SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số mô hình hoạt động đoàn nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đoàn viên thanh niên trường THPT Cẩm Thủy 2

SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số mô hình hoạt động đoàn nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đoàn viên thanh niên trường THPT Cẩm Thủy 2

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động sáng tạo, muốn tự khẳng định mình [2].

Hội nghị lần thứ 7 Trung ương khóa X đã khẳng định “ Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người.” Trong đó bộ phận thanh niên trong nhà trường THPT là những công dân làm chủ tương lai sau này. Ở trường THPT Cẩm Thủy 2, dưới sự chỉ đạo Cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu và các tổ chức Đoàn thể trong hội đồng giáo dục coi trọng việc giáo dục Đoàn viên thanh niên ( ĐVTN) phát triển toàn diện – sẵn sàng hội nhập với bốn tiêu chí: “ Tự tin – Năng động – Thông minh – Sáng tạo”.

Là một bí thư Đoàn trường của một trường THPT thuộc miền núi , tôi nhận thấy việc phát triển toàn diện cho ĐVTN là việc làm rất khó khăn.Trong những năm gần đây, do sự phát triển của xã hội, ĐVTN ít quan tâm đến các hoạt động bên trong trường học mà bị lôi kéo bởi những thú vui bên ngoài trường học. Các hoạt động Đoàn trong nhà trường chỉ được thực hiện bởi một số nhóm học sinh như đội văn nghệ, đội cờ đỏ, đội báo tường . Nguyên nhân chính là do nội dung, hình thức sinh hoạt và hoạt động Đoàn còn thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo, chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên cũng như yêu cầu tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay, vai trò Đoàn viên chưa được phát huy, một bộ phận đoàn viên còn thụ động, ý thức xây dựng tổ chức chưa cao. Phần lớn Đoàn viên thanh niên chưa tự tin để thể hiện hết các khả năng của mình trong các lĩnh vực. Một số em chỉ quan tâm đến việc học mà không tham gia vào bất cứ hoạt động nào khác. Ngược lại một số em chỉ thích các hoạt động ngoài học tập.

 

doc 16 trang thuychi01 9063
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức một số mô hình hoạt động đoàn nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đoàn viên thanh niên trường THPT Cẩm Thủy 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC MỘT SỐ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐOÀN NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 2
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Chức vụ: Bí thư đoàn trường
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Công tác Đoàn
THANH HOÁ NĂM 2017
Mục Lục
STT
Mục
Trang
1
I- PHẦN MỞ ĐẦU
01
2
1. Lí do chọn đề tài 
01
3
2. Mục đích nghiên cứu 
02
4
3. Đối tượng nghiên cứu 
02
5
4. Phương pháp nghiên cứu 
02
6
II - NỘI DUNG 
02
7
1. Cơ sở lí luận 
02
8
2. Thực trạng vấn đề 
02
9
3.Cách thức tiến hành một số mô hình hoạt động Đoàn
03
10
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
12
11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
13
12
Tài liệu tham khảo
14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : Kinh nghiệm tổ chức một số mô hình hoạt động Đoàn nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Đoàn viên thanh niên trường THPT Cẩm Thủy 2
I- PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động sáng tạo, muốn tự khẳng định mình [2].
Hội nghị lần thứ 7 Trung ương khóa X đã khẳng định “ Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người.” Trong đó bộ phận thanh niên trong nhà trường THPT là những công dân làm chủ tương lai sau này. Ở trường THPT Cẩm Thủy 2, dưới sự chỉ đạo Cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu và các tổ chức Đoàn thểtrong hội đồng giáo dục coi trọng việc giáo dục Đoàn viên thanh niên ( ĐVTN) phát triển toàn diện – sẵn sàng hội nhập với bốn tiêu chí: “ Tự tin – Năng động – Thông minh – Sáng tạo”.
Là một bí thư Đoàn trường của một trường THPT thuộc miền núi , tôi nhận thấy việc phát triển toàn diện cho ĐVTN là việc làm rất khó khăn.Trong những năm gần đây, do sự phát triển của xã hội, ĐVTN ít quan tâm đến các hoạt động bên trong trường học mà bị lôi kéo bởi những thú vui bên ngoài trường học. Các hoạt động Đoàn trong nhà trường chỉ được thực hiện bởi một số nhóm học sinh như đội văn nghệ, đội cờ đỏ, đội báo tường. Nguyên nhân chính là do nội dung, hình thức sinh hoạt và hoạt động Đoàn còn thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo, chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên cũng như yêu cầu tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay, vai trò Đoàn viên chưa được phát huy, một bộ phận đoàn viên còn thụ động, ý thức xây dựng tổ chức chưa cao. Phần lớn Đoàn viên thanh niên chưa tự tin để thể hiện hết các khả năng của mình trong các lĩnh vực. Một số em chỉ quan tâm đến việc học mà không tham gia vào bất cứ hoạt động nào khác. Ngược lại một số em chỉ thích các hoạt động ngoài học tập.
Xuất phát từ những thực trạng , cũng như mục tiêu nêu trên, để hoạt động Đoàn trong trường THPT đạt kết quả cao và có thể phát huy hết được khả năng của các Đoàn viên thanh niên tôi bám sát vào việc thay đổi phương thức một cách khoa học phù hợp tình hình mới, yêu cầu mới, cũng như phù hợp tâm sinh lý học sinh hiện nay, Tôi tập trung nghiên cứu và chọn đề tài: “Kinh nghiệm tổ chức một số mô hình hoạt động Đoàn nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Đoàn viên thanh niên trường THPT Cẩm Thủy 2”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài được nghiên cứu để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ĐVTN thông qua các hoạt động Đoàn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: ĐVTN trường THPT Cẩm Thủy 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Lập kế hoạch nghiên cứu
Chia giai đoạn nghiên cứu
Soạn thảo nội dung: Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
II - NỘI DUNG 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [1]. 
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Đoàn phối hợp với cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho Đoàn viên, thanh niên tích cực quản lý nhà nước và xã hội [1].
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường (Đoàn trường) phát huy vai trò, trách nhiệm nhằm xây dựng thế hệ học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam [1].
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.1.Tìm hiểu đặc điểm tình hình của Đoàn Trường THPT Cẩm Thủy 2
a.Thuận lợi:
- Ban thường vụ Đoàn Trường nhiệt tình bản lĩnh có trách nhiệm trong công tác.
- Chi đoàn giáo viên tại trường THPT Cẩm Thủy 2 gồm các đồng chí nhiệt tình, năng động, là lực lượng nòng cốt hỗ trợ công tác Đoàn.
- Cấp ủy và ban giám hiệu rất quan tâm và tạo mọi điều kiện cho Đoàn trường hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tạo điều kiện hoạt động cho Chi Đoàn và Đoàn trường hoàn thành nhiệm vụ.
 b.Khó khăn:
- Bí thư, Phó Bí Thư Đoàn Trường đều là người mới nên chưa có kinh nghiệm trong công tác. Và là công tác kiêm nhiệm nên ở mặt nào đó kỹ năng Đoàn còn hạn chế, chưa xác định đúng chức năng nhiệm vụ của từng vị trí cụ thể. Chưa chủ động tham mưu cấp uỷ về công tác thanh niên.
- BCH Đoàn trường phần lớn là học sinh nên trong quá trình hoạt động đôi khi còn nhiều dè dặt, thiếu kinh nghiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao.
2.2. Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh về công tác Đoàn trong nhà trường
Để công tác Đoàn phát triển thì sự chủ động tham gia của ĐVTN là điều không thể thiếu. Tôi đã lấy phiếu thăm dò đối với 700 ĐVTN trong toàn trường và kết quả như sau:
Số ĐVTN
Có thích tham gia các hoạt động Đoàn không?
Đã từng tham gia các hoạt động Đoàn chưa?
Có thích phát triển toàn diện không?
Có 
650
200
700
Không
50
500
0
 Từ bảng thống kê trên, tôi nhận thấy những điều Đoàn trường mình chưa làm được và hiểu được các em ĐVTN cần gì.Cần phải tạo thêm nhiều sân chơi cho các em để từ đó các em có thể tự hoàn thiện, tự khẳng định bản thân mình. Điều này đòi hỏi bản lĩnh của người phụ trách, cần biết dũng cảm từ chối điều mình cho rằng không thiết thực, chưa phù hợp. Từ đó đưa ra các mô hình hoạt động phù hợp để đáp ứng được nhu cầu phát triển toàn diện của ĐVTN.
3.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH MỘT SỐ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐOÀN
Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn cũng như nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của ĐVTN tôi đã lập kế hoạch tổ chức các hoạt động trong năm học và xin ý kiến của cấp ủy và Ban giám hiệu. Sau đây là một số mô hình hoạt động của Đoàn trường trong năm học.
3.1. Mô hình “Thi viết phần mềm”:
*. Mục đích: Giúp ĐVTN có hiểu biết hơn trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có tư duy sáng tạo trong việc tổ chức các mảng quản lý của đoàn trường.
*. Nội dung: Đoàn trường phát động cuộc thi “Thi viết phần mềm” với những nội dung cho trước.Ví dụ như: Phần mềm quản lý số lượng và xếp loại ĐVTN, Phần mềm tính điểm theo dõi của cờ đỏ, Phần mềm tổng hợp kết quả thi đua.ĐVTN đăng ký tham gia viết phần mềm. Đoàn trường sẽ chọn ra chương trình hay nhất để trao giải thưởng.
*. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch trình cấp uỷ và Ban giám hiệu.
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân chủ chốt. Ví dụ: người phụ trách mảng lập kế hoạch và phổ biến kế hoạch; người phụ trách kiểm tra tính tiện ích của từng phần mềm.
Bước 3: Phổ biến mô hình trước toàn trường và đưa hướng dẫn cụ thể về từng chi đoàn.
Bước 4: Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên ĐVTN tham gia .
Bước 5: Tiến hành, tổng kết và trao thưởng.
*. Kết quả đạt được: Sau khi phát động sáng tạo phần mềm quản lý của đoàn trường, ĐVTN gửi về nhiều sản phẩm trong đó chọn được 3 phần mềm hay nhất và trao giải như sau: 
1 giải nhất: mỗi giải 300.000
1 giải nhì: mỗi giải 200.000
1 giải ba: mỗi giải 100.000
*. Đánh giá việc thực hiện mô hình: Qua việc phát động “Thi viết phần mềm” có rất nhiều ĐVTN quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin có cơ hội thể hiện và biến sự am hiểu của mình thành sản phẩm có ích. Cũng thông qua đó các em ĐVTN tìm hiểu về ứng dụng của môn tin học, toán học nhiều hơn, giúp kết quả học tập cao hơn.
Hình ảnh phần mềm tổng hợp kết quả theo dõi nề nếp 
3.2. Mô hình “ Hội thi các trò chơi dân gian”:
*. Mục đích: Giúp tất cả ĐVTN rèn luyện sức khỏe ,có thể tự tin, tích cực tham gia các hoạt động.
*. Nội dung: Đoàn trường tổ chức “ Hội thi các trò chơi dân gian” để chào mừng các ngày lễ lớn như 20/10, 20/11,8/3, 26/3. Các trò chơi bao gồm: đi cà kheo, ném còn, nhảy bao bố, đẩy gậy, kéo co.Đối với mỗi trò chơi, các chi đoàn đăng ký 1nam, 1 nữ (hoặc 1 đội nam, 1 đội nữ) tham gia thi đấu. Đoàn trường sẽ trao giải thưởng cho các đội thắng cuộc và trao giải toàn đoàn cho các chi đoàn đạt thành tích cao nhất.
*. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch trình cấp uỷ và Ban giám hiệu.Dự trù kinh phí tổ chức.
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân chủ chốt. Ví dụ: người phụ trách mảng lập kế hoạch và phổ biến kế hoạch; người phụ trách thành lập tổ trọng tài, ban thư ký, phục vụ; người phụ trách theo dõi và lập danh sách thi đấu; người phụ trách theo dõi kết quả.
Bước 3: Phổ biến mô hình trước toàn trường và đưa hướng dẫn cụ thể về từng chi đoàn.
Bước 4: Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên ĐVTN tham gia.
Bước 5: Tiến hành, tổng kết và trao thưởng thưởng.
*. Kết quả đạt được: Sau khi phát động “ Hội thi các trò chơi dân gian” ĐVTN các chi đoàn rất hào hứng đăng ký tham gia. Các em tích cực luyện tập ở nhà và sau các buổi học ở trường. Đoàn trường đã trao giải cho các cá nhân và tập thể đạt giải như sau:
Giải cá nhân: ( Tính riêng từng nội dung thi)
1 giải nhất: mỗi giải 100.000
1 giải nhì: mỗi giải 70.000
1 giải ba: mỗi giải 50.000
3 giải KK: mỗi giải 30.000
Giải tập thể: ( Tính điểm tổng cộng cho tất cả các nội dung thi)
1 giải nhất: mỗi giải 200.000
1 giải nhì: mỗi giải 150.000
1 giải ba: mỗi giải 100.000
*. Đánh giá việc thực hiện mô hình: Qua việc tổ chức “ Hội thi các trò chơi dân gian”có thể thấy không khí trường học sôi nổi rõ rệt. Các em ĐVTN cùng nhau luyện tập. Qua đó sức khỏe của các em ngày càng được nâng cao, Sự tự tin và tinh thần đồng đội cũng tăng lên rõ rệt.
Hình ảnh hội thi các trò chơi dân gian
3.3. Mô hình “Báo tri thức trẻ”:
*. Mục đích: Giúp ĐVTN tất cả các chi đoàn có thể tự tin, tích cực tìm kiếm thông tin, đầu tư ý tưởng và phát huy khả năng sáng tạo, mỹ thuật, khả năng trình bày.
*. Nội dung: Đoàn trường yêu cầu mỗi tuần có một chi đoàn thực hiện tờ báo tri thức trẻ ( báo bảng) chủ đề tự chọn theo chủ đề tháng. Đoàn trường sẽ chọn ra những tờ báo có nội dung và hình thức đẹp nhất để trao giải thưởng. một kỳ trao thưởng một lần. 
*. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch.
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân chủ chốt. Ví dụ: người phụ trách mảng lập kế hoạch và phổ biến kế hoạch; người phụ trách theo dõi, chấm điểm và tổng hợp kết quả.
Bước 3: Phổ biến mô hình trước toàn trường và đưa hướng dẫn cụ thể về từng chi đoàn.
Bước 4: Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên các chi đoàn tham gia.
Bước 5: Tiến hành, tổng kết và trao thưởng.
*. Kết quả đạt được: Sau mỗi kỳ đã có rất nhiều tờ báo với nội dung đặc sắc, hình thức phong phú. Đoàn trường đã chọn ra và trao thưởng như sau:
1 giải nhất: mỗi giải 200.000
1 giải nhì: mỗi giải 150.000
1 giải ba: mỗi giải 100.000
*. Đánh giá việc thực hiện mô hình: Qua việc tổ chức mô hình “ Báo tri thức trẻ” có thể thấy sự thay đổi rõ rệt trong sự tham gia phong trào của các chi đoàn. Các chi đoàn đã thi đua với nhau xem lớp nào viết được tờ báo hay hơn, đẹp hơn. Có thể thấy từng thành viên trong chi đoàn đều góp phần vào công việc chung như đặt tên đầu báo, sáng tác và sưu tầm nội dung báo, vẽ trang trí và minh họa cho báo. Nhiều em được thể hiện khả năng của mình như sáng tác văn thơ, hội họa. Các tờ báo ra đời đều được học sinh toàn trường theo dõi và bình luận sôi nổi. Có thể thấy đây là sân chơi rất tốt cho các em học sinh thể hiện sự đoàn kết của chi đoàn.
Hình ảnh báo tri thức trẻ
3.4. Mô hình “ Tìm kiếm tài năng Cẩm Thủy 2”
*. Mục đích: Giúp tất cả các ĐVTN có thể tự tin thể hiện năng khiếu của mình.
*. Nội dung: Mỗi chi đoàn đăng ký tối thiểu 2 tiết mục. Các tiết mục tài năng có thể ở mọi lĩnh vực như hát, nhảy, múa, vẽ, xiếc, ảo thuật, chơi nhạc cụ, võ thuật.Các thí sinh sẽ trải qua 1 vòng loại và 1 buổi chung kết biểu diễn trước toàn trường.
*. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch trình cấp uỷ và Ban giám hiệu. Dự trù kinh phí tổ chức.
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân chủ chốt. Ví dụ: người phụ trách mảng lập kế hoạch và phổ biến kế hoạch; người phụ trách tổ chức cuộc thi, người phụ trách theo dõi kết quả và trao thưởng.
Bước 3: Phổ biến mô hình trước toàn trường và đưa hướng dẫn cụ thể về từng chi đoàn.
Bước 4: Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên ĐVTN tham gia.
Bước 5: Tiến hành, tổng kết và trao thưởng.
*. Kết quả đạt được: Sau khi thông báo tổ chức cuộc thi có rất nhiều tiết mục đăng ký tham gia. Sau vòng chung kết, Đoàn trường đã chọn và trao thưởng cho các tiết mục đặc sắc nhất:
1 giải nhất: mỗi giải 200.000
2 giải nhì: mỗi giải 150.000
3 giải ba: mỗi giải 100.000
4 giải KK: mỗi giải 50.000
*. Đánh giá việc thực hiện mô hình: Qua việc tổ chức mô hình “ Tìm kiếm tài năng Cẩm Thủy 2” có thể thấy sự thay đổi rõ rệt trong sự tự tin của học sinh trong việc tham gia phong trào của đoàn trường. Trước đây các em hầu như không bộc lộ tài năng của mình, có chăng chỉ là 1 nhóm bạn thân biết đến thì sau cuộc thi này các em đã mạnh dạn đăng ký và đầu tư thời gian để tập luyện. Khi biểu diễn trước đám đông các em rất tự tin để khẳng định bản thân mình. Thông qua cuộc thi các em tự học hỏi lẫn nhau để hiểu biết thêm về rất nhiều lĩnh vực như âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, sân khấu điện ảnh từ đó có nhu cầu phát triển toàn diện bản thân.
Hình ảnh cuộc thi “ Tìm kiếm tài năng Cẩm Thủy 2”
3.5. Mô hình “Cuộc thi kiến thức”
Hàng tuần, vào sáng thứ 2, nhà trường tổ chức tiết chào cờ. Tuy nhiên có những tuần nội dung chào cờ ít, thời gian dư ra của 1 tiết là tương đối nhiều. Vì vậy Đoàn trường tổ chức mô hình “Cuộc thi kiến thức” với nội dung và cách thức tiến hành như sau:
*. Mục đích: Giúp ĐVTN tất cả các chi đoàn có thể tích cực tìm hiểu và tự tin thể hiện vốn kiến thức ở mọi lĩnh vực, đồng thời rèn luyện kỹ năng sống thông qua các tình huống giao tiếp.
*. Nội dung: Đoàn trường chọn ra 2 đội chơi, mỗi đội gồm 3 thành viên đến từ 3 khối 10, 11, 12. Các thành viên sẽ được lấy lần lượt ở các chi đoàn khác nhau. Sau khi các chi đoàn tham gia hết sẽ chơi vòng lại. Sẽ có các gói câu hỏi trả lời nhanh ở mọi lĩnh vực hoặc các tình huống về tham gia giao thông hoặc vi phạm pháp luật. Khi câu hỏi được đưa ra, đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành quyền trả lời. Trả lời sai thì câu hỏi đó giành cho khán giả. Đội có số câu trả lời đúng nhiều tương ứng với điểm số cao hơn sẽ giành chiến thắng. Đội thắng sẽ được cộng 10 điểm cho từng chi đoàn thàn viên của mình. Khán giả trả lời đúng sẽ được cộng 3 điểm cho chi đoàn mình. Điểm thưởng sẽ được tính vào điểm tổng kết thi đua cuối kỳ của chi đoàn. Sau 1 hoặc 2 tuần có thể thay đổi hình thức thi và thay đổi giải thưởng.
*. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch trình cấp uỷ và Ban giám hiệu.
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân chủ chốt. Ví dụ: người phụ trách mảng lập kế hoạch và phổ biến kế hoạch; người phụ trách tổ chức cuộc thi, người phụ trách theo dõi kết quả và trao thưởng.
Bước 3: Phổ biến mô hình trước toàn trường và đưa hướng dẫn cụ thể về từng chi đoàn.
Bước 4: Tiến hành thực hiện
Bước 5: Tổng kết 
*. Kết quả đạt được: Sau mỗi tuần, số lượng học sinh xung phong tham gia thi nhiều hơn. Học sinh các lớp thấy hứng thú với tiết chào cờ hơn.
*. Đánh giá việc thực hiện mô hình: Qua việc tổ chức mô hình “Cuộc thi kiến thức” có thể thấy các em học sinh ngày càng tự tin để thể hiện vốn hiểu biết của mình trên mọi lĩnh vực. Các em đã biết quan tâm đến việc trả lời để mang điểm thưởng về cho lớp. Từ đó sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp được nâng cao và phong trào thi đua trong nhà trường tiếp tục diễn ra sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Cũng thông qua mô hình này, học sinh có thể hiểu rõ hơn các quy định về pháp luật, về luật lệ an toàn giao thông, về kỹ năng sống khi tham gia xử lý các tình huống.Có thể thấy mô hình đã mang lại những lợi ích to lớn.
Hình ảnh một số “Cuộc thi kiến thức”
3.6. Mô hình “ Lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh khối 12”
18 tuổi – Tuổi của ước mơ, hoài bão, tuổi của sự trưởng thành và hơn hết là tuổi của cảm xúc yêu thương. Sau 3 năm gắn bó với ngôi trường cấp 3 yêu dấu nơi đó có thầy cô và bạn bè. Đến giời phút chia tay làm sao nói hết được bằng lời? Hiểu được suy nghĩ đó, Đoàn trường tổ chức mô hình “ Lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh khối 12” với nội dung và cách thức tiến hành như sau:
*. Mục đích: Giúp ĐVTN tất cả các lớp 12 có thể trao gửi được tình cảm của mình dành cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè . Qua đó rèn luyện cho các em tình yêu thương và tính nhân văn cao đẹp.
*. Nội dung: Đoàn trường tuyển chọn 1 số tiết mục văn nghệ, 1 số bài viết hay về kỷ niệm của học sinh lớp 12 đối với gia đình ,thầy cô, bạn bè. Đồng thời cũng có những bài viết về kỷ niệm của thầy cô dành cho học sinh. Bài viết hay nhất sẽ được đọc trong buổi lễ. Đan xen vào đó là một số trò chơi như: Thay lời muốn nói, bong bóng ước mơđể học sinh có thể nói lên được hết tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình.
*. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch trình cấp uỷ và Ban giám hiệu.
Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân chủ chốt. Ví dụ: người phụ trách mảng lập kế hoạch và phổ biến kế hoạch; người phụ trách tổng hợp bài viết hay, người phụ trách tổ chức trò chơi và văn nghệ
Bước 3: Phổ biến mô hình trước toàn trường và đưa hướng dẫn cụ thể về từng chi đoàn.
Bước 4: Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên ĐVTN và giáo viên tham gia.
Bước 5: Tiến hành buổi lễ.
*. Kết quả đạt được: Sau khi thông báo tổ chức có rất nhiều bài viết hay của ĐVTN dành cho cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Cũng có những bài viết rất xúc động về tình cảm của thầy cô dành cho học sinh. Có thể thấy tình cảm của ĐVTN cuối cấp được nâng cao đẹp đẽ lên rất nhiều.
*. Đánh giá việc thực hiện mô hình: Qua việc tổ chức mô hình “ Lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh khối 12” có thể thấy được những cung bậc cảm xúc tuyệt vời mà mọi người dành cho nhau. Qua buổi lễ này, cái được lớn nhất là giáo dục tình yêu thương cho học sinh để dù các em đi đâu, làm gì thì nguồn cội tình cảm ấy vẫn níu giữ các em, định hướng cho các em trở thành con người lương thiện, có ích, có văn hóa.
Hình ảnh “ Lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh khối 12”
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau khi áp dụng các mô hình trên trong một năm học, tôi lấy phiếu thăm dò ĐVTN với các câu hỏi như ban đầu và thu được kết quả như sau:
Số học sinh
Có thích tham gia các hoạt động Đoàn không?
Đã từng tham gia các hoạt động Đoàn chưa?
Có thích phát triển toàn diện không?
Có 
700
600
700
Không
0
100
0
Như vậy với việc áp dụng các mô hình hoạt động đoàn, tôi đã giúp ĐVTN trong toàn trường hiểu về tổ chức Đoàn nhiều hơn, tích cực tham gia các phong trào và tự tin thể hiện mình. Quan trọng nhất là các em đã tự rèn luyện về mọi lĩnh vực để có thể phát triển toàn diện bản thân mình đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển xã hội hiện nay.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Sau khi áp dụng tổ chức một số mô hình hoạt động Đoàn tôi nhận thấy học sinh trong toàn trường có điều kiện để phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_mo_hinh_hoat_dong_doan_nham.doc