SKKN Một số biện pháp phòng chống cháy nổ khu phòng học bộ môn trường THPT Vĩnh Lộc
Trường học là nơi nuôi dưỡng, đào tạo các thế hệ dựng xây đất nước. Nơi đây, mỗi cá nhân có thể tích tụ được kiến thức cơ bản nhất để có những bước xa hơn trong cuộc sống sau này. Kỹ năng mà mỗi cá nhân tích lũy có thể thông qua kiến thức giảng dạy nhưng cũng có thể có được qua những hình ảnh trực quan của nhà trường. Do vậy, tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) có vị trí vô cùng quan trọng, vừa góp phần đảm bảo an toàn PCCC cho nhà trường đồng thời cải tạo nhân sinh quan trong mỗi cá nhân về công tác đảm bảo an toàn PCCC. Nếu như ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi em đã thấy được các phương tiện PCCC, tổ chức công tác PCCC, tiếp cận kiến thức PCCC, chắc chắn sau này các em sẽ trưởng thành hơn, có ý thức đảm bảo an toàn PCCC cao hơn, có cuộc sống trách nhiệm hơn với xã hội.
Từ trước tới nay, một số người cho rằng phòng chống cháy nổ là trách nhiệm của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy. Nhưng thực tế sau mỗi vụ cháy, nổ cho thấy trách nhiệm phòng chống cháy nổ không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó, đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là tự ý thức của mỗi công dân.
Công tác phòng chống cháy nổ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, là một bộ phận của công tác bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội. Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ là chúng ta đã góp phần vào ổn định cuộc sống bền vững. Luật phòng chống cháy nổ đã ra đời góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên công tác phòng chống cháy nổ thời gian qua vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, hàng năm trên toàn quốc vẫn còn xảy ra hàng nghìn vụ cháy, nổ lớn nhỏ đã làm bị thương và cướp đi sinh mạng của hàng chục thậm chí hàng trăm người. Gây thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng về tài sản của nhà nước, của nhân dân.
Nhận thức được tầm quan trọng, sự nguy hiểm của cháy nổ và tình hình thực tế của trường, ở địa phương, bản thân hiện nay là một cán bộ thiết bị thí nghiệm trường học, phụ trách các phòng thiết bị thực hành với trách nhiệm là thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ ở trường học. Trong những năm qua, thực hiện phòng chống cháy nổ ở trường học tôi nhận thấy: Muốn đạt được hiệu quả cao cần phải làm tốt công tác xây dựng an toàn phòng chống cháy nổ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh ở trường . Đây là một trong những nội dung tất yếu, quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì thế nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống cháy nổ khu phòng học bộ môn trường THPT Vĩnh Lộc”.
1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Trường học là nơi nuôi dưỡng, đào tạo các thế hệ dựng xây đất nước. Nơi đây, mỗi cá nhân có thể tích tụ được kiến thức cơ bản nhất để có những bước xa hơn trong cuộc sống sau này. Kỹ năng mà mỗi cá nhân tích lũy có thể thông qua kiến thức giảng dạy nhưng cũng có thể có được qua những hình ảnh trực quan của nhà trường. Do vậy, tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) có vị trí vô cùng quan trọng, vừa góp phần đảm bảo an toàn PCCC cho nhà trường đồng thời cải tạo nhân sinh quan trong mỗi cá nhân về công tác đảm bảo an toàn PCCC. Nếu như ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi em đã thấy được các phương tiện PCCC, tổ chức công tác PCCC, tiếp cận kiến thức PCCC, chắc chắn sau này các em sẽ trưởng thành hơn, có ý thức đảm bảo an toàn PCCC cao hơn, có cuộc sống trách nhiệm hơn với xã hội. Từ trước tới nay, một số người cho rằng phòng chống cháy nổ là trách nhiệm của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy. Nhưng thực tế sau mỗi vụ cháy, nổ cho thấy trách nhiệm phòng chống cháy nổ không phải của riêng ai mà là của toàn xã hội, trong đó, đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là tự ý thức của mỗi công dân. Công tác phòng chống cháy nổ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, là một bộ phận của công tác bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội. Làm tốt công tác phòng chống cháy nổ là chúng ta đã góp phần vào ổn định cuộc sống bền vững. Luật phòng chống cháy nổ đã ra đời góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên công tác phòng chống cháy nổ thời gian qua vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, hàng năm trên toàn quốc vẫn còn xảy ra hàng nghìn vụ cháy, nổ lớn nhỏ đã làm bị thương và cướp đi sinh mạng của hàng chục thậm chí hàng trăm người. Gây thiệt hại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng về tài sản của nhà nước, của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng, sự nguy hiểm của cháy nổ và tình hình thực tế của trường, ở địa phương, bản thân hiện nay là một cán bộ thiết bị thí nghiệm trường học, phụ trách các phòng thiết bị thực hành với trách nhiệm là thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ ở trường học. Trong những năm qua, thực hiện phòng chống cháy nổ ở trường học tôi nhận thấy: Muốn đạt được hiệu quả cao cần phải làm tốt công tác xây dựng an toàn phòng chống cháy nổ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh ở trường . Đây là một trong những nội dung tất yếu, quan trọng trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì thế nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống cháy nổ khu phòng học bộ môn trường THPT Vĩnh Lộc”. Đề tài trên nhằm góp phần nâng cao cảnh giác với phương châm "Phòng cháy hơn chữa cháy" câu nói đã được đúc kết từ lâu. Có nghĩa là tích cực phòng ngừa không để cháy nổ xảy ra sẵn sàng chữa cháy có hiệu quả để hạn chế tổn thất ở mức độ nhỏ nhất. Để xác định được tầm quan trọng công tác PCCC trong trường học, hàng năm đội Cảnh sát PCCC số 6 đóng ở địa bàn huyện Vĩnh Lộc đều tổ chức chuyên đề công tác kiểm tra an toàn PCCC đối với đối tượng này. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện những tồn tại trong công tác PCCC và đề ra các giải pháp khắc phục cũng như xử lý đối với những hành vi vi phạm quy định về PCCC trong trường học. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm thực hiện tốt các phong trào xây dựng “Một số biện pháp phòng chống cháy nổ khu phòng học bộ môn trường THPT Vĩnh Lộc” do ngành giáo dục phát động. Cụ thể là xây dựng khu phòng học bộ môn ở Trường THPT Vĩnh Lộc an toàn không có tai nạn cháy nổ xảy ra, để tạo nên môi trường trong lành đối với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Hình 1: Khu phòng học bộ môn trường THPT Vĩnh Lộc Việc thực hiện đề tài này cũng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên trong nhà trường bảo vệ giáo dục môi trường cho học sinh. Giáo dục học sinh biết công tác PCCC có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ an toàn PCCC ngay trong các công việc thực tế hàng ngày. Mục đích đề tài nhằm phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “An toàn không có cháy nổ xảy ra ”. Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác an toàn, phòng chống cháy nổ, tổ chức buổi tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cán bộ, nhân viên, học sinh biết để đề phòng là chính. Nội dung chủ yếu nâng cao ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết về Luật PCCC, nguyên nhân gây ra cháy nổ, nắm vững các kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, đặc biệt trang bị kiến thức cơ bản về cách xử lý một đám cháy. Biết cách lập phương án PCCC, nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC và biết sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy tại chỗ, đủ khả năng chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Khu Phòng học bộ môn của Trường THPT Vĩnh lộc. Toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ an toàn PCCC, các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành. Phương pháp quan sát: Quan sát thống kê các công việc diễn ra hàng ngày thực tế của giáo viên, việc thực hiện của học sinh. Phương pháp phân tích: Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ và nắm vững phương pháp sử dụng những dụng cụ cơ bản của phòng thí nghiệm thực hành là điều quan trọng để đảm bảo cho việc thực hiện thành công các thí nghiệm, giúp cho giáo viên bộ môn và học sinh tránh được tai nạn, tránh lãng phí hóa chất, tránh làm hư hỏng dụng cụ và tài sản của phòng thực hành thí nghiệm. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, học sinh trong trường. Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học sinh, với các em học sinh. Trong sáng kiến này tôi sử dụng phương pháp kiểm tra và phương pháp tổ chức thực hiện, để kiểm tra và đánh giá hiệu quả một số biện pháp, giải pháp, rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm thường mắc trong buổi thực hành. Từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc thực hiện xây dựng kế hoạch an toàn, phòng chống cháy nổ và đưa ra những việc đã làm được, việc chưa làm được để tiếp điều chỉnh, thực hiện tốt phương châm: "Phòng cháy hơn chữa cháy". 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận Vậy làm thế nào để một mái trường an toàn không có cháy nổ? Một mái trường được trang bị đầy đủ mọi phương tiện phòng chống cháy nổ, trang bị cho con người đầy đủ về mọi kiến thức kỹ năng phòng ngừa đó là điều cần thiết. Nơi có số lượng học sinh tập trung tương đối lớn.Vì vậy để làm được điều đó ta cần phải hiểu được tầm quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ đối với các địa điểm trong trường học thường xuyên tập trung đông người, song song với việc chấp hành nghiêm ngặt quy định an toàn PCCC. Năm nào Sở GD-ĐT Thanh Hóa cũng có công văn đề nghị lãnh đạo các đơn vị trường học tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về phòng chống cháy nổ cho cán bộ, giáo viên, học sinh - sinh viên trong đơn vị, thường xuyên tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót và đề ra biện pháp xử lý nhằm hạn chế nguy cơ cháy, nổ. Đặc biệt, trong các ngày cao điểm Tết Nguyên đán và cao điểm mùa khô phải duy trì chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu ở mức độ cao, đảm bảo xử lý kịp thời và có hiệu quả mọi tình huống cháy, nổ. “Đảm bảo công tác an toàn trường học”. Theo đó, hàng năm đội PCCC số 6 vào kiểm tra luôn chỉ đạo trường thực hiện trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ, xây dựng phương án tập luyện và tổ chức tổng diễn tập cho, cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh ít nhất 1 lần/năm học. Cháy nổ, chập điệnlà những sự cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu, đặc biệt là trong khu vực trường học. Tuy nhiên, xử lý tình huống đúng cách, kịp thời thì không phải ai cũng có thể thực hiện, nhất là các em học sinh. Trường THPT Vĩnh Lộc được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào ngày 04/06/2014. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đúng quy cách và có đầy đủ các phòng học, phòng học bộ môn, thư viện đạt chuẩn cũng như các phòng chức năng, cảnh quan sư phạm thoáng mát, sạch, đẹp. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được ngành đánh giá cao. Hình 2: Tập huấn công tác PCCC tại trường THPT Vĩnh Lộc (năm 2015) .2. Thực trạng Để thực hiện đề tài một cách khoa học thì ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám sát theo công văn số 138/PC6 ngày 28/03/2017 của Phòng cảnh sát PCCC số 6 về kiểm tra an toàn PCCC.Thông qua Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 [2] quy định chi tiết thi hành một điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; công văn của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn đến cán bộ giáo viên và học sinh. Để nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về luật PCCC; cổ vũ động viên phong trào PCCC, nâng cao tinh thần cảnh giác. Việc khảo sát này giúp cho bản thân tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện nội dung “Một số biện pháp phòng chống cháy nổ khu phòng học bộ môn trường THPT Vĩnh Lộc” do ngành giáo dục phát động. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp trường đề ra các biện pháp phòng chống cháy nổ trong năm học này và những năm tiếp theo. Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp thực nghiệm, quan sát, phương pháp phân tích, trao đổi với giáo viên và học sinh. Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc sử dụng các phòng học bộ môn trong năm học, khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường, quan sát thực tế về việc thực hiện của giáo viên, học sinh nội dung trên trong năm học. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng khang trang, khuôn viên sạch đẹp, có hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, khu phòng học bộ môn có đầy đủ cơ sở vật chất, phòng chức năng đúng quy cách, hiện nay phòng học bộ môn đang tu sửa bảo dưỡng hệ thống điện của từng phòng. Hình 3: Cầu dao tầng 2 đường điện phòng học bộ môn đang tu sửa Các biện pháp PCCC: Trường học phải có nội quy PCCC, tuyên truyền công tác PCCC cho giáo viên, học sinh nhà trường, tác hại của cháy nổ với cơ sở vật chất, tác hại đối với con người, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, ý thức PCCC. Tăng cường cơ sở vật chất cho PCCC, sắp xếp phương tiện đúng nơi quy định, phương án chữa cháy, phương án thoát nạn cho học sinh khi có cháy xảy ra. Phương án phải được tổ chức học tập, diễn tập PCCC tại trường, nguồn nước xử lý khi có cháy xảy ra, tổ chức rút kinh nghiệm. Hàng năm khi có sự thay đổi, hoặc sau mỗi lần thay đổi phải được bổ sung ngay vào phương án cho phù hợp. Hệ thống PCCC trong khu phòng học bộ môn được bố trí ở những nơi dễ thấy, dễ lấy theo đúng quy định. Hình 4: Hệ thống PCCC được bố trí theo từng tầng của khu phòng học bộ môn - Đối với phòng thí nghiệm, thực nghiệm Trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm, chất cháy ở đây là các loại hoá chất, nhiên liệu, vật liệu dễ cháy nổ trong bảo quản cũng như trong sử dụng, làm thí nghiệm cũng như thực nghiệm. Trong số các hóa chất thường sử dụng làm thí nghiệm có nhiều loại có tính nguy hiểm cháy nổ cao như các loại axit đậm đặc, cồn, dầu, mỡ Hình 5: Phòng chuẩn bị thực hành Hóa - Sinh Hình 6: Phòng thực hành Hóa – Sinh Hình 7: Bảng điều khiển điện của từng bàn học sinh phòng Hóa - Sinh, Vật lý Hình 8: Bảng điều khiển điện của từng bàn học sinh phòng Hóa-Sinh, Vật lý Tại các phòng thí nghiệm phải có quy định, quy trình thí nghiệm, trong quy trình nêu rõ những công đoạn thí nghiệm có nguy hiểm cháy, nổ. Các thiết bị thí nghiệm, các loại hóa chất phải được kê lên giá, kệ. Trên mỗi thiết bị đựng hóa chất phải có các ký hiệu cụ thể, trong đó có các ký hiệu quy định tính nguy hiểm cháy, nổ. Hệ thống điện chiếu sáng và sử dụng làm thí nghiệm, thực nghiệm phải an toàn phải được tính toán, có thiết bị bảo vệ trên mỗi hệ thống. Hình 9: Học sinh thực hành Phòng Hóa – Sinh Cần trang bị các loại bình khí CO2 và bột chữa cháy phù hợp cho từng bộ thí nghiệm, thực nghiệm. Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho các phòng thí nghiệm, thực nghiệm. Cán bộ hướng dẫn thí nghiệm, cán bộ trông coi phòng thí nghiệm phải có kiến thức về PCCC; nắm, hiểu rõ quy trình về PCCC. Học sinh trước khi làm thí nghiệm phải được phổ biến về quy định an toàn PCCC. Tại mỗi phòng thí nghiệm, thực nghiệm phải có nội quy quy định PCCC Đối với phòng máy vi tính, phòng nghe nhìn Phòng máy vi tính là nơi tập trung tài sản có giá trị lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật với hệ thống máy vi tính, máy điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm cùng hệ thống thiết bị điện, phục vụ cho giảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, hệ thống bàn gỗ, giá kệ kê máy, do vậy tải trọng chất cháy tăng lên rất nhiều. Tại các phòng máy tính phải có nội quy quy định việc sử dụng máy tính trong học tập, nghiên cứu. Hình 10: Phòng thực hành tin trường THPT Vĩnh Lộc Hình 11: Phòng nghe nhìn trường THPT Vĩnh Lộc Có chế độ kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện những điểm có thể dẫn đến sự cố phát sinh nguồn nhiệt, gây cháy của hệ thống thiết bị máy tính và hệ thống thiết bị điện. Hình 12: Hệ thống kết nối của phòng nghe nhìn trường THPT Vĩnh Lộc Khi lắp đặt thêm các thiết bị điện như máy tính, điều hòa, máy hút ẩmCần phải tính toán đến khả năng chịu tải của dây dẫn. Cần trang bị các loại bình khí CO2 và bột chữa cháy (MFZ). Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho phòng máy tính. Cán bộ quản lý phòng máy tính phải có kiến thức về PCCC; nắm hiểu rõ quy trình về PCCC. Học sinh trước khi sử dụng phải được phổ biến về quy định an toàn PCCC. Tại mỗi phòng máy tính phải có quy định an toàn PCCC. Đối với thư viện Thư viện trong trường có kết cấu gồm kho lưu trữ sách, tài liệu tư liệu và phòng đọc được trang bị hệ thống rèm cửa tránh chói sáng và hệ thống bàn gỗ, giá kệ kê máy tính. Do vậy tải trọng chất cháy tăng lên rất nhiều là nơi giáo viên tập trung tìm đọc các tài liệu, tư liệu Thư viện là nơi lưu trữ các tài liệu, tư liệu quan trọng có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật... song cũng là nơi rất dễ xảy ra vụ cháy do ở đây tập trung một khối lượng lớn chất cháy là giấy, sách báo, phim, ảnh tư liệu... là những chất rất dễ bắt cháy. Hình 13: Tủ sách thư viện trường THPT Vĩnh Lộc Hình 14: Giá sách thư viện trường THPT Vĩnh Lộc Đối với thư viện, hiện có nhiều văn bản quy định về công tác PCCC, trong đó có một số nội dung cụ thể như sau: Tài liệu trong thư viện phải được sắp xếp lên giá, kệ. Các giá sách phải sắp xếp cách xa các bóng điện ít nhất là 0,6m. Nghiêm cấm việc đun nấu, hút thuốc hoặc sử dụng ngọn lửa trần trong thư viện. Hệ thống điện trong thư viện phải an toàn. Hệ thống điện của phòng đọc phải được tính toán đến các thiết bị phụ tải như máy tính, máy chiếu Hình 15: Phòng đọc thư viện trường THPT Vĩnh Lộc Trong thư viện cần lắp đặt hệ thống báo cháy tự động.Trang bị các bình chữa cháy, hệ thống chữa cháy vách tường trong thư viện, đặc biệt trang bị hệ thống chữa cháy tự động chất chữa cháy khí cho khu vực kho tài liệu. Phải có nội quy PCCC. Trong nhà trường nội quy này được phổ biến cụ thể đến cán bộ trông coi quản lý thư viện cũng như người đọc trong thư viện. Hệ thống phòng học bộ môn của nhà trường khang trang, cơ sở vật, phòng chức năng chất đầy đủ khuôn viên trường đẹp. Đây là yếu tố nổi bật trong trường THPT Vĩnh Lộc. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Qua việc triển khai một số biện pháp phòng chống cháy nổ tại trường THPT Vĩnh Lộc những năm qua, tôi nhận thấy giáo viên đã có ý thức cao trong việc giáo dục các em học sinh thực hiện nghiêm túc, an toàn phòng cháy, chữa cháy thông qua các bài giảng. Đồng thời, giáo viên bộ môn đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện nội quy, quy định thực hành trong các phòng thí nghiệm đảm bảo không xảy ra cháy nổ. Qua các hoạt động định kỳ, thường xuyên, các phiên họp hội đồng giáo dục các buổi chào cờ, tuyên truyền thông qua chương trình phát thanh, các buổi ngoại khóa giao lưu với đội phòng cháy chữa cháy thành phố, sinh hoạt lớp phổ biến tuyên truyền kiến thức, pháp luật về PCCC, treo băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng tuần lễ Quốc gia An toàn – Vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ. Tuy nhiên, qua khảo sát kỹ năng thực hành bảo vệ an toàn, phòng chống tai nạn thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế nhất định. Ví dụ: Một số học sinh vẫn còn tò mò nghịch các thiết bị, hóa chất trong giờ thực hành các em còn đùa nghịch bật các (attomat) điện ngoài hành lang và bóng đèn Tương tự như vậy trong việc thực hiện Luật PCCC, việc giáo dục an toàn, giáo dục kỹ năng bảo vệ an toàn PCCC giáo viên bên cạnh những ưu điểm cũng còn có những mặt hạn chế, cụ thể là giáo viên chưa chú trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương châm “tích cực phòng cháy hơn chữa cháy”. Hình 16: Học sinh thực hành Phòng Vật lý Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội dung xây dựng: “Một số biện pháp phòng chống cháy nổ khu phòng học bộ môn trườngTHPT Vĩnh Lộc” thành lập đội chữa cháy tại cơ sở gồm có 15 người được phân công cụ thể từng vị trí để triển khai thực hiện kế hoạch đề ra. trong bảng phân công thầy Lê Đắc Lợi, Phó Hiệu trưởng, đội trưởng đội PCCC trực tiếp phụ trách tiêu chí: “tích cực phòng cháy hơn chữa cháy” các lực lượng phối hợp và hỗ trợ gồm: Công đoàn, đoàn thanh niên, ban lao động các tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm đôn đốc chỉ đạo học sinh, nên tôi đưa ra một số biện pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung nổi cộm để ráo riết triển khai thực hiện đó là: Thứ nhất: Đảm bảo an toàn trong Khu phòng học bộ môn Thứ hai: Trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC đảm bảo về chất lượng và số lượng luôn trong trạng thái sẵn sàng. Thứ ba: Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện tốt các nội quy quy định đảm bảo an toàn về PCCC Thứ tư: Kiểm tra hệ thống đường điện thường xuyên Tóm lại: Tóm lại việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng. Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của Ngành về PCCC, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của trường, của địa phương. Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ về nội dung PCCC, vận dụng các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành động PCCC trong trường học. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Tôi đã áp dụng thành công đề tài: “Một số biện pháp phòng chống cháy nổ khu phòng học bộ môn trườngTHPT Vĩnh Lộc” tại trường THPT Vĩnh Lộc. Tôi tin chắc rằng nếu mọi người đều có ý thức PCCC thì không chỉ các giáo viên, học sinh được hưởng một môi trường học đường trong lành, mà về lâu dài thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay“tích cực phòng cháy hơn chữa cháy”. Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “An toàn không có cháy nổ” cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. 3.2. Kiến nghị Đề nghị các cấp, các ban ngành cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề PCCC trường học. Đối với nhà trường: Phải
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phong_chong_chay_no_khu_phong_hoc_bo_m.doc