SKKN Một số biện pháp phối hợp giữa các lực lượng trong, ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường THPT Lê Viết Tạo năm học 2015 - 2016

SKKN Một số biện pháp phối hợp giữa các lực lượng trong, ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường THPT Lê Viết Tạo năm học 2015 - 2016

Tai nạn giao thông và thực hiện an toàn giao thông là vấn đề nóng hổi hàng ngày của Đất nước ta. Việc giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức người dân nói chung, đối tượng học sinh nói riêng là yêu cầu cần thiết và cần chiến lược và hành động Quốc gia.

Tại khu vực gần trường THPT Lê Viết Tạo do mật độ các trường học đông, số lượng học sinh và người dân đi làm các công ti công nghiệp vào giờ cao điểm rất đông trên đường giao thông ngay trước cổng trường THPT Lê Viết Tạo. Nên một thực tế nổi cộm hiện nay là tình trạng học sinh trên địa bàn nói chung vi phạm về An toàn giao thông đang ngày càng gia tăng, đã có nhiều trường hợp học sinh bị tai nạn giao thông (hoặc gây tai nạn) dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Trước các cổng trường học luôn là “điểm nút giao thông” thường xảy ra ùn tắc, mất trật tự giao thông thậm chí thường xảy ra tai nạn giao thông.

Việc giáo dục an toàn giao thông (GDATGT) còn có những tồn tại như: việc triển khai chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong địa bàn; việc phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác này chưa được quan tâm thường xuyên, nhiều lúc còn mang tính hình thức.

Vốn nhiều năm làm công tác Đoàn - TN, bản thân tôi đã trực tiếp hỗ trợ Nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục an toàn giao thông, bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong công tác này, Tôi chọn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phối hợp giữa các lực lượng trong, ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường THPT Lê Viết Tạo năm học 2015 - 2016”, với mong muốn chia sẻ một số biện pháp đã triển khai thực hiện ở trường THPT Lê Viết Tạo để tiếp tục phát huy tác dụng cho đơn vị và trao đổi

doc 21 trang thuychi01 6501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phối hợp giữa các lực lượng trong, ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường THPT Lê Viết Tạo năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
Tai nạn giao thông và thực hiện an toàn giao thông là vấn đề nóng hổi hàng ngày của Đất nước ta. Việc giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức người dân nói chung, đối tượng học sinh nói riêng là yêu cầu cần thiết và cần chiến lược và hành động Quốc gia.
Tại khu vực gần trường THPT Lê Viết Tạo do mật độ các trường học đông, số lượng học sinh và người dân đi làm các công ti công nghiệp vào giờ cao điểm rất đông trên đường giao thông ngay trước cổng trường THPT Lê Viết Tạo. Nên một thực tế nổi cộm hiện nay là tình trạng học sinh trên địa bàn nói chung vi phạm về An toàn giao thông đang ngày càng gia tăng, đã có nhiều trường hợp học sinh bị tai nạn giao thông (hoặc gây tai nạn) dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Trước các cổng trường học luôn là “điểm nút giao thông” thường xảy ra ùn tắc, mất trật tự giao thông thậm chí thường xảy ra tai nạn giao thông.
Việc giáo dục an toàn giao thông (GDATGT) còn có những tồn tại như: việc triển khai chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong địa bàn; việc phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác này chưa được quan tâm thường xuyên, nhiều lúc còn mang tính hình thức.
Vốn nhiều năm làm công tác Đoàn - TN, bản thân tôi đã trực tiếp hỗ trợ Nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, trong đó có công tác giáo dục an toàn giao thông, bằng những kinh nghiệm tích lũy được trong công tác này, Tôi chọn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp phối hợp giữa các lực lượng trong, ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại trường THPT Lê Viết Tạo năm học 2015 - 2016”, với mong muốn chia sẻ một số biện pháp đã triển khai thực hiện ở trường THPT Lê Viết Tạo để tiếp tục phát huy tác dụng cho đơn vị và trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở giáo dục khác và tiếp tục cho những năm học tiếp theo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các biện pháp phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, khoa học và có hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ATGT cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các tổ chức, đoàn thể, giáo viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh và lực lượng công an, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở địa phương
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thảo luận, điều tra, thăm dò
- Phương pháp thực nghiệm
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận 
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật giáo dục năm 2005.
Trong chiến lược bảo đảm trật tự ATGT đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đối với công tác giáo dục học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ mục tiêu và nội dung của hoạt động giáo dục ATGT gồm:
* Mục tiêu chung
- Cung cấp cho học sinh các kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông để biết cách ứng phó với các tình huống khi tham gia giao thông; hình thành thế hệ trẻ có “văn hóa” khi tham gia giao thông, xây dựng xã hội văn minh và bảo đảm thực hiện mục tiêu chung của Chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ quốc gia.
- Giáo dục về tri thức
Củng cố kiến thức ở các cấp học dưới và phát triển phù hợp với yêu cầu của cấp học. Học sinh hiểu được nguyên nhân của TNGT và biết cách phòng tránh tai nạn; hiểu được trách nhiệm công dân của bản thân, tôn trọng mọi người và quy định của pháp luật; thể hiện được hành vi văn hóa khi tham gia giao thông.
- Giáo dục kỹ năng 
Học sinh phải có kỹ năng bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông để biết cách ứng phó với các tình huống khi tham gia giao thông
- Giáo dục về thái độ
Giáo dục ATGT nhằm từng bước hình thành ở học sinh thái độ tích cực, không đua đòi, có thái độ phản đối những hành vi không chuẩn mực, không tôn trọng pháp luật nhất là luật GTĐB trong cộng đồng và trong giới thanh thiếu niên đang ngày càng gia tăng, ý thức tham gia giao thông thận trọng, an toàn, từng bước hình thành văn hóa giao thông trong đối tượng học sinh.
* Nội dung giáo dục an toàn giao thông
Giáo dục An toàn giao thông trong trường phổ thông là giúp cung cấp cho học sinh một số nội dung cơ bản về Luật giao thông đường bộ (Luật GTĐB Việt Nam năm 2005) trong đó giới thiệu rõ về điều kiện và những quy định cần thiết đối với người tham gia giao thông, đặc biệt là các nội dung cụ thể có liên quan đến lứa tuổi của các em. 
Trước hết, cần chú trọng giáo dục cho các em một số hành vi thể hiện “Văn hóa giao thông” đối với học sinh phổ thông:
- Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng, đổ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi (hoặc ngồi) trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện;
- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường;
- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp tai nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.
Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp cho các em về hiện trạng, về tình hình an toàn giao thông ở địa phương, trong nước và trên thế giới.
2.2. Thực trạng công tác giáo dục ATGT cho học sinh ở trường THPT Lê Viết Tạo
Thực trạng giáo dục ATGT và ý thức thực hiện luật giao thông của học sinh của nhà trường một số năm trước đây còn một số tồn tại sau: 
- Ý thức chấp hành các quy định về ATGT của HS có chuyển biến nhưng tính tự giác chưa cao và chưa bền vững. Vẫn còn một bộ phận HS chưa tự giác chấp hành quy tắc giao thông.
- Việc kiểm tra còn chưa được thường xuyên, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong địa bàn.
- Việc phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác này chưa được quan tâm thường xuyên, nhiều lúc còn mang tính hình thức; việc chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm trong học sinh chưa cao.
- Hành vi vi phạm của HS chủ yếu diễn ra ngoài nhà trường, nhà trường không thể kiểm tra, giám sát được. Số học sinh vi phạm ATGT, bị xử phạt, kỷ luật và số vụ tai nạn xảy ra trước cổng trường còn nhiều.
Bảng 1. Kết quả tổng hợp số học sinh liên quan tới mất ATGT và số vụ tại nạn giao thông trước cổng trường năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 – 2015 
Năm học
Số lượt HS vi phạm ATGT bị nhà trường nhắc nhở
Số HS bị Công an xử phạt hành chính vì vi phạm ATGT
Số HS vi phạm ATGT bị nhà trường kỷ luật
Số học sinh bị tai nạn giao thông
Số vụ tai nạn xảy ra trước cổng trường
2013-2014
98
35
15
12
06
2014-2015
12
12
06
04
01
- Mật độ các trường học đông và số lượng học sinh đông ở xung quanh khu vực trường THPT Lê Viết Tạo.
- Mật độ tham gia giao thông của người dân và học sinh vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều rất đông do học sinh đi học và công nhân đi làm các khu công nghiệp.
Sơ đồ 1: Sự phân bố các trường học, công ti gần địa bàn 
trường THPT Lê Viết Tạo
2.3. Một số biện pháp thực hiện phối hộp hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh tại trường THPT Lê Viết Tạo
2.3.1. Xác định các lực lượng tham gia phối hợp hoạt động giáo dục ATGT
Các lực lượng phối hợp hoạt động (được mô phỏng ở sơ đồ 2) gồm các bộ phận liên quan: 
PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC, CÁC VĂN BẢN, CHỈ THỊ CỦA BỘ, TỈNH, SỞ GD&ĐT, BGH NHÀ TRƯỜNG
BAN ATGT
ĐOÀN - THANH NIÊN NHÀ TRƯỜNG (bộ phận nòng cốt)
CHA MẸ HỌC SINH
CÔNG AN GIAO THÔNG HUYỆN, TỈNH
CÔNG AN XÃ
TỈNH ĐOÀN,
HUYỆN ĐOÀN,
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BAN NỀ NẾP
BẢO VỆ
ĐOÀN XÃ
CÁN SỰ LỚP,
CÁN SỰ ĐOÀN
ĐỘI TNXK BẢO VỆ CỔNG TRƯỜNG
LỰC LƯỢNG BÊN NGOÀI NHÀ TRƯỜNG
LỰC LƯỢNG BÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
HỘI CHA MẸ HỌC SINH
CÔNG ĐOÀN
NHÀ TRƯỜNG
Sơ đồ 2. Các lực lượng tham gia phối hợp hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh
- Ban Giám hiệu: Ban Giám hiệu căn cứ pháp luật hiện hành, các văn bản chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo chung.
- Ban An toàn giao thông: Thành phần, số lượng, quy chế hoạt động do BGH ra quyết định thành lập.
- Bộ phận nòng cốt – Đoàn TN nhà trường: Chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch hoạt động GDATGT trong năm học.
- Lực lượng bên trong nhà trường bao gồm: GVCN, Hội Cha mẹ học sinh, bộ môn giáo dục công dân, Ban Nề nếp, bộ phận bảo vệ, cán sự lớp & cán sự đoàn, đội Thanh niên xung kích bảo vệ cổng trường.
- Lực lượng bên ngoài nhà trường bao gồm: Cha mẹ học sinh, Phòng Công an giao thông huyện & Phòng Công an giao thông tỉnh, Công an xã, Huyện Đoàn & Tỉnh Đoàn, Các Đoàn xã.
2.3.2. Các biện pháp tổ chức phối hợp hoạt động giáo dục ATGT giữa các lực lượng
2.3.2.1. Biện pháp 1: Quản lí hoạt động giáo dục ATGT của Ban Giám hiệu nhà trường
Để quản lí tốt, phối hợp chặt chẽ hoạt động này, BGH cần nắm được đặc điểm tình hình nhà trường, tình hình ATGT ở địa phương, nguồn nhân lực, mục tiêu, nhiệm vụ, lên kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDATGT.
Ban Giám hiệu ra quyết định thành lập Ban ATGT, quán triệt nhiệm vụ cụ thể cho Ban ATGT và Đoàn trường trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, biện pháp phối hợp hoạt động với các lực lượng trong và ngoài trường trong việc giáo dục ATGT cho học sinh trong năm học.
a. Thành lập Ban An toàn giao thông và phân công nhiệm vụ trong Ban
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng tổ chức thành lập Ban ATGT thực hiện công tác GDATGT trong trường theo chỉ đạo nhằm thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra thành lập ban gồm các thành phần:
- Trưởng ban: 01 Phó Hiệu trưởng
- Phó ban TT: Bí thư Đoàn trường
- Các Ủy viên gồm: tổ trưởng chuyên môn GDCD – Thể dục & Quốc phòng và Ban Nề nếp. 
Trong Ban ATGT có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động đã xây dựng trong năm học. Qua đó, từng bộ phận có kế hoạch cụ thể và tổ chức các hoạt động theo chủ điểm và thường xuyên trong suốt năm học theo qui định. 
b. Chỉ đạo Ban An toàn giao thông và Đoàn - TN trường xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch hoạt động trong năm học
Mọi hoạt động đều cần có kế hoạch, đặc biệt kế hoạch GDATGT cần đảm bảo tính khoa học, tính ổn định tương đối, tính hệ thống, tính hướng đích. Trên cơ sở kế hoạch, nhà trường định ra cách thức tổ chức, chỉ đạo nội dung, phương tiện và quy mô hoạt động.
Việc xây dựng kế hoạch GDATGT được cụ thể hoá thành kế hoạch từng học kì, từng tháng, từng tuần phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, đảm bảo mục tiêu đề ra. Trong kế hoạch thể hiện rõ: Kế hoạch giáo dục ATGT (kế hoạch tháng ATGT), kế hoạch tổ chức hoạt động GDNGLL, kế hoạch hoạt động ngoại khoá bộ môn, kế hoạch hoạt động Đoàn – TN . qua sự phối hợp từ kế hoạch của các bộ phận: Tổ bộ môn GDCD, tổ chức Đoàn - TN, GVCN và các lực lượng khác trong nhà trường. Ngoài ra, Ban ATGT và Đoàn trường cũng xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể với lực lượng ngoài nhà trường trong giáo dục học sinh trong đó có nội dung giáo dục pháp luật – ATGT trong đối tượng học sinh nhà trường.
Trong việc phối hợp hoạt động, Đoàn – TN là tổ chức chịu trách nhiệm chính trong mọi hình thức tổ chức hoạt động GDATGT; chịu trách nhiệm chính về theo dõi, giám sát, tổng kết, đánh giá và xếp loại thi đua; chịu trách nhiệm chính trong việc đấu mối để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận khác nhau. Đây là tổ chức được xem là nòng cốt quyết định hiệu quả thực hiện công tác GDATGT (như sơ đồ 1 chúng tôi đã thể hiện).
2.3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức phối hợp hoạt động với lực lượng trong nhà trường thực hiện kế hoạch GD ATGT
Để thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục ATGT nói riêng đòi hỏi phải có sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều đối tượng, lực lượng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
a. Biện pháp tổ chức phối hợp với Công đoàn nhà trường
- Lực lượng tham gia phối hợp: Ban ATGT chỉ đạo Đoàn – TN và Công đoàn phối hợp. 
- Nội dung công việc thực hiện phối hợp:
Công đoàn và Đoàn – TN phát động trong giáo viên và nhân viên toàn trường cùng chung tay làm gương trong chấp hành Luật GTĐB, cùng thực hiện phương án phân luồng giao thông trước và sau buổi học theo quy định và qua đó cùng tham gia giáo dục các em học sinh chấp hành tốt quy định.
b. Biện pháp tổ chức phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm
- Lực lượng tham gia phối hợp: Đoàn – TN, Ban Nề nếp, bộ môn GDCD, bảo vệ, cha mẹ học sinh và đội TNXK
- Nội dung công việc thực hiện phối hợp:
Giáo viên chủ nhiệm chính là thành phần sâu sát nhất với học sinh thông qua các giờ học trên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm và hoạt động GDNGLL. Vì vậy, GVCN là lực lượng quan trọng quyết định thành công của công tác GDATGT.
GVCN có sự chủ động thực hiện công tác giáo dục ATGT trong HĐNGLL đồng thời có sự phối hợp cùng Đoàn - TN và giữ mối liên hệ thường xuyên hơn với Cha mẹ học sinh (CMHS) trong hoạt động này nhất là vận động họ quản lý chặt chẽ phương tiện đi học của con em mình.
Ngay đầu năm học Đoàn – TN phối hợp với các GVCN tập huấn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh: Nhắc nhở học sinh lớp thực hiện phương án phân luồng giao thông trước cổng trường, tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động của đội TNXK của lớp mình. Thường xuyên nhắc nhở học sinh ý thức chấp hành pháp luật nhất là Luật GTĐB trong các giờ sinh hoạt lớp và HĐ NGLL. 
GVCN cũng được chỉ đạo gặp gỡ trao đổi với Cha mẹ các em chưa chấp hành tốt (do Đoàn – TN, Ban Nề nếp, bảo vệ ghi nhận được) để có biện pháp kịp thời giúp đỡ các em khắc phục, không để xảy ra vi phạm dẫn đến bị xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, Nhà trường cũng mạnh dạn đưa vào lượng hóa thi đua CBVC trong đơn vị nội dung “GVCN có học sinh bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (vi phạm nội quy hoặc Luật GTĐB bị xử phạt) sẽ bị trừ điểm thi đua nếu có HS vi phạm Luật GTĐB và là căn cứ để xếp loại khen thưởng thi đua cuối năm”. 
c. Biện pháp tổ chức phối hợp với Ban Đại diện Cha mẹ học sinh nhà trường
- Lực lượng tham gia phối hợp:
Phối hợp với tất cả các lực lượng trong nhà trường (chủ yếu là BGH và Đoàn – TN, GVCN và phối hợp với từng cha mẹ học sinh.
- Nội dung công việc thực hiện phối hợp:
Ngay từ đầu năm học, Đoàn trường có ký kết quy chế phối hợp với Ban đại diện CMHS. Thông qua Ban đại diện CMHS trường để giữ mối liên hệ phối hợp tốt cùng GVCN và CMHS từng học sinh trong GDATGT.
d. Biện pháp tổ chức phối hợp với bộ môn GDCD
- Lực lượng tham gia phối hợp: 
Chịu sự chỉ đạo của BGH, Ban ATGT và phối hợp với các bộ phận, Đoàn – TN, GVCN.
- Nội dung công việc thực hiện phối hợp:
Trưởng bộ môn GDCD với vai trò là thành viên Ban ATGT, chú trọng quản lý việc GVBM GDCD tổ chức tích hợp nội dung về Luật GTĐB vào nội dung giáo dục pháp luật bộ môn đồng thời huy động giáo viên bộ môn GDCD hỗ trợ chuẩn bị nội dung kiến thức về Luật GTĐB phục vụ các hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong SHDC (Tháng ATGT, ngày pháp luật) và các hội thi có lồng ghép nội dung giáo dục ATGT do tổ chức Đoàn tổ chức. Qua buổi ngoại khóa học sinh có thể được chứng kiến hoặc tham gia giải quyết các tình huống cụ thể giúp các em hiểu và khắc sâu hơn các kiến thức về Luật giao thông đường bộ. 
e. Biện pháp tổ chức phối hợp với Ban Nề nếp
- Lực lượng tham gia phối hợp:
Chịu sự chỉ đạo của BGH, Ban ATGT, Đoàn – TN và phối hợp với bộ phận bảo vệ, GVCN, cha mẹ học sinh.
- Nội dung công việc thực hiện phối hợp:
Ban Nề nếp nhà trường là bộ phận của Đoàn – TN nhà trường chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, xử lí và đánh giá việc thực hiện nề nếp của học sinh trong nhà trường, do Đoàn – TN nhà trường thành lập và chịu sự chỉ đạo của Đoàn – TN nhà trường.
Nhiệm vụ chính của Ban Nề nếp là theo dõi, kiểm tra, xử lí học sinh trong việc thực hiện nội quy nhà trường và điều lệ trường phổ thông trong suốt cả năm học trong đó có việc thực hiện ATGT. Ngay từ đầu năm học Ban Nề nếp được kiện toàn, được phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và phân công lịch trực cho từng đồng chí cùng với các tiêu chí thi đua để theo dõi, kiểm tra, đánh gia vừa mang tính thường xuyên vừa cả đột xuất, đồng thời chỉ đạo và theo dõi hoạt động của đội TNXK, toàn thể học sinh.
Công việc theo dõi học sinh thực hiện ATGT và hoạt động của đội TNXK phải được làm đều tay và thường xuyên liên tục trong suốt cả năm học. Trong đó đặc biệt nắm bắt những học sinh cá biệt thường xuyên có biểu hiện lệch lạc trong tu dưỡng đạo đức và thực hiện ATGT.
Cuối tuần Ban Nề nếp tổng hợp kết quả, tính điểm thi đua cho từng lớp để Đoàn– TN có kết quả đánh giá từng tập thể vào buổi SHDC đầu tuần.
f. Biện pháp tổ chức phối hợp với bộ phận bảo vệ
- Lực lượng tham gia phối hợp: Đoàn trường, Ban Nề nếp, GVCN, đội TNXK, Cha mẹ học sinh.
- Nội dung công việc thực hiện phối hợp:
Từ đầu năm học, Ban ATGT chỉ đạo Bảo vệ khi giữ xe học sinh không được nhận giữ xe môtô, xe phân khối lớn nếu học sinh không có giấy phép lái xe. Các trường hợp đủ tuổi đi xe mô tô phải nộp bản phôtô giấy phép lái xe cho bảo vệ lưu và báo cáo khi nhà trường kiểm tra. 
Bảo vệ trực cổng hàng ngày kiểm tra và nhắc nhở học sinh đội mũ bảo hiểm trước khi ngồi lên xe máy, xe gắn may, đồng thời ghi nhận cả các trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi CMHS đón và báo lại Ban Nề nếp Đoàn trường và GVCN để có phối hợp giáo dục các em. Các trường hợp học sinh không đội mũ bảo hiểm sẽ kiên quyêt không cho lấy xe ra khỏi trường.
Bảo vệ nhà trường hỗ trợ và giúp đỡ đội TNXK đảm bảo phân luồng giao thông trước và sau các buổi học.
g. Biện pháp tổ chức phối hợp với cán sự lớp và cán sự Đoàn
- Lực lượng tham gia phối hợp: Đoàn – TN nhà trường, GVCN, Đội TNXK
- Nội dung công việc thực hiện phối hợp:
Cán sự lớp và cán sự đoàn tăng cường công tác tự quản tập thể lớp mình. Đoàn – TN và GVCN nhà trường tập huấn công tác GDATGT cho lực lượng này và thông qua lực lượng này để triển khai kế hoạch GDATGT (tuyên truyền, hướng dẫn quy tắc ra vào trường, tổ chức thi tìm hiểu, công tác theo dõi, tổ chức hoạt động của đội TNXK)
Đoàn – TN nhà trường nhận lại những thông tin phản hồi tình hình thực hiện từ cán sự lớp và cán sự đoàn về hoạt động GDATGT để có phương án điều chỉnh phù hợp, ngoài ra Đoàn – TN chỉ đạo cán sự lớp và cán sự đoàn theo dõi việc thực hiện ATGT của đoàn viên thanh niên để tính thi đua và xếp loại đoàn viên, thanh niên theo tháng, học kì, năm học. 
h. Biện pháp tổ chức phối hợp với Đội Thanh niên xung kích trật tự cổng trường
- Lực lượng tham gia phối hợp: Đoàn – TN, Ban Nề nếp, GVCN, bộ phận bảo vệ, cán sự lớp & cán sự đoàn.
- Nội dung công việc thực hiện phối hợp:
Sơ đồ 3: Phương án phân luồng giao thông khi học sinh tới trường
Sơ đồ 4: Phương án phân luồng giao thông khi học sinh tan trường
+ Đoàn – TN nhà trường phối hợp GVCN để kiện toàn Đội TNXK trật tự cổng trường của mỗi lớp trong đó đội trưởng là các bí thư chi đoàn hoặc lớp trưởng và 9 học sinh khác cùng tham gia.
+ Lên phương án bố trí phân luồn giao thông trước cổng trường trước và sau các buổi học và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội. Việc dàn xếp đội hình TNXK nhằm đảm bảo không cho học sinh sang đường ngay trước cổng trường, chỉ được vào và ra đường chính (đường Huyện lộ) nếu đi bên phải đường theo sơ đồ 3 và sơ đồ 4, còn lại học sinh vào và ra trường chủ yếu theo đường phụ bên trong (đường Dân sinh).
+ Tập huấn công tác phân luồn giao thông cho các đội trưởng cụ thể Đoàn – TN cho các đội trưởng thực hành phân luồng giao thông trước cổng trường 02 tuần đầu trong năm học để các đội trưởng có kinh nghiệm thực hành trước.
+ Phân lịch trực cho mỗi lớp (lịch phân công theo lịch trực tuần của lớp) theo từng tuần.
+ Đoàn – TN nhà trường mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác trực của đội TNXK (còi, cờ, băng đeo, mũ, áo)
+ Quản lí và theo dõi và phối hợp thực hiện giữa Đoàn – TN, ban Nề nếp, bảo vệ và đội TNXK: Đoàn – TN, ban Nề nếp, bảo vệ chỉ đạo và theo dõi và đánh giá hoạt động của đội TNXK trong việc phân luồng giao thông trước cổng trường, đồng thời tạo điều kiện, quan tâm và giúp đỡ cho đội TNXK hoàn thành nhiệm vụ. Những học sinh các lớp vi phạm được các em trong đội TNXK ghi chép và phản hồi lại cho Ban Nề nếp của Đoàn – TN nhà trường và GVCN

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phoi_hop_giua_cac_luc_luong_trong_ngoa.doc