SKKN Một số biện pháp giáo dục môi trường tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS thông qua môn Địa lí

SKKN Một số biện pháp giáo dục môi trường tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS thông qua môn Địa lí

 Trong những năm gần dây, chúng ta nghe nói rất nhiều về môi trường . Vì sao con người lại quan tâm đến môi trường nhiều như vậy và nguyên nhân do đâu? Như chúng ta biết, sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại và sự gia tăng dân số quá nhanh kéo theo sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và phá rừng của con người ngày càng lớn. Làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên, gây ra nhiều hậu quả xấu như: Làm tan băng và dâng cao mực nước biển, gây ngập úng các vùng sản xuất lương thực trù phú, thành phố ven biển, các đảo thấp. Khí hậu Trái Đất biến đổi, làm xáo động điều kiện sống và các hoạt động sản xuất nông , lâm, thuỷ sản bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó sự hiểu biết về môi trường không đầy đủ khiến cho mối quan hệ trở nên “mâu thuẫn”. Từ những nhận thức đó đã dấn đến một loạt các sự cố về môi trường ( Hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô zôn, trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường .). Trước tình hình đó đã đặt ra cho toàn nhân loại một thảm họa: Từ chức năng của môi trường ,vai trò của môi trường tác động đến sự phát triển của loài người .

Ở Việt Nam chương trình giáo dục môi trường cũng được quan tâm trên diện rộng. Đặc biệt là trong chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp, bậc học. Với trách nhiệm là một giáo viên bản thân tôi luôn băn khoăn và nhận thức sâu sắc về việc giáo dục môi trường cho học sinh.

 

doc 18 trang thuychi01 14194
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục môi trường tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS thông qua môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 Trong những năm gần dây, chúng ta nghe nói rất nhiều về môi trường . Vì sao con người lại quan tâm đến môi trường nhiều như vậy và nguyên nhân do đâu? Như chúng ta biết, sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại và sự gia tăng dân số quá nhanh kéo theo sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và phá rừng của con người ngày càng lớn. Làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên, gây ra nhiều hậu quả xấu như: Làm tan băng và dâng cao mực nước biển, gây ngập úng các vùng sản xuất lương thực trù phú, thành phố ven biển, các đảo thấp. Khí hậu Trái Đất biến đổi, làm xáo động điều kiện sống và các hoạt động sản xuất nông , lâm, thuỷ sản bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó sự hiểu biết về môi trường không đầy đủ khiến cho mối quan hệ trở nên “mâu thuẫn”. Từ những nhận thức đó đã dấn đến một loạt các sự cố về môi trường ( Hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô zôn, trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường ...). Trước tình hình đó đã đặt ra cho toàn nhân loại một thảm họa: Từ chức năng của môi trường ,vai trò của môi trường tác động đến sự phát triển của loài người .
Ở Việt Nam chương trình giáo dục môi trường cũng được quan tâm trên diện rộng. Đặc biệt là trong chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp, bậc học. Với trách nhiệm là một giáo viên bản thân tôi luôn băn khoăn và nhận thức sâu sắc về việc giáo dục môi trường cho học sinh.
 Với kinh nghiệm trên 15 năm công tác , tôi đã nhận thấy ý thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh chưa cao. Các em học sinh cho rằng : Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền hoặc của người lớn.Từ đó đã làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế nước nhà, gây ra tác hại cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy vấn đề tìm ra những biện pháp để bảo vệ môi trường ở địa phương, đất nước và toàn cầu đang cần được quan tâm. Chính vì thế tôi đã chọn : “ Một số biện pháp giáo dục môi trường tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS thông qua môn Địa lí ." Với thông điệp ''Hãy bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta .
2. Mục đích nghiên cứu.
 Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng bảo vệ môi trường của học sinh THCS. Đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân cũng như đưa ra những biện pháp cụ thể để khắc phục thực trạng xung quanh vấn đề ô nhiễm môi trường. Mục đích của: “ Một số biện pháp giáo dục môi trường tạo hứng thú học tập cho học sinh THCS thông qua môn Địa lí ." Nhằm giải quyết vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
 Giáo dục học sinh trường THCS Thị Trấn nói chung và học sinh lớp 7 nói riêng về ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta hiện nay.
b. Phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh trường THCS Công Liêm ( Trong những năm học trước)
 Học sinh trường THCS Thị Trấn Nông Cống. ( Năm học 2016 – 2017)
- Lớp 7A: 27 em; 
- Lớp 7B: 27 em
- Lớp 7C: 30 em
4. Phương pháp nghiên cứu.
a. PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;
- PP vấn đáp, gợi mở.
- PP đàm thoại.
- PP giảng giải
b. PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
- PP thực địa.
- PP khảo sát thực tế
- PP thí nghiệm
c. PP thống kê, xử lý số liệu.
- PP thảo luận.
- PP thống kê
- PP xử lý, tổng hợp
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Giáo dục môi trường (GDMT) đã được tích hợp vào chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông của các môn học, trong đó có môn Địa lí từ cải cách giáo dục năm 1981. Bảo vệ môi trường (BVMT) là việc làm cần thiết của toàn nhân loại. Để bảo vệ môi trường có nhiều biện pháp như luật pháp, kinh tế, công nghệ và giáo dục, ở đó GDMT đóng vai trò quan trọng để hình thành cho người học không chỉ kiến thức, kỹ năng mà còn hình thành cho họ thái độ, hành vi và lối sống BVMT.
 Môn Địa lí THCS có nhiều thuận lợi để GDMT cho học sinh vì các kiến thức về các thành phần của môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - XH, mối quan hệ qua lại giữa môi trường và con người là một phần của kiến thức địa lí. Vì vậy, cũng như các môn học khác như môn Sinh vật, môn Hoá học, môn Vật lí; các kiến thức về môi trường (MT) và GDMT đã được tích hợp vào chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông từ đầu thập kỷ 80.
 Tuy nhiên, để khai thác các kiến thức môi trường trong SGK làm chỗ dựa cho GDMT một cách có hiệu quả, phải nắm được qui trình khai thác và biết cách thiết kế các bài học khai thác nội dung đó. Nếu biết cách khai thác và thiết kế bài học khai thác khả năng GDMT thì cùng một lúc thực hiện được hai mục tiêu: vừa giáo dục địa lí, lại vừa GDMT được cho học sinh. Nói một cách khác, nếu lột tả được các kiến thức môi trường trong SGK để GDMT cho học sinh theo phương pháp tổ chức hoạt động thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học địa lí nói chung và chất lượng GDMT trong nhà trường nói riêng.
 Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a, Thực trạng GDMT ở trường THCS Thị Trấn:
 Trong trường THCS Thị Trấn vấn đề BVMT đã được lên kế hoạch bài dạy hết sức nghiêm túc và đã được nghiên cứu để tích hợp vào chương trình dạy học nhưng với mức độ còn hạn chế. GDMT đã được tích hợp vào chương trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, trong đó môn Địa lí được coi là phù hợp nhất. 
 Tuy nhiên chương trình GDMT ở trường THCS nói riêng và các cấp bập học khác nói chung chưa thống nhất. Các phương pháp GDMT còn nặng về cung cấp kiến thức hơn là hình thành thái độ xúc cảm, hành vi quan tâm đến môi trường , vì môi trường cho học sinh.
 Với đặc thù là một ngôi trường đóng trên địa bàn có mặt bằng dân trí cao nhưng ý thức về môi trường của các em còn hạn chế. Chẳng hạn như 
“ Không vào rừng chặt phá bừa bãi những cây gỗ lớn” là đã BVMT, nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều vấn đề gần gũi như bảo vệ khuôn viên trường học,vệ sinh lớp học ,đường làng ngõ xóm, trồng nhiều cây xanh,bảo vệ môi trường ,không vứt rác bừa bãi. .. Thực trạng đốt rừng tự nhiên lấy đất trồng hoa màu mà không đi đôi với công tác bảo vệ rừng và trồng rừng .
Để nắm rõ về mức độ cụ thể bài tổng kết kinh nghiệm bản thân tôi đã tiến hành điều tra với một loạt các câu hỏi trắc nghiệm được tiến hành trên gần 400 học sinh trường THCS Thị Trấn kết quả thu được như sau:
Số học sinh trả lời đạt 48,5%
Số họ sinh trả lời chưa đạt 51,5%
 Đây chỉ là những câu trắc nghiệm đơn giản mang tính chất thực tế nhưng tỉ lệ học sinh trả lời đúng còn thấp. Qua đó chứng tỏ ý thức về môi trường của học sinh chưa cao, gây khó khăn cho việc BVMT.
b, Nguyên nhân:
*Với học sinh: Khi đưa ra câu hỏi “ Em chưa thực sự tham gia vào công tác bảo vệ môi trường là do đâu ? ”. Hầu hết đều có chung một câu trả lời “ Em chẳng biết tham gia như thế nào? ai hướng dẫn ? .Như vậy nhìn từ phía học sinh nguyên nhân là do các em chưa hiểu được là phải làm gì để BVMT đồng thời ở gia đình địa phương các em cũng chưa dược hướng dẫn ,tuyên truyền của mọi người còn mơ hồ trong nhận thức, còn thờ ơ trước những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực của môi trường và quá quen với những phong tục tập quán lạc hậu đã có từ lâu, dẫn đến ý thức về BVMT còn hạn chế.
*Với nhà trường và các cấp có trách nhiêm: 
 Chưa thật sự quan tâm, giáo dục các em ý thức được rằng: môi trường ngày càng xấu đi và sự suy giảm của các nguồn tài nguyên là một thực tế đang được báo động khẩn.Nó cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chúng ta và chúng ta cũng sẽ là người phải gánh chịu nhiều nhất . Nhà trường và các cấp chính quyền địa phương cũng đã có những hướng dẫn cho các em những việc cần làm cụ thể để BVMT.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
a, Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Ô nhiễm môi trường nước:  Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
 Nước bị ô nhiễm là xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
 Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước, hóa chất, chất thải từ các nhà máy công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sinh vật trong khu vực. Các loại chất độc hại đó lại bị đưa ra biển xa hơn nữa là nguyên nhân xảy ra hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và làm chết ngạt các sinh vật sống ở môi trường nước
- Ô nhiễm môi trường không khí: Sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khí nhìn xa do bụi.
 Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên.  Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. 
 Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây 
nhiều bệnh cho con người. 
- Ô nhiễm môi trường đất: Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng 
trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu.Ô nhiễm môi trường là  sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng  môi trường. Đất  được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất. 
- Các loại ô nhiễm khác: Tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp. Ô nhiễm sóng , do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình... tồn tại với mật độ lớn. Làm cho con người bị ảnh hưởng nhiều đến não bộ hơn, khiến cơ thể con người chịu nhiều tác động khác do ảnh hưởng bởi các loại sóng này.
 Ô nhiễm sinh học hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động ,thực vật .
 Ô nhiễm không phải do con người tạo nên mà chủ yếu do tự nhiên như hiện 
tượng :động đất , núi lửa sóng thần hoặc cháy rừng làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trừng chúng ta gây những thảm họ rất lớn đối với chúng ta . 
b, Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung GDMT thông qua dạy học ở trên lớp
 Việc lồng ghép kiến thức MT và GDMT thông qua các bài dạy địa lí ở trên lớp nhằm phân tích được những vấn đề MT chứa đựng trong nội dung môn học, liên hệ được với tình hình MT của nước ta, của từng địa phương nơi các em học tập. Từ đó giáo dục cho các em ý thức , trách nhiệm và hành vi BVMT.
 Trong các giờ học trên lớp, để làm được nhiệm vụ GDMT thông qua tiết học bài học, GV có thể thực hiện nhiều phương pháp, tuỳ thuộc vào đặc trưng của mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần mà GV có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Trong phạm vi chuyên đề này chỉ giới thiệu một số phương pháp cơ bản với tính chất gợi ý, còn trong quá trình giảng dạy tuỳ theo trình độ và nghệ thuật của mỗi người GV, tuỳ theo đối tượng học sinh có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác miễn sao đạt được mục đích mình đề ra.
VD1: Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta ( Địa lí lớp 8)
Khi dạy, GV có thể đặt ra các câu hỏi để HS có thể liên hệ với thực tế MT như:
 1- Khí hậu nước ta đã mang lại cho ĐP em những thuận lợi và khó khăn gì?
 2- Làm thế nào để phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn đó?
 VD2: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
 Khi dạy phân tích đặc điểm chung sông ngòi nước ta, GV cũng có thể đặt một số câu hỏi để GDMT như:
 1- Đặc điểm của sông ngòi nước ta đã tạo cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì trong hoạt động và phát triển kinh tế?
 2- Để khắc phục những khó khăn do sông ngòi đem lại thì biện pháp tích cực 
và tối ưu nhất là gì?
 Hoặc : Khi dạy phần khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông, GV đặt một số câu hỏi như sau:
 1- Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em.
 2- Để nước sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì?
 VD3: Bài 2: Dân số và gia tăng dân số ( Địa lí lớp 9)
 Khi dạy phần này GV cũng dễ dàng đặt một số câu hỏi liên hệ đến vấn đề GDMT có liên quan đến dân số như:
1- Tình hình gia tăng dân số của nước ta có ảnh hưởng gì đến môi trường?
2- Để bảo vệ tài nguyên và môi trường, ta phải làm gì trong vấn đề dân số?
3- Hãy liên hệ đến tình hình gia tăng dân số ở địa phương em và cho biết địa phương em đã có những biện pháp gì để thực hiện chính sách về dân số?
VD4: Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư ( Địa lí lớp 9)
Khi dạy GV có thể đặt các câu hỏi để liên hệ đến môi trường như sau:
1- Sự phân bố dân cư ở nước ta như thế nào? Sự phân bố đó ảnh hưởng gì đến việc khai thác tài nguyên và môi trường của nước ta?
2- Liên hệ ở địa phương em, những khu vực đông dân thường xảy ra những hậu 
quả gì đối với môi trường ?
VD 5: Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (t.t.) Mục 2: Công nghiệp
Khi dạy GV có thể đặt các câu hỏi để liên hệ đến môi trường như sau:
 1- Việc khai thác và chế biến khoáng sản có ảnh hưởng gì đến môi trường?
 2- Vậy để BVMT, các nhà máy xí nghiệp cần phải quan tâm đến vấn đề gì?
 Thông qua đó cũng nhằm phát triển tư duy cho HS, bởi vì trong quá trình đàm thoại thường tập trung vào hai yêu cầu: bắt HS so sánh hai sự vật, hiện tượng địa lí đã biết; dựa vào cái đã biết để tìm ra cái đang cần biết, để thực hiện được hai yêu cầu này HS phải vận dụng các kiến thức đã học, để tìm ra kiến thức mới và để liên hệ với thực tế ở địa phương mình.
VD 6: Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp ( Địa lí lớp 9)
Muốn cho HS nắm được một số nguyên nhân gây ô nhiễm MT của hoạt động công nghiệp, GV chỉ cần sử dụng một sơ đồ vẽ về quy trình sản xuất của một ngành công nghiệp nào đó . Trong sơ đồ thể hiện đầu vào ( nguyên liệu, năng lượng.), khâu sản xuất, sản phẩm và các chất thải ra môi trường. Từ đó đặt vấn đề để HS suy nghĩ nếu những chất thải đó mà không được xử lí thì hậu quả đối với MT sẽ như thế nào? Vì vậy để bảo vệ môi trường, vấn đề lớn đặt ra cho các ngành công nghiệp là gì?
VD 7: Bài 38 : Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam ( Địa lí lớp 8)
Sau khi HS nhận thức được vai trò của rừng hiện nay, rừng nước ta đang bị 
giảm sút nhanh chóng, để cho HS thấy rõ nguyên nhân và những hậu quả, GV có thể sử dụng một sơ đồ vẽ: “chuỗi các mối quan hệ nhân quả” của việc mất rừng, kèm theo một số câu hỏi gợi mở để khai thác kiến thức như sau:
1- Những nguyên nhân làm cho diện tích rừng nước ta giảm sút nhanh chóng?
2- Khi mất rừng sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
3- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng? Hãy liên hệ với địa phương em.
 HS sẽ dựa vào sơ đồ, dựa vào 3 câu hỏi gợi mở để phân tích, tổng hợp và rút ra được những kiến thức chính ở trong sơ đồ.
Chiến tranh huỷ diệt
Khai thác quá mức phục hồi
Quản lí bảo vệ kém
 MẤT RỪNG
Hàm lượng CO2 tăng
 Khí hậu xấu đi
Dòng chảy không điều hoà lũ lụt, hạn hán
Con người mất nơi nghỉ ngơi giải trí 
sức khoẻ kém
Quá trình xói mòn rửa trôi tăng đất xấu đi
Mất tài nguyên sinh vật mất mẫu chuẩn tài nguyên
Đốt rừng làm nương rẫy
 - Định canh định cư
BẢO VỆ RỪNG: - Ban hành luật khai thác sử dụng
- Trồng, bảo vệ rừng, thành lập những khu rừng cấm.
c,Giải pháp 3:Lựa chọn phương pháp dạy học GDMT thông qua môn địa lí
- Phương pháp giảng giải: Dùng lời nói, để giải thích các vấn đề vạch ra bản chất của mối quan hệ và nguyên nhân của chúng.
VD: “Khi dạy bài dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng”_ Địa lí 7. Nói đến hiện tượng cạn kiệt tài nguyên cần phải hình thành các khái niệm:Tài nguyên phục hồi là tài nguyên có khả năng trở lại bình thường nếu biết cách khai thác, bảo vệ( Tài nguyên rừng, tài nguyên đất ...). Còn tài không có khả năng phục hồi ( Tài nguyên khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại là những loại tài nguyên không thể phục hồi được .Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên khoáng sản của chúng ta .
 Với nội dung bài học này nguyên nhân chính nào làm cho tài nguyên của chúng ta bị cạn kiệt .Nguyên nhân chính là do dân số quá đông .Khi dân số đông đòi hỏi nhu cầu con người ngày càng nhiều 
 Vậy chúng ta sẽ phải làm gì để nguồn tài nguyên của chúng ta không bị kạn kiệt . Chúng ta cần phải thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình 
- Phương pháp thảo luận:
 Đây là quá trình trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa giáo viên và học sinh với nhau. Để thực hiện phương pháp này thành công giáo viên hơn ai hết cần chủ động tiến hành theo 4 bước sau: 
 	Bước 1: Chọn nội dung, chọn bài để thảo luận, thông thường nội dung không quá khó nhưng lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
 	Bước 2: Giao việc về nhà cho mỗi nhóm hoc sinh.
 	Bước 3: Tiến hành thảo luận.
 Các nhóm làm việc theo sự phân công về nhà, bầu nhóm trưởng thư kí và đi đến thảo luận báo cáo kết quả. 
 	Bước 4: Tổng kết thảo luận.
 Phần này giáo viên giám sát hướng dẫn trên ý kiến các nhóm đã trình bày.
 VD: Trong bài 10 “ Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng”- Địa lí 7. Đây là một nội dung không thực sự khó lắm nhưng liên quan trực tiếp tình hình trên địa bàn. Do đó chọn phương pháp thảo luận là phù hợp, khi giao việc nên phân nhóm theo tổ dân cư hoặc xóm với công việc: Tìm hiểu trong tổ( hoặc xóm) có bao nhiêu hộ gia đình ? Bao nhiêu hộ sinh 1 đến 2 con, bao nhiêu hộ sinh từ 3 con trở lên? Để làm việc này với giáo viên tới văn phòng thống kê lưu trữ của xã lấy số liệu liên quan “ Số dân của xã trong thời gian gần đây, tỉ lệ kết hôn dưới độ tuổi (Tảo hôn), tỉ lệ sinh con vượt kế hoạch ...”
 Từ những thảo luận trên các em có thể rút ra những hậu quả việc không thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình gây hậu quả không chỉ bản thân ,gia đình mà toàn xã hội chúng ta ngoài ảnh hưởng đến ăn,ở ,đi lại mà còn là nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.
- Phương pháp đàm thoại: Sử dụng nhiều trong giảng dạy, với những câu hỏi giả định “ Sẽ ra sao, nếu như, chẳng hạn như...”.
VD: Khi dạy bài“ Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa”-Địa lí 7
 Nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến con người như thế nào?
 Ảnh hưởng không khí , nguồn nước , tài nguyên .Mỗi ngày chúng Phải tiếp xúc với những yếu tố khác nhau .công nghiệp càng phát triển nguy cơ ô nhiễm càng cao nhưng trong điều kiện hiện nay thì việc phát triển công nghiệp rất cần thiết quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa .Nhưng phát triển công nghiệp đồng thời phải bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.
 Cho học sinh quan sát hình: 17.3 “ Thủy triều đen ”, nguyên nhân sinh ra thủy triều đen do khai thác dầu h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_moi_truong_tao_hung_thu_hoc_t.doc
  • docxBìa SKKN.docx
  • docxMỤC LỤC.docx