SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 trường tiểu học Xuân Cẩm Thường Xuân học tốt phân môn Tập làm văn
Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện). Phân môn tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Trong giờ tập làm văn, học sinh cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết), xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản.
Thế nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu trên lại là cả một vấn đề cần phải lưu tâm. Đặc biệt xuất phát từ tình hình thực tế ở trường Tiểu học Xuân Cẩm là một trường gần trung tâm huyện Thường Xuân nhưng là trường thuộc xã nghèo, chủ yếu là dân tộc Thái .Vốn sồng ,ngôn ngữ Tiếng việt còn hạn chế cần phải tăng cường dạy học Tiếng việt.Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em yêu thích môn văn. Làm thế nào để các em có vốn sống tốt, giao tiếp tốt, nói tốt thì viết mới hay được. Là một Giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực phù hợp với tình hình thực tế địa phương và đạt được mục tiêu bài học, môn học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN CẨM THƯỜNG XUÂN HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Người thực hiện: Lê Thị Hà Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Cẩm SKKN thuộc môn: Tiếng Việt THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.2. Thực trạng dạy Tập làm văn lớp 2 ở trường Tiểu học Xuân Cẩm. 2 2.3. Các biện pháp thực hiện 4 Biện pháp 1 4 Biện pháp 2 5 Biện pháp 3 7 Biện pháp 4 11 Biện pháp 5 12 Biện pháp 6 13 Biện pháp 7 16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 3. Kết luận, kiến nghị 17 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện). Phân môn tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Trong giờ tập làm văn, học sinh cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết), xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản. Thế nhưng làm thế nào để đạt được mục tiêu trên lại là cả một vấn đề cần phải lưu tâm. Đặc biệt xuất phát từ tình hình thực tế ở trường Tiểu học Xuân Cẩm là một trường gần trung tâm huyện Thường Xuân nhưng là trường thuộc xã nghèo, chủ yếu là dân tộc Thái .Vốn sồng ,ngôn ngữ Tiếng việt còn hạn chế cần phải tăng cường dạy học Tiếng việt.Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em yêu thích môn văn. Làm thế nào để các em có vốn sống tốt, giao tiếp tốt, nói tốt thì viết mới hay được. Là một Giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực phù hợp với tình hình thực tế địa phương và đạt được mục tiêu bài học, môn học. Khi thực hiện chương trình trong những năm học qua, tôi thấy các em học sinh lớp 2 đa số có vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn hạn chế, diễn đạt chưa rõ ràng. Mặt khác các em mới làm quen với phân môn này nên còn nhiều bỡ ngỡ chưa có phương pháp học hợp lý. Làm thế nào để nâng cao chất lượng phân môn này đó là điều tôi băn khoăn trăn trở. Chính vì những lí do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 2”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: + Xác định một số nguyên nhân, học sinh chưa học tốt phân môn tập làm văn. + Tìm hiểu tâm sinh lí lứa tuổi học sịnh, các yếu tố tác động đến quá trình học tập của các em. + Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 2. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phân môn Tập làm văn lớp 2. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài này, tôi đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lí luận của đề tài. + Phân tích tổng hợp nội dung chương trình phân môn tập làm văn lớp 2. + Từ đó đề xuất một số biện pháp dạy học giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn. 2. Nội dung sáng kiến. 2.1. Cơ sở lí luận * Vị trí phân môn tập làm văn: “Giáo trình Tiếng Việt Tiểu học” Tiếng việt được dạy và học như các môn học khác trong trường tiểu học.Tiếng việt gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Việc dạy và học Tập làm văn xét trên 2 phương diện: - Phân môn Tập làm văn tận dụng những hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt, do các môn học khác rèn luyện và cung cấp, đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, phải vận dụng tốt kiến thức Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. - Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản(nói và viết). Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét trong từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói một cách khác,Tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt. Học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học * Mục tiêu của phân môn dạy Tập làm văn lớp 2: - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nói, viết, nghe, đọc, phục vụ cho học tập và giao tiếp, cụ thể là: + Nắm được các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,.biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng. + Nắm được một số kĩ năng học tập và đời sống hằng ngày như: khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn đế nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khoa biểu, đọc và lập thời gian biểu + Kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. + Nghe-hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét. - Trao đổi thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bổi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy. - Bước đầu dạy cách tổ chức đoạn văn, bài văn thông qua nhiệm vụ kể một sự việc đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. 2.2.Thực trạng dạy Tập làm văn lớp 2 ở trường Tiểu học Xuân Cẩm hiện nay Với yêu cầu như trên nhưng qua thực tế giảng dạy, khi trực tiếp dạy học lớp 2 tôi thấy Đối với học sinh: Thực tế sự tiếp thu bài của các em rất chậm, cảm giác như ngại học môn Tập làm văn (Do các em học sinh lớp 2 đa số có vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt ngủn hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày , diễn đạt ý của các em còn hạn chế. Mặt khác, do thực tế học sinh mới được làm quen với phân môn Tập làm văn ở lớp 2 nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học và hợp lý. - Là học sinh dân tộc thái nên ngôn ngữ Tiếng Việt của các em còn hạn chế. - Là lớp đầu cấp (sau lớp 1) nên các em còn hạn chế khả năng giao tiếp, ngôn ngữ còn hạn hẹp về vốn từ. - Lực học của học sinh không đồng đều. Một số em còn ham chơi, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học Về phía phụ huynh: - Địa bàn phức tạp, nhiều khe suối, học sinh còn nhỏ nên việc đi lại khó khăn, đặc biệt khi trời mưa, nước suối dâng lên. - Một số phụ huynh chưa có sự quan tâm và đầu tư thích đáng đến việc học tập của con em. Phần lớn phụ huynh học sinh không có đủ khả năng để hướng dẫn cho học sinh trong học tập. - Đời sống còn nghèo nàn, thiết bị truyền thông còn hạn chế dẫn đến trình độ dân trí còn thấp. Nhiều gia đình phải đi làm ăn xa, bỏ mặc con cái cho ông bà già, có những gia đình có 2 con một học lớp 2, 1 học lớp 5 nhưng đã phải tự chăm sóc nhau. Về phía giáo viên: - Giáo viên chưa đầu tư vào nghiên cứu kĩ bài, sử dụng phương pháp và hình thức chưa hợp lý vì vậy giờ học Tập làm văn còn đơn điệu , nhàm chán, thụ động. Lập dàn bài rập khuôn dẫn đến bài làm của học sinh giống nhau về ý tưởng, nội dung. Dạy học chủ yếu còn máy móc theo quy trình SGK (Chỉ giải quyết hệ thống bài tập.) - Chưa rèn cho học sinh có thói quen đọc các bài văn mẫu, văn hay từ đó rút ra ý hay, ngược lại một số giáo viên còn cho học sinh thuộc những bài văn mẫu điều đó đã làm mất đi sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của học sinh. - Hầu hết giáo viên chỉ theo một con đường (áp dụng quy trình dạy học khuôn mẫu – Sách giáo viên). Trước những khó khăn mâu thuẫn trong dạy học thường nhàm chán, bất mãn). Là một giáo viên tâm huyết với nghề, tất cả vì học sinh thân yêu, đòi hỏi phải hiểu những yếu tố nào quyết định đến chất lượng học sinh và quá trình giáo dục chính là quá trình giải quyết các mâu thuẩn trong dạy học. Vậy các mâu thuẩn đó là gì. Có 4 yếu tố quyết định đến chất lượng dạy học đó là: (Tâm lí Giáo dục) + Do di truyền – bản thân mỗi học sinh ( khả năng tiếp thu của các em) đó là tiền đề của quá trình giáo dục. + Do quá trình giáo dục - nhà trường (Quá trình dạy học của giáo viên – là con đường dẫn đến chân lí) + Môi trường Giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục, bao gồm cà gia đình và xã hội. + Quá trình hoạt động - quá trình học tập của các em là yếu tố quyết đinh quá trình giáo dục. Thật vậy chỉ có một con đường duy nhất đó là giải quyết nhừng mâu thuẩn trên. Làm thế nào để có môi trường Giáo dục tốt, thật là khó, làm thế nào để truyền đạt kiến thức cho các em bằng con đường dễ hiểu nhất, làm thế nào để thúc đẩy, khuyến khích các em hoạt động học tập có hiệu quả. Vấn đề tưởng như đơn giản nhưng làm được quả là không dễ chút nào. Với sáng kiến này tôi chỉ tìm ra một số biện pháp phù hợp với thực tế địa bàn Xuân Cẩm và với thực tế trình độ học sinh lớp 2 ở khu lẻ mà tôi phụ trách. 2.3.Các biện pháp thực hiện Biện pháp 1:Tìm hiểu kĩ về chương trình Tập làm văn lớp 2 gồm những dạng bài nào, mỗi dạng cụ thể gồm những bài nào. Học sinh được học 31 tiết Tập làm văn trong cả năm học. Dạng 1: Dạy nghi thức lời nói (NTLN): Nghi thức lời nói là nội dung chính trong chương trình tập làm văn lớp 2, có mặt 24/35 tuần và nằm trong nội dung của 14/15 chủ điểm. Học sinh thực hành các lượt của người nói như các phát ngôn nghi thức giao tiếp: chào hỏi, càm ơn, xin lỗi, khẳng định, phủ định, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, chia vui, chia buồn. ngạc nhiên, tán thành, thán phục, từ chối. Chương trình còn tạo ra các lượt lời của người nhận như đáp lời của các nghi thức giao tiếp trên. Nội dung dạy NTLN thể hiện thông qua hệ thống bài tập làm văn miệng. Có 2 dạng: + Kiểu bài rèn kĩ năng nói: Ví dụ Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau: a) Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa. b)Cô giáo cho em mượn quyển sách. c)Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi. + Kiểu bài rèn kĩ năng viết: Ghi lại lời mời của em: a)Mời cô hiệu trưởng dự buổi họp mừng ngày Nhà giáo VN 20-11 của lớp em. b) Nhờ bạn khênh giúp cái ghế. c) Đề nghị các bạn ở lại họp sao Nhi đồng. Dạng 2: Hình thành kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày - Viết bản tự thuật: Tuần 1. - Viết tin nhắn: Tuần 14. - Lập thời gian biểu, thời khóa biểu: Tuần 16 - Gọi điện thoại, nghe điện thoại: Tuân 12, 24 - Tra mục lục sách. Dạng 3: Dạy học sinh thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt (nói, viết ): - Trả lời câu hỏi. - Kể về người. - Kể về con vật - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Kể một loài cây mà em thích. - Tả ngắn về 4 mùa. - Tả người thông qua tranh. - Tả ngắn về loài chim. - Tả ngắn vê biển. - Tả ngắn về Bác Hồ. Biện pháp 2: Dạy thực nghiệm Mỗi dạng bài tiến hành daỵ thực nghiệm. Sau đó tìm ra biện pháp dạy học có hiệu quả cho từng dạng bài cụ thể. Dạng1 - Dạy học sinh thực hành về nghi thức lời nói: Nghi thức lời nói là nội dung chính trong chương trình tập làm văn lớp 2, có mặt 24/35 tuần và nằm trong nội dung của 14/15 chủ điểm. Điều đó NTLN giữ một vai trò quan trọng trong phân môn tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt lớp 2. Chỉ cần giáo viên chú trọng trong từng khâu để giúp học sinh hình thành thói quen giao tiếp và mạnh dạn trong giao tiếp. Vì vậy tôi luôn luôn chú trọng, uốn nắn và tạo điều kiện cho học sinh được thực sự giao tiếp như giao tiếp trong đời sống hàng ngày của các em. Tôi cho các em luyện nói cá nhân nhiều và sắm vai trong các tình huống giao tiếp. Hướng dẫn các em theo từng khâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ bài mẫu đến bài thực hành. Tiến hành dạy trên lớp theo như quy trình (giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa), có bổ sung cho từng hoạt động. Tập làm văn Chào hỏi. Tự giới thiệu Dạy theo quy trình Giải quyết các bài tập trong SGK Rút kinh nghiệm, bổ sung Bài 1. Hãy nói lời của em: Chào ba, mẹ để đi học. Chào thầy, cô khi đến trường. Chào bạn khi gặp nhau ở trường. Ghi dấu nhân vào trước câu trả lời đúng: Em chào bố, mẹ để đi học. Con chào bố mẹ a. Bố mẹ ạ. Con chào bố mẹ con đi học a. Tổ chức cho các em luyện nói cá nhân – luyện nói theo cặp Trong khi nói giáo viên có thể hướng dẫn cụ thể nghi thức lời nói còn đi đôi với điệu bộ, cử chỉ, thể hiện sắc thái biểu cảm: Em nhớ: Khi chào người lớn tuổi, em chào sao cho lễ phép, lịch sự. Chào bạn cần thân mật, cởi mở. Bài 2. Nhắc lại lời của các bạn trong tranh. Trươc hết ở bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh phân tích tranh: - Tranh vẽ ai? - Mít đã chào và tự giới thiệu mình như thế nào? - Bóng nhựa và bút thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào? - Ba bạn chào nhau, tự giới thiệu với nhau như thế nào? Có thân mật không? Có lịch sự không? - Ngoài chào hỏi và tự giới thiệu các bạn còn làm gì? Vậy các em tự sắm vai Mít, bóng nhựa, bút thép tự chào và giới thiệu với nhau nhé! (Khai thác tranh tạo cho học sinh sự chú ý và hứng thú học tập nói theo nghi thức lời nói) Dạng 2: Dạy học sinh các kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày Mặc dù đây là những kỹ năng phục vụ cho học tập và đời sống hàng ngày nhưng các em lại ít được tiếp xúc. Bởi vậy, giáo viên cần cho các em thấy một cách trực quan, thật rõ ràng. Khi dạy bản khai tự thuật, danh sách học sinh, mục lục sách, thời gian biểu. Giáo viên phải có một bản mẫu phóng to để các em được nhìn và nghiên cứu. Giáo viên phải chỉ rõ cách xem, cách lập, từ đó các em mới biết cách sử dụng những kiến thức đã học được mà áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Viết bản tự thuật ngắn: Mục đích, yêu cầu Mục đích của bài tập là nhằm giúp học sinh biết cách tự giới thiệu với thầy cô, bạn bè hoặc người xung quanh về mình. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - Xác định yêu cầu: Viết bản tự thuật theo mẫu ( SGK) Đọc từng dòng mẫu tự thuật trong SGK để nắm được những nội dung cần viết ra cho đúng và đủ. - Hỏi người thân trong gia đình ( Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,.. ) để nắm được những điều mình chưa rõ ( như ngày, tháng , năm sinh, quê quán, nơi ở hiện nay) Viết nhắn tin: * Cho học sinh hiểu: Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp được người đó ta có thể viết những điều cần nhắn vào giấy, để lại. nội dung lời nhắn cần ngắn gọn mà đủ ý dễ hiểu. * Chú ý cách ghi nhắn tin: - Đầu tiên ghi giờ, ngày, tháng, năm. - Dòng đầu ghi nhắn tin cho ai? - Tiếp theo ghi nội dung nhắn tin. - Cuối cùng kí tên em. Ví dụ: 3 giờ ngày 20 tháng 10năm 2013 Mẹ ơi! Chiều nay bà nội đến chơi, bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con sang nhà cô Hương chơi. Khoảng 8 giờ tối bà sẽ đưa con về. Con trai : Quốc Hùng Dạng 3: Dạy học sinh thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt (nói, viết ): Đây là dạng bài tổng hợp trong môn tiếng việt. Nó đòi hỏi ở người học phải có kĩ năng sống hàng ngày, vốn từ phong phú, đôi mắt QS tinh tường. Để có được kiến thức kĩ năng, phương tiện học tập như vậy. Qua thực tế dạy học tôi thấy cần phải phân tích roc ràng bài mẫu. Qua hệ thông câu hỏi, giáo viên bồi dưỡng tình cảm, yêu văn học gây hứng thú miêu tả và hoàn thiện bài văn. Tiếp theo đó phải có hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng. Mỗi câu hỏi, để tránh bài văn giống nhau, yêu cầu phải có nhiều cách trả lời (kê, miêu tả khác nhau). Vậy thì trên thực tế trong tiết dạy tập làm văn phần này chỉ có 15 – 20 phút, học sinh không thể viết được bài văn như mong muốn. Tôi thiết nghĩ cần phải dạy thêm ngoài giờ lên lớp. Biện pháp 3 : Dạy tiếp theo ngoài giờ lên lớp. Dạng 1: Dạy nghi thức lời nói Để thực hiện tốt nghi thức lời nói, các em cần phải thực hành nói liên tục ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế tôi hướng dẫn các em hoạt động tiếp theo ngoài giờ học. Cho học sinh luyện tập thực hành theo từng tiết, từng tuần và theo chủ điểm Ví dụ: * Luyện nói cá nhân: Bài tập 1: Nói lời cảm ơn trong trường hợp: bạn cùng lớp cho đi chung áo mưa. Mình thật sự cám ơn bạn! Cảm ơn bạn nhé! Cảm ơn bạn đã giúp mình. May quá nhờ cậu mà mình không bị mưa ướt. Bài tập 2: Nói lời xin lỗi của em trong trường hợp: Em mải chơi, quên làm việc mẹ đã dặn. - Con sai rồi, con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa. - Mẹ ơi! Con biết mình sai rồi, con xin lỗi mẹ ạ! - Mẹ tha lỗi cho con, lần sau con sẽ làm tốt lời mẹ dặn. Luyện nói theo cặp: - Hai HS ngồi cùng bàn xác định yêu cầu của bài, thảo luận, phân công một HS nêu tình huống, một HS nêu lời đáp rồi làm ngược lại. Chú ý: Hai HS có thể thảo luận để tìm ra nhiều cách diễn đạt khác nhau (về lời nói, cử chỉ, nét mặt ) để sửa và bổ sung cho nhau. Ví dụ: Đáp lời chào lời tự giới thiệu -Tuần 19 - Tôi cho HS thấy được sự cần thiết: Lời chào khi mới gặp nhau cũng như trước khi chia tay là phép lịch sự, thể hiện người có văn hóa trong tiếp xúc, khiến cho mọi người thấy thân mật, gần gũi nhau hơn. Khi chào hỏi hoặc tự giới thiệu: Lời nói, giọng nói, vẻ mặt, ánh mắt, nụ cười phài tùy từng đối tượng mình gặp gỡ và những điều này cũng chứa dựng nội dung tiếp xúc. Cách chào hỏi, cách xưng hô phải phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. Lời chào hỏi cần tự nhiên, lịch sự, cử chỉ thân mật. Học sinh thực hành luyện nói Bài tập 2 như sau: - Có một người lạ đến nhà em gõ cửa và tự giới thiệu: “Chú là bạn của bố cháu, chú đến thăm bố cháu.” Em sẽ nói thế nào? a, Nếu bố mẹ em có nhà? b, Nếu bố mẹ em đi vắng? - Hai HS ngồi cũng bàn xác định yêu cầu của bài, thảo luận, phân công một HS nêu tình huống, một HS nêu lời đáp rồi làm ngược lại. Chú ý: Hai HS có thể thảo luận để tìm ra nhiều cách diễn đạt khác nhau (về lời nói, cử chỉ, nét mặt ) để sửa và bổ sung cho nhau. - Cho đại diện các cặp lên trình bày trước lớp. Chào chú, chú tìm bố cháu ạ? Bố (ba) cháu đang ở nhà. Mời chú vào nhà ạ! - Cho đại diện các cặp khác nhau nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất. Chú là bạn của bố cháu, chú đến thăm bố cháu. + Trường hợp bố mẹ có nhà: Hoặc Chào chú bố (ba) cháu đang ở nhà, chú chờ chút xíu, cháu vào gọi bố cháu ra ngay ạ! + Trường hợp thứ hai (bố mẹ em đi vắng) Chú là bạn của bố cháu, chú đến thăm bố cháu. Chào chú, chú tìm bố (ba) cháu ạ? Bố mẹ (ba má) cháu đi vắng cả rồi. Cháu xin phép được hỏi tên của chú để trưa bố mẹ cháu về, cháu sẽ thưa lại với bố mẹ cháu có chútìm gặp. Hoặc: - Chào chú, Bố mẹ (ba má) cháu đi vắng cả. Trưa (chiều) chú quay lại chú nhé! Thưa chú chú tên gì ? Chú cho cháu biết để cháu về nói lại với bố mẹ (ba má) cháu có chúđến thăm. Luyện nói theo nhãm: Đối với các nghi thức lời nói cần nhiều lời đáp (lời nói của nhiều nhân vật) nên áp dụng theo hình thức này: hình thức sắm vai đơn giản. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà GV phân thành nhóm 3, 4 hay 5,6 HS. HS trong nhóm thảo luận về yêu cầu của tình huống, phân công vai cho phù hợp, thảo luận cách ứng xử (tìm ra nhiều phương án và chọn lựa phương án tối ưu để thực hiện. ) Đại diện các nhóm lên sắm vai trước lớp. - Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất. Ví dụ: * Đóng vai chúc mừng nhau: Đáp lời chia vui-Tuần 28 Bài tập 1: Nói lời đáp của em trong trường hợp sau : Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật. - Luyện tập cách nói lịch sự khi chúc mừng người khác và đáp lại lời người khác chúc mừng mình. - Rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày; tập chúc mừng bằng những lời khác nhau. 3 HS: - Chúng tớ chúc mừng sinh nhật cậu. 1 HS: - Tớ cảm động quá! Xin cảm ơn tất cả các bạn! Hoặc 1 HS khác: - Cảm ơn các bạn đã dành cho mình rất nhiều niềm vui trong ngày sinh nhật. (- Xin cảm ơn các bạn, mình rất vui.)
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_truong_tieu_hoc_xu.doc