SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học thị trấn Nga Sơn

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học thị trấn Nga Sơn

Trong những năm nay gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng đến việc dạy kĩ năng sống cho học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá: “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Trên tinh thần đó, tôi nhận thấy rằng: xuất phát từ những yêu cầu dạy học hiện nay để nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, vì chính ở dưới mái trường Tiểu học các em học được nhiều điều hay, lẽ phải, biết xử lí những tình huống gặp phải. Nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập rèn luyện, giáo dục con người phát triển cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy, cô giáo. Với học sinh lớp 1 và lớp 2, là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp cho các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này và đó cũng là một vấn đề mà xã hội hiện nay hết sức quan tâm. Giáo dục các em cách tiếp cận những kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và học để chung sống.

Phương pháp giáo dục trong các nhà trường Tiểu học đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp vào một số môn học trong trường Tiểu học như Tiếng Việt, Đạo đức,TNXH,. và các hoạt động giáo dục thực tiễn trong nhà trường; việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường; Giáo dục phòng chống HIV/AIDS; Giáo dục phòng chống ma tuý; Giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích, phòng chống đuối nước Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”.

 

doc 24 trang thuychi01 9242
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 ở trường tiểu học thị trấn Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHßng GD & ĐT huyÖn Nga S¥n
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mét sè biÖn ph¸p
N©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc kü n¨ng sèng
 cho häc sinh líp 2 ë tr­êng tiÓu häc
 thÞ trÊn NgA SƠN
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Môn khác
 Thanh hãa, n¨m 2017
1. Më ®Çu
1. 1. LÝ do chän ®Ò tµi.
Trong những năm nay gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng đến việc dạy kĩ năng sống cho học sinh là một trong những tiêu chí đánh giá: “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Trên tinh thần đó, tôi nhận thấy rằng: xuất phát từ những yêu cầu dạy học hiện nay để nâng cao giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, vì chính ở dưới mái trường Tiểu học các em học được nhiều điều hay, lẽ phải, biết xử lí những tình huống gặp phải. Nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập rèn luyện, giáo dục con người phát triển cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy, cô giáo. Với học sinh lớp 1 và lớp 2, là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp cho các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này và đó cũng là một vấn đề mà xã hội hiện nay hết sức quan tâm. Giáo dục các em cách tiếp cận những kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và học để chung sống. 
Phương pháp giáo dục trong các nhà trường Tiểu học đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp vào một số môn học trong trường Tiểu học như Tiếng Việt, Đạo đức,TNXH,... và các hoạt động giáo dục thực tiễn trong nhà trường; việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường; Giáo dục phòng chống HIV/AIDS; Giáo dục phòng chống ma tuý; Giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích, phòng chống đuối nướcĐặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”.
Nâng cao chất lượng dạy kĩ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết đặc biệt với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội rất cần hoàn thiện và phát triển các kĩ năng sống cho riêng mình. Chính những kĩ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Ngay từ Tiểu học các em có những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Nếu ngược lại, sau này các em sẽ rất khó khăn để sửa chữa những kĩ năng sống không tốt và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. 
Trong thực tế hiện nay dạy kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yêu cầu bức thiết. Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vµ chän ®Ò tµi: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh líp 2 ë Trường Tiểu học ThÞ TrÊn Nga S¬n ”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. 
- Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống cần phòng tránh và hoạt động hằng ngày. 
- Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình để các em phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2. Vì ở lứa tuổi này các em rất vô tư, hồn nhiên nhưng sự chú ý chưa cao.
 - Nghiên cứu, tìm hiểu kĩ năng sống của các em học sinh lớp 2 được chia thành hai nhóm sau đây:
* Nhóm 1: Kĩ năng giao tiếp, hòa nhập:
+ Các em có khả năng giới thiệu về bản thân, gia đình, người thân, bạn bè, thầy cô...
+ Các em biết cách chào hỏi khi gặp mặt, khi chia tay ở bất cứ thời điểm nào trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Các em biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản.
+ Các em biết giúp đỡ, chia sẻ với mọi người phù hợp với khả năng.
* Nhóm 2: Kĩ năng trong học tập, lao động, vui chơi, giải trí:
+ Kĩ năng nghe, đọc, nói, viết.
+ Kĩ năng quan sát, bày tỏ ý kiến.
+ Kĩ năng giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng.
+ Kĩ năng biểu hiện thái độ tình cảm; bày tỏ tình cảm sở thích; kiềm chế thói hư tật xấu có hại cho bản thân, người khác.
+ Kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập, vui chơi và lao động.
+ Kĩ năng phòng tránh các trò chơi nguy hiểm, phòng tránh các tai nạn đuối nước, thực hiện tốt luật an toàn giao thông...
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã lựa chọn và đưa ra các nhóm phương pháp chính sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
2. Néi dung
2.1. C¬ së lÝ luËn.
Nhà tâm lí học Ba Lan Krytyna SkarZyska nói:“ Sự thành công của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của mỗi người”
Chính vì vậy, việc giáo dục cho học sinh kĩ năng giao tiếp, tài năng, ứng xử cho mỗi học sinh rất quan trọng. Chúng ta ai cũng biết: Kĩ năng sống là một trong những kĩ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Kĩ năng sống còn là những kĩ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, làm cho cá nhân mỗi học sinh vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. 
Câu hỏi đặt ra với tôi là: Vì sao phải nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ? Bởi vì: Đối với học sinh tiểu học, kỹ năng sống bao gồm: tính cách, nhu cầu, nhận thức, tình cảm, sự phát triển của năng khiếu. Nhận thức của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến sự hình thành và rèn luyện kỹ năng sống. Sự nhận thức đúng đắn sẽ giúp các em có được kiến thức vận dụng trong cuộc sống, sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử phù hợp với yêu cầu chuẩn mực xã hội. Một đặc điểm quan trọng trong lứa tuổi tiểu học là tính hay bắt chước. Tính bắt chước là con dao "hai lưỡi", vì trẻ em bắt chước cái tốt cũng nhiều, cái xấu cũng lắm. Chính vì vậy những tính cách hành vi xung quanh là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, hành vi ứng xử của trẻ. Các em thường bắt chước những cử chỉ, tác phong của thầy cô giáo mình, ở trường các em tiếp xúc với bạn bè, tập thể nhóm bạn, tổ, lớp. Chính vì vậy, tôi đã hướng dẫn các em những hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em: "Học mà chơi, chơi mà học". Qua đó các em sẽ hăng hái say mê học tập, tự tin, thoải mái khi giao tiếp với bạn bè, mọi người xung quanh.	
2.2. Thực trạng của việc rèn kĩ năng sống trong trường Tiểu học.
* Về phía nhà trường: 
Trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn nằm ở trung tâm Thị Trấn Nga Sơn. Năm học: 2016- 2017 có 16 lớp với 525 học sinh. Trong hoạt động chuyên môn dạy và học nhà trường luôn cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh. Đặc biệt Nhà trường luôn chú trọng: Nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhà trường coi đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Tập thể giáo viên luôn tâm huyết với nghề không ngừng rèn luyện, giáo dục nhân cách cho học sinh, thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. Yêu cầu đặt ra là như vậy nhưng kết quả của việc nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho học sinh vẫn chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay.
* Về phía giáo viên:
- Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Một số giáo viên tuổi đời còn ít, kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế. Một số ít giáo viên tuổi cao, nên khó tiếp cận đổi mới phương pháp, trong dạy học chỉ chú trọng về dạy kiến thức, quan tâm chưa nhiều đến việc giáo dục kĩ năng sống dẫn đến một bộ phận học sinh thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh và cách ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Trong quá trình dạy giáo viên rất nhiệt tình nhưng chỉ biết làm máy móc theo đề cương hướng dẫn cũng hỏi đáp, giao tiếp, thảo luận nhưng không có sự thay đổi sâu sắc về những suy nghĩ trong các em.
- Giáo viên còn chưa biết huy động hết thế mạnh từ các tổ chức đoàn thể trong xã hội cùng tham gia vào việc giáo duc kỹ năng sống cho học sinh.
* Về phía học sinh và phụ huynh.
- Các em còn nhỏ tuổi nên được bố mẹ, người lớn cưng chiều nên các em thường hành động theo ý thích của bản thân, còn ít tuân theo sự chỉ bảo của người lớn. Số đông các em không tham gia lao động, không biết làm việc nhà cũng như việc ở trường, chưa biết quét lớp, quét sân trường, dọn vệ sinh. Có em khi ăn, khi ngủ hay vệ sinh cá nhân còn chưa tự mình làm được mà phải bố mẹ, ông bà, người thân phục vụ
- Nhiều học sinh thiếu kĩ năng giao tiếp, có em không có kĩ năng chào hỏi, xin lỗi, nhiều em nhút nhát không dám nói, không dám bày tỏ ý kiến trước đông người. Có nhiều em hiếu động, chơi những trò chơi nguy hiểm không kiểm soát được hành vi nên làm hay không nên làm. Có một số học sinh ý thức giữ vệ sinh cá nhân hay vệ sinh chung chưa cao. 
- Các bậc cha mẹ của các em luôn cưng chiều, nóng vội trong việc dạy con, họ chỉ chú trọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá. Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kĩ năng tự phục vụ, chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình cách ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng trong nhà như thìa, đũaTrước những thực trạng đó tôi đã khảo sát học sinh trong lớp để phân loại đối tượng học sinh. 
- Tổng số học sinh được kháo sát đầu năm học: 35 em
Kỹ năng sống
 Mức độ đạt được.
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Kĩ năng giao tiếp, hợp tác.
9
25
10
28
10
28
6
19
Kĩ năng làm việc và sinh hoạt nhóm.
8
23
9
26
11
31
7
20
Kĩ năng xử lý tình huống, phòng tránh tai nạn thương tích.
9
26
9
26
12
33
5
15
Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
9
26
7
20
13
36
6
18
Qua thống kê, khảo sát thực tế đã cho thấy số học sinh có kỹ năng sống ở mức độ tốt và khá còn chiếm tỷ lệ thấp, số học sinh có kỹ năng sống trung bình và chưa đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ cao. Bởi vậy bản thân tôi đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 
Đối với học sinh lớp 2, các em đang còn rất nhỏ. Sự hình thành tâm lý lứa tuổi của các em đang được hình thành và phát triển. Các em đang ở giai đoạn đầu của cấp học. Sự trong trắng, ngây thơ hay những kĩ năng cần thiết đang cần được cha mẹ, thầy cô dìu dắt, giúp đỡ. Bởi vậy là giáo viên trực tiếp đứng lớp, hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với các em, tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp: “Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2”, nhằm trang bị cho các em bước đầu có những kĩ năng cần thiết để các em hòa nhập với cuộc sống hàng ngày và là hành trang vững chắc bước vào cuộc sống, góp phần giáo dục nhân cách của các em phát triển toàn diện, giúp các em tự tin trong cuộc sống.
* Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống thông qua việc hình thành thói quen nền nếp, thực hiện tốt quy tắc ứng xử có văn hoá trong lớp học và trong nhà trường.
Học sinh lớp Hai ngay từ đầu năm học các em ngại giao tiếp, chưa mạnh dạn trong sinh hoạt nhóm. Để xác lập quy tắc, quy định hành vi ứng xử trong lớp học, nhà trường, thiết lập mối quan hệ Thầy - Thầy; Thầy - Trò; Trò - Trò; Giáo viên - Phụ huynh thân thiện, gần gũi, tôi đã xác định quy tắc ứng xử, xưng hô có văn hoá trong nhà trường là một phần của “lễ”, “Tiên học lễ, hậu học văn”. Muốn hành lễ phải có những quy tắc, phép tắc ứng xử phù hợp. Muốn học sinh giao tiếp và ứng xử có văn hoá, trước hết thầy, cô giáo phải gương mẫu, phải chuẩn mực trong từng lời nói, cử chỉ trước học sinh. Trong giao tiếp với mọi người phải gần gũi, thân thiện vì mỗi lời thầy cô giáo có tác động trực tiếp đến học sinh nhất là học sinh tiểu học các em rất dễ bắt chước làm theo. Thực tế trước đây còn một số ít giáo viên xưng hô với học sinh chưa gần gũi như: “Tôi - anh, chị” làm các em nhỏ sợ sệt, rụt rè, thấy thầy, cô còn né tránh, ngại chào. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong trường học được tôi luôn coi trọng và thay đổi cách xưng hô với học sinh như sau: “Cô”- “ con”. Chính cách xưng hô này làm cho khoảng cách giữa tôi và các em thêm thân thiện, xích lại gần nhau hơn, các em yêu quý cô như mẹ ở nhà, có việc gì khó khăn cũng đều tâm sự cho tôi và tôi cũng coi các em như con ruột của mình, nhắc nhở các em từ lời ăn, tiếng nói, dần dần các em nhanh nhẹn hẳn lên, đi đâu gặp thầy, cô từ xa đã mạnh dạn chạy lại gần lễ phép chào: “ Con chào thầy, cô ạ! ” 
- Trong giao tiếp tôi phải luôn nhắc nhở học sinh có cử chỉ thân thiện, sử dụng “Lời hay, ý đẹp”, không nói tục, không chửi bậy, luôn đoàn kết bạn bè, quan tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, giữ bình tĩnh trong giao tiếp, khi có vướng mắc, hoặc thấy những biều hiện khác thường phải thưa với thầy/ cô để giải quyết. Đặc biệt nghiêm cấm mọi hành vi trêu chọc, gay gổ, đánh nhau làm mất đoàn kết trong và ngoài nhà trường.
- Tôi tập luyện cho các em cách xưng hô, ứng xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp đối với học sinh là một nhiệm vụ không thể thiếu được. Điều này không tách rời bài giảng, bởi khi dạy học, tôi không chỉ dạy kiến thức mà còn phải giáo dục nhân cách cho học sinh nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ thành những con người giỏi về năng lực, tốt về đạo đức. 
Tóm lại: Để học sinh thực hiện tốt các quy tắc ứng xử, trước hết đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức đúng và thực hiện tốt, mỗi thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm huyết, sự kiên nhẫn và phải có thời gian. Nhận thức được điều đó, t«i đã từng bước không chỉ chú ý nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ mà đã thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư, tình cảm của các em. Trong mỗi lời nói, cử của cô là có cả hằng trăm ánh mắt nhìn dõi theo, học tập. Ban đầu các em còn bỡ ngỡ, dần dần dưới sự hướng dẫn, khích lệ của cô giáo chủ nhiệm các em đã hòa đồng vào tập thể, nô đùa trong giờ ra chơi, thảo luận hăng say với bạn bè trong giờ học, đôi lúc các em còn coi cô giáo như một người bạn thân tâm sự những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn trong học tập và trong cuộc sống gia đình mình
(Hình ảnh tập thể giáo viên Nhà trường, những tấm gương sáng, mẫu mực về nhân cách và ứng xử để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh)
* Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho häc sinh thông qua các môn học.
Trước đây giáo viên chỉ dạy cho học sinh hoàn thành mục tiêu bài học, chứ chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Với cá nhân tôi đã thực hiện dạy lồng ghép, triệt để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện thông qua dạy các môn học, tích hợp thêm kĩ năng sống vào nội dung các môn học như môn Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạọ đức. Để thực hiện tốt được điều này, tôi đã lập kế hoạch bài học thể hiện được các yêu cầu sau:
- Bám sát mục tiêu và yêu câu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ được quy định trong Chuẩn kiến thức kĩ năng đối với từng môn học của lớp 2.
- Căn cứ vào nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục kĩ năng sống từng môn, từng bài đề đưa vào kế hoạch bài học và thể hiện rõ trong từng hoạt động.
- Xác định các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong tiết dạy. 
 Riêng với môn Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp những kiến thức những hiểu biết về thế giới xung quanh của các em. Học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, giúp học sinh nắm được cơ quan vận động: xương, hệ cơ; cơ quan tiêu hóa Các em phải có kĩ năng ăn uống sạch sẽ, ăn đủ chất để cơ và xương phát triển và phòng được các bệnh có hại đến sức khỏe. Các em biết phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, phòng tránh ngã khi ở trường, đề phòng bệnh giun, giữ sạch môi trường xung quanh, các em biết tham gia giao thông một cách an toàn
Khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội tôi phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, mẫu vật, vật thật. Đây chính là nét đặc trưng của bộ môn. Tôi đã lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa học sinh. Giúp các em phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo gắn với đời sống xung quanh của trẻ. Việc sưu tầm được tài liệu, đồ dùng, thiết bị dạy học phong phú, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả vào tiết dạy, tạo cơ hội cho các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức. Tôi còn tạo điều kiện cho các em tham gia thực hành, có cơ hội cho các em được nói, được trải nghiệm, trình bày trước các bạn trong nhóm hay trước lớp.Đây là cơ hội tốt nhất cho các em tích lũy kĩ năng sống cho chính mình.
Môn Tự nhiên và Xã hội rèn cho học sinh các kĩ năng: Kĩ năng ra quyết định, làm chủ bản thân, tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác, tự bảo vệ, phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập, vui chơi.
Ví dụ: Tự nhiên và Xã hội - Bài 9: Đề phòng bệnh giun.
* Các kĩ năng cần được giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là:
+ Kĩ năng ra quyêt định: Nên và không nên làm gì để phòng tránh bệnh giun.
+ Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân đề phòng bệnh giun.
* Phương pháp tiến hành:
+ Cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm đôi để chỉ ra các việc nên làm và không nên làm gì để đề phòng bệnh giun.
+ Chơi trò chơi bác sĩ: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh giun.
- Giáo dục kĩ năng sống: - Kĩ năng giao tiếp.
- Phương pháp trò chơi: Đóng vai bác sĩ với bệnh nhân bị bệnh giun.
Sau khi dạy bài học có tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Điều đáng mừng khi dạy xong bài này cũng như các bài học khác như: Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà, Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở truờngTôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống đã đi vào thực tiễn giảng dạy và mang lại kết quả rất rõ ràng, các em tự tin, chủ động tiếp thu bài học và biết đề phòng, bảo vệ chính mình mỗi khi gặp những tình huống khác trong cuộc sống.
Ví dụ: Tiết dạy Tập đọc lớp 2 (Tuần 11) - Bài: Bà cháu
Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục trong bài tập đọc là:
- Kĩ năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ.Tự nhận thức về bản thân.
- Thể hiện sự thông cảm.
- Kĩ năng xác định giá trị ( Học sinh nhận biết được tình cảm sâu sắc: Tình cảm bà cháu quý giá hơn vàng bạc, châu báu ).
 Qua tiết dạy, tôi đã sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào bài dạy một cách tự nhiên, nhẹ nhàng để hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bài như sau:
- Cách tiến hành: Tôi cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa và hỏi: "Có những ai trong bức tranh? Ba bà cháu đang làm gì ? Em thử đoán xem tình cảm của ba bà cháu như thế nào?"
- Học sinh suy nghĩ và trình bày.
- Tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 3 câu hỏi trong đoạn 1: Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống với nhau như thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày: Ba bà cháu sống nghèo khổ nhưng cảnh nhà lúc nào cũng ấp áp tình thương.
* Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”.
 - Phần củ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_ky_nang_s.doc