SKKN Một số biện pháp “giáo dục học sinh cá biệt” trong trường trung học phổ Thông Trần

SKKN Một số biện pháp “giáo dục học sinh cá biệt” trong trường trung học phổ Thông Trần

Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Nghề giáo là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường không chỉ đơn thuần làm công tác giảng dạy mà còn làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có trình độ văn hóa vừa có nhân cách làm người.

Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì việc giáo dục ý thức cho học sinh là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu được.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những giải pháp được quan tâm nhất đối với từng giáo viên trong trường học, trong ngành giáo dục nước nhà.

Trong các trường học hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu, nhất là ở trường THPT nhằm hạn chế những đối tượng học sinh về mặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm đào tạo thế hệ cách mạng tương lai.

Thế nhưng, thực tế trong các trường THPT hiện nay, một bộ phận học sinh cá biệt dường như trường nào cũng có. Trong khi đó, mục tiêu giáo dục là “Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam”. Từ đó, vấn đề đặt ra là trường THPT có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển để trở thành con người có ích cho xã hội, để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, mà trước tiên là phát triển về mặt nhân cách.

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở bậc THPT, bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt, nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả được.

 

doc 13 trang thuychi01 11381
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp “giáo dục học sinh cá biệt” trong trường trung học phổ Thông Trần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP “GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT” TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN PHÚ
Người thực hiện: Đồng Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật lý
THANH HÓA NĂM 2017
	MỤC LỤC
	MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU ... 3
1.Lý do chọn đề tài ................3
2.Mục đích nghiên cứu ..............4
3.Đối tượng nghiên cứu ....... ....4
4.Phương pháp nghiên cứu ... .......... .4
II.PHẦN NỘI DUNG .......... ....4
1.Cơ sở lý luận........... ....4
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu ................4
3.Các giải pháp ..............7
3.1. Biện pháp giáo dục bằng tập thể ................7
3.2. Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt lớp............ ....8
3.3. Dùng phương pháp kết bạn ............8
3.4. Biện pháp giáo dục bằng tâm lý .. ..... ....8
3.5. Kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn............ 9
3.6. Kết hợp với phụ huynh ..... 9
3.7. Phối hợp với các đoàn thể ......9
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..... 10
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.....11
1. Kết luận .......11
1.1. Những bài học kinh nghiệm  ....11
1.2. Khả năng ứng dụng, triển khai của đề tài .....11
2. Kiến nghị .11
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Nghề giáo là một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường không chỉ đơn thuần làm công tác giảng dạy mà còn làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có trình độ văn hóa vừa có nhân cách làm người.
Để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì việc giáo dục ý thức cho học sinh là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu được.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những giải pháp được quan tâm nhất đối với từng giáo viên trong trường học, trong ngành giáo dục nước nhà.
Trong các trường học hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu, nhất là ở trường THPT nhằm hạn chế những đối tượng học sinh về mặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm đào tạo thế hệ cách mạng tương lai.
Thế nhưng, thực tế trong các trường THPT hiện nay, một bộ phận học sinh cá biệt dường như trường nào cũng có. Trong khi đó, mục tiêu giáo dục là “Tiếp tục phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản của nhân cách con người Việt Nam”. Từ đó, vấn đề đặt ra là trường THPT có nhiệm vụ giáo dục học sinh phát triển để trở thành con người có ích cho xã hội, để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, mà trước tiên là phát triển về mặt nhân cách.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp ở bậc THPT, bản thân tôi gặp không ít đối tượng học sinh cá biệt, nhưng mỗi em một vẻ cá biệt khác nhau, đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải có nhiều sáng tạo mới có hiệu quả được.
Trong thời gian qua, tôi có tìm hiểu được biện pháp giáo dục không chỉ dừng lại ở một vài lần tiếp xúc với học sinh hoặc dừng lại ở một năm làm chủ nhiệm, mà tôi cho rằng việc giáo dục học sinh cá biệt cần phải thường xuyên, liên tục.
Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có đủ sự hiểu biết, chưa có đủ kinh nghiệm sống cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác, có em may mắn nhận được sự tư vấn kịp thời của ông bà, cha mẹ, thầy cô khi ở trong trạng thái thiếu cân bằng ấy, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá nuông chiều... Từ sự khác biệt trên, nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong học sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. 
Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vấn đề nêu trên, đã đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế là làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã
hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường.
Vậy, làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả?
Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong trường THPT” vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của lớp, của trường trở thành những con người phát triển toàn diện.
2. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục học sinh cá biệt tránh bỏ học, chăm ngoan, đi học chuyên cần. Giúp các em phát triển toàn diện cả về tri thức và đạo đức.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trung học phổ thông khóa 2012 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”
Mặt tích cực đạt được: Đời sống của người dân ngày được cải thiện, nhu cầu cuộc sống ngày một tăng lên, các giá trị truyền thống văn hóa đang ngày một khởi sắc. Bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng có những tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục: một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con cái; một số học sinh có thói quen hưởng thụ, lười học và lười lao động; các tệ nạn xã hội ngày càng có nguy cơ phát triển Với một số nguyên nhân trên đã dẫn đến một bộ phận nhỏ học sinh trong các nhà trường nói chung và trường Trần Phú nói riêng có đạo đức yếu, vi phạm điều cấm đối với học sinh như: Vô lễ với giáo viên, bỏ học, đánh nhau, chơi cờ bạc
	Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và cho học sinh cá biệt nói riêng là rất cần thiết, để từ đó từng bước nâng cao chất lượng đạo đức của học sinh trong nhà trường, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi
	Việc giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo, được các tổ chức đoàn thể trong nhà trường ủng hộ nhiệt tình.
	Đa số các phụ huynh học sinh trong lớp đều có sự quan tâm đến việc học tập của con em (thể hiện qua các cuộc họp, 100% phụ huynh tham gia).
	Đa số học sinh của lớp tôi chủ nhiệm đều chăm ngoan, có ý thức đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết xây dựng tập thể, giúp đỡ bạn bè.
	Tại các địa phương là vùng tuyển sinh của nhà trường, các tệ nạn xã hội xuất hiện nên cũng tác động không nhỏ đến học sinh.
	Bản thân luôn chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành tốt mọi quy định của nhà trường; tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc.
2.2. Khó khăn
	Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp, hầu hết là con em nông dân nên điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, còn nhiều gia đình phải đi làm ăn xa, nên việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn nhiều hạn chế.
2.3. Nhóm học sinh cá biệt: 
	Tạm thời chia làm 4 nhóm sau:
1- Gây gổ đánh nhau , kết bè thành băng nhóm .
2- Bỏ giờ trốn học ra quán nét chơi điện tử dẫn đến học tập sa sút hơn .
3- Sử dụng điện thoại trong giờ học .Quậy phá, thiếu nghiêm túc trong học tập 
4- Ương ngạnh, học đòi, không nghe lời thầy cô giáo, ý thức tổ chức kỷ luật kém 
* Ở nhóm thứ 1 : Học sinh thường có thể lực phát triển, phát sinh tâm lý đua đòi, làm “anh hùng” ở tuổi mới lớn, thường xuất hiện ở lớp 10; tuổi dễ bị kích động, lôi kéo thành băng nhóm, thích gây gỗ đánh nhau  giữa HS trong lớp, trong trường và ngoài nhà trường .
* Ở nhóm thứ 2 :  Một bộ phận HS vì điều kiện học tập thiếu, tiếp thu chậm dẫn đến năng lực học tập hạn chế, thường không thuộc bài, sợ bị kiểm tra ở những môn học khó, hoặc thầy cô khó, nên bỏ giờ dần dần thành thói quen hay bỏ giờ trốn học đi chơi điện tử và từ đó lực học sa sút và có khả năng bỏ học giữa chừng hoặc do bạn bè lôi cuốn vào những trò chơi vô bổ mà bỏ giờ trốn học .
* Ở nhóm thứ 3: Như ở nhóm 2, HS do đặc điểm tâm sinh lý phát triển không bình thường, không tập trung nghe giảng, tiếp thu hạn chế, không hiểu bài dẫn đến ý thức học tập kém, thường xuyên quậy phá, sử dụng điện thoại, không tập trung cho việc học tập, biểu hiện : Dùng tai nghe nghe nhạc, hát, túm tóc bạn, xé sách vở của bạn và những trò chơi ngớ ngẩn khác trong giờ học. Những HS nầy dần dần lực học giảm sút, dẫn đến bỏ giờ trốn học và bỏ học .
* Ở nhóm thứ 4 : Một số ít HS biểu hiện tính ươn ngạnh, bướng bỉnh, không chấp hành những qui định của lớp, khi được lưu ý nhắc nhở, có vẻ ăn năn sửa sai nhưng rồi vẫn “chứng nào tật ấy ” rồi thường xuyên vi phạm bất chấp sự góp ý của bạn bè, sự giáo dục của thầy cô giáo, kể cả những hình phạt cho những  vi phạm vẫn không chấp hành: chẳng hạn như tác phong không nghiêm túc: áo không bỏ vào trong quần, tay áo xắn lên, ống quần gấp cao, in hình quái dị, tóc chải rẽ giữa, nhuộm màu, để đuôi sau, bấm lỗ tai , bôi son phấn, mặt dán kim tuyến, nói tục với bạn bè, không tham gia sinh hoạt lớp, tách rời tập thể .
            Ở tất cả các nhóm học sinh cá biệt nêu trên đều ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách và năng lực học tập của học sinh .
            Dù ở nhóm học sinh cá biệt nào nếu chúng ta không kịp thời uốn nắn, giáo dục các em thì dễ dẫn đến các em từ những vi phạm nhỏ đến việc làm không có ý thức khác, rồi bỏ học và có nguy cơ trở thành tội phạm .
            Tất cả những học sinh bình thường trở thành những học sinh cá biệt đều có nguyên nhân của nó, ở đây chỉ nêu lên một số nguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến học sinh làm cho các em trở thành học sinh cá biệt.
2.4. Nguyên nhân
2.4.1. Nguyên nhân về phía gia đình
	Thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em. Những thái độ, hành vi, cách ứng xử trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hòa, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè bê tha đã tạo cho các em một ảnh hưởng không tốt. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng học sinh trở nên lầm lì ít nói, có em ảnh hưởng những thói quen không tốt đó, cũng có những hành vi cư xử không tốt với mọi người. Hình thành nên tính cách cá biệt trong học sinh.
	Ảnh hưởng do gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Từ những khó khăn về đời sống kinh tế, cha mẹ phải lao động vất vả, không quan tâm đến việc học tập của con em, phó mặc cho nhà trường. Có gia đình buộc con cái phải lao động, làm cho các em không có thời gian học tập ở nhà như soạn bài, học bài cũ. Do đó, khi đến lớp việc tiếp thu bài mới khó khăn; lo lắng, sợ thầy cô kiểm tra bài cũ. Từ đó thua sút bạn bè và phát sinh tâm lý chán học, dẫn đến bỏ giờ, trốn học, bỏ học.
	Ảnh hưởng do gia đình chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến việc học của con cái. Nhiều gia đình vì kế sinh nhai, cả vợ chồng đều đi làm ăn xa, phó mặc con cái cho ông bà hoặc chị em chăm sóc. Một số học sinh chưa tự giác và thiếu sự quản lý chặt chẽ của người lớn nên nảy sinh những tư tưởng không lành mạnh, từ đó ham chơi mà trốn học, bỏ học.
2.4.2. Nguyên nhân về phía nhà trường
	Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào việc giáo dục con em của họ. Từ đây, các em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được như vậy cũng không phải dễ. Trong thực tế cũng có một vài trường chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai, bởi vẫn còn đâu đó những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thực sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình với các em, chưa thực sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách cư xử chưa phù hợp, xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với các em, ngại khó khi phải giáo dục những em cá biệt đã làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện tiêu cực từ phía học sinh. 
2.4.3. Nguyên nhân về phía môi trường xã hội
	Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay, do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hóa khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh, thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như internet, bida đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bida là chuyện thường ngày. Có cả em hết tiền nên nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật.
2.4.4. Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân
	Những học sinh cá biệt thường gặp phần lớn là những em có năng lực học tập kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái về sự chê cười của thầy cô, bạn bè hoặc các em muốn thầy cô chú ý mình hơn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra khỏi những quy định của trường, của lớp.
       Từ việc nghiên cứu các dạng học sinh cá biệt và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, tôi tìm ra những phương pháp tối ưu để từng bước cảm hoá giáo dục các em. Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh cá biệt mà tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp qua đề tài này.
3. Các giải pháp thực hiện “giáo dục học sinh cá biệt” trong Trường trung học phổ thông Trần Phú
3.1. Biện pháp giáo dục bằng tập thể:
Xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, thân thiện, học tập tích cực. Đa số học sinh phải hiểu và thực hiện tốt nội quy của trường lớp, không vi phạm những điều cấm đối với học sinh. Qua đó để học sinh chậm tiến bộ thấy được những lỗi vi phạm của mình ảnh hưởng đến tập thể lớp như thế nào? Để làm được điều đó tôi sử dụng các biện pháp sau:
Cho học sinh viết cam kết thực hiện nghiêm nội quy trường lớp, không vi phạm những điều cấm đối với học sinh theo điều lệ trường trung học, sau đó yêu cầu phụ huynh học sinh ký xác nhận (01 bản học sinh giữ, 01 bản giáo viên chủ nhiệm giữ).
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục các nội quy của nhà trường, luật an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt cuối tháng với các hình thức như: Cập nhật các học sinh vi phạm trong nhà trường và chỉ rõ lỗi vi phạm, nguyên nhân vi phạm và hình thức xử lý của nhà trường đối với các học sinh đó như thế nào? Tại sao phải xử lý như vậy? Để các em rút kinh nghiệm.
Hướng dẫn để các em tổ chức buổi sinh hoạt tập thể như: Tọa đàm ngày 8/3 (tổ chức văn nghệ, bắt thăm câu hỏi, đố vui) hoạt động chào mừng ngày 20/11 (các em tham gia văn nghệ do Đoàn trường tổ chức, hát về thầy cô, mái trường..) qua đó để các em hiểu được truyền thống “tôn sư trọng đạo” truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Từ các buổi sinh hoạt tập thể như vậy, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa các học sinh trong lớp với nhau.
3.2. Giáo dục thông qua giờ sinh hoạt lớp:
Ngoài việc giáo dục HS thông qua giờ sinh hoạt trường, giờ sinh hoạt lớp (SHL) cũng rất quan trọng trong vấn đề này. Bởi vì thông qua giờ SHL, GVCN, cán bộ lớp kịp thời uốn nắn những sai trái khuyết điểm của HS khi bị vi phạm, lấy tình cảm bạn bè, lấy nghĩa  thầy trò làm cho các em thấy được khuyết điểm của mình. Đồng thời với sự chân thành của GVCN, HS trong lớp, HS khi vi phạm sẽ sớm nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa chữa .
Trong khi giáo dục các em, GVCN không nên nặng về kiểm điểm, phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác động đến các em làm cho các em mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội qui, trong qui định xếp loại của TT40 làm cho các em thấy được phạm vi vi phạm ở mức độ nào và nêu ra hướng cho các em khắc phục. GVCN nêu những việc làm tốt, những cố gắng nổ lực của các thành viên trong lớp để xây dựng tập thể lớp thành lớp tiên tiến  với thành tích như vậy thì không được bất cứ thành viên nào trong lớp phá vỡ .
Hình thức xử lý học sinh vi phạm:
Cho học sinh vi phạm viết bản tự kiểm điểm, kiểm điểm trước lớp và tự nhận hình thức kỷ luật
Tùy vào mức độ vi phạm, có thể khiển trách trước lớp hoặc đề nghị lên Hội đồng kỷ luật để xử lý
Xếp loại hạnh kiểm trong tháng đó không quá mức trung bình
Thông báo cho gia đình học sinh biết.
3.3. Dùng phương pháp kết bạn:
Thường lứa tuổi HS dễ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay lẽ phải, dễ hòa mình vào những trò chơi có tính tập thể, tính giáo dục cao . Do đó GVCN nên phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, uớc mơ ... sinh hoạt, học tập với đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là HS hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh .
Mặt khác, thông qua nhóm bạn tốt, GVCN giao cho HS cá biệt thực hiện một số công việc, tạo những điều kiện để những HS này hoàn thành và động viên khích lệ các em để các em xóa những tự ti, mặc cảm là HSCB để hòa mình với bạn bè. Ngoài ra có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ những HS này bằng cách tạo cho các em tâm lý xem gia đình của bạn như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em mình để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này cả là một cố gắng trong đó vai trò của GVCN rất quan trọng và sự tham gia của Hội PHHS là rất cần thiết .
Giao nhiệm vụ cho tất cả học sinh trong lớp, phải đoàn kết giúp đỡ các bạn học sinh cá biệt. Để có trách nhiệm hơn thì phân công công việc cụ thể.
3.4. Biện pháp giáo dục bằng tâm lý:
Thường xuyên quan tâm, gần gũi với học sinh cá biệt để các em không mặc cảm, tự ti. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người cha, người mẹ đáng tin cậy để các em trao đổi những tâm tư nguyện vọng của mình, qua đó giáo viên chủ nhiệm có cơ hội để khai thác, tìm hiểu nguyên nhân tại sao học sinh lại mắc phải khuyết điểm này, khuyết điểm kia để từ đó có biện pháp nhắc nhở, uốn nắn kịp thời.
Để thu thập được các thông tin trên phải dựa vào những kênh thông tin nào? Thông qua nhận xét sổ đầu bài; thông qua các giáo viên bộ môn; thông qua ban theo dõi nề nếp của nhà trường; thông qua ban cán sự lớp; thông qua bạn bè mà học sinh đó chơi thân; thông qua phụ huynh học sinh. 
3.5. Kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn:
  Như phần trình bày nguyên nhân trên, một phần biểu hiện cá biệt của các em là do quan hệ giữa giáo viên và học sinh chưa tốt, có em có những phản kháng đối với những hành động quá đáng của một vài giáo viên. ví dụ như có GV  dùng những lời quá nặng nề trong việc nhận xét HS  không thuộc bài cũ, không hiểu được bài hay có những biểu hiện áp đặt, thiếu công bằng ... Để xác định chính xác cá biệt của HS từ nguyên nhân này hay không, tôi thăm dò hỏi tất cả giáo viên dạy bộ môn của lớp để có biện pháp giáo dục thích hợp và cũng từ đó tôi có thể góp ý ngay với GV trong việc cần phải tôn trọng và công bằng trong đối xử với HS .
3.6. Kết hợp với phụ huynh:
 Để làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đến thăm gia đình em học sinh cá biệt, mời phụ huynh học sinh đó lên trường để trao đổi thông tin của của học sinh cá biệt đó với phụ huynh, từ đó lập kế hoạch cụ thể. Có các hình thức trao đổi thông tin sau:
	Bằng sổ liên lạc điện tử, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi thông tin với phụ huynh mỗi tuần một lần về kết quả học tập, số buổi nghỉ học, số lần bỏ tiết, số lần đi học chậm và các vi phạm khác. Nhận xét về thái độ, chiều hướng tiến bộ của học sinh cá biệt đó.
	Bằng điện thoại khi gặp phải tình huống cần thiết, khẩn trương. Đối với các học sinh cá biệt như: Mai Văn Đức, Mai Chấn Vũ, Thịnh Hữu Linh, Nguyễ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_trong_truong.doc