SKKN Luyện kĩ năng so sánh trong cảm thụ văn học
Văn học vừa là một môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật vì thế cần cảm thụ bằng cả trí tuệ và tình cảm, cả nhận thức lí trí và xúc cảm thẩm mĩ. Cảm thụ văn học là hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Bản chất của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nhằm khơi dậy những mỹ cảm phong phú tinh tế cho tâm hồn. Muốn cảm thụ sâu, người đọc phải tri giác, liên tưởng, so sánh, tưởng tượng. Trong thực tế khả, năng cảm thụ văn học của nhiều học sinh còn hạn chế, liên tưởng so sánh chưa được chú trọng. Bởi vậy rèn luyện kĩ năng so sánh là vô cùng cần thiết.
Dạy học Ngữ Văn trong nhà trường cần đáp ứng nhiều mục tiêu, trong đó mục tiêu cơ bản là giúp học sinh có khả năng đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Để đạt được mục tiêu đó cần rèn cho học sinh khả năng cảm thụ văn học và kĩ năng so sánh.
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu cụ thể vào vấn đề này.
Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài: Luyện kĩ năng so sánh trong cảm thụ văn học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI LUYỆN KĨ NĂNG SO SÁNH TRONG CẢM THỤ VĂN HỌC Người thực hiện: Nguyễn Thị Hà Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần mở đầu 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 Phần nội dung 4 1. Cơ sở lí luận 4 1.1. Khái niệm 4 1.2. Phạm vi so sánh 4 1.3. Cấp độ so sánh 5 1.4. Yêu cầu của thao tác so sánh 6 1.5. Yêu cầu đối với người sử dụng thao tác so sánh 7 2. Thực trạng của vấn đề 7 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7 3.1. Hướng dẫn học sinh tìm đối tượng so sánh 7 3.2. Hướng dẫn học sinh cảm thụ trong thế so sánh 8 3.3. Rèn kĩ năng diễn đạt 9 3.4. Triển khai theo chương trình khối lớp 11 4. Hiệu quả của SKKN 11 Kết luận, kiến nghị 12 Tài liệu tham khảo 14 Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại 15 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học vừa là một môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật vì thế cần cảm thụ bằng cả trí tuệ và tình cảm, cả nhận thức lí trí và xúc cảm thẩm mĩ. Cảm thụ văn học là hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Bản chất của cảm thụ là cảm nhận, phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nhằm khơi dậy những mỹ cảm phong phú tinh tế cho tâm hồn. Muốn cảm thụ sâu, người đọc phải tri giác, liên tưởng, so sánh, tưởng tượng. Trong thực tế khả, năng cảm thụ văn học của nhiều học sinh còn hạn chế, liên tưởng so sánh chưa được chú trọng. Bởi vậy rèn luyện kĩ năng so sánh là vô cùng cần thiết. Dạy học Ngữ Văn trong nhà trường cần đáp ứng nhiều mục tiêu, trong đó mục tiêu cơ bản là giúp học sinh có khả năng đọc-hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Để đạt được mục tiêu đó cần rèn cho học sinh khả năng cảm thụ văn học và kĩ năng so sánh. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu cụ thể vào vấn đề này. Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài: Luyện kĩ năng so sánh trong cảm thụ văn học. 2. Mục đích nghiên cứu Nâng cao năng lực cảm thụ văn học của học sinh: So sánh là biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cảm thụ văn học giúp học sinh hiểu sâu giá trị của một từ, một hình ảnh, một chi tiết, một nhân vật mà nhà văn đã lao tâm khổ tứ sáng tạo ra, từ đó có cơ sở khái quát được sự độc đáo của một tác phẩm, một tác giả, một giai đoạn, một thời kì văn học. So sánh đòi hỏi sự hiểu biết rộng về văn chương, khả năng liên tưởng và sự nhạy bén vì thế góp phần nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh, giúp các em có khả năng cảm thụ sâu sắc tác phẩm. So sánh giúp học sinh có cơ hội phát huy khả năng cảm nhận, phát hiện, lí giải, khái quát tổng hợp, từ đó thâm nhập sâu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. So sánh trong cảm thụ văn học sẽ khuyến khích học sinh tìm tòi, khám phá, tích luỹ kiến thức, từ đó thắp lên ngọn lửa của niềm say mê văn học. Những năm gần đây đề thi THPTQG thường xuất hiện dạng đề so sánh. Vì thế rèn luyện thao tác so sánh sẽ giúp các em tránh được sự lúng túng, bỡ ngỡ và đáp ứng được yêu cầu của đề thi. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài hướng tới đối tượng nghiên cứu là kĩ năng so sánh ở các cấp độ: từ, chi tiết, hình ảnh, nhân vật, giá trị tư tưởng, nghệ thuật, tác phẩm, tác giả. So sánh được hiểu là một phương pháp, một cách thức trong cảm thụ văn học. 4. Phương pháp nghiên cứu Thống kê, phân tích, tổng hợp. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 1.1. Khái niệm Về khái niệm so sánh, trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên), tác giả đã đưa ra cách hiểu: “Nhìn vào cái này để thấy cái kia, để thấy sự giống và khác nhau” [4,tr 861] Theo Phong cách học tiếng Việt hiện đại của Hữu Đạt, so sánh là “Đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng”[3,tr 294] Tác giả Nguyễn Quang Uẩn, trong cuốn Giáo trình tâm lí học đại cương cho rằng so sánh “là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng)[1,tr116] Trong cuốn Rèn kĩ năng làm văn nghị luận, tác giả Bảo Quyến cho rằng nói tới so sánh là nói tới “thao tác đối chiếu nhằm tìm ra cái chung và sự khác biệt giữa các đối tượng, các vấn đề”[6,tr14] Như vậy so sánh là thao tác nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc là các mặt trong cùng một sự vật để thấy sự giống nhau và khác nhau. Qua đó hiểu sự vật một cách toàn diện, kĩ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế đời sống, so sánh đã trở thành một thao tác phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người. Trong cảm thụ văn học, thao tác so sánh giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đối tượng (từ, chi tiết, hình ảnh, nhân vật, tác phẩm...), cảm nhận được sự mới mẻ, độc đáo của đối tượng cũng như những tìm tòi sáng tạo của nhà văn, nhà thơ, cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn chương, có được một tư duy nhanh nhạy, một tâm hồn dào dạt cảm xúc, một khả năng khái quát vấn đề và trình bày vấn đề một cách hấp dẫn. 1.2. Phạm vi so sánh So sánh có thể sử dụng trong nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau. 1.2.1. Trong phạm vi tìm hiểu về tác giả So sánh các tác giả cùng thời để làm nổi bật phong cách nhà văn: Nguyễn Khuyến với Trần Tế Xương, Xuân Diệu với Nguyễn Bính, Nam Cao với Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trung Thành với Nguyễn Thi... So sánh giữa các giai đoạn sáng tác của một tác giả để thấy được sự vận động, sự thay đổi về chủ đề tư tưởng trong sáng tác: So sánh Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên trước và sau cách mạng tháng tám năm 1945, so sánh Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975. 1.2.2. Trong phạm vi tìm hiểu về tác phẩm So sánh các tác phẩm viết chung về đề tài, cảm hứng trong cùng một giai đoạn văn học: Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng Aphủ (Tô Hoài)... So sánh các tác phẩm viết chung về đề tài, cảm hứng trong hai giai đoạn văn học khác nhau: So sánh Chí Phèo (Nam Cao) với Vợ nhặt (Kim Lân)... 1.3. Các cấp độ so sánh 1.3.1. So sánh ở cấp độ từ ngữ So sánh từ ngữ trong sáng tác của cùng một tác giả: So sánh từ văng vẳng trong câu thơ: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn” Tự tình II “ Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” Tự tình III So sánh từ xanh ngắt trong ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến “ Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” Thu điếu “ Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” Thu vịnh “ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” Thu ẩm So sánh từ ngữ trong văn bản với từ đồng nghĩa: So sánh từ cậy, chịu thưa trong đoạn trích Trao Duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du với từ nhờ, nghe, nói. 1.3.2. So sánh ở cấp độ chi tiết So sánh hai chi tiết trong một tác phẩm: So sánh dòng nước mắt của Mị và Aphủ trong truyện ngắn Vợ chồng Aphủ (Tô Hoài), so sánh hai bữa ăn của thị trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm: So sánh giọt nước mắt của Aphủ với giọt nước mắt của Chí Phèo, so sánh dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) với dòng nước mắt của bà cụ Tứ trong Vợ nhặt (Kim Lân), so sánh bát cháo cám của Bà cụ Tứ với bát cháo hành của Thị Nở. 1.3.3. So sánh ở cấp độ hình ảnh: So sánh hai hình ảnh trong một tác phẩm: So sánh hình ảnh ví von: Mị tưởng mình là con trâu con ngựa và Mị lầm lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa. So sánh hai hình ảnh trong hai tác phẩm: So sánh hình ảnh thạch lựu trong câu thơ của Nguyễn Trãi: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” với thạch lựu trong câu thơ của Nguyễn Du: “Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông” 1.3.4. So sánh ở cấp độ hình tượng Ở cấp độ hình tượng có thể so sánh hình tượng thiên nhiên, hình tượng nhân vật, hình tượng cái tôi So sánh hai hình tượng trong cùng một tác phẩm: So sánh nhân vật Mị và Aphủ trong Vợ chồng Aphủ (Tô Hoài), so sánh nhân vật Chiến và Việt trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) So sánh hai hình tượng trong hai tác phẩm : So sánh nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) với nhân vật thị trong Vợ nhặt (Kim Lân), so sánh nhân vật Tnú trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) với nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) hoặc nhân vật Aphủ trong Vợ chồng Aphủ (Tô Hoài), so sánh cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường và cái tôi của Nguyễn Tuân qua hai đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?và Người lái đò sông Đà, so sánh hình tượng sông Hương với sông Đà 1.3.5. So sánh ở cấp độ nội dung So sánh nội dung tư tưởng của hai tác phẩm cùng giai đoạn văn học: So sánh giá trị hiện thực, hay giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) với truyện ngắn Vợ chồng Aphủ (Tô Hoài) , cảm hứng về quê hương đất nước trong Đất nước trích trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) với Việt Bắc (Tố Hữu). So sánh nội dung tư tưởng của hai tác phẩm khác giai đoạn văn học: So sánh giá trị hiện thực hay giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) với Chí Phèo (Nam Cao). 1.3.6. So sánh ở cấp độ hình thức nghệ thuật So sánh nghệ thuật miêu tả tâm lí hoặc nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Nghệ thuật sử dụng chất liệu văn học dân gian trong Việt Bắc (Tố Hữu) và Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm). 1.4. Yêu cầu của thao tác so sánh So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, một bình diện để tránh khập khiễng So sánh theo cấp độ So sánh thường đi đôi với nhận xét đánh giá để làm nổi bật giá trị sâu sắc của từ, chi tiết, hình ảnh... 1.5. Yêu cầu đối với người sử dụng thao tác so sánh Phải có vốn tri thức rộng về văn chương Đọc kĩ đọc sâu tác phẩm trước ở nhà Có khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú Có trí tuệ sắc sảo Có khả năng phân tích cụ thể và khái quát tổng hợp Cần luôn nhớ so sánh cốt là để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của tác phẩm chứ không phải để phô trương kiến thức lan man, mất trọng tâm khiến cho bài viết tản mạn, lạc đề, gây cảm giác khó chịu cho người đọc. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Về phía giáo viên Thời gian lên lớp cho mỗi bài học hạn chế vì thế giáo viên không có điều kiện để hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh thao tác so sánh, nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc mở rộng liên tưởng. Thói quen ngại đầu tư trong quá trình khai thác tác phẩm. 2.2. Về phía học sinh Vốn hiểu biết văn học còn hạn hẹp Không chú trọng, không say mê đối với môn học Nhiều học sinh còn lúng túng, chưa có kĩ năng so sánh. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Hướng dẫn học sinh tìm đối tượng để so sánh Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm, giáo viên cần đặt câu hỏi có tính chất gợi mở để học sinh liên tưởng so sánh nhằm làm nổi bật giá trị của một từ, một hình ảnh, một chi tiết. Ví dụ: + Trong đoạn trích Trao duyên, giáo viên đặt câu hỏi - Tại sao trong lời thỉnh cầu với em, Thuý Kiều lại dùng từ cậy, chịu, thưa? Em hãy thay bằng những từ đồng nghĩa khác để thấy được ý nghĩa của những từ này. - Tại sao khi trao kỉ vật cho em, Thuý Kiều không nói là của em mà lại nói là của chung? + Trong bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), giáo viên có thể đặt câu hỏi: Viết về hình ảnh thạch lựu, Nguyễn Du cũng có câu thơ rất hay, đó là câu thơ nào? Em hãy tìm ra sự khác nhau trong hai hình ảnh ấy qua sự cảm nhận và diễn tả riêng của mỗi nhà thơ. + Trong truyện ngắn Rừng xà nu, giáo viên có thể hỏi: Đôi bàn tay không lành lặn của Tnú vẫn cầm giáo, cầm súng để giết giặc khiến em liên tưởng đến đôi bàn tay của ai trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. + Trong bài thơ Tây Tiến, giáo viên đặt câu hỏi Em có thể dẫn một số câu thơ viết về chân dung ngoại hình của người lính do căn bệnh sốt rét hoành hành, từ đó nhận xét về cách diễn đạt của nhà thơ Quang Dũng. + Trong truyện ngắn Vợ nhặt, có thể hỏi: Bữa ăn ở nhà bà cụ Tứ có gì khác với bữa ăn mà Tràng đãi thị ở cổng chợ tỉnh? Sau khi hướng dẫn học sinh đọc – hiểu xong về nhân vật hoặc tìm hiểu xong về tác phẩm, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh so sánh với nhân vật khác, tác phẩm khác để thấy được ý nghĩa của nhân vật, đóng góp mới mẻ về giá trị nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ: + Nêu ngắn gọn những cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) và người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)? + Tấm lòng của người mẹ qua nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và bà cụ Tứ trong Vợ nhặt (Kim Lân). + Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của (Kim Lân) có điểm gì mới so với Chí Phèo (Nam Cao). 3.2. Hướng dẫn học sinh cảm thụ trong thế so sánh Tìm ra đối tượng phù hợp để so sánh là quan trọng nhưng quan trọng hơn trong cảm thụ văn học là phân tích, cảm nhận trong sự so sánh để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt và lí giải được cơ sở của sự tương đồng khác biết đó.Ví dụ: Hướng dẫn học sinh tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong: + Hình ảnh thạch lựu trong thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Du - Giống nhau: Đều gợi ra bức tranh cảnh vật mùa hè đẹp rực rỡ, thể hiện được khả năng quan sát và cảm nhận tài tình, thể hiện được tình yêu sự gắn bó của các tác giả đối với thiên nhiên. - Khác nhau: Sử dụng biện pháp tu từ điệp âm “lửa lựu lập loè”, Nguyễn Du chủ yếu miêu tả hình lựu, sắc lựu. Dùng động từ “phun”, Nguyễn Trãi nghiêng về diễn tả sức sống, sự sống, nội lực mạnh mẽ của thiên nhiên. + Hai bữa ăn trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân - Giống nhau: Đều gợi được hiện thực đói năm ất dậu, gợi ra tình cảnh thê thảm đáng thương của con người trong cái đói, sự thấu hiểu cảm thông của nhà văn đối với con người. - Khác nhau: Bữa ăn ở cổng chợ tỉnh là bữa ăn Tràng đãi thị như để chuộc lỗi, trong bữa ăn đó, thị ăn một cách vồ vập vừa thể hiện tính cách của nhân vật vừa thể hiện khát vọng thoát khỏi cái đói, khát vọng sống. Đây là khát vọng chính đáng của con người. Bữa ăn ở nhà Tràng vào buổi sáng hôm sau do chính tay bà cụ Tứ chuẩn bị. Bữa cơm được miêu tả cụ thể, trong bữa ăn đó thị ăn rất từ tốn. Đây là bữa ăn của ngày đói, bữa ăn đầu tiên của ba người được xem là bữa tiệc cưới. Qua bữa ăn tác giả làm rõ được tấm lòng hồn hậu thương con của bà cụ Tứ, sự thay đổi trong tính cách của thị và chủ đề tư tưởng của tác phẩm: trong cái đói người ta không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng đến sự sống, yêu thương cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, khát khao xây dựng một gia đình hạnh phúc. + Mối quan hệ của Huấn Cao-Quản ngục và Vũ Như Tô- Đan Thiềm: - Giống nhau: Đều là những cặp tri kỉ hiếm có - Khác nhau: Huấn Cao-Quản ngục là mối quan hệ éo le, hai người thuộc hai phía đối lập nhau trong quan hệ xã hội, lại ở hai tình thế trái ngược. Mối quan hệ này chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa: khả năng cảm hoá của cái đẹp hay chính là sự chiến thắng của cái đẹp; làm nổi bật thiên lương, khí phách của Huấn Cao; tình yêu cái đẹp và ý chí phục thiện của quản ngục. Từ đó tác giả đề xuất cách đánh giá con người ở cả tiêu chuẩn biết yêu cái đẹp, yêu khí phách. Vũ Như Tô và Đan Thiềm có mối quan hệ khác thường, khác về hoàn cảnh sống, công việc nhưng gặp nhau ở mối quan tâm chung, gặp kết cục bi đát. Từ mối quan hệ đó tác giả đặt ra vấn đề: xử lí hài hoà mối quan hệ giữa khát vọng sáng tạo và việc quan tâm đến đời sống dân sinh và thể hiện những trăn trở của tác giả về cái đẹp, về nghệ thuật, về tài năng số phận của người nghệ sĩ, về quan hệ giữa người sáng tạo cái đẹp và người thưởng thức quý trọng cái đẹp. 3.3. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt Khả năng diến đạt của nhiều học sinh còn hạn chế, vì thế đây là công việc vô cùng khó, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực, dày công của cả thầy và trò. Khi so sánh cách diễn đạt phải vừa đảm bảo sự mạch lạc chặt chẽ về tư duy vừa phải linh hoạt uyển chuyển và có chất văn. Để rèn luyện cho học sinh khả năng diễn đạt cần : + Cho các em tham khảo cách diễn đạt của các nhà văn, các nhà phê bình nghiên cứu. Ví dụ: - Ở chương Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), khi hình dung về đất nước, Nguyễn Khoa Điền thường dựa vào hai bình diện, hai hình ảnh chính là Đất và Nước (Đất là nơi anh đến trường- Nước là nơi em tăm...Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”- Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”...Đất là nơi chim về- Nước là nơi rồng ở). Trong khi đó, hai bình diện chính, hai hệ thống hình ảnh chính mà Nguyễn Đình Thi lấy làm điểm tựa để hình dung về một đất nước toàn vẹn, lại là Đất và Trời (Đất nước đổi đời: Gió thổi rừng tre phấp phới - Trời thu thay áo mới...; Đất nước giành lại chủ quyền: Trời xanh đây là của chúng ta- Núi rừng đây là của chúng ta...; Đất nước đau thương: Ôi những cánh đồng quê chảy máu – Dây thép gai đâm nát trời chiều...). Ở đây cũng thế, hình ảnh đất nước Việt Nam vùng lên được nhìn nhận ở cả hai phía: Bầu trời và Mặt đất: Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Cả hai hợp thành một Tổ quốc Việt Nam tràn đầy hào khí (Chu Văn Sơn, Thơ điệu hồn và cấu trúc,NXB Giáo dục, 2007) - Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những anh hùng thất thế , nhưng vẫn hiên ngang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc...muôn kiếp nguyện được trả thù kia...” (Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, SGK ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2014) + Tham khảo cách diễn đạt của học sinh trong các kì thi học sinh giỏi: Vẫn là bầu trời thu xanh ngắt nhưng mỗi bài thơ là một sắc điệu riêng: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (Thu vịnh) Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? (Thu ẩm) Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt (Thu điếu) Xanh ngắt là màu xanh như thế nào? Chỉ một từ nhưng Nguyễn Khuyến đã thu được và lẩy hồn trời thu lên trang thơ. Một màu xanh đến quá quắt. Bầu trời mùa thu không chỉ xanh, đó còn là bầu trời cao vời vợi, xanh bát ngát, rộng mênh mông. Không gian mở ra khoáng đạt đến vô cùng. Xanh ngắt trở thành “nhãn tự” của câu thơ, trở thành linh hồn của trời thu. Bầu trời dưới con mắt của Nguyễn Khuyến đẹp lạ, cao, xa, rộng đến ngút ngàn tầm mắt. Nó trở thành phông nền cho bức tranh thu. Vẫn là màu xanh ngắt ấy nhưng khi thì Nguyễn Khuyến nói lời cảm nhận, miêu tả : Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao- một nét vẽ cho màu xanh chảy tràn suốt mấy tầng trời cao rộng; lúc khác lại là một băn khoăn, một thắc mắc: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Hẳn tạo hoá nhiệm màu nhuộm sắc xanh ngắt cho da trời mùa thu. Trước sắc màu tươi sáng của trời thu, thi sĩ sao tránh khỏi thảng thốt giật mình vì vẻ đẹp mê say ấy. Câu hỏi không cần đáp. Hỏi chỉ để thể hiện sự ngạc nhiên, thảng thốt trước vẻ thu Phải chăng sự cấu tứ, tổ chức ngôn từ khác nhau khiến sắc xanh ngắt kia sống mãi trong cả ba bài thơ thu? Ta giật mình gặp lại sắc màu nhưng ta còn giật mình thú vị hơn khi được thay đổi góc độ cảm nhận sắc màu ấy theo lăng kính thi nhân. Nguyễn Khuyến quả đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, điêu luyện của sự sáng tạo trong thi ca. Sắc xanh ngắt đã mới, đã là sự sáng tạo; cách thể hiện sắc xanh ngắt còn mới mẻ độc đáo hơn. Ba câu thơ, ba hình ảnh thơ mà không rơi vào thế nhàm chán, đơn điệu. Ngược lại câu chữ cuốn người đọc vào hành trình bất tận khám phá vẻ đẹp mùa thu (Hoàng Thị Loan- Trường THPT Lương Đắc Bằng- Thanh Hoá- Bài đoạt giải nhất) + Tham khảo cách diễn đạt của một số bạn trong lớp, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm + Rút ra một số cách diễn đạt phổ biến: Sử dụng cấu trúc câu ghép có hai mệnh đề chính phụ: Nếu ...thì, không chỉ... mà còn..., tuy...nhưng... Sử dụng một đoạn văn nhiều tầng bậc để mở rộng liên tục các cấp độ so sánh Sử dụng các đoạn văn được cấu tạo theo lối so sánh, mỗi đoạn tương ứng với một bình diện để so sánh Lựa chọn từ chính xác + Thực hành luyện viết + Giáo viên chỉnh sửa, học sinh rút kinh nghi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_luyen_ki_nang_so_sanh_trong_cam_thu_van_hoc.doc