh kế hoạch, trình Hiệu trưởng duyệt kế hoạch. 
 Nội dung cơ bản của bản kế hoạch chuyên môn 
 - Tóm tắt tình hình đầu năm về những điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động dạy học.
 - Qui mô phát triển trường lớp (so sánh với chỉ tiêu được giao).
 - Mục tiêu của hoạt động dạy học trong một năm học.
 - Nhiệm vụ trọng tâm - Nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp quản lý của Ban Giám hiệu. 
 2.3.3. Xây dựng tổ, nhóm Chuyên môn.
 Đầu năm việc tổ chức các tổ chuyên môn, Hiệu trưởng căn cứ vào qui định của Điều lệ trường phổ thông và xem xét tình hình thực tế của cơ cấu đội ngũ giáo viên nhà trường bàn bạc trong Ban giám hiệu và Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập các Tổ - Nhóm chuyên môn, Quyết định phân công các Tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn. Khi tổ chức các tổ chuyên môn, hiệu trưởng luôn đảm bảo hoạt động của các bộ môn có hiệu quả nhất. Do điều kiện nhà trường Hiệu trưởng tổ chức các tổ chuyên môn theo nhóm môn học; mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một tổ phó điều khiển. Các tổ trưởng, tổ phó đều có đủ phẩm chất và năng lực để điều khiển hoạt động của tổ theo mục tiêu phấn đấu của nhà trường.
 2.3.4.Xây dựng thời khóa biểu.
 Một trong những hình thức quan trọng nhất và có hiệu lực của việc lập kế hoạch công tác dạy học là lập thời khóa biểu. Thời khóa biểu cố định của nhà trường đảm bảo tổ chức hoạt động của học sinh trong suốt tuần lễ và trong mỗi ngày học một cách nhịp nhàng, đúng đắn về mặt sư phạm. Đồng thời cũng dự kiến trước việc tổ chức đúng đắn lao động của giáo viên trong tuần. Chất lượng thời khoá biểu chi phối mạnh mẽ kết quả của toàn bộ quá trình giảng dạy giáo dục bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ hoạt động của nhà trường. Chính vì tính chất quan trọng đó nên hàng năm việc xếp thời khóa biểu thường phân công cho đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và đồng chí Thư ký Hội đồng chịu trách nhiệm. Phó hiệu trưởng chuẩn bị đầy đủ các tư liệu như: - Kế hoạch chuyên môn của trường - Bảng phân phối chương trình các môn học - Danh sách phân công giáo viên theo môn, theo lớp - Số lượng phòng học, thiết bị dạy học. Và các đặc điểm tình hình của giáo viên trong trường để xếp thời khóa biểu. Quá trình xây dựng thời khóa biểu luôn dựa trên các đặc điểm sư phạm và vệ sinh học đường như: - Phải sắp xếp các giờ học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh; - Bố trí phù hợp các lớp học; - Giữa các tiết, nghỉ tại chỗ 5 phút, giữa buổi học ra chơi 15 phút; - Phân phối hợp lý các môn học, xen kẽ các môn học trong một buổi học. Trong quá trình xếp thời khóa biểu luôn chú ý đến tính ổn định của thời khóa biểu, chính điều này làm cho nhịp độ công tác trong nhà trường được đảm bảo. Thời khóa biểu không ổn định sẽ gây rối loạn trong công việc của giáo viên và trong học tập của học sinh. Sắp xếp thời khóa biểu luôn thể hiện mối quan tâm đến quỹ thời gian của giáo viên, tạo điều kiện cho họ làm việc hợp lý và có năng suất cao mà không bị mệt mỏi quá sức. Sau khi xếp xong thời khoá biểu Phó Hiệu trưởng kiểm tra lại kỹ càng và trình Hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi Hiệu trưởng phê duyệt công bố công khai thời khóa biểu cho giáo viên, học sinh, các cán bộ, nhân viên có liên quan và cha mẹ học sinh được biết.
 2.3.5. Chỉ đạo tổ, nhóm Chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch.
 Đầu năm học Hiệu trưởng yêu cầu tổ - nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch, có hai loại kế hoạch: Kế hoạch năm học gồm toàn bộ công tác của tổ và Kế hoạch giảng dạy (theo phân phối chương trình dạy học bộ môn ở các khối lớp). Kế hoạch của tổ phải được xây dựng chính xác hóa và cụ thể hóa các nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường ở từng đơn vị tổ cho phù hợp. Kế hoạch tổ chuyên môn phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được giao, đặc biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây dựng được một chương trình hoạt động cụ thể. Hiệu trưởng cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học; tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; những yêu cầu của nhà trường đối với chất lượng dạy học giáo dục...), làm cho tổ trưởng nắm được những ý định quan trọng của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học trong năm. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ theo qui trình và cách trình bày như kế hoạch năm học của nhà trường Kế hoạch của tổ chuyên môn phải được Hiệu trưởng duyệt, và trở thành văn bản pháp lý để Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. 
 Bên cạnh đó Hiệu trưởng chỉ đạo các Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch năm học cá nhân, kế hoạch của giáo viên cũng gồm hai loại: Kế hoạch năm học và Kế hoạch giảng dạy bộ môn. Trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học Giáo viên cần căn cứ vào kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn của nhà trường, kế hoạch của tổ chuyên môn và nhiệm vụ được phân công (môn dạy, lớp dạy, công tác chủ nhiệm và công tác khác), phân tích tình hình học tập của học sinh, yêu cầu của chương trình dạy học các môn phải dạy, điều kiện của nhà trường (sách hướng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học...). Từ đó xác định chỉ tiêu phấn đấu của bản thân (yêu cầu cần đạt ở từng nhiệm vụ, kết quả học tập của học sinh các lớp mình giảng dạy); biện pháp thực hiện để đạt các chỉ tiêu trên. Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn gồm hai loại: - Kế hoạch giảng dạy theo phân phối chương trình bộ môn: Giáo viên căn cứ vào bảng phân phối chương trình dạy học các môn do mình giảng dạy để xây dựng kế hoạch dạy học cả năm và hàng tuần. - Kế hoạch dạy học từng bài: Viết bản thiết kế giờ dạy. Kế hoạch năm học của giáo viên do tổ trưởng chuyên môn duyệt và là căn cứ pháp lý để tổ trưởng chuyên môn và Hiệu trưởng quản lý hoạt động sư phạm của giáo viên trong năm học.
 2.3.6. Phân công giảng dạy, phân công chủ nhiệm lớp.
 Việc phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức và công tác cán bộ, Chúng tôi luôn nắm rõ chỗ mạnh, chỗ yếu, sở trường, hoàn cảnh của từng giáo viên để sử dụng họ, tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp. Mỗi giáo viên sẽ cố gắng để khẳng định mình trong tập thể sư phạm. Trong tình hình đội ngũ giáo viên hiện nay của nhà trường, chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, vì vậy chúng tôi luôn cân nhắc kỹ càng khi phân công giảng dạy cho giáo viên. Phân công giảng dạy cho giáo viên là một việc quan trọng, thu hút sự chú ý của cả Ban giám hiệu và giáo viên. Việc phân công sử dụng đúng sẽ mang lại kết quả to lớn, ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về tư tưởng tình cảm và sẽ ảnh hưởng không

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_day_h.doc