SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân

SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân

Cả thế giới đều biết bóng đá là môn thể thao "vua" hấp dẫn, lôi cuốn và đầy bất ngờ. Đây là môn thể thao có sự phát triển rộng rãi trên toàn thể giới, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia tập luyện. Ngoài việc nâng cao sức khỏe cho con người, thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng còn giáo dục con người những phẩm chất đạo đức góp phần phát triển con người một cách toàn diện, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

 Nền bóng đá nước ta trong những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc, là một trong những nước đứng đầu khu vực. Tuy nhiên, so với nền bóng đá thể giới thì nền bóng đá nước ta vẫn còn ở trình độ thấp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền bóng đá nước nhà hiện tại cũng như trong tương lai, cần có sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể, các ban ngành, đặc biệt là trong công tác giảng dạy và huấn luyện.

 Bóng đá là môn thể thao phức tạp mang tính chất đối kháng nên đòi hỏi các cầu thủ phải có kỹ thuật tốt.

 Qua tìm hiểu ở các trường phổ thông, các luận văn tốt nghiệp đã nghiên cứu, tôi thấy kỹ thuật đá bóng của các học sinh phổ thông vẫn chưa đạt đến yêu cầu nhất định, đặc biệt là kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Kỹ thuật này không những dễ tập mà còn có tác dụng rất lớn trong phối hợp nhỏ tấn công, phù hợp với thể hình lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, các học sinh khi sử dụng kỹ thuật này còn thiếu độ chính xác dẫn đến hiệu quả chưa cao.

 Từ những lý do trên với mong muốn nâng cao khả năng tập luyện và thi đấu, phát triển kỹ năng đá bóng cho lứa tuổi học sinh THPT tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân”.

 

doc 17 trang thuychi01 18527
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Cả thế giới đều biết bóng đá là môn thể thao "vua" hấp dẫn, lôi cuốn và đầy bất ngờ. Đây là môn thể thao có sự phát triển rộng rãi trên toàn thể giới, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia tập luyện. Ngoài việc nâng cao sức khỏe cho con người, thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng còn giáo dục con người những phẩm chất đạo đức góp phần phát triển con người một cách toàn diện, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
 	Nền bóng đá nước ta trong những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc, là một trong những nước đứng đầu khu vực. Tuy nhiên, so với nền bóng đá thể giới thì nền bóng đá nước ta vẫn còn ở trình độ thấp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền bóng đá nước nhà hiện tại cũng như trong tương lai, cần có sự quan tâm của các cơ quan đoàn thể, các ban ngành, đặc biệt là trong công tác giảng dạy và huấn luyện.
 	Bóng đá là môn thể thao phức tạp mang tính chất đối kháng nên đòi hỏi các cầu thủ phải có kỹ thuật tốt.
 	Qua tìm hiểu ở các trường phổ thông, các luận văn tốt nghiệp đã nghiên cứu, tôi thấy kỹ thuật đá bóng của các học sinh phổ thông vẫn chưa đạt đến yêu cầu nhất định, đặc biệt là kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Kỹ thuật này không những dễ tập mà còn có tác dụng rất lớn trong phối hợp nhỏ tấn công, phù hợp với thể hình lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, các học sinh khi sử dụng kỹ thuật này còn thiếu độ chính xác dẫn đến hiệu quả chưa cao.
 	 Từ những lý do trên với mong muốn nâng cao khả năng tập luyện và thi đấu, phát triển kỹ năng đá bóng cho lứa tuổi học sinh THPT tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân”.
1.2.Mục đích nghiên cứu 
Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân-Thanh Hoá
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Lựa chọn bài tập bổ trợ kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho 20 nam học sinh trường THPT Như Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
1.4.1 Phương pháp đọc và phân tích tài liệu:
 	Là phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin và được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, để giúp tìm ra những thông tin có liên quan đến đề tài làm cho đề tài có cơ sở khoa học vững chắc nhờ đó ta có thể đưa ra các kết luận, hướng giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong việc tìm kiếm những cơ sở lý luận của đề tài thông qua việc đọc và tham khảo tài liệu.Sử dụng phương pháp này là quá trình tham khảo tài liệu chung và chuyên môn liên quan đến lĩnh vực của đề tài.
 Khi xác định hướng nghiên cứu mảng đề tài này tôi đã tìm hiểu, thu nhập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như : sinh lý học, tâm lý học, phương pháp nghiên cứu khoa học, toán học thống kê, luật bóng đá, sách về kỹ thuật cũng như chiến thuật về bóng đá. Từ đó xây dựng cơ sở, phân tích rút ra những phương pháp làm cơ sở tiến hành nghiên cứu đề tài.
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp sử dụng nhằm thu thập thông tin dữ liệu tham khảo ý kiến đánh giá tạo cơ sở khoa học cho các vấn đề nghiên cứu. Khi nghiên cứu tôi sử dụng phương pháp này dưới hai hình thức: phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Là phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi, trao đổi trực tiếp giữa người nghiên cứu với đối tượng được phỏng vấn nhằm tìm hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn gián tiếp 
Là phương pháp phỏng vấn có tính khách quan cao, các vấn đề đưa ra được nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng và trả lời theo phiếu phỏng vấn.
 	Đối tượng mà tôi phỏng vấn là các thầy cô giáo có chuyên môn và tham gia công tác giảng dạy lâu năm về bộ môn bóng đá ở trường trong huyện Như Xuân và ở trường THPT Như Xuân.
 	Thông qua trao đổi phỏng vấn tôi thu thập số liệu cần thiết làm cơ sở cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân để áp dụng vào quá trình nghiên cứu. 
1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát sư phạm là phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục và giáo dưỡng mà không ảnh hưởng đến quá trình đó. Hay nói cách khác đây là phương pháp có mục đích một hiện tượng giáo dục nào đó để thu lượm những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến hiện tượng đó.
Các hình thức quan sát:
- Quan sát trực tiếp trong giờ dạy
- Quan sát qua tiết học do đồng nghiệp giảng dạy
 	 Qua quan sát giảng dạy các giờ học chuyên ngành, các buổi tập luyện bóng đá tôi rút ra những kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp lý luận để xác định, áp dụng bài tập hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả học kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Là phương pháp nghiên cứu đối tượng một cách chủ động, can thiệp có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để hướng quá trình ấy diễn ra theo mục đích mong muốn.
 	 Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm thực nghiệm đánh giá kết quả của bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân.Thực nghiệm được tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song trên hai nhóm đối tượng:
 	+ Nhóm thực nghiệm: gồm 20 nam học sinh được tập luyện theo giáo án do chúng tôi xây dựng (lớp 11B5)
 	+ Nhóm đối chứng: gồm 20 nam học sinh được tập luyện theo giáo án bài tập của trường (lớp11B7)
1.4.5 Phương pháp toán học thống kê (Lê Văn Lẫm (1996): Đo lường TDTT - NXB TDTT)
Được sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu với mục đích đánh giá chính xác số liệu liên quan, từ đó kiểm chứng lại và đưa ra kết luận khách quan trong quá trình nghiên cứu cũng như làm tăng thêm độ tin cậy cho quá trình nghiên cứu
 	Trong đề tài này, để xử lý số liệu thu thập được tôi sử dụng các công thức sau:
Công thức tính giá trị trung bình cộng: 
Trong đó: : giá trị trung bình cộng
 Xi: trị thành tích từng cá thể
 n: tổng số lượng cá thể
- Công thức tính độ lệch chuẩn: 
-Công thức tính phương sai: 
	 n < 30
- Công thức so sánh sự khác biệt:
 Trong đó: là giá trị trung bình của nhóm đối chứng
 là giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm
 nA, nB là số người của 2 nhóm
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
Trung thành với học thuyết Mác - Lê nin về giáo dục con người toàn diện, quan điểm giáo dục toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ và lao động không chỉ là tư duy lý luận mà trở thành phương châm chỉ đạo thực tiễn của Đảng và nhà nước ta. GDTC là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu và là bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Những nguyên lý GDTC và tư tưởng, quan điểm của Đảng và nhà nước ta đã quán triệt trong đường lối GDTC và TDTT qua từng giai đoạn cách mạng.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII tháng 06/1991 khẳng định “công tác TDTT cần coi trọng nâng cao GDTC trường học”.
- Giáo dục thể chất là một nội dung bắt buộc trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong Hiến pháp năm 1992 có ghi “việc dạy và học TDTT trường học là bắt buộc”.
- Nghị quyết Hội nghị TW Đảng lần thứ IV khóa VII về giáo dục và đào tạo đã khẳng định mục tiêu “nhằm xây dựng con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	- Đối với học sinh: Trường THPT Như Xuân là trường thuộc huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, mật độ dân cư ở đây còn thưa thớt. Học sinh chủ yếu là con em nông dân chủ yếu là dân tộc thiểu số, nhìn chung trình độ dân trí ở đây thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Đối với bóng đá còn rất mới lạ với các em, các bài tập bổ trợ cho phát cầu giúp các em nhanh chóng hình thành được kỹ thuật có hiệu quả hơn.
	- Đối với giáo viên: Trong các tiết dạy thực hành đá bóng thường ít đưa bài tập bổ trợ vào tập luyện cho các em, tập những kỹ thuật khó mà chưa để ý nhiều đến bài tập bổ trợ.
 Vì vậy đưa bài tập bổ trợ vào giảng dạy nó mang lại hiệu quả cao cho các em nhanh hình thành kỹ thuật động tác, nắm chắc được kỹ thuật cơ bản trong môn học.
	- Về cơ sở vật chất: Trường THPT Như Xuân được sự đầu tư của Sở giáo dục và đào tạo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học thể dục nên đã có một cơ sở vật chất, trang thiết bị khá đầy đủ, đảm bảo tốt cho công tác dạy học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Lựa chọn bài tập bổ trợ kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh lớp 11.
- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân có ý nghĩa quan trọng theo nhu cầu chuyên biệt của môn bóng đá, đây là kỹ thuật cơ bản làm nền tảng quan trọng để vận động viên tiếp thu những kỹ năng xử lý bóng ban đầu tạo tiền đề cho những kỹ năng khó hơn đạt trình độ cao hơn, từ đó sẽ nâng cao năng lực vận động và hoàn thành được những kỹ thuật phức tạp, khó khăn hơn.
- Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân nếu được đánh giá khách quan và kỹ càng sẽ tìm ra được những vận động viên có khả năng xử lý bóng chính xác ở tỷ lệ cao, những vận động viên có năng khiếu về môn bóng đá.
Để bổ trợ tốt cho kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân đề tài chọn một số bài tập sau:
* Bài tập 1: Bước chạy ngắn
a. Mục đích tác dụng
Luyện tập cho người tập có bước chạy ngắn để xác định việc đặt chân trụ hợp lý ( đặt chân trụ ngang tâm bóng và cách bóng từ 15-25cm)
b. Công tác chuẩn bị
Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, kẻ ô 25-30cm hoặc đặt vật mốc quy định thành hai hàng dọc có vạch xuất phát- đích, hai hàng cách nhau 2m và cự ly 10-15m
c.Phương pháp tổ chức tập luyện
Tập luyện theo đội hình hàng dọc chạy đà đặt nửa bàn chân trước vào ô cho hết cự ly. Yêu cầu không đặt chân ngoài ô quy định.
d. Thời gian
 Thực hiện từ 6-8 phút
*Bài tập 2 : Xoay bẻ bàn chân ra ngoài
a. Mục đích tác dụng
Giúp cho người tập thực hiện động tác đá bóng chính xác, bóng đi không lệch để tạo điều kiện cho bóng đi căng thẳng.
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, sử dụng đội hình hàng ngang.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện.
Tập luyện theo hiệu lệnh của giáo viên. Tư thế chuẩn bị đưa chân lăng ra sau, tay cùng chân bên lăng đưa ra trước, tay kia duỗi ra sau.
Nhịp 1: Đưa chân lăng ra trước xoay bẻ gối và mũi bàn chân ra ngoài, góc bàn chân và hướng đá bóng đi hợp với nhau một góc 900 ,hai tay đánh ngang hông, gối chân hơi khuỵu xuống.
Nhịp 2 : Về tư thế chuẩn bị
d. Thời gian
Thực hiện từ 6-8 phút
*Bài tập 3: Tại chỗ thực hiện đặt chân trụ
a. Mục đích tác dụng
 Giúp người tập xác định chính xác vị trí đặt chân trụ để tạo điều kiện đá bóng chuẩn xác.
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, sử dụng đội hình hàng ngang.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện.
Tập luyện theo hướng dẫn của giáo viên.
Nhịp 1: Bước chân trụ lên phía trước hai tay đánh ngang hông.
Nhịp 2: về tư thế ban đầu
d. Thời gian
Thực hiện từ 6-8 phút
* Bài tập 4: Chạy đà kết hợp đặt chân trụ và lăng chân
a. Mục đích tác dụng
 Giúp ngừơi tập có cách chạy đà và đặt chân trụ hợp lý để tạo điều kiện cho khâu đá bóng đi
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, kẻ ô cách nhau 25 - 30cm thành 2 hoặc nhiều hàng dọc có vạch xuất phát và đích, mỗi hàng cách nhau 3m cuối vạch đích có vẽ một đường tròn, đường kính 30cm.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện.
Tập luyện theo hàng dọc chạy đà, đặt chân trụ vào ô và cuối cự ly đặt chân trụ ngang tâm vòng tròn và cách vòng tròn 15 - 25cm, phải đặt từ gót sau đó đến cả bàn chân thực hiện tốc độ tăng dần.
d. Thời gian
Thực hiện từ 6 - 8 phút
* Bài tập 5: Hoàn thiện kỹ thuật
 a. Mục đích tác dụng
Giúp người học thực hiện toàn bộ động tác từ chạy đà, đưa đặt chân trụ vung chân lăng, tiếp xúc bóng và động tác kết thúc để chuẩn bị tốt cho quá trình tập luyện và thi đấu.
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi dụng cụ sạch sẽ. Thực hiện theo đội hình 2 hàng ngang, đứng đối diện quay mặt vào nhau cự ly 15-20m, người cách người 2-3m, 2 người 1 quả bóng.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện
Người ở hàng thứ nhất thực hiện toàn bộ động tác đá bóng cho người đứng đối diện ở hàng thứ hai và ngược lại.
* Bài tập 6: Hai người đứng tại chỗ chuyền bóng sệt cho nhau
a. Mục đích tác dụng
Huấn luyện cho người tập cách xác định vị trí tiếp xúc bóng một cách chính xác và hợp lý.
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ. Thực hiện theo đội hình hàng ngang từng đôi một cách nhau 8-10m.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện.
Đội hình hàng ngang một hàng đá bóng còn hàng kia khống chế bóng theo thứ tự luân phiên
d. Thời gian
Thực hiện từ 6-8 phút
* Bài tập 7: Đá bóng vào tường
a. Mục đích tác dụng
Huấn luyện cho người tập kỹ năng và cảm giác bóng thật chính xác trong đá bóng và chuyền bóng
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ. Thực hiện theo đội hình hàng ngang. Đặt bóng cố định cách tường từ 10-25m.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện
Đội hình hàng ngang đứng cách tường 5-7m đá bóng liên tục vào tường, khi bóng bật ra thì thực hiện đá tiếp.
d. Thời gian
Thực hiện từ 6-8 phút
* Bài tập 8: Đá bóng trúng mục tiêu cố định
a. Mục đích tác dụng
Huấn luyện cho người tập khả năng diều chỉnh vị trí yiếp xúc giữa chân với bóng và lực tác động vào bóng một cách chính xác.
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi dụng cụ sạch sẽ. Thực hiện theo đội hình hàng dọc cách mục tiêu cố định 12m.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện.
Đội hình hàng dọc, thứ tự từ trên xuống đá bóng vào mục tiêu cố định đến hết hàng.
d. Thời gian
Thực hiện từ 6-8 phút
* Bài tập 9: Đá 3 đánh 1 bằng lòng bàn chân( đá bóng ma)
a. Mục đích tác dụng 
Trang bị cho người tập khả năng xử lý bóng bằng lòng bàn chân một cách nhuần nhuyễn.
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ. Ba người đứng tạo với nhau thành 1 tam giác còn người tranh bóng thì đứng bên trong.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện
Vị trí như đã sắp xếp và tiến hành tập luyện. Người nào bị bắt hoặc để bóng đi ra ngoài thì phải thay vào vị trí người tranh bóng và ngược lại.
d. Thời gian
Thực hiện tập luyện trong khoảng 10-12 phút
* Bài tập 10: Di chuyển đá bóng động bằng lòng bàn chân
a. Mục đích tác dụng 
Giáo dục cho người tập xác định đúng thời điểm tiếp xúc bóng với cảm giác về thời gian để thực hiện kỹ thuật chính xác góp phần nâng cao hiệu quả trong tập luyện và thi đấu.
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, thực hiện đội hình hàng dọc, cách cầu môn 15-20m, mỗi người 1 quả bóng.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện
Từng người thực hiện dẫn bóng từ 5- 7m rồi thực hiện động tác đá bóng bằng lòng bàn chân vào cầu môn.
d. Thời gian
Thực hiện tập luyện trong khoảng thời gian 8-10 phút.
*Bài tập 11: Thi đấu đá bóng bằng lòng bàn chân (bóng cố định)
a. Mục đích tác dụng 
Kích thích tính tự giác tích cực trong tập luyện và thi đấu.
b. Công tác chuẩn bị 
Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ, kẻ 2 vạch song song theo hướng chạy đà, bóng đặt cách vạch xuất phát 5 -7 m. Có người giữ bóng hoặc cố định bóng vào cột, chia 2 đội thi đấu từng cặp tính điểm trực tiếp.
c. Phương pháp tổ chức tập luyện
Hai đội sẽ thi đấu từng cặp theo thứ tự thực hiện đầy đủ các giai đoạn chạy đà, đặt chân trụ, vung chân lăng, tiếp xúc bóng.
d. Luật thi đấu
Thi đấu trong 3 hiệp, đánh giá cho điểm từng cặp, bên nào nhiều điểm hơn thi bên đó thắng cuộc.
Để đảm bảo tính khách quan trong việc áp dụng bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân đạt hiệu quả cao, tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên giảng dạy thể dục trong trường THPT Như Xuân và một số giáo viên ở các trường THPT trong huyện và cho kết quả ở bảng 3.1. 
Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân (n=20 giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy)
TT
Bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân
Số người lựa chọn n = 20
n
%
1
Bài tập: Bước chạy ngắn
18
90
2
Bài tập: Xoay bẻ bàn chân ra ngoài
18
90
3
Bài tập: Tại chỗ thực hiện đặt chân trụ và lăng chân
17
85
4
Bài tập: Chạy đà kết hợp đặt chân trụ và lăng chân
20
100
5
Bài tập: Hoàn thiện kỹ thuật
18
90
6
Bài tập: Hai người chuyền bóng sẹt cho nhau
16
80
7
Bài tập: Đá bóng vào tường
14
70
8
Bài tập: Đá trúng mục tiêu cố định
19
95
9
Bài tập: Đá 3 đánh1 bằng lòng bàn chân
18
90
10
Bài tập: Di chuyển đá bóng động bằng lòng bàn chân
15
75
11
Bài tập: Thi đấu đá bóng băng lòng bàn chân
16
80
Các bài tập lựa chọn (có trên 85%) ý kiến của các giáo viên được phỏng vấn
	1. Bài tập: Bước chạy ngắn
	2. Bài tập: Xoay bẻ bàn chân ra ngoài
	3 Bài tập: Tại chỗ thực hiện đặt chân trụ và lăng chân
	4. Bài tập: Chạy đà kết hợp đặt chân trụ và lăng chân
	5. Bài tập: Hoàn thiện kỹ thuật
	6. Bài tập: Đá trúng mục tiêu cố định
	7. Bài tập: Đá 3 đánh 1 bằng lòng bàn chân
2.3.2 Xây dựng kế hoạch giảng dạy tập luyện trong 2 tháng cho nhóm thực nghiệm
	Sau khi lựa chọn được bài tập và tiến hành lập kế hoạch tập luyện. Chúng tôi tiến hành phân ngẫu 
nhiên 2 nhóm: n = 20.
	Nhóm A: là nhóm thực nghiệm 
	Nhóm B: là nhóm đối chứng
	Nhóm B: Tập luyện theo chương trình giáo án chưa được chọn lọc
Qua nghiên cứu thời gian học tập văn hóa và thời gian học tập môn bóng đá của các em nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân. Với thời gian 2 tháng từ 06/02/2019 đến 01/04/2019 một tuần các em có 2 tiết học thể dục, tổng số tiết học trong 2 tháng là 20 tiết (kèm theo 4 tiết tập thêm vào ngày chủ nhật). Qua thao khảo và trao đổi ý kiến với các giáo viên có chuyên môn tôi tiến hành xây dựng kế hoạch giang dạy và huấn luyện trong vòng 2 tháng như sau:
Bảng 3.2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy và tập luyện trong 2 tháng cho nhóm thực nghiệm
 Tháng 
 Tuần 
 Buổi
Nội dung
I
II
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
1
2
cn
1
2
1
2
cn
1
2
1
2
cn
1
2
1
2
cn
Bước chạy ngắn
+
+
+
+
+
Xoay bẻ bàn chân ra ngoài
+
+
+
+
+
+
Tại chỗ thực hiện đặt chân trụ và lăng chân 
+
+
+
+
+
+
Chạy đà kết hợp đặt chân trụ và lăng chân
+
+
+
+
+
+
Hoàn thiện kỹ thuật
+
+
+
+
+
+
Đá trúng mục tiêu cố định
+
+
+
+
+
+
Bài tập: Đá 3 đánh 1 bằng lòng bàn chân
+
+
+
+
+
+
2.3.3. Đánh giá hiệu quả của các bài tập bổ trợ đã lựa chọn nhằm nâng cao kỹ thuật đá bóng lòng bàn chân cho nam học sinh khối 11 trường THPT Như Xuân
1. Kết quả kiểm tra ban đầu về trình độ thể lực và trình độ đá bóng bằng lòng bàn chân của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Trước khi áp dụng bài tập để đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực nghiệm tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá ban đầu về trình độ thể lực qua 5 test(chạy 30m spc, nằm ngửa gập thân, bật xa tại chỗ, chạy thoi 10mx4, chạy 5’ tùy sức) và trình độ đá bóng bằng lòng bàn chân qua test: đá bóng bằng lòng bàn chân của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Test: Đá bóng bằng lòng bàn chân
 Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân gồm 4 giai đoạn:
Chạy đà: Trong quá trình chạy đà phải quan sát bóng và mục tiêu đá bóng tới, ước lượng chính xác khoảng cách giữa người với bóng để điều chỉnh bước đà và độ dài bước đà thích hợp.
Đặt chân trụ: Bàn chân trụ đặt ngang tầm bóng, cách bóng khoảng 15 cm, mũi bàn chân theo hướng đi của bóng, chân trụ tiếp đất bắt đầu từ gót chuyển qua bàn chân, đầu gối chân trụ hơi hạ thấp.
 Vung chân lăng: Khi chân trụ tiếp đất chân lăng tiếp tục đưa về sau, đồng thời đầu gối và mũi bàn chân xoay ra ngoài vuông góc với bàn chân trụ.
 Tiếp xúc bóng: Khi đá bóng lòng bàn chân được tiếp xúc với bóng vào giữa thân bóng ở phía sau. Ngoài ra có thể tiếp xúc vào sau và trên tâm bóng hoặc tiếp xúc vào sau và dưới tâm bóng.
Kết thúc: Sau khi đá bóng chân trụ tiếp tục đưa về trước, đồng thời đầu gối và bàn chân khép lại để thực hiện các kỹ thuật tiếp theo.
Cách đánh giá cho điểm: Mổi em đá 3 lần
- Điểm 9-10 (loại A): Thực hiện 3 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực.
- Điểm 7-8 (loại B): Thực hiện tương đối tốt 2 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực.
- Điểm 5-6 (loại C): Thực hiện 1 quả tốt kỷ thuật, đá bóng có lực.
- Điểm <5 (loai D): Đá bóng không đúng kỹ thuật, đá bóng không có lực. 
Bảng 3.3.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_hieu_qua_k.doc