SKKN Lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào dạy bài Cải tạo và sử dụng đất bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – Công Nghệ 10

SKKN Lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào dạy bài Cải tạo và sử dụng đất bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – Công Nghệ 10

 Vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay đang được toàn thế giới quan tâm đồng thời tìm mọi biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Những trận lũ lụt, hạn hán, những trận bão, những trận động đất, sóng thần kinh hoàng mà Việt Nam và các nước trên thế giới phải hứng chịu trong thời gian vừa qua là những thách thức của tự nhiên đối với những tác động của sự biến đổi khí hậu

 Thực hiện việc dạy học lồng ghép kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu phòng ,chống thiên tai vào mót số bài môn công nghệ 10 , qua tham khảo một số tài liệu, chương trình thời sự của đài phát thanh, truyền hình Việt nam và xem video về sự biến đổi khí hậu tôi thấy biến đổi khí hậu đã làm thay đổi một phần khí hậu ở các vùng miền , ta có thể cảm nhận được hiện tương biến đổi khí hậu: như mực nước biển dâng cao hơn, mùa đông có những ngày thời tiết nóng như mùa hè, có hôm giá lạnh nước đóng băng, các cơn bão và lũ lụt sảy ra không theo quy luật hàng năm ,hạn hán ,lũ lụt gia tăng,cường độ bão, lũ mạnh hơn , gây khó khăn cho việc dự báo thời tiết và nông vụ dẫn đến hậu quả thiên tai,mất mùa gây thiệt hại về con người và vật chất, theo thống kê của Ủy ban Quốc gia phòng chống thiên tai mỗi năm nước ta có đến hàng trăm người chết do thiên tai bão lụt, thiệt hại vật chất hàng trăm tỉ đồng ,trên Thế giới có những nước thiệt hại còn lớn hơn nhiều ví dụ Ở Phi-Lip-Pin siêu bão HAIYAN tháng 8 năm 2013 đã làm cho hàng trăm người chết hàng nghìn người mất nhà cửa, san phẳng hoàn toàn thành phố Tacloben của Phi-Lip-Pin, Ở Nhật Bản đợt sóng thần ngày 11/3/2011 đã làm chết hơn 19000, người tàn phá gàn hết một thành phố.Gần đây nhất đợt hạn hán kéo dài đầu mùa hè năm 2015 nhiệt độ có nơi tăng xấp sỉ 500C như ở Ấn độ nhiệt độ duy trì 470C đến 490C trong thời gian dài tính đến ngày 25/ 5/ 2015 đã làm cho 1800 người chết , Ở Việt nam cũng đã chịu cảnh nắng nóng kéo dài nhiệt độ nhiều hôm lên tới trên 400C , hạn hán trên diện rộng, hầu như toàn bộ Miền Trung và Miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, theo lời phát biểu của tiến sĩ Bùi Minh Đăng chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn trên sóng đài tiếng nói Việt Nam thì hiện tượng hạn hán kéo dài trên diện rộng trong nước và trên thế giới của mùa hè năm 2015 là minh chứng của sự biến đổi khí hậu, làm trái đất nóng lên, Ông còn dự báo cuối thế kỷ XXI này nhiệt độ trung bình trái đất có thể tăng khoảng 20C , biên độ chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè ngày một tăng như vậy mùa đông nước ta sẽ có nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 00C, mùa hè sẽ có nhiều ngày nhiệt độ cao đến trên 400C , tiến sĩ Bùi Minh Đăng đã cảnh báo con người phải có ý thức và hành động để làm giảm sự biến đổi khí hậu, cụ thể là làm giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển bằng cách bảo vệ rừng, trồng thêm cây xanh, sử dụng năng lượng sạch .

 Biến đổi khí hậu là một hiện tượng tự nhiên do một phần tác động của con người gây ra như sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu sinh hoạt,nhà ở, xây dựng nhà máy, trường học, đường giao thông làm mất diện tích đất trồng cây, dẫn đến làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Sự phát triển công nghiệp ,phát triển phương tiện giao thông cũng làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.

 

doc 18 trang thuychi01 7332
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào dạy bài Cải tạo và sử dụng đất bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – Công Nghệ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay đang được toàn thế giới quan tâm đồng thời tìm mọi biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra. Những trận lũ lụt, hạn hán, những trận bão, những trận động đất, sóng thần kinh hoàng mà Việt Nam và các nước trên thế giới phải hứng chịu trong thời gian vừa qua là những thách thức của tự nhiên đối với những tác động của sự biến đổi khí hậu 
 Thực hiện việc dạy học lồng ghép kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu phòng ,chống thiên tai vào mót số bài môn công nghệ 10 , qua tham khảo một số tài liệu, chương trình thời sự của đài phát thanh, truyền hình Việt nam và xem video về sự biến đổi khí hậu tôi thấy biến đổi khí hậu đã làm thay đổi một phần khí hậu ở các vùng miền , ta có thể cảm nhận được hiện tương biến đổi khí hậu: như mực nước biển dâng cao hơn, mùa đông có những ngày thời tiết nóng như mùa hè, có hôm giá lạnh nước đóng băng, các cơn bão và lũ lụt sảy ra không theo quy luật hàng năm ,hạn hán ,lũ lụt gia tăng,cường độ bão, lũ mạnh hơn , gây khó khăn cho việc dự báo thời tiết và nông vụ dẫn đến hậu quả thiên tai,mất mùa gây thiệt hại về con người và vật chất, theo thống kê của Ủy ban Quốc gia phòng chống thiên tai mỗi năm nước ta có đến hàng trăm người chết do thiên tai bão lụt, thiệt hại vật chất hàng trăm tỉ đồng ,trên Thế giới có những nước thiệt hại còn lớn hơn nhiều ví dụ Ở Phi-Lip-Pin siêu bão HAIYAN tháng 8 năm 2013 đã làm cho hàng trăm người chết hàng nghìn người mất nhà cửa, san phẳng hoàn toàn thành phố Tacloben của Phi-Lip-Pin, Ở Nhật Bản đợt sóng thần ngày 11/3/2011 đã làm chết hơn 19000, người tàn phá gàn hết một thành phố.Gần đây nhất đợt hạn hán kéo dài đầu mùa hè năm 2015 nhiệt độ có nơi tăng xấp sỉ 500C như ở Ấn độ nhiệt độ duy trì 470C đến 490C trong thời gian dài tính đến ngày 25/ 5/ 2015 đã làm cho 1800 người chết , Ở Việt nam cũng đã chịu cảnh nắng nóng kéo dài nhiệt độ nhiều hôm lên tới trên 400C , hạn hán trên diện rộng, hầu như toàn bộ Miền Trung và Miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, theo lời phát biểu của tiến sĩ Bùi Minh Đăng chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn trên sóng đài tiếng nói Việt Nam thì hiện tượng hạn hán kéo dài trên diện rộng trong nước và trên thế giới của mùa hè năm 2015 là minh chứng của sự biến đổi khí hậu, làm trái đất nóng lên, Ông còn dự báo cuối thế kỷ XXI này nhiệt độ trung bình trái đất có thể tăng khoảng 20C , biên độ chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè ngày một tăng như vậy mùa đông nước ta sẽ có nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 00C, mùa hè sẽ có nhiều ngày nhiệt độ cao đến trên 400C , tiến sĩ Bùi Minh Đăng đã cảnh báo con người phải có ý thức và hành động để làm giảm sự biến đổi khí hậu, cụ thể là làm giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển bằng cách bảo vệ rừng, trồng thêm cây xanh, sử dụng năng lượng sạch ... 
 Biến đổi khí hậu là một hiện tượng tự nhiên do một phần tác động của con người gây ra như sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu sinh hoạt,nhà ở, xây dựng nhà máy, trường học, đường giao thông  làm mất diện tích đất trồng cây, dẫn đến làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Sự phát triển công nghiệp ,phát triển phương tiện giao thông  cũng làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.
 Các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và đời sống hàng ngày cũng có thể làm gia tăng tốc độ biến đổi khí hậu, hoặc có thể làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu tùy thuộc vào ý thức của con người. Ứng phó với biến đổi khí hậu không có nghĩa là ngăn chặn sự biến đổi khí hậu, mà chúng ta phải tìm ra giải pháp sống chung và thích nghi với khí hậu mới . như sống chung với lũ,sống chung với mực nước biển dâng cao, sống chung với nhiệt độ thay đổi đột ngộtcông việc đó không thể một sớm một chiều làm được, không thẻ mình ai có thể làm được mà đòi hỏi cả cộng đồng vào cuộc trong thời gian dài và phải đi vào nhận thức của mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, cần phải giáo dục cho học sinh biết sống chung với biến đổi khí hậu, có ý thức và hành động làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu như bảo vệ rừng, trồng thêm cây xanh , tiết kiệm năng lượng, sở dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời,năng lượng gió, thủy điện
Căn cứ vào nội dung từng bài học công nghệ 10, bước đầu tôi thấy có thể tích hợp lồng ghép một số kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu phòng ,chống thiên tai vào dạy Bài 9,‘ Cải tạo và sử dụng đất bạc màu,đất dốc cao xói mòn mạnh’ Năm học 2016 – 2017 tôi mới áp dụng vào dạy ở một số lớp nhất định như lớp 10A, 10B, 10C tôi thấy các em đã có ý thức và hứng thú tiếp thu kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua bài học đồng thời tiếp thu bài học mới một cách linh hoạt, không làm tăng thời gian nhưng vẫn bảo đảm truyền tải hết nội dung bài học , so sánh với các lớp khác thì học sinh được day tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu các em tiếp thu bài một cách linh hoạt, chủ động và sang tạo hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào dạy bài Cải tạo và sử dụng đất bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá – Công Nghệ 10’ để làm đề tài áp dụng cho các năm học tiếp theo cũng như chia sẻ với đồng nghiệp để cùng nhau giáo dục học sinh có ý ứng phó với biến đổi khí hậu ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường 
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
	2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cách khai thác nội dung và địa chỉ lồng ghép vào bài‘ Cải tạo và sử dụng đất bạc màu,đất đồi dốc xói mòn mạnh’.
 - Nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp lồng ghép sao cho vừa gây được hứng thú học tập cho học sinh vừa bảo đảm đủ nội dung bài lên lớp, đủ thời gian 1 tiết học và phát huy được tính tích cực của học sinh.
 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở khoa học của phương pháp tích hợp ứng phó với biến đổi khí hậu vào các bài công nghệ 10
- Nghiên cứu những kiến thức trong từng bài có liên quan đến biến đổi khí hậu và kiến thức cần tích hợp 
 - Nghiên cứu cách tổ chức dạy học tích hợp phù hợp với nội dung kiến thức tích hợp nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú của học sinh.
 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
	3.1. Đối tượng nghiên cứu
-Những nội dung kiến thức có liên quan đến biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu trong các bài cần tích hợp 
 - Các kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu cần lồng ghép vào bài học
- Các phương pháp lồng ghép,tích hợp 
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp hoạt động nhóm 
+ Phương pháp thực hành 
VD: Cho mõi học sinh trồng 1 cấy xung quanh sân trường 
- Phương pháp liên hệ thực tế 
 3.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh khối 10 trường trung học phổ thông Tống Duy Tân - Vĩnh Lộc	
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
 - Nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, tài liệu và các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đỏi khí hậu của các tác giả trong nước và thế giới 
 - Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung các bài 3,4.9,10,51 Công nghệ 10
 - Nghiên cứu cơ sở khoa học của phương pháp tích hợp, lồng ghép
 - Nghiên cứu cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu 
 4.2 Giới hạn đề tài
 Đề tài được áp dụng vào dạy các Bài 9,‘ Cải tạo và sử dụng đất bạc màu,đất đồi dốc xói mòn mạnh’ công nghệ 10 
Học sinh trường khối10 trường THPT Tống Duy Tân 
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 1.1. Một số khái niệm 
 1.1.1.Khí hậu
Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định, trong khoảng thời gian dài có thể hàng chục năm, hàng trăm năm 
VD:Khí hậu miền bắc nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông giá lạnh có các đợt gió mùa đông bấc , mùa hạ thời tiết nắng nóng, có gió tây khô nóng 
1.1.2. Biến đổi khí hậu 
Biến đổi khí hậu là hiện tượng thay đổi khí hậu một cách bất thường, không theo chu kỳ nhất định và gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường như xuất hiên số cơn bão ở một vùng năm nhiều năm ít, không theo các thời điểm cố định trước đó hoặc nhiệt độ trung bình của trái đất tăng, mực nước biển dâng cao, ví dụ miền bắc nước ta mùa đông vẫn có ngày thời tiết nắng nóng như mùa hạ, hoặc ở miền bắc nước ta trước đây chưa bao giờ có hiện tượng băng giá sảy ra nhưng hiện nay đã xuất hiện băng giá vào mùa đông ở sapa, 
1.1.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu
Ứng phó với biến đổi khí hậu là làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu bằng suy nghĩ và hành động của mỗi người như có ý thức bảo vệ cây xanh, trồng thêm cây xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch,.hoặc sống chung với biến đổi khí hậu, rèn luyện cho con người thích nghi với môi trường khí hậu mới, sống chung với lũ, sống chung với mực nước biển dâng, 
1.2. Nguyên nhân và tác hại của biến đổi khí hậu
1.2.1 Nguyên nhân biến đổi khí hậu
 - Sự gia tăng dân số kéo theo nhu cầu nhà ở, xây dựng nhà máy trường học, 
 đường giao thông làm mất điện tích đất trồng cây 
 - Nạn chặt phá rừng sử dụng đất rừng sai mục đích,
 - Sự phát triển ngành công nghiệp, phát triển phương tiện giao thông chạy bằng năng lượng khí đốt thải ra một lượng lớn khí CO2 làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển, gây hiệu ứng nhà kính phá vỡ tầng ozon làm cho trái đát nóng lên kéo theo lượng băng tan làm mực nước biển dâng cao
1.2.2. Tác hại của biến đổi khí hậu
 - Biến đổi khí hậu làm cho thời thời tiết thay đổi bất thường không theo chu kỳ nhất định làm cho dự báo thời tiết và nông vụ không chính xác, gây mất mùa, thiệt hại về người và vật chất
 - Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao nhấn chìm một phần đất liền, ngoài ra nước biển còn xâm nhập sâu trong lãnh thổ các quốc gia ven biển
 - Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên kích thích núi lửa hoạt động mạnh gây ra động đất, sóng thần
 - Biến đổi khí hậu làm cho lượng mưa phân bố không đều có khi mấy tháng không có mưa hạn hán kéo dài, có khi mưa to liên tục nhiều ngày gây lũ lụt 
 - Ngoài ra biến đổi khí hậu còn làm xuất hiện những vi rút lạ gây ra các bệnh lạ làm con người không kịp nghiên cứu những loại thuốc chống lại chúng
 1.2.3. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu 
 - Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là trang bị cho học sinh những kiến thức tưởng chừng đơn giản nhưng đã góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu 
 1.2.4. Sự cần thiết của tích hợp ứng phó với BĐKH trong trường THPT
Những hiểm họa của biến đổi khí hậu đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người.nếu con người không có biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu thì tương lai không xa con người phải gánh chịu những thảm họa thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra, theo dự đoán của các nhà khoa học khoảng thế kỷ XXV 5% diện tích trái đất bị nhấn chìm do băng tan, tương ứng với diên tích đất của 10 quốc gia, Ở nước ta theo kịch bản biến đổi khí hậu cuối thế kỷ XXI mực nước biển dâng cao nhất tai khu vực từ Cà Mau đến kiên Giang (khoảng 62 – 82cm), thấp nhất ở Móng Cái (khoảng 49 – 64cm) (theo tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014 - trang 9)
- Ngoài ra biến đổi khí hậu còn làm gia tăng các thiên tai bão lụt, động đất sóng thần Chính vì vậy, ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia.
 Nguyên nhân cơ bản của biến đổi khí hậu là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người, nếu con người hiểu biết và có ý thức thì có thể làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu 
 Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu làm giảm sự biến đổi khí hậu của mỗi quốc gia
1.3. Mục tiêu tích hơp ứng phó với biến đổi khí hậu ở trường THPT
* Kiến thức: Giúp HS hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu, nguyên nhân của biến đổi khí hậu, những tác hại của biến đổi khí hậu gây ra cho con người 
* Kĩ năng: Giúp HS có được các kĩ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu
* Thái độ : Giúp HS hình thành ý thức quan tâm đến biến đổi khí hậu có động cơ suy nghĩ,hành động ứng phó với biến đổi khí hậu 
 1.4. Nguyên tắc tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở môn CN 10
- Nội dung tích hợp phải nằm trong khuôn khổ nội dung bài học
-Kiến thức tích hợp phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh khối 10
- Bảo đảm đủ thời lượng tiết lên lớp không tăng thêm thời gian vượt quá 45 phút
 - Trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
 - Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các bài học và các hoạt động theo hướng tích hợp, thông qua. chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
 - Nội dung giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu phải chú ý khai thác tình hình thực tế của từng địa phương
II. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
 2.1. Thuận lợi
 Ngay từ đầu năm học nhà trường đã có kế hoạch phát động giáo viên nghiên cứu,đăng ký đề tài, viết sáng kiến kinh nghiêm vì vậy mà có nhiều thời gian cho việc tìm kiếm tư liệu, tích lũy kiến thức từ nhiều nguồn 
 Ban giám hiệu trường THPT Tống Duy Tân thường xuyên quan tâm và tạo điều kiện cho tất cả giáo viên học tâp, nghiên cứu , viết sáng kiến kinh nghiệm, có phần thưởng về vât chất và tinh thần đối với những giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp tỉnh và tạo điều kiện để giáo viên áp dụng sáng kiến kinh nghiêm vào giảng dạy 
 Học sinh của trường đã có ý thức thực sự trong việc học tập. Có nhiều em ngoan, chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.
 Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ có phòng dạy pabol để học sinh xem băng hình về biến đổi khí hậu 
 2.2. Khó khăn
- Đề tài còn mới mẻ , chưa có nhiều tài liệu do vậy việc tìm kiếm tài liệu khó khăn, chủ yếu kiến thức được tích lũy từ các nguồn thông tin đại chúng như chương trình khoa học trên đàì truyền hình, trên mạng intenet, và trên nguồn tài liệu được tập huấn do sở giáo dục Thanh hóa tổ chức
 - Kiến thức về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu hòan toàn xa lạ đối với học sinh phổ thông, chưa có sách giáo khoa nào đề cập đến 
Hiện tượng của biến đổi khí hậu chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại của các em, mà có thể thế hệ sau của các em mới chịu ảnh hưởng nên các em chưa cảm nhận được 
CHƯƠNG II
C¬ së thùc tiÔn cña ĐỀ TÀI
I. nguyªn t¾c DẠY HỌC LỒNG GHÉP (TÍCH HỢP)
 Tích hợp là lồng ghép một lượng kiến thức có liên quan đến kiến thức trong bài dạy giúp cho học sinh hiểu thêm những kiến thức mới không được biên soạn trong sách giáo khoa do đó khi sử dụng kiến thức tích hợp cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau :
	1.1. Bám sát mục tiêu dạy học
	Mục tiêu dạy học được hiểu là cái đích mà yêu cầu phải đạt được của quá trình dạy học. Đó là các phẩm chất của học sinh về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
 Nội dung tích hợp phải nằm trong khuôn khổ nội dung bài học, quá trình dạy học phải hướng vào mục tiêu bài học. Tiến trình tổ chức học sinh khai thác kiến thức tích hợp đồng thời là quá trình thực hiện mục tiêu bài học đã đề ra.
	1.2. Nguyên tắc khoa học
 Nội dung kiến thức tích hợp phải chính xác, rõ ràng, phản ánh đúng nội dung bài học và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
	1.3. Nguyên tắc sư phạm
	Kiến thức tích hợp được bổ sung để phục vụ cho quá trình dạy học, do đó nội dung kiến thức phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với ý đồ sư phạm.không kéo dài thời gian lên lớp
	1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh
-Ngày nay, việc dạy học không dừng lại ở dạy kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cách học cho học sinh để các em tự chiếm lĩnh tri thức, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu suốt đời, từ đó trở thành con người tự chủ, năng động. do đó phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Để phát huy tính tích cực của học sinh thì kiến thức bổ sung phải súc tích, rõ ràng, gắn liền với thực tế phù hợp với tâm sinh lý.lứa tuổi học sinh
	1.5. Đảm bảo tính hệ thống 
	Nội dung các bài học môn công nghệ luôn được biên soạn một cách có hệ thống, thể hiện qua từng bài, từng chương, từng phần và toàn bộ chương trình. Tính hệ thống đó không chỉ được quy định bởi chính nội dung khoa học, khách quan mang tính hệ thống mà còn thể hiện tính logic trong hệ thống tư duy của học sinh. Do đó kiến thức bổ sung cũng phải sắp xếp theo logic hệ thống chặt chẽ,.Chính yếu tố này đã khuyến khích khả năng tư duy, suy diễn của người học.
	1.6. Đảm bảo tính thực tiễn
 Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành”, “lý luận gắn với thực tiễn” và đặc điểm của bộ môn Công nghệ là một môn khoa học thực nghiệm. Do đó, kiến thức được bổ sung phải có tính thực tiễn cao, giúp học sinh liên hệ, sử dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
 ii. c¬ së LỒNG GHÉP KIẾN THỨC BĐKH VÀO BÀI HỌC CỤ THỂ
 Khi sử dụng kiến thức tích hợp vào dạy bài 9 ‘Cải tạo và sử dụng đất bạc màu, đất dốc xói mòn mạnh ‘ công nghệ 10 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, cần dựa trên các cơ sở chủ yếu sau :
 - Dựa vào mục tiêu dạy học 
Mục tiêu bài học là giúp học sinh hiểu được rừng là lá phổi của trái đất, tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi gây lũ lụt, xói mòn đất , để chống biến đổi khí hậu cần phải biết cải tạo và sử dụng hợp lý các loại đất trồng 
 - Dựa vào nguyên tắc, mục tiêu biên soạn sách giáo khoa mới của bộ giáo dục và đào tạo là giảm thông báo kiến thức, tăng lượng thảo luận nhóm.
Sách giáo khoa bài 9 có đưa ra một số hình ảnh về đất rừng bị xói mòn , giáo viên cần cho học sinh xem thêm các băng video về lũ lụt do chặt phá rừng gây ra
 - Dựa vào cách trình bày nội dung sách giáo khoa theo hướng gợi mở, nêu vấn đề, cung cấp thông tin qua hình ảnh. Cơ sở này đã tạo thuận lợi cho giáo viên sử dụng hình ảnh để tổ chức học sinh lĩnh hội tri thức.
 - Dựa vào trình độ nhận thức của học sinh: Nhìn chung trình độ nhận thức của học sinh lớp 10 đã hình thành và phát triển. Cùng với đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em rất hứng thú khi tự mình khám phá kiến thức mới. Đây là điều kiện thuận lợi để, lồng ghép kiến thức theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
III. QUY TRÌNH LỒNG GHÉP KIẾN THỨC 
3.1. Nghiên cứu bài dạy giáo khoa
	Trong các môn học ở trường THPT, sách giáo khoa được xem như là “pháp lệnh”, là “kim chỉ nam” là nền tảng nội dung để giáo viên và học sinh đồng thời tác động trong quá trình tổ chức dạy học hướng dẫn học sinh lĩnh hội tri thức. Nghiên cứu bài dạy trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ xác định được những kiến thức cơ bản; những kiến thức cần bổ sung, mở rộng, cập nhật từ đó định hướng cho việc tìm kiếm, bổ sung kiến thức lồng ghép
 Ví dụ: Nghiên cứu bài 9, phần II.2. Tính chất của đất xói mòn mạnh – trơ sỏi đá. Sách giáo khoa chỉ trình bày các tính chất,nhưng chưa nêu được tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi sẽ gây sạt lở đất, gây lũ quét, lũ ống ở miền núi gây ngập úng ở hạ lưu,mặt khác chặt phá rừng còn làm mất một lượng lớn cây xanh, góp phần làm tăng khí nhà kính, vậy cần bổ xung cho học sinh biết chặt phá rừng là kích thích cho biến đổi khí hậu nhanh 
 3.2. Phân tích nhu cầu
	Trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa và phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học (nội dung - mục tiêu – phương pháp – phương tiện – hình thức tổ chức dạy học - kiểm tra, đánh giá), tuỳ nội dung bài học cụ thể mà xác định nguồn tư liệu lồng ghép phù hợp. Như vậy quá trình phân tích nhu cầu là trả lời cho các câu hỏi: “có nên sử dụng kiến lồng ghép hay không nên sử dụng vào bài dạy này ”;	
3.3. Lựa chon kiến thức lồng ghép
	Trong dạy học kiến thức lồng ghép có thể tìm kiếm ở các nguồn khác nhau (sách, báo, tạp chí chuyên ngành; sách phổ biến kỹ thuật; các chương trình tập huấn kỹ thuật;các webside tìm kiếm, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu). Trên cơ sở phân tích nhu cầu kiến thức bổ xung cho nội dung bài học cụ thể, giáo viên có thể lựa chọn tư liệu để lồng ghép vào bài dạy 
Ví dụ:Để trình bày nội dung kiến thức phần Nguyên nhân hình thành đất trơ xỏi đá ‘Giáo viên cần bổ xung cho học sinh biết do đất trống đồi chọc, không có cây chắn dòng nước, để hạn chế đất

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_ung_pho_voi_bien_doi_khi_hau_vao_day_bai_cai.doc