SKKN Một số biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường của lớp chủ nhiệm 10G35 ở trường THPT Triệu sơn 3

SKKN Một số biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường của lớp chủ nhiệm 10G35 ở trường THPT Triệu sơn 3

Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường phát triển giáo dục. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ 4.0 đã mở rộng cho các em, nhất là học sinh THPT những mối quan hệ mới. Thông qua mạng xã hội các em không chỉ làm quen kết bạn với học sinh trong trường, bạn bè gần nơi mình sinh sống mà còn có thể kết bạn ở nhiều nơi khác nhau. Mặt tốt đó là các em mạnh dạn hơn, bắt nhịp với cuộc sống mới tốt hơn nhưng mặt trái ảnh hưởng cũng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của các em. Bởi lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi rất dễ “mẫn cảm” với những yếu tố mới trong cuộc sống. Các em muốn chứng tỏ cái “tôi” của bản thân nhưng lại chưa có khả năng “điều chỉnh cảm xúc”. Vì vậy, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến hành động “nổi loạn” của các em. Và từ hành động nổi loạn này là một trong những tác nhân gây nên tình trạng “bạo lực học đường hiện nay”. Đặc biệt hiện tượng “bạo lực học đường” ở các em học sinh nữ ngày càng gia tăng với tính chất “phức tạp” hơn. Vụ việc năm học sinh nữ đánh một bạn nữ trong lớp ở Hưng Yên gây xôn xao dư luận là sự việc xảy ra ngày 22-3-2019 vừa qua tại trường THCS Phù Ủng. Người lớn chúng ta giật mình và không tin về lối hành xử “thô bạo, côn đồ” lại do các em học sinh nữ ở lứa tuổi 15 thực hiện. Các em lột đồ của bạn và “thản nhiên” quay phim lại coi như “đây là chiến tích”. Rồi “bạo lực học đường” không chỉ dừng lại ở những học sinh với nhau mà bạo lực học đường còn gây ra từ chính những người lớn chúng ta. Đau lòng hơn cả từ chính những “nhà giáo dục”. Sự việc một cô giáo ở trường THCS Duy Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình đã phạt một học sinh nam trong lớp 231 cái tát đến ngất xỉu chỉ vì “nói tục” một lần nữa “gióng lên hồi chuông” về nạn bạo lực trong trường học.

Với những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường của lớp chủ nhiệm 10G35 ở trường THPT Triệu sơn 3” làm sáng kiến của mình trong năm học 2018-2019. Trong phạm vi sáng kiến này một mặt tôi đề cập đến “hiện tượng bạo lực” giữa các em học sinh mặt khác tôi cũng rất băn khoăn trăn trở với hiện tượng “bạo lực kiểu mới” của chính những người lớn chúng ta “bạo lực tinh thần”. Hiện tượng bạo lực này “tác động một cách xâu xa”, nó không chỉ đơn thuần là đau đớn về mặt thể xác mà nỗi đau này dai dẳng, giằng xé có thể ảnh hưởng đến cả một tâm hồn, một nhân cách con người. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời cũng là bậc làm cha làm mẹ, tôi cũng mong muốn chúng ta thay vì chỉ biết “đổ lỗi” cho các em thì hãy hãy “gần và hiểu”, “yêu và thương” các em từ đó có những tác động tâm lí phù hợp, uốn nắn các em nên người.

 

doc 15 trang thuychi01 5370
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường của lớp chủ nhiệm 10G35 ở trường THPT Triệu sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường phát triển giáo dục. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ 4.0 đã mở rộng cho các em, nhất là học sinh THPT những mối quan hệ mới. Thông qua mạng xã hội các em không chỉ làm quen kết bạn với học sinh trong trường, bạn bè gần nơi mình sinh sống mà còn có thể kết bạn ở nhiều nơi khác nhau. Mặt tốt đó là các em mạnh dạn hơn, bắt nhịp với cuộc sống mới tốt hơn nhưng mặt trái ảnh hưởng cũng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của các em. Bởi lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi rất dễ “mẫn cảm” với những yếu tố mới trong cuộc sống. Các em muốn chứng tỏ cái “tôi” của bản thân nhưng lại chưa có khả năng “điều chỉnh cảm xúc”. Vì vậy, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến hành động “nổi loạn” của các em. Và từ hành động nổi loạn này là một trong những tác nhân gây nên tình trạng “bạo lực học đường hiện nay”. Đặc biệt hiện tượng “bạo lực học đường” ở các em học sinh nữ ngày càng gia tăng với tính chất “phức tạp” hơn. Vụ việc năm học sinh nữ đánh một bạn nữ trong lớp ở Hưng Yên gây xôn xao dư luận là sự việc xảy ra ngày 22-3-2019 vừa qua tại trường THCS Phù Ủng. Người lớn chúng ta giật mình và không tin về lối hành xử “thô bạo, côn đồ” lại do các em học sinh nữ ở lứa tuổi 15 thực hiện. Các em lột đồ của bạn và “thản nhiên” quay phim lại coi như “đây là chiến tích”. Rồi “bạo lực học đường” không chỉ dừng lại ở những học sinh với nhau mà bạo lực học đường còn gây ra từ chính những người lớn chúng ta. Đau lòng hơn cả từ chính những “nhà giáo dục”. Sự việc một cô giáo ở trường THCS Duy Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình đã phạt một học sinh nam trong lớp 231 cái tát đến ngất xỉu chỉ vì “nói tục” một lần nữa “gióng lên hồi chuông” về nạn bạo lực trong trường học. 
Với những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường của lớp chủ nhiệm 10G35 ở trường THPT Triệu sơn 3” làm sáng kiến của mình trong năm học 2018-2019. Trong phạm vi sáng kiến này một mặt tôi đề cập đến “hiện tượng bạo lực” giữa các em học sinh mặt khác tôi cũng rất băn khoăn trăn trở với hiện tượng “bạo lực kiểu mới” của chính những người lớn chúng ta “bạo lực tinh thần”. Hiện tượng bạo lực này “tác động một cách xâu xa”, nó không chỉ đơn thuần là đau đớn về mặt thể xác mà nỗi đau này dai dẳng, giằng xé có thể ảnh hưởng đến cả một tâm hồn, một nhân cách con người. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời cũng là bậc làm cha làm mẹ, tôi cũng mong muốn chúng ta thay vì chỉ biết “đổ lỗi” cho các em thì hãy hãy “gần và hiểu”, “yêu và thương” các em từ đó có những tác động tâm lí phù hợp, uốn nắn các em nên người. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra căn nguyên tình trạng bạo lực học đường từ đó có những biện pháp giáo dục đạo đức lối sống cho các em nhằm hạn chế “bạo lực học đường” của lớp chủ nhiệm nói riêng và học sinh trong trường THPT Triệu Sơn 3 nói chung.
Đưa ra một số biện pháp ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo lực học đường góp phần giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng sống, tạo môi trường học tập vui vẻ, thân thiện, năng động, bổ ích cho học sinh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà tôi nghiên cứu là các văn bản pháp luật quy định về tình trạng bạo lực học đường của học sinh THPT; các biện pháp để giáo dục đạo đức kĩ năng sống cho học sinh của lớp chủ nhiệm để các em có lối sống lành mạnh an toàn phù hợp với “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi triển khai đề tài này, tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp giáo dục tích hợp
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay không chỉ ngành giáo dục quan tâm mà đang là vấn đề “nóng” được cả xã hội quan tâm theo dõi. Có rất nhiều vụ việc “bạo lực học đường” diễn ra trong thời gian gần đây làm cho chúng ta không khỏi đau lòng và lo lắng cho “hiền tài của đất nước” mai sau. Vì vậy, nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường thì Bộ giáo dục và Đào tạo nói riêng, Đảng và Nhà nước nói chung đưa ra nhiều văn bản được chỉ đạo sâu rộng trên phạm vi cả nước như:
Ngày 17/7/2017, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017.
Bộ giáo dục và đào tạo số 5886/QQD-BGDDT ngày 28 tháng 12 năm 2017
Quyết định ban hành chương trình hành động, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021. 
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Bạo lực học đường ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý của các em, người bị bạo lực sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Đây là hành vi bạo lực thể chất với hành vi đánh đập chưa gây thương tích đối với bạn học là một trong những hành vi cấm học sinh không được làm. Học sinh đánh bạn có thể chịu hình thức kỷ luật khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường, nếu đánh nhau có tổ chức thì có thể chịu hình thức cảnh cáo trước toàn trường. Ngoài ra theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12.12.2011 học sinh bị xếp loại yếu về hạnh kiểm, khi có hành vi đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Năm học 2018-2019 tôi được Ban giám Hiệu nhà trường tin tưởng phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 10G35. Đây là lớp cơ bản với số lượng nữ là 28, nam là 13. Nhận danh sách học sinh của lớp tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì số lượng học sinh nữ nhiều có thể các em sẽ đỡ “nghịch ngợm, phá phách” hơn nhưng nỗi lo cũng nhiều. Bởi tâm lí học sinh nữ “nhạy cảm” hơn học sinh nam rất nhiều. Nếu học sinh nam “mâu thuẫn” thì có thể các em “hóa giải” rất nhanh nhưng đối với học sinh nữ thì có thể “giai giẳng, giằng xé ” và có thể tạo thành những làn “sóng ngầm” trong lớp gây mất đoàn kết nội bộ. Mặt khác các em có thể kéo bè phái làm cho lớp bị “chia rẽ” khiến cho GVCN rất vất vả trong công tác quản lớp. 
Nhận lớp chủ nhiệm tôi bắt đầu tìm hiểu về lớp. Trước hết tôi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các em và tôi được biết nhiều em có hoàn cảnh phức tạp, éo le. Cụ thể như sau: 3 em bố mẹ li dị, 7 em bố hoặc mẹ đi làm xa ở với ông hoặc bà, 10 em ở với bố mẹ nhưng bố mẹ đi làm công ty không có thời gian gần gũi con cái, 5 em bố mẹ buôn bán nhỏ như bán quán nước hoặc tạp hóa nhỏ, 3 em có bố mẹ làm công chức nhà nước, số còn lại là bố mẹ làm nông. Vì vậy, nền tảng đình đã tác động không nhỏ đến sự phát triển tâm sinh lí của các em làm cho một số em “chưa thật sự chăm ngoan”.
Thứ hai tôi tìm hiểu bản thân các em qua nhiều kênh thông tin, sau đó tôi sàng lọc một số học sinh “chưa ham học” như: Trần Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trình Việt Anh, Hà Xuân Dũngđể theo dõi và đưa ra biện pháp giáo dục riêng cho từng em.
Một thực tế nữa do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, các thiết bị phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng đa dạng và hiện đại. Nếu như trước đây nói đến chiếc điện thoại là “xa xỉ” thì ngày nay ai ai cũng thể mua và sử dụng. Nếu như trước đây nói đến “Internet” là mới lạ thì ngày nay ở đâu chúng ta cũng có thể truy cập . Đây là “môi trường” ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của các em bởi các em chưa đủ độ tuổi “chín chắn” để biết chắt lọc những lợi ích mà mạng đem lại. Ngược lại ở lứa tuổi các em đang “chập chững làm người lớn” các em “tò mò và hiếu kì” nên có chuyện gì “mới” là “sẵn sàng” dùng mạng xã hội để “chia sẻ” mà không lường hết những hậu quả sau này. Thật là dễ dàng chỉ cần vài lần “nhấp chuột” các em đã có thể “download” những trò chơi có tính chất “bạo lực” hay các em dễ dàng sử dụng facebook, youtube để “thỏa chí” với những video thực sự là “bạo lực”. Với tâm lí còn “non nớt” nên các em rất dễ bị ảnh hưởng bởi những trò chơi hay video này. 
2.3. Hệ quả của thực trạng
Sau một thời gian học thì trong lớp xuất hiện một bộ phận học sinh nữ gây bè phái chia rẽ nội bộ. Lớp đã “ngấm ngầm” chia làm nhiều nhóm được phân chia theo vùng địa lí hoặc sở thích của các em như nhóm em Lê Thị Anh, nhóm em Bùi Thị Vân, nhóm em Hoàng Diệu Ngọc. Các nhóm này đã có “luật riêng” để lôi kéo các thành viên trong lớp. Đây là “mảnh đất tốt” cho những học sinh “chưa chăm ngoan” dễ dàng bị lôi kéo vào nhóm còn những học sinh ngoan thì trong lớp rất khó xử khi không biết nên vào nhóm nào. 
Trong lớp xuất hiện nhiều cá nhân hay gây sự trong lớp như em: Nguyễn Thị Bích, Đặng Thị Châuchỉ cần mâu thuẫn rất nhỏ với các bạn trong lớp là các em sẵn sàng có những hành vi phản ứng chưa chuẩn mực như chửi thề, ném dép về phía bạn hay túm tóc túm áo bạn. Bản thân tôi cũng đã hai lần “giải quyết mâu thuẫn” cho các em. 
	Điều kiện hoàn cảnh nhiều em phức tạp, khi tôi muốn liên lạc với phụ huynh các em thì có nhiều phụ huynh đang còn mải mê với công việc đành “trăm sự tôi nhờ thầy nhờ cô” hay “tôi đã hết cách rồi” nên việc phối hợp với phụ huynh học sinh cũng gặp rất nhiều trở ngại. 
Nên sau một học kì mà nề nếp của lớp tôi luôn ở tốp cuối, nhiều học sinh có biểu hiện phản ứng lại thái độ khi giáo viên bộ môn nhắc nhở. Trao đổi với đồng nghiệp bản thân tôi rất trăn trở và “canh cánh trong lòng” muốn tìm ra căn nguyên “căn bệnh của lớp” để có những biện pháp tác động phù hợp với mong mỏi các em sẽ chăm ngoan và có động cơ học tập đúng đắn. Bản thân tôi cũng làm tròn trách nhiệm của một người giáo viên chủ nhiệm được học sinh tin yêu, phụ huynh tin tưởng.
2.4. Biện pháp thực hiện
2.4.1. Biện pháp thứ nhất: Tìm hiểu các hình thức bạo lực học đường
2.4.1.1. Bạo lực học đường từ mối quan hệ mâu thuẫn học sinh
Hình thức bạo lực này chiếm phần nhiều trong trường học. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn của các em như: Bình luận một tấm ảnh trên facbook, đi học không rủ bạn, không cho bạn mượn một tập tài liệu học tậpnhưng mâu thuẫn lớn hơn cả đó là mâu thuẫn “tình cảm” của các em. Bởi ở lứa tuổi này các em đã có những rung động của người bạn khác giới. Đối với các em tình cảm ở giai đoạn này rất “thiêng liêng” vì vậy, bản thân các em dễ bị “kích động” khi không đạt được những điều mong muốn. Trong khi đó các em chưa có khả năng “điều tiết cảm xúc bản thân”, có thể “bốc đồng” trong khoảnh khắc. Để giải quyết những mâu thuẫn này thường là những cuộc “khẩu chiến” nhưng khi đã “khẩu chiến” thì các em rất dễ “bạo lực bằng hành động” lúc đầu có thể là túm tóc, túm áo, vứt đồ vào bạn mâu thuẫn nặng hơn nữa là tát, đấm, đá, cào xé ở mức độ nghiêm trọng khi các em sử dụng đến hung khí để làm hại bạn. Điều này cho thấy các em lúc đầu là “bạo lực” trong lời nói, khi mâu thuẫn chưa được giải quyết triệt để thì dẫn đến “bạo lực hành động”. 
Ví dụ có hành động “túm tóc” của hai học sinh nữ là Trần Thị Ngọc Ánh và Nguyễn Thị Ngọc Anh diễn ra vào ngày 05/03/2019 được em Nguyễn Thị Thảo có ý định quay lại bằng điện thoại. Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xích mích giữa hai học sinh này thật là đơn giản. Học sinh Trần Thị Ngọc Ánh cho rằng Ngọc Anh có hành vi “nhìn đểu”. Để giải quyết mâu thuẫn như thế này giáo viên chủ nhiệm phải thực sự “khéo léo” bởi lí do “nhìn đểu” chỉ là giọt nước tràn li gây mâu thuẫn mà thông thường các em đã mâu thuẫn từ nhiều nguyên nhân khác nhau với thời gian có thể là đã âm ỉ kéo dài. Khi giải quyết mâu thuẫn cho hai em Ánh và Anh tôi mới hiểu được hai em này đã mâu thuẫn từ lâu vì ảnh đại diện của em Ánh trên facebook bị em Anh bình luận không đúng mực. Lời nói qua lại giữa hai em trên facebook đã nhiều nhưng chưa được giải tỏa nên dẫn đến mâu thuẫn lớn. Một điều tôi cảm thấy nhức nhối hơn cả đó là tình trạng “thờ ơ” của một số học sinh. Các em nhìn thấy mâu thuẫn của bạn thay vì can ngăn hòa giải thì các em lại cổ xúy và còn có ý định “quay lại hình ảnh để làm bằng chứng”. Từ hiện tượng của lớp tôi mới tìm ra “căn nguyên” của sự việc. Tuổi của các em thực sự chưa nghĩ thấu đáo hậu quả của hành động mình gây ra đơn giản các em nghĩ rằng “hiện tượng quay lại” để sau này có bằng chứng xem ai đúng ai sai mà không hiểu rằng các em có hành động chưa đúng. Các video của các em sẽ bị chia sẻ nhanh chóng trên mạng bởi tính hiếu kì, lúc đó có những hậu quả khôn lường. 
Ví dụ 2: Trong lớp có em Nguyễn Minh Tú có tình cảm “đặc biệt” với em Đặng Thị Mùi. Là giáo viên chủ nhiệm tôi biết, đã nhiều lần tâm sự và phân tích cho các em hiểu tình cảm học trò mong các em biết để không ảnh hưởng chuyện học tập. Nhưng có những tình huống xảy ra mà giáo viên chúng ta không thể ngờ với “lối suy nghĩ” của các em. Trong một tiết ra chơi em Hoàng Thị Thu Thảo bạn ngồi cùng bàn với Minh Tú trong lúc nô đùa đã cầm tay Minh Tú thì được em Lê Thu bàn dưới chụp ảnh sau đó đăng lên trang cá nhân của mình. Vậy là Mùi đã rất tức giận, hôm sau đến lớp “hỏi tội” Minh Tú và Thu Thảo gây ra “một cuộc náo loạn” của lớp. Khi xử lí các “tình huống” về “tình cảm” GVCN thực sự là tế nhị. Để giải quyết các mối quan hệ bất hòa trong lớp thì trước hết tôi phân tích cho các em hiểu khi nắm bắt một thông tin nào thì phải biết “lắng nghe” câu chuyện từ “nhiều phía” khác nhau không nên quy chụp áp đặt từ cảm nhận của cá nhân mình. Tuổi học trò của các em ở THPT “ít lắm thời gian gần gũi”, có thể nói ở lớp 10 mới làm quen được bạn, lớp 11 mới “hiểu” được bạn thì lớp 12 đã trôi qua sao chúng ta không biết trân trọng điều đó để rồi khi xa bạn mới cảm giác “tiếc nuối”. Giải quyết mâu thuẫn cho học sinh bản thân giáo viên đóng vai trò như “một quan toà” nghĩa là giáo viên đó phải rất công tâm, phân xử công bằng, biết lắng nghe biết chia sẻ để các em chủ động giải toả những khúc mắc trong lòng tránh hiện tượng “hiểu nhầm” trong mỗi sự việc xảy ra. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm không được có cái nhìn chủ quan, phiến diện đối với những học sinh cá biệt. Bởi vậy GVCN coi như “một quan toà” trong lớp nên khi “phân xử” thì cần có những “bằng chứng” sát thực để “buộc tội” học trò khiến các em phải “tâm phục, khẩu phục” tránh hiện tượng “ấm ức” trong lòng. 
Ví dụ: Trường THPT Triệu Sơn 3 thực hiện tháng an toàn giao thông học đường cho học sinh bỏ phiếu tố học sinh vi phạm an toàn giao thông. Nội dung vi phạm chủ yếu như: Điều khiển xe mô tô chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe gắn máy, xe mô tô dàn hàng ngang khi điều khiển phương tiện giao thông, xe chở từ ba người trở lên không có lí do hợp lí Hình thức bỏ phiếu đó là em chỉ cần ghi tên học sinh vi phạm. Học sinh đó có thể là trong lớp hoặc học sinh trong trường. Học sinh nào có nhiều lá phiếu tố giác thì yêu cầu GVCN xác minh điều tra. Như thường lệ học sinh Lê Đình Trọng đã vi phạm an toàn giao thông nhiều lần đó là lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. Tháng 4 vừa qua em cũng có tên trong danh sách. Khi tôi thông báo tên của em trước lớp thì em không nhận. Tôi hỏi lớp có em nào nhìn thấy bạn vi phạm không thì trong lớp không ai trả lời vì học sinh Trọng trong lớp chưa chăm ngoan nên các bạn còn “sợ”. Bỏ phiếu kín cũng không có kết quả. Ban đầu trong suy nghĩ tôi cũng cho rằng khả năng em vi phạm an toàn giao thông là cao. Nhưng khi em nói rằng “Lần này em không vi phạm thầy tin em hay không thì tuỳ” lúc đó tôi phải suy nghĩ lại. Sau đó tôi tìm hiểu lại tất cả các lá phiếu tố giác của học sinh trong lớp và học sinh trong trường thì tôi được biết có một nhóm học sinh lớp bên cạnh mâu thuẫn với em vì tội không cho bạn mượn chổi quét mạng nhện trong đợt tổng vệ sinh toàn trường vừa qua. Nếu như tôi không tìm hiểu “ngọn ngành” sự việc, để Trọng biết được nhóm học sinh lớp bên bỏ phiếu tố giác mình thì với tính cách của em rất có thể có một trận “xử tội” xảy ra. Cho nên chúng ta không nên giải quyết vấn đề theo quan điểm chủ quan cá nhân. Cần phân xử “một cách thấu tình đạt lí” để các em có niềm tin vào GVCN. Với học sinh cá biệt thì người thầy càng gặp “khó khăn” bội phần. Bởi phải giải quyết “phần nổi” tội trạng của các em nhưng đồng thời giải quyết phần chìm “đó là thu phục lòng người”. Tôi thiết nghĩ thu phục được lòng người thì bản thân các em mới trở thành một tập thể vững mạnh. Áp dụng biện pháp này vào lớp chủ nhiệm tôi thấy rất hiệu quả. 
2.4.1.2. Bạo lực từ phía giáo viên
Bản thân chúng ta là GVCN cũng đã ít nhất đôi lần “mắng chửi” các em. Tôi hiểu những ai đã từng là GVCN thì thấu hiểu điều này. “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” những trò nghịch ngợm của các em “muôn hình vạn trạng”, nó được “thiên biến vạn hóa”. Bởi vậy có lẽ mỗi sáng thứ bảy trong tiết sinh hoạt lớp không khỏi làm GVCN “bực tức trong lòng” mà chỉ muốn “xả hết” cho “nhẹ lòng” nhưng vô tình ta không phải “đang chỉ dẫn” cho các em mà là “bạo lực tinh thần” lên chính các em đó là chì chiết là trách tội, là mắng chửi Một lần con gái của bạn tôi học lớp 5 về kể chuyện ở lớp khiến bạn tôi “giật mình”, cháu nói: Mẹ ơi con sợ tiết sinh hoạt lớp lắm, lúc nào cô giáo cũng “tổng xỉ vả các con”, sao cô không nhẹ nhàng với các con, cô càng làm thế thì bạn Minh là học sinh cá biệt lớp con càng nghịch mẹ ạ”. Tôi hiểu rằng biện pháp “tra tấn” học sinh bằng “giáo điều, chì chiết” không những không hiệu quả mà còn “phản tác dụng”. Hình thức “bạo lực tinh thần” này thực sự là nguy hiểm bởi nó tác động trực tiếp đến nhân cách một con người. Xâu xa hơn nữa trong phạm vi sáng kiến này tôi muốn nói đến hình thức tra tấn các em bằng cả “bạo lực tinh thần” và “bạo lực thân thể”. Sự việc xảy ra ở trường THCS Duy Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, cô giáo đã phạt một học sinh nam trong lớp 231 cái tát đến ngất xỉu chỉ vì “nói tục” làm cho nhiều người “phẫn nộ” và “nhói lòng”. Có thể nói đây là biện pháp “đầu hàng” của cô giáo khi giáo dục học sinh. Em học sinh đã “bị ngất xỉu” má em đã bị sưng phồng, tất cả vết thương thể xác thời gian có thể xóa nhòa nhưng vết thương lòng đến khi nào mới có thể xóa nhòa trong em, có thể nói đó là một chấn thương tâm lí đối với em. Hay sự việc xảy ra vào đầu tháng 4/2018 tại lớp 3A5, trường Tiểu học An Đồng (Hải Phòng). Chỉ vì thấy P.P.A nói chuyện với bạn trong giờ học nên cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương nhắc nhở và bắt phải “uống nước từ giẻ lau bảng”. Tôi không hiểu giáo viên đó nghĩ gì mà bắt học sinh “uống nước từ giẻ lau bảng”. Bản thân chúng ta là những người lớn còn “chưa điều chỉnh được cảm xúc” của mình huống chi là các em còn nhỏ ngộ. Bản thân giáo viên có thể nói đây là hình thức “xỉ nhục” học sinh là chính. Đau xót hơn nữa là niềm tin của nhân dân đối với nghề giáo đang bị “phôi phai” ít nhiều. Nên từ khi ngồi trên ghế “giảng đường” đại học chúng ta đã có những trang giáo án cho lớp chủ nhiệm. Giáo án đó thực chất là các kế hoạch của lớp, làm sao để các kế hoạch đó đó có hiệu quả chứ không phải là GVCN “nói dông nói dài”. Bởi vậy, bản thân tôi trong mỗi tiết sinh hoạt đều có một giáo án cụ thể cho mình. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng cho mình một giáo án chủ nhiệm cho cả năm học. Giáo án đó có kế hoạch của trường của lớp rõ ràng và có thể được điều chỉnh theo mỗi tuần cho phù hợp với thực tiễn của lớp. Đặc biệt trang giáo án đó “thể hiện được cái tâm” của người GVCN. Bởi vậy cần lắm những giáo viên như “mẹ hiền”. Chúng ta “hiền” từ lời ăn tiếng nói đến hành động để trở thành những nhà giáo mẫu mực. Tôi thiết nghĩ bản thân chúng ta là người lớn cũng không ngừng “học ăn học nói học gói học mở” để trau dồi bản thân khi giáo dục con trẻ thành những “con ngoan trò giỏi”. 
2.4.1.3. Bạo lực từ phía gia đình
Tôi hiểu là cha mẹ ai cũng muốn con mình tốt, con mình ngoan, con mình được nhiều người khen ngợi. Có rất nhiều bậc cha mẹ rất kì vọng vào con cái đến khi con không đạt được “mục tiêu đặt ra” thì có thể sẵn sàng chửi rủa con. Mỗi lần họp phụ huynh của lớp tôi đều khéo léo đề cập đến vấn đề phụ huynh có hay mắng chửi con mình không khi con phạm lỗi. Tôi chỉ ra rằng các phụ huynh đang “bạo lực đến tinh thần” của con em mình thì nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ngan_chan_bao_luc_hoc_duong_cua_lop_ch.doc