SKKN Kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi nhằm gây hứng thú trong giờ học Vật lí ở trường thpt Hà Văn Mao - Bá Thước

SKKN Kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi nhằm gây hứng thú trong giờ học Vật lí ở trường thpt Hà Văn Mao - Bá Thước

Vật lí học là môn học vô cùng trừu tượng nhưng rất bổ ích. Nó giúp chúng ta khám phá những hiện tượng thiên nhiên kì thú, giải thích được những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn. Không những thế, Vật lí còn giúp chúng ta giải thích những hiện tượng thực tế xảy ra trong đời sống hàng ngày như: vì sao khi dừng xe đạp, xe máy không nên thắng gấp? vì sao bánh xe ô tô có rãnh khía sâu hơn xe đạp, xe máy? vì sao đi trên đường giữa trưa nắng thấy bóng xe ở dưới mặt đường?

Vật lí quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Đặc biệt là các em học sinh, khi tiếp cận với môn Vật lí thường cảm thấy khó khăn vì kiến thức trừu tượng, khô khan và khó hiểu, nên các em thường nản chí với môn học. Để tạo cho các em thêm yêu thích môn học, nhiệm vụ của người giáo viên là phải tìm phương pháp dạy học tích cực, sôi nổi. Không những thế phải tạo ra sân chơi cho các em học sinh để các em có thể khẳng định được kiến thức của mình, đồng thời khẳng định bản thân trước thầy cô, bạn bè, rộng hơn là với xã hội.

Từ thực tế giảng dạy môn Vật lí ở trường THPT Hà Văn Mao - Huyện Bá Thước, một trong những trường miền núi còn nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, có những lớp số học sinh này chiếm 40%-50%. Vì vậy, bản thân tôi và các giáo viên trong nhóm Vật lí cũng như trong trường thường xuyên phải dạy các lớp có rất nhiều học sinh yếu kém. Hàng năm, còn một bộ phận học sinh phải thi lại, phải lưu ban, thậm chí có em bỏ học giữa chừng. Vì thế, tôi thiết nghĩ việc tạo ra hứng thú học tập cho các em trong học tập nói chung và trong môn Vật lí nói riêng là rất cần thiết. Nếu làm được điều này chúng ta sẽ làm cho các em thích học, thích đến trường, yêu trường, yêu lớp hơn. Và đặc biệt sẽ giảm được số học sinh bỏ học giữa chừng, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và bộ môn Vật lí nói riêng.

 

docx 25 trang thuychi01 14925
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi nhằm gây hứng thú trong giờ học Vật lí ở trường thpt Hà Văn Mao - Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HÀ VĂN MAO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP 
TRÒ CHƠI NHẰM GÂY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT HÀ VĂN MAO - BÁ THƯỚC
Người thực hiện: Hoàng Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật lí
THANH HOÁ NĂM 2019
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THPT: Trung học phổ thông
GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo
	SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
 NXB: Nhà xuất bản
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
4
2.3.1. Những yêu cầu của một trò chơi Vật lí
4
2.3.2. Một số trò chơi Vật lí
5
2.3.2.1. Trắc nghiệm Vật lí
5
2.3.2.2. Trò chơi lật hình
5
2.3.2.3. Đố vui ô chữ Vật lí
7
2.3.2.4. Đố vui ba dữ kiện Vật lí
8
2.3.3. Quy trình tổ chức trò chơi Vật lí
8
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
9
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
10
3.1. Kết luận
10
3.2. Kiến nghị
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN 
13
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Vật lí học là môn học vô cùng trừu tượng nhưng rất bổ ích. Nó giúp chúng ta khám phá những hiện tượng thiên nhiên kì thú, giải thích được những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn. Không những thế, Vật lí còn giúp chúng ta giải thích những hiện tượng thực tế xảy ra trong đời sống hàng ngày như: vì sao khi dừng xe đạp, xe máy không nên thắng gấp? vì sao bánh xe ô tô có rãnh khía sâu hơn xe đạp, xe máy? vì sao đi trên đường giữa trưa nắng thấy bóng xe ở dưới mặt đường?
Vật lí quan trọng như vậy nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều đó. Đặc biệt là các em học sinh, khi tiếp cận với môn Vật lí thường cảm thấy khó khăn vì kiến thức trừu tượng, khô khan và khó hiểu, nên các em thường nản chí với môn học. Để tạo cho các em thêm yêu thích môn học, nhiệm vụ của người giáo viên là phải tìm phương pháp dạy học tích cực, sôi nổi. Không những thế phải tạo ra sân chơi cho các em học sinh để các em có thể khẳng định được kiến thức của mình, đồng thời khẳng định bản thân trước thầy cô, bạn bè, rộng hơn là với xã hội.
Từ thực tế giảng dạy môn Vật lí ở trường THPT Hà Văn Mao - Huyện Bá Thước, một trong những trường miền núi còn nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao, có những lớp số học sinh này chiếm 40%-50%. Vì vậy, bản thân tôi và các giáo viên trong nhóm Vật lí cũng như trong trường thường xuyên phải dạy các lớp có rất nhiều học sinh yếu kém. Hàng năm, còn một bộ phận học sinh phải thi lại, phải lưu ban, thậm chí có em bỏ học giữa chừng. Vì thế, tôi thiết nghĩ việc tạo ra hứng thú học tập cho các em trong học tập nói chung và trong môn Vật lí nói riêng là rất cần thiết. Nếu làm được điều này chúng ta sẽ làm cho các em thích học, thích đến trường, yêu trường, yêu lớp hơn. Và đặc biệt sẽ giảm được số học sinh bỏ học giữa chừng, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và bộ môn Vật lí nói riêng.
Với những lí do trên, ngay từ đầu năm học, bắt đầu từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, bản thân tôi luôn trăn trở là làm sao cho các em có hứng thú trong học tập, yêu học tập và đặc biệt là thích học môn Vật lí. Và đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài "Kinh nghiệm vận dụng phương pháp trò chơi nhằm gây hứng thú trong giờ học Vật lí ở trường Trung học phổ thông Hà Văn Mao - Bá Thước" làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng học tập môn Vật lí ở trường THPT Hà Văn Mao.
- Đưa ra nguyên tắc thiết kế một trò chơi Vật lí, quy trình thiết kế trò chơi Vật lí, từ đó xây dựng một số trò chơi Vật lí cơ bản.
- Tổ chức được ít nhất một tiết dạy trên một lớp trong một học kì có lồng ghép trò chơi Vật lí vào bài giảng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các hình thức tổ chức trò chơi có thể áp dụng trong một tiết học. Từ đó xây dựng một số trò chơi lồng ghép vào trong các tiết học Vật lí nhằm tạo hứng thú học tập môn Vật lí của học sinh trường THPT Hà Văn Mao, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng học sinh thụ động và ít hứng thú trong giờ học Vật lí.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
+ Nghiên cứu các trò chơi qua tài liệu, trên internet và trên truyền hình.
+ Tổng hợp và lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc thù của môn học.
+ Xây dựng nguyên tắc trò chơi dựa trên lý thuyết đã nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm:
+ Thiết kế trên phần mềm Powerpoint một số trò chơi Vật lí.
+ Bước đầu lồng ghép tổ chức trò chơi trong các tiết học Vật lí mà bản thân giảng dạy.
+ Tiến tới tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa của bộ môn trong năm học 2019 - 2020.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Mục 2, Điều 28 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của việc đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ đạo, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh.
Căn cứ vào mục tiêu trên cùng với việc dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT: ham tìm hiểu, thích cái mới lạ nhưng lại nhanh chán. Do đó việc sử dụng trò chơi trong môn Vật lí ở trường THPT là hết sức cần thiết và bổ ích. Trò chơi có tác dụng giúp học sinh:
+ Tăng cường khả năng chú ý, nắm bắt nội dung bài học, phát huy tính chủ động của học sinh.
+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng trong học tập của học sinh. Phát triển tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận.
+ Tăng cường khả năng thực hành và vận dụng các kiến thức đã học.
+ Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử.
Khi chơi học sinh suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà không nghĩ là mình đang học. Kiến thức được cung cấp trong giờ học được giảm nhẹ, có liên hệ thực tế, quá trình học tập diễn ra một cách tự nhiên và hấp dẫn hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2018-2019, tôi được phân công giảng dạy các lớp 10A2, 10A4, 10A5, 10A6, 10A7, 10A8, 11A6, 11A7. Trong những giờ dạy của bản thân cũng như qua những lần dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy một điều rằng hiện nay đang xuất hiện một thực trạng học sinh ngày càng thụ động, không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều lần thầy cô giáo đặt câu hỏi, dù chỉ là câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại các em vẫn không chủ động trả lời, và chính các thầy cô là người phải tự trả lời các câu hỏi do mình đặt ra. Những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cô rất nhiều, thậm chí chán nản không tha thiết với công việc của mình.
Theo kết quả khảo sát (ngày 30/09/2018) học sinh các lớp 10A2, 10A4, 10A5, 10A6, 10A7, 10A8, 11A6, 11A7 là các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy thu được kết quả như sau:
Lớp khảo sát
Phát biểu
nhiều
Tỉ lệ
(%)
Có phát biểu nhưng không nhiều
Tỉ lệ
(%)
Không phát biểu
Tỉ lệ
(%)
10A2
10/38
26,32
5/38
13,16
23/38
60,52
10A4
6/40
15
4/40
10
30/40
75
10A5
6/45
13,33
5/45
11,11
34/45
75,56
10A6
6/43
13,95
4/43
9,3
33/43
76,75
10A7
10/43
23,26
6/43
13,95
27/43
62,79
10A8
6/42
14,29
6/42
14,29
30/42
71,42
11A6
8/43
18,6
7/43
16,28
28/43
65,12
11A7
4/45
8,89
4/45
8,89
37/45
82,22
Tổng số
56/339
16,52
41/339
12,1
242/339
71,38
Từ kết quả trên ta thấy tình trạng lớp học tương đối trầm. Nguyên nhân gây nên hiện tượng học sinh thụ động trong giờ học: hiện tượng này bắt nguồn từ tâm lí chung của học sinh sợ phát biểu sai; chưa tự tin vào năng lực của mình, ngại ngùng, rụt rè khi đứng trước đám đông; lười suy nghĩ, không chịu hoặc rất ít chuẩn bị bài ở nhà; chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây dựng bàiNếu tình trạng thụ động, ít hoặc không phát biểu xây dựng bài trong giờ học của học sinh THPT nói chung và trong giờ học Vật lí nói riêng kéo dài thì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong hiện tại mà còn có tác động tiêu cực sau này. Điều đó sẽ tạo ra những thế hệ người lao động, đội ngũ trí thức kém năng động, luôn nhút nhát, e dè, sợ sệt khi phát biểu trước đám đông; thiếu bản lĩnh, tự tin trong giao tiếp; không dám nói lên sự thật, chống lại cái sai trái
Cũng với các lớp trên với câu hỏi "Em có hứng thú khi đến giờ học môn Vật lí hay không?", kết quả thu được (khảo sát ngày 30/09/2018) như sau: 
Lớp khảo sát
Hứng thú
với giờ học
Tỉ lệ
(%)
Không hứng thú
với giờ học
Tỉ lệ
(%)
10A2
12/38
31,58
26/38
68,42
10A4
9/40
22,5
31/40
77,5
10A5
9/45
20
36/45
80
10A6
8/43
18,6
35/43
81,4
10A7
15/43
34,88
28/43
65,12
10A8
15/42
35,71
27/42
64,29
11A6
16/43
37,21
27/43
62,79
11A7
7/45
15,56
38/45
84,44
Tổng số
91/339
26,84 
248/339
73,16 
Kết quả cho thấy số học sinh yêu thích giờ học Vật lí rất ít, chưa đến một nửa. Nguyên nhân học sinh không hứng thú trong giờ học Vật lí là do tâm lí của các em khi tiếp cận môn học thường cho đây là môn học khó, trừu tượng nên thường lười suy nghĩ, ỷ lại; cơ sở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn, không có điều kiện làm các thí nghiệm minh họa, kiểm chứng (vì đây là môn học gắn liền với thực nghiệm)
Tình trạng học sinh không hứng thú trong giờ học Vật lí nếu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến kết quả dạy và học mà sâu xa hơn dẫn đến sự khuyết hãm về tri thức khoa học của thế hệ trẻ được đào tạo trong nhà trường. Đây sẽ là một thiếu hụt không bù đắp nổi, làm yếu đi nguồn nhân lực của đất nước trong thực tế đào tạo nguồn nhân lực hiện nay
Trước tình hình đó, tôi thiết nghĩ người giáo viên cần khôi phục động lực học tập, khơi dậy niềm đam mê đối với môn học của học sinh bằng những giờ học thực sự hấp dẫn, lôi cuốn."Học mà chơi, chơi mà học" thì ai, giáo viên nào cũng biết nhưng biết cách tổ chức các hoạt động giúp học sinh học-chơi, chơi-học thì không nhiều giáo viên làm được. Qua tham khảo đồng nghiệp và thực tế giảng dạy, tôi muốn được cùng các đồng nghiệp chia sẻ, trao đổi một số biện pháp mà tôi đã làm trong thời gian qua để khắc phục tình trạng trên như sau:
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Những yêu cầu của một trò chơi Vật lí:
Vật lí học là khoa học thực nghiệm, vì vậy giáo viên cần thiết phải thực hiện thành thạo các hành động Vật lí như: thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, mô hình hóa một hiện tượng hoặc một thực thể Vật lí cho đến các hoạt động cụ thể như lắp ráp thực hiện thí nghiệm, sử dụng thông thạo các máy đo, lấy số liệu, phán đoán kết quả, Như vậy, muốn học tốt Vật lí thì phải luôn thực hiện tốt các hành động Vật lí.
Hành động Vật lí còn là cách suy nghĩ, cách làm bên cạnh những sự việc cụ thể hàng ngày có tính chất Vật lí. Khi tiếp xúc với những hiện tượng Vật lí, quá trình Vật lí, học sinh biết đặt câu hỏi đúng chỗ, có khả năng giải thích các hiện tượng và các quá trình ấy, 
Để học sinh có nhiều cơ hội thực thi những hành động Vật lí thì chúng ta nên lồng ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút học sinh cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơi Vật lí. Tức là từ trò chơi mà lồng ghép kiến thức Vật lí vào, làm cho học sinh có những giây phút thoải mái hoạt động, làm giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo học tốt. Muốn trò chơi đem đến hiệu quả giáo dục cao thì cần phải thiết kế trò chơi với các yêu cầu như sau:
- Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt. 
- Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên môn, mang tính khoa học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trường và ngoài xã hội ở từng thời điểm cụ thể.
- Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi, lành mạnh và thời lượng vừa phải hợp lý. 
- Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huy sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng.
- Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai trò rất quan trọng, là người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt học sinh tự giác tham gia.
2.3.2. Một số trò chơi Vật lí:
2.3.2.1. Trắc nghiệm Vật lí:
- Nguyên tắc: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trình học sách giáo khoa, mỗi câu có một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B, C, D. Các tổ (nhóm) sẽ được chuẩn bị trước các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C, D”. Mỗi tổ (nhóm) sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án đúng nhất bằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu cầu của người dẫn (hoặc ban tổ chức). Tổ (nhóm) nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ chiến thắng.
- Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời gian trả lời câu hỏi trên powerpoint và trình chiếu trên máy chiếu. 
- Hình thức chơi: Chia theo tổ, nhóm.
- Quy mô tổ chức: các tiết học Vật lí trên lớp (trong hoạt động khởi động hoặc củng cố bài), các buổi ngoại khóa Vật lí.
2.3.2.2. Trò chơi lật hình:
- Nguyên tắc: Khuất sau các câu hỏi là một bức tranh của nhà Khoa học hoặc nội dung mà chúng ta cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bức tranh thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung của một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội dung bức ảnh thì trò chơi kết thúc (Xem phụ lục 1).
- Phương tiện tổ chức: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình chiếu trên máy chiếu hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.
- Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt. Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho đội khác. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ chiến thắng.
- Quy mô tổ chức: các tiết học Vật lí trên lớp (trong hoạt động củng cố bài hoặc các tiết ôn tập), các buổi ngoại khóa Vật lí.
Ví dụ: Khi dạy tiết ôn tập chương "Dòng điện không đổi" - Vật lí 11 cơ bản, có thể sử dụng trò chơi lật hình như sau:
- Mục đích giáo dục: 
+ Giúp học sinh nhớ lại kiến thức chương Dòng điện không đổi - Vật lí 11 cơ bản.
+ Cung cấp thêm thông tin về nhà Vật lí nổi tiếng ANDRE-MARIE AMPERE.
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 5
CÂU 7
CÂU 4
CÂU 6
CÂU 8
NỘI DUNG CÂU HỎI
TT
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
1
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện ?
Cường độ dòng điện
2
Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện ?
Suất điện động của nguồn điện
3
Thiết bị đo điện năng tiêu thụ trong đời sống ?
Công tơ điện
4
Thiết bị được sử dụng để tránh xảy ra hiện tượng đoản mạch ?
Cầu chì(hoặc aptomat)
5
Bình ac-quy khi sử dụng có hiện tượng nóng lên là do điện năng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào ?
Nhiệt năng
6
Đại lượng đặc trưng cho tốc độ tiêu thụ điện năng của đoạn mạch ?
Công suất điện
7
Thiết bị đo cường độ dòng điện ?
Ampe kế
8
Đơn vị đo của cường độ dòng điện ?
Ampe (A) 
Từ khóa
Đây là nhà bác học nào ?
ANDRE-MARIE AMPERE
2.3.2.3. Đố vui ô chữ Vật lí:
- Nguyên tắc: 
+ Cách tạo ô chữ thường: Để có ô chữ Vật lí có ý nghĩa và hay thì chúng ta nên chọn chủ đề cho ô chữ. Chủ đề đó chính là nội dung của ô chữ hàng dọc. Từ ô chữ hàng dọc này, chúng ta đặt từ khóa cho các ô hàng ngang. Dựa vào từ khóa để đặt câu hỏi cho từng hàng ngang.
+ Ô chữ ở mức độ khó hơn: Tương tự như trên nhưng chủ đề của ô chữ không nhất thiết phải đặt trong ô hàng dọc mà đặt trong từng ô riêng rẽ của ô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa cho chủ đề. Khi các từ khóa từ từ hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giải đáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề của ô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoán đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng (Xem phụ lục 2). 
- Phương tiện tổ chức: Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy chiếu.
- Hình thức chơi: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết học để củng cố bài.
- Quy mô tổ chức: các tiết học Vật lí trên lớp (trong hoạt động củng cố bài hoặc các tiết ôn tập), các buổi ngoại khóa Vật lí.
Ví dụ: Khi Dạy bài "Lực hấp dẫn" - Vật lí 10 cơ bản, chúng ta có thể sử dụng ô chữ sau cho phần củng cố bài
- Mục đích giáo dục:
+ Ôn tập, củng cố kiến thức bài "Lực hấp dẫn" - Vật lí 10 cơ bản.
+ Cung cấp thêm cho học sinh kiến thức thực tế về hiện tượng thủy triều, đồng thời giáo dục ý thức giữ gìn môi trường, chống biến đổi khí hậu.
1. Ô chữ:
N
V
G
B
ÌF
N
H
P
H
Ư
Ơ
N
Ạ
V
N
Ậ
T
C
L
Ự
N
ẪN
D
H
Ấ
P
C
ƯC
L
Q
U
Ỹ
Đ
Ạ
O
S
N
Ằ
H
G
H
Ấ
P
D
Ẫ
Ố
G
N
Ọ
R
T
L
Ự
C
N
2. Câu hỏi:
Câu 1: "Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng". Điền từ còn thiếu vào dấu
Câu 2: Từ chỉ mọi vật nói chung được nhắc đến trong tương tác hấp dẫn?
Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho tương tác của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng?
Câu 4: Lực tương tác của hai vật bất kì?
Câu 5: Tập hợp tất cả các vị trí do chất điểm chuyển động tạo nên?
Câu 6: Kí hiệu G trong hệ thức của định luật vạn vật hấp dẫn gọi là gì?
Câu 7: Đơn vị của lực là gì?
Câu 8: Lực hút của Trái Đất lên các vật trên mặt đất có tên gọi là gì?
2.3.2.4. Đố vui ba dữ kiện Vật lí:
- Nguyên tắc: Đầu tiên ta đưa ra câu hỏi ở dạng khái niệm hoặc về lịch sử Vật lí, kiến thức Vật lí, hiện tượng Vật lí,.. Ví dụ như: Ông là ai? Đại lượng nào? Hiện tượng gì? Sau đó đưa ra từng dữ kiện (thông thường là ba dữ kiện) gợi ý dần dần cho câu trả lời đúng. Dữ kiện thứ nhất ở mức độ khó nhất (hầu như chưa gợi ý gì), dữ kiện thứ hai ở mức độ trung bình (có gợi ý) và dữ kiện thứ ba ở mức độ dễ nhất (gợi ý gần tới câu trả lời đúng). Nếu học sinh trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất sẽ được 30 điểm/câu, dữ kiện thứ hai là 20 điểm/câu, dữ kiện thứ ba là 10 điểm/câu. Mỗi dữ kiện cách nhau 10 giây (Xem phụ lục 3). 
- Phương tiện tổ chức: Dùng phần mềm Powerpoint để thiết kế trò chơi và trình chiếu trên máy chiếu và học sinh dành quyền ưu tiên trả lời bằng cách giơ tay hoặc bấm chuông (nếu có). Hoặc đơn giản hơn là viết các câu hỏi theo thứ tự rồi cho học sinh bốc thăm, khi bốc được số nào thì người dẫn (hoặc giám khảo) đọc từng dữ kiện theo thời gian qui định. Thực hiện theo cách này dễ làm và không mất nhiều thời gian cho việc thiết kế trên máy tính.
- Hình thức chơi: Chia đội. 
- Quy mô tổ chức: các tiết học Vật lí trên lớp (trong hoạt động củng cố bài hoặc các tiết ôn tập), các buổi ngoại khóa Vật lí. 
Ví dụ: Khi dạy tiết ôn tập chương "Chất khí" - Vật lí 10 cơ bản, chúng ta có thể sử dụng trò chơi ba dữ kiện Vật lí như sau: 
Ông là ai?
- Nhà Hoá học và Vật lí người Pháp, nổi tiếng do đã tìm ra những định luật về các chất khí; xây dựng phương pháp phân tích thể tích. 
- Ông đã cùng nhà bác học Sac-lơ nghiên cứu ra định luật về chất khí lý tưởng.
- Định luật mang tên ông nói về quá trình đẳng áp.
Gay - Luyxac
Đại lượng gì?
- Đại lượng này là một thông số của chất khí , có liên quan mật thiết đến nội năng của khí.
- Nếu đại lượng này không đổi thì áp suất của một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với thể tích của nó.
- Có thể đo bằng nhiệt kế. 
Nhiệt độ.
 2.3.3. Qui trình tổ chức trò chơi Vật lí:
Để thực hiện một trò chơi Vật lí, người dạy Vật lí cần phải thực hiện theo một qui trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã n

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tro_choi_nham_gay_hung.docx