SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 VNEN học tốt phân môn luyện từ và câu

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 VNEN học tốt phân môn luyện từ và câu

 Theo tinh thần Nghị Quyết TW8 khóa XI Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Về mục tiêu hệ thống, nghị quyết đề ra yêu cầu: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực hiện dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục - đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục - đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân.

 Đổi mới giáo dục là một thử thách đối với ngành giáo dục nói chung với giáo viên tiểu học nói riêng . Chúng ta cần thay đổi quan niệm điều chỉnh các phương pháp dạy và học cho phù hợp để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Thực sự thành công mục tiêu giáo dục của nội dung sách giáo khoa hiện nay. Công việc thực sự không đơn giản chút nào. Đối với môn Tiếng việt ( phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ) cũng vậy là một phân môn mới đối với các em lớp 2

 Trong thực tế, phân môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh khi sử dụng Tiếng Việt thì việc Luyện từ và câu có một vai trò quan trọng nó giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các môn văn hóa, trong việc viết văn bản. Xuất phát từ mục đích yêu cầu của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, văn hóa và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho học sinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm trong sáng. Có như vậy mới thực hiện được nhiệm vụ đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện.

 

doc 23 trang thuychi01 13165
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 VNEN học tốt phân môn luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU:
 	I. Lý do chọn đề tài:
 Theo tinh thần Nghị Quyết TW8 khóa XI Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Về mục tiêu hệ thống, nghị quyết đề ra yêu cầu: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực hiện dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục - đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục - đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. 
 Đổi mới giáo dục là một thử thách đối với ngành giáo dục nói chung với giáo viên tiểu học nói riêng . Chúng ta cần thay đổi quan niệm điều chỉnh các phương pháp dạy và học cho phù hợp để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất. Thực sự thành công mục tiêu giáo dục của nội dung sách giáo khoa hiện nay. Công việc thực sự không đơn giản chút nào. Đối với môn Tiếng việt ( phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ) cũng vậy là một phân môn mới đối với các em lớp 2
 Trong thực tế, phân môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh khi sử dụng Tiếng Việt thì việc Luyện từ và câu có một vai trò quan trọng nó giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các môn văn hóa, trong việc viết văn bản. Xuất phát từ mục đích yêu cầu của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, văn hóa và hiện đại để suy nghĩ, giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt rèn cho học sinh năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm trong sáng. Có như vậy mới thực hiện được nhiệm vụ đào tạo học sinh thành những con người phát triển toàn diện. 
Mặt khác, đối với giáo viên, chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu là nhiệm vụ hàng đầu. Có dạy tốt thì kết quả học tập của học sinh mới được nâng cao. Giáo viên có dạy tốt hay không được đánh giá ở chính thành tích học tập của các em. Kết quả học tập của các em là thước đo quá trình phấn đấu rèn luyện của chính bản thân mỗi giáo viên. Cho nên khi giảng dạy mỗi giáo viên tiểu học phải truyền đạt hết sức mình cho các em học tập.
 	Là một giáo viên đã dạy lớp 2, khi dạy phân môn Luyện từ và câu tôi cũng nhận thấy nội dung chương trình phân môn này tương đối khó đối với nhận thức của các em. Bởi vì các em đang còn nhỏ, còn hạn chế về vốn sống ,vốn hiểu biết về tiếng việt . Tuy nhiên để giúp học sinh học môn này có hiệu quả thì giáo viên cần nắm vững nội dung bài dạy và phải có những phương pháp thích hợp với từng bài. Ngoài ra, trong mỗi tiết dạy giáo viên còn phải biết cách tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh để các em được trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến, tự rút ra kến thức mới, có như vậy các em mới hiểu bài sâu hơn và vận dụng được vốn từ đã học trong giao tiếp . Nhưng tổ chức giờ học như thế nào để các hoạt động dạy – học trên lớp “ nhẹ nhàng, tự nhiên, đạt hiệu quả cao nhất ”Theo hướng đổi mới phương pháp dạy hiện nay. Làm thế nào để nâng cao chất lượng phân môn ( Luyện từ và câu lớp 2 ). Đó là điều tôi băn khoăn trăn trở. Tôi nghĩ rằng nếu đòi hỏi tất cả các em học tốt trong ngày một, ngày hai là điều không thể thực hiện ngay được. Chính vì những lí do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 VNEN học tốt phân môn luyện từ và câu .” nhằm nâng cao chất lượng môn học.
 	II. Mục đích nghiên cứu
 	- Là một giáo viên tiểu học trực tiếp giảng dạy lớp 2 VNEN theo chương trình sách hướng dẫn học VNEN tiếng việt mới. Tôi không khỏi băn khoăn suy nghĩ về vấn đề này. Làm thế nào để đồng nghiệp và bản thân tôi có được biện pháp dạy ( luyện từ và câu) cho học sinh một cách tối ưu. Làm thế nào để sự tiếp thu kiến thức và vận dụng làm các bài tập của các em có hiệu quả.
 	 - Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Luyện từ và câu lớp 2 VNEN, dự giờ học hỏi đồng nghiệp đồng thời điều tra khảo sát việc dạy và học phân môn luyện từ và câu của giáo viên và học sinh lớp 2. Từ đó thấy được những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh thông qua các giờ dạy và các bài tập luyện từ và câu để tìm ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng ở lớp 2 đạt kết quả tốt. 
 	III. Đối tượng nghiên cứu
 - Học sinh lớp 2C của trường tiểu học Quang Chiểu 1 Mường Lát.
 - Nghiên cứu những cơ sở lí luận của công tác giáo dục và khảo sát thực tế để tìm ra những biện pháp dạy đúng, hay nhất để giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn (Luyện từ và câu ) đạt hiệu quả cao. 
IV. Phương pháp nghiên cứu
 + Với mục đích và nhiệm vụ đã được xác định đề tài tập trung sử dụng một số phương pháp sau:
 - Phương pháp quan sát: Quan sát việc học tập của các em trên lớp và ở nhà.
 - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh để tìm ra nguyên nhân và nêu phương án khắc phục.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Điều tra kết quả học tập của các em
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 	Ở lớp 2 chương trình mới, môn từ ngữ - ngữ pháp được kết hợp thành một môn học mới đó là phân môn luyện từ và câu. Nó là một môn học giữ vị trí chủ đạo trong chương trình Tiếng Việt mới của lớp 2. Ngay từ đầu của hoạt động học tập ở trường, học sinh đã được làm quen với lí thuyết của từ và câu. Sau đó, kiến thức được mở rộng thêm và nâng cao dần để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng trong cuộc sống của các em cũng như trong lao động, học tập và giao tiếp.
	Vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ, là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Chính vì vậy, dạy luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng, không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm được ngôn ngữ như một phương pháp giao tiếp. Việc dạy từ và câu ở giai đoạn đầu giúp học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện học tập và phát triển toàn diện. Khả năng giáo dục nhiều mặt của luyện từ và câu là rất to lớn. Nó có nhiều khả năng để phát triển ngôn ngữ, tư duy lôgic và các năng lực trí tuệ như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích tổng hợp và các phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, cần cù. Ngoài ra, phân môn Luyện từ và câu còn có vai trò hướng dẫn và rèn cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phát triển ngôn ngữ và trí tuệ.
	Phân môn Luyện từ và câu lớp 2 có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. Nội dung, chương trình lớp 2 chỉ trình bày các kiến thức học sinh cần làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài tập thực hành.
 Nội dung Về từ vựng,bên cạnh vốn từ được cung cấp qua các bài tập đọc, ở phân môn luyện từ và câu, học sinh được mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập thực hành. 
 Về từ loại, theo Chương trình Tiểu học mới học sinh bước đầu được rèn luyện cách dùng các từ chỉ sự vật ( danh từ ), hoạt động, trạng thái 
( động từ ) và đặc điểm, tính chất ( tính từ )
 Về câu, học sinh lần lượt làm quen với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, các bộ phận của câu ( trả lời các câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì?, Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?) và các dấu câu ( dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy ).
 Ngoài ra, nội dung chương trình của phân môn luyện từ và câu ở tiểu học được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển lời nói của học sinh, giúp các em mở rộng thêm kiến thức trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, đạt kết quả cao hơn.
 II.Thực trạng của vấn đề:
 1.Thực trạng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2 VNEN
 Trong chương trình Tiểu học,phân môn Luyện từ và câu lớp 2 VNEN là môn học mới và khó nhưng thời lượng chương trình dành cho loại phân môn này lại ít. Vì vậy mà học sinh không được củng cố và rèn luyện kĩ năng nhiều chắc chắn không tránh khỏi những vướng mắc, sai lầm khi làm bài. Qua quá trình thực dạy lớp 2 bản thân thấy trong dạy và học phân môn luyện từ và câu lớp 2 , giáo viên và học sinh có những tồn tại vướng mắc như sau:
	- Do thời gian phân bố cho phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ít nên học sinh không được củng cố rèn luyện kĩ năng làm các loại bài tập này một cách hệ thống, sâu sắc, việc mở rộng hiểu biết và phát triển khả năng tư duy, trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh còn hạn chế. Trong thực tế giảng dạy mà đặc biệt là qua những lần thao giảng ở trường bản thân tôi nhận thấy: Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học luyện từ và câu còn đơn điệu. Một số giáo viên tổ chức dạy theo vở bài tập từ đầu đến cuối. Tức là hướng dẫn học sinh lần lượt làm các bài tập vở theo trình tự và hình thức như nhau. (chủ yếu là làm việc cá nhân).
 	- Cũng có nhiều giáo viên đã biết thay đổi các hình thức cá nhân, nhóm, lớp cho các bài tập trong một tiết dạy nhưng nhìn chung việc vận dụng chưa đem lại hiệu quả cao. Đối với dạy Luyện từ và câu nhiều giáo viên chưa tạo cho học sinh sự chủ động , tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học khiến giờ học trở nên nặng nề.Sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân cũng như một vài đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của giờ học Luyện từ và câu.
 	+ Các em học sinh lớp 2 đa số các em còn nhỏ, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết câu còn cụt lủn hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Vốn từ của học sinh còn hạn chế dẫn đến việc dùng từ còn sai nhiều. Kĩ năng sử dụng dấu câu còn sai sót nhiều. Đa số học sinh chưa xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi ở các kiểu câu.
 	+ Thực tế trẻ em thành phố và thị xã có khả năng học và làm bài tập phân môn Luyện từ và câu tốt hơn trẻ em vùng nông thôn và trẻ em vùng sâu, vùng xa. Điều đó dễ hiểu vì tầm hiểu biết, vốn sống, vốn kinh nghiệm, thực tế môi trường giao tiếp và điều kiện thời gian của các em cũng khác nhau làm cho khả năng tư duy và độ sáng tạo cũng khác biệt
 	+ Trong giao tiếp nhiều khi các em dùng từ đặt câu chưa chính xác, đôi khi còn lủng củng vì các em còn nhỏ tuổi, tư duy phát triển chưa cao nên các em thường nói và làm như suy nghĩ của mình mà chưa có sự lựa chọn từ, câu cho thích hợp.
+Với những cơ sở lí luận và căn cứ vào thực trạng như đã nêu trên tôi đi sâu
+ Vào nghiên cứu và tìm ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục được những khó khăn khi dạy và học phân môn luyện từ và câu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn luyện từ và câu ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng.
 	2. Kết quả của thực trạng 
 	 - Xuất phát từ những thực trạng trên . Tôi tiến hành khảo sát học sinh.
 * Đề bài như sau
Bài tập 1: Điền vào ngoặc đơn () dấu chấm hoặc dấu hỏi:
	 Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết ( ) Viết xong thư, chị hỏi:
	- Em có muốn nói thêm gì nữa không ( )
Cậu bé đáp:
	 Dạ có ( ) Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả”.
+ Đáp án bài tập 1 
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết (.) Viết xong thư, chị hỏi:
	- Em có muốn nói thêm gì nữa không (?)
Cậu bé đáp:
	 Dạ có (.) Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả”. 
Bài tập 2 : Chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống để tạo thành một câu hoàn chỉnh:
 a/ Cháu .. ông bà.
 b/ Cha mẹ ..... con
 c/ Em .. anh chị.
 Đáp án bài tập 2 
 a/ Cháu yêu thương, kính yêu ông bà.
 b/ Cha mẹ chăm lo con
 c/ Em yêu quý, kính mến . anh chị. 
Bài tập 3: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ? Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi làm gì ?
	Mẫu : Chi đến tìm bông cúc màu xanh.
 	a. Cây xòa cành ôm cậu bé.
 	b. Em học thuộc đoạn thơ.
 	c. Em làm ba bài tập toán.
 	Đáp án bài tập 3
 	a. Cây xòa cành ôm cậu bé.
 	b. Em học thuộc đoạn thơ.
 	c. Em làm ba bài tập toán.
 * Kết quả thu được:
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL
11
0
0
1
9,1
5
45,5
5
45,4
* Những tồn tại cụ thể trong bài làm của học sinh
 Bài 1: Học sinh làm sai do không đọc kĩ đề bài. Do nhận thức của các em chủ yếu là cảm tính nên sự vận dụng vào trong bài tập còn thiếu chính xác
 Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em mới vào lớp 1, chưa biết viết (, ) Viết xong thư, chị hỏi:
- Em có muốn nói thêm gì nữa không (. )
Cậu bé đáp:
	 Dạ có (? ) Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả”.
 Bài 2 : Học sinh sai vì một số em chọn từ ngữ chưa phù với văn cảnh.Khả năng xác định từ của học sinh chưa tốt các em còn nhầm lẫn 
 a/ Cháu thương yêu ông bà.
 b/ Cha mẹ kính trọng con.
 c/ Em nhường nhịn anh chị.
Bài tập 3: Học sinh làm sai do gạch dưới các bộ phận câu chưa đúng.Do nhận thức của các em chủ yếu là cảm tính nên sự vận dụng vốn sống vào trong bài tập còn thiếu chính xác
 	a. Cây xòa cành ôm cậu bé.
 	b. Em học thuộc đoạn thơ .
 	c. Em làm ba bài tập toán .
 III.Các giải pháp, biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 Trước thực trạng như vậy, tôi đã áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn luyện từ và câu . Nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, góp phần tăng tỉ lệ chất lượng giáo dục đối với môn “ Tiếng việt nói chung phân môn luyện từ và câu lớp 2 nói riêng ” tôi đã thực hiện như sau:
 - Khơi sự tò mò, hứng thú học bài cho các em bằng chính lời giới thiệu của giáo viên. Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hiểu rõ được nội dung bản chất của bài học 
 - Phân ra các kiểu bài tập, giúp học sinh nhận ra các kiểu bài tập, kiểu bài lí thuyết về từ, kiểu bài mở rộng vốn từ, kiểu bài hệ thống hóa vốn từ,kiểu bài khái niệm câu .
 - Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách làm bài của từng kiểu bài tập.
 - Vận dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú tạo hiệu quả cho giờ học luyện từ và câu ở lớp 2 VNEN .
 1. Biện pháp1: Khơi sự tò mò, hứng thú học bài cho các em bằng chính lời giới thiệu của giáo viên:
 Để làm được điều này thì ngay trên lớp. Khi giới thiệu bài luyện từ và câu ở 
Tuần 1: “ Khái niệm từ và câu” Giáo viên nói: Bắt đầu lớp 2, các em sẽ làm quen với tiết học mới có tên gọi Luyện từ và câu. Những tiết học này sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết sử dụng từ ngữ và nói, viết thành câu. Giáo viên nêu ở lớp 1 các em đã biết thế nào là một tiếng. Giáo viên có thể hỏi : Dòng thơ sau đây có mất tiếng? “ Mẹ của em ở trường” Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp em biết thêm thế nào là từ và câu:
 	 Hoặc tôi có thể dựa vào các bài tập đọc để giới thiệu bài nhằm giúp các em nhớ được tên các nhân vật trong các bài tập đọc đã học. 
 	Ví dụ: Bài 3B: trang 36 và trang 37 ( tập 1A )“ Từ chỉ sự vật. Kiểu câu : Ai là gì?”. Đây chính là bài học với chủ đề : Bạn bè. Giáo viên có thể hỏi : Trong tuần các em đã học những bài tập đọc nào nói về bạn bè ? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ giới thiệu: Các em đã được học những bài tập đọc nói về tình bạn. Các em có biết từ chỉ sự vật là từ chỉ gì không ? Và muốn biết đặt câu theo mẫu Ai ( hoặc cái gì, con gì ) là gì ? em sẽ làm như thế nào. Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu về từ chỉ sự vật và kiểu câu : Ai ( hoặc cái gì, con gì ) là gì ?
 Hoặc tôi có thể dùng tranh ảnh để giới thiệu bài nhằm gây hứng thú, tạo nhu cầu học bài ở học sinh.
 Ví dụ : Khi dạy Bài 25A+Bài 25B : trang 92 và trang 98 ( tập 2A) “Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy” Tôi đã sưu tầm một số tranh ảnh về các loài cá nước ngọt và nước mặn. Sau đó giới thiệu cho học sinh biết đây là các loài cá nhưng để biết đâu là cá nước ngọt ? Đâu là cá nước mặn ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 - Có nhiều cách để giới thiệu bài mới, dùng hình ảnh trong sách giáo khoa, băng hình liên quan đến bài dạy, tạo tình huống dẫn dắt vào bài. Giới thiệu mục đích, yêu cầu của bài thông qua một phần bài tập có thể lựa chọn nội dung giới thiệu bài cho phù hợp với mục tiêu cần đạt của bài.
 - Tuy nhiên trong giờ luyện từ và câu bao giờ cũng có hai phần từ và câu nên phần giới thiệu bài chia hai phần học
 Ví dụ: Bài 6B: trang 80 ( tập 1A) giới thiệu bài qua tranh, giáo viên treo tranh yêu cầu học sinh quan sát tranh đặt câu theo mẫu đã học Ai là gì? Học sinh nói tự do, giáo viên chọn một vài câu có nội dung tương tự bài tập sách giáo khoa để giới thiệu bài. 
Các em đã được học mẫu câu Ai là gì? Bài học hôm nay chúng ta tập đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân /
 Em là học sinh lớp 2.
 Lan là lớp trưởng lớp em.
 - Các ví dụ này sẽ là câu mẫu để giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành
 Ví dụ: Bài 21B : trang 40 ( tập 2A) giới thiệu bài qua màn hình ( giáo viên sử dụng đèn chiếu ) và một phần bài tập. Giáo viên cho học sinh xem hình các loài chim . Giáo viên nêu câu hỏi các em hãy quan sát kỹ rồi nêu tên gọi và đặc điểm của một số loài chim có trong hình, xếp tên các loài chim đó vào nhóm thích hợp. Giáo viên hỏi tiếp: Ở bài tập này yêu cầu các em vừa làm như thế nào? Học sinh trả lời xếp tên các loài chim vào nhóm thích hợp. Đây chính là nội dung của bài học hôm nay mở rộng vốn từ về chim chóc.
 	Qua biện pháp trên tôi thấy tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động. Giờ học đã diễn ra một cách sôi nổi , các em có hứng thú học bài.
 	 Như vậy, nếu thực hiện tốt phần giới thiệu bài vào bài mới thì luôn đặt học sinh vào tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng các em chú ý vào giờ học ngay từ những phút đầu tiên. Tuy nhiên để luôn tạo tình huống mới thu hút sự chú ý của học sinh thì giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ bài dạy và thay đổi cách giới thiệu cho phù hợp với từng bài để tránh sự nhàm chán do học sinh đoán trước được ý đồ của giáo viên.
 2.	 Biện pháp 2: Phân ra các kiểu bài trong phân môn luyện từ và câu:
 *Dạy bài lí thuyết về từ
	Ở lớp 2 VNEN, có những bài dạy về lí thuyết như : Từ và câu, Từ ngữ chỉ sự vật (Danh từ), Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái (Động từ), Từ ngữ chỉ đặc điểm, tình cảm (Tính từ) . Những bài học này là tổng kết những kiến thức được rút ra từ những bài tập học sinh được làm. Khác với chương trình lớp 2 trước, chương trình lớp 2 mới học sinh được làm bài tập sau đó mới rút ra kiến thức trọng tâm của bài.
	Dạy nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực trong nhận thức được ghi lại bằng tổ hợp âm thanh xác định. để làm tăng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần phải cung cấp những từ mới bằng những tranh ảnh, hoạt động hay lời nói mà giáo viên đưa ra. Công việc đầu tiên của dạy từ là phải làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ, hiểu được tầm quan trọng của việc dạy nghĩa của từ và nó còn là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em.Muốn thực hiện được điều này người giáo viên phải hiểu nghĩa của từ, phải biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy, phù hợp với đối tượng học sinh. Giải nghĩa từ bằng trực quan là biện pháp giáo viên đưa vật thật, tranh ảnh,  Giải nghĩa từ bằng trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học vì nó góp phần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ một cách dễ dàng nhưng cách giải nghĩa này đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị khá công phu.
 	 Ví dụ: Bài“Từ chỉ sự vật” (Bài 3B tập 1A) giáo viên giải nghĩa cho học sinh các từ chỉ sự vật như : bộ đội, công nhân, cây dừa, cây mía thông qua tranh và lời nói của giáo viên.
	Ngoài ra, giáo viên còn giải nghĩa bằng ngữ cảnh, đó là đưa từ vào trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Giáo viên không cần giải thích mà nghĩa của từ tự bộc lộ trong ngữ cảnh .
 	Ví dụ : Bài Từ và Câu ( Bài 1A tập 1A ) Giải thích từ “nhà”,giáo viên có thể đưa từ nhà vào trong câu: Nơi em ở là ngôi nhà sàn.
 * Dạy bài mở rộng vốn từ 
	Đây là loại bài tập có vị trí chủ đạo, bao trùm trong nội dung luyện từ và câu dạy m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_vnen_hoc_tot_phan.doc