SKKN Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều, Khoản quy định trong Luật bảo vệ môi trường vào phần VII – Sinh thái học (Sinh học 12 cơ bản)

SKKN Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều, Khoản quy định trong Luật bảo vệ môi trường vào phần VII – Sinh thái học (Sinh học 12 cơ bản)

Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Đối lập với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Ô nhiễm môi trường đã làm cho môi trường sống của con người và sinh vật đang diễn biến rất phức tạp có nguy cơ hũy hoại, sự biến đổi khí hậu càng ngày càng rõ rệt hơn như: Hiệu ứng nhà kính - nhiệt độ trái đất tăng nhanh, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gen động, thực vật,. đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả ô nhiễm môi trường.

 Trường THPT Thọ Xuân 5 năm trên địa bàn có rât nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn đang hoạt động như nhà máy cồn Lam Sơn, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, công ty cổ phần phân bón Lam Sơn, nhà máy may xuất khẩu, nhà máy giấy Mục Sơn,. đã thải ra một lượng khói bụi lớn vào môi trường không khí, làm tăng khí nhá kính, thải các chất thải độc hại vào môi trường nước. Đồng thời hoạt động sống của người dân địa phương cũng thải vào môi trường một lượng lớn các chất thải, khí thải như rác thải sinh hoạt, khí than đá, than tổ ong, phân trâu, bò, lợn, gà, phương tiện giao thông . làm ô nhiễm môi trường sống.

 Ngay cả môi trường học tập và rèn luyện của học sinh tại nhà trường. Nhưng cũng đáng buồn, ở bất cứ trường học nào những cảnh tượng học sinh không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì bánh, kẹo, lon nước ngọt các loại. khắp sơi sân trường và hơn nữa ngăn bàn, dưới nền góc các lớp học cũng là hố rác của các em. Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập, sinh hoạt, vui chơi của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, các em còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường Tại nhà trường các em vậy, thì ở nhà các em cũng tùy tiện. Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ, ỷ lại của một số em. Chính hành động thiếu ý thức này tuy nhỏ nhưng cũng là góp phần nào đó gây ô nhiễm môi trường.

 

docx 24 trang thuychi01 6214
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều, Khoản quy định trong Luật bảo vệ môi trường vào phần VII – Sinh thái học (Sinh học 12 cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ ĐIỀU, KHOẢN QUY ĐỊNH TRONG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO PHẦN VII 
SINH THÁI HỌC (SINH HỌC 12 CƠ BẢN)
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Sinh học
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU	 1
1.1. Lý do chọn đề tài	 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 	 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 	 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu	 2
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm	 2
PHẦN II. NỘI DUNG	 3
2.1. Cơ sở lí luận về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ môi trường cho học sinh THPT	 3
2.2. Thực trạng ý thức và sự hiểu biết về môi trường, bảo vệ môi trường, luật bảo vệ môi trường hiện nay.	 5
2.3. Giải quyết vấn đề	 	6
Một số địa chỉ lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường’ vào phần VII – sinh thái học. ..........................................................................................	6
Mục tiêu của việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường ...................................................................................................... 8
2.3.3 Nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều khoản trong Luật BVMT vào phần 7 – sinh thái học................................................ 9
I. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều, Khoản trong Luật Bảo vệ môi trường vào bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái. ................... 9
II. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều, Khoản trong Luật Bảo vệ môi trường vào bài 41: Diễn thế sinh thái. ........................................ 11
III. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều, Khoản trong Luật Bảo vệ môi trường vào bài 42 - Hệ sinh thái ................................................. 12
IV. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào bài 43 - Trao đổi chất trong hệ sinh thái. ......................................................................................................... 14 
V. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào bài 44: Chu trinh sinh địa hóa và sinh quyển. ..................................................................................................... 15
VI. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều, Khoản trong Luật Bảo vệ môi trường vào bài 46: Thực hành quản lí và sử sụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. ........................................................................................ 17
2.3.4. Một số hoạt động của học sinh góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch đẹp tại trường và địa phương. ........................................................................ 18
IV. Hiệu quả 	 19
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	 20
3.1. Kết luận	 20
3.2. Kiến nghị đề xuất	 20
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Đối lập với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. Ô nhiễm môi trường đã làm cho môi trường sống của con người và sinh vật đang diễn biến rất phức tạp có nguy cơ hũy hoại, sự biến đổi khí hậu càng ngày càng rõ rệt hơn như: Hiệu ứng nhà kính - nhiệt độ trái đất tăng nhanh, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gen động, thực vật,... đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả ô nhiễm môi trường. 
 Trường THPT Thọ Xuân 5 năm trên địa bàn có rât nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn đang hoạt động như nhà máy cồn Lam Sơn, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, công ty cổ phần phân bón Lam Sơn, nhà máy may xuất khẩu, nhà máy giấy Mục Sơn,... đã thải ra một lượng khói bụi lớn vào môi trường không khí, làm tăng khí nhá kính, thải các chất thải độc hại vào môi trường nước. Đồng thời hoạt động sống của người dân địa phương cũng thải vào môi trường một lượng lớn các chất thải, khí thải như rác thải sinh hoạt, khí than đá, than tổ ong, phân trâu, bò, lợn, gà, phương tiện giao thông ... làm ô nhiễm môi trường sống. 
 Ngay cả môi trường học tập và rèn luyện của học sinh tại nhà trường. Nhưng cũng đáng buồn, ở bất cứ trường học nào những cảnh tượng học sinh không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì bánh, kẹo, lon nước ngọt các loại... khắp sơi sân trường và hơn nữa ngăn bàn, dưới nền góc các lớp học cũng là hố rác của các em. Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập, sinh hoạt, vui chơi của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, các em còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường Tại nhà trường các em vậy, thì ở nhà các em cũng tùy tiện. Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ, ỷ lại của một số em. Chính hành động thiếu ý thức này tuy nhỏ nhưng cũng là góp phần nào đó gây ô nhiễm môi trường.
 Vậy ai là người có trách nhiệm bảo vệ môi trường? 
 Bảo vệ môi trường đang đặt ra rất cấp thiết là trách nhiệm không chỉ của riêng ai mà là trách nhiệm của công dân toàn thế giới, mọi người phải có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Trong đó có thế hệ trẻ chính là các em học sinh THPT, những hoạt động sống, học tập và việc làm của các em sắp tới đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của sinh vật, con người và sự phát triển bền vững của đất nước.
 Việc giáo dục bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường trong các nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng. Nhưng ở chương trình phổ thông chưa có môn học riêng về Bảo vệ môi trường mà mới chỉ là lồng ghép vào nội dung của một bài, một chương, một phần học nào đó của các môn học như Sinh học, địa lí, GDCD,... với những nội dung bảo vệ môi trường, luật bảo vệ môi trường được lựa chọn cho phù hợp với đối tượng là học sinh THPT nhằm trang bị kiến thức cơ bản về môi trường, từ đó các em có những kĩ năng, hành vi đúng, trách nhiệm với môi trường, có ý thức cao khi tham gia các hoạt động làm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, hạn chế ô nhiễm môi trường và chính các em sẽ trở thành tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương về Bảo vệ môi trường ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
 Đối với tôi là một giáo viên giảng dạy môn sinh học có nhiều thuận lợi cho việc lồng ghép nội dung giáo dục Bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường. Đặc biệt là phần VII - Sinh thái học.
 Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều, Khoản quy định trong Luật bảo vệ môi trường vào phần VII – Sinh thái học (Sinh học 12 cơ bản).
1.2. Mục đích nghiên cứu 
- Bằng phương pháp lồng ghép kiến thức cơ bản về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường(BVMT) và Luật BVMT vào bài học phù hợp với trình độ và khsr năng nhận thức của học sinh giúp các em hứng thú học tập hơn, có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp, nhà ở ... xanh – sạch – đẹp, bảo vệ sức khỏe của chính các em, người thân và cộng đồng.
- Giáo dục BVMT nhằm nâng cao nhận thức về môi trường và vai trò của môi trường giúp cho các em có thái độ và lối sống tích cực với môi trường, hay nói cách khác là các em học được đạo đức, trách nhiệm, tự giác và hành động đúng trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và cũng chính là bảo vệ đa dạng sinh học. 
- Thế hệ trẻ sống học tập và làm việc vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp, thân thiện, đa dạng sinh học, tuân theo pháp luật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
 - Học sinh khối 12 trường THPT Thọ Xuân 5, cụ thể các lớp tôi giảng dạy
 - 39 học sinh lớp 12A1
 - 37 học sinh lớp 12A2
 - Nội dung giáo dục BVMT và Luật bảo vệ môi trường. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
 Đề hoàn thành được đề tài này tôi đã kết hợp các phương pháp sau:
Nghiên cứu trên Internet về nội dung giáo dục BVMT và Luật bảo vệ môi trường
Nghiên cứu SGK sinh học 12 cơ bản, SGV sinh học 12
Phương pháp điều tra đánh giá 
Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp xây dựng cơ sở lí luận.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Ngoài giáo dục bảo vệ môi trường thì tôi còn lựa chọn một số Điều, Khoản trong Luật Bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT lồng ghép vào nội dung chương trình Sinh học 12. Nhằm giáo dục và hướng các em hiểu thêm về công tác bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ môi trường. Từ đó, giúp các em học tập, ứng xử và tham gia hoạt động bảo vệ môi trường theo Luật. 
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ môi trường cho học sinh THPT
2.1.1. Cơ sở lí luận
 Để bảo vệ môi trường thì học sinh cần phải nắm được kiến thức cơ bản về môi trường như trong Luật Bảo vệ môi trường hiểu là: 
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. 
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. 
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. 
-Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. 
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. 
Theo chương trình sinh học phổ thông
- Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của dinh vật.
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác. 
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
+ Chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như: các chất khí thải công nghiệp và sinh hoạt, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, các chất phóng xạ, các chất thải rắn ( túi nilon, đồ nhựa, kim loại, thủy tinh...)
+ Do hoạt động tự nhiên: núi lửa phun, lũ lụt, cháy rừng, vi sinh vật gây bệnh...
 Khi nhận thức được về môi trường và vai trò của môi trường và thực trạng của môi trường hiện nay: Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu... đặt ra nhiệm vụ quan trọng là phải Bảo vệ môi trường
- “ Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”. 
- Định nghĩa: Giáo dục BVMT là một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”. 
- Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường: 
+ Làm cho các cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh học, vật lý, hóa học, kinh tế, xã hội, ; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ, kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong pḥng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường và quản lý chất lượng môi trường” 
+ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. 
2.1.2. Cơ sở pháp lí
- Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại háo đất nước” đã đưa ra những giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường như:
 “ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân” 
- Cùng với Luật giáo dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 3288/QĐ_BGD&ĐT ngày 2/10/1998 phê duyệt và ban hành các văn bản về chính sách và chiến lược giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam và một số văn bản hướng dẫn kèm theo. Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục môi trường ở các trường phổ thông và trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân. 
- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt đề án “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” 
- Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 
- Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8, đã ban hành Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 1/7/2006. 
- Công văn của Sở GD và ĐT Thanh Hóa 
1. Số: 872 /SGDĐT- GDTrH
V/v: Tổ chức “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường” năm 2017.
Thực hiện Kế hoạch số 64KH- UBND ngày 21/04/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc Tổ chức Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2017 của tinhe Thanh Hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá yêu cầu các trường trung học phổ thông, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc phối hợp với địa phương triển khai tốt các hoạt động hưởng ứng với Chủ đề của Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2017 là: “Nước sạch và Vệ sinh môi trường vì sự phát triển toàn diện của trẻ em”.
2. CV. Số: 883/SGDĐT- GDTrH
V/v: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2017.
Thực hiện Kế hoạch số 68/KH-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh ngày 27 tháng 4 năm 2017 về Kế hoạch Tổ chức các hoạt động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6/2017 với chủ đề “Sống hài hòa với thiên nhiên”, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc Sở.
Mục đích
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và các tổ chức đoàn thể trong đơn vị về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường(BVMT). Với chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay là  “Sống hài hòa với thiên nhiên” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống, đồng thời kêu gọi cộng đồng bảo vệ Trái Đất, bảo vệ mối quan hệ hài hòa và bền vững giữa con người và thiên nhiên. 
2.2. Thực trạng ý thức và sự hiểu biết về môi trường, bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường hiện nay.
 Thực tế đang tồn tại mâu thuẫn: Muốn nâng cao đời sống con người cần phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, nhưng điều đó lại gây nên sự suy giảm tài nguyên, thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực trở lại đến đời sống. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả này?
Do có một thời gian dài đến nay con người đã ngang nhiên tận dụng tài nguyên, tốc độ khai thác và sự can thiệp của con người vào thiên nhiên ngày càng gia tăng như săn bắt động vật, đông vật quý hiếm, than đá, khoáng sản, chặt phá rừng, ... làm cho tài nguyên, thiên nhiên, đa dạng sinh học đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng, môi trường bị biến đổi sâu sắc. Công nghiệp và công nghệ càng phát triển, đời sống kinh tế của con người càng sung túc thì hoạt động của con người sẽ thải một lượng lớn các chất khí thải độc, nhất là CO2, chất thải rắn, chất hóa học độc hại ... vào môi trường.
 Như vậy môi trường sống (Không khí, đất, nước) trở thành một “thùng rác” khổng lồ cho tất cả các chất thải rắn, lỏng, chất phóng xạ, nhiều mầm bệnh từ mọi nguồn. Hậu quả của nó là hàng triệu người thiếu nước sinh hoạt, hàng trăm triệu người mắc bệnh đặc biệt là các bệnh nan y như HIV, ung thư, viêm gan B... Trước thực trạng đó, con người phải biết quản lí, khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn sự đa dạng sinh học và bảo vệ sự trong sạch của môi trường. Trước hết con người phải tự nâng cao nhận thức, sự hiểu biết về môi trương và vai trò của môi trường để thay đổi hanh vi ứng xử với môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 
 Đối với các em học sinh cũng rất thờ ơ với việc bảo vệ môi trường sống, ý thức bảo vệ môi truờng còn rất hạn chế. Các em coi bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của học sinh. Chính vì vậy các em ăn, uống, sinh hoạt xả rác bừa bãi, ý thức tắt điện đèn sáng, quạt khi ra khỏi phòng còn rất hạn chế, thậm chí các em còn phá hoại cây xanh ở ngay sân trường,... Để có được môi trường xanh sạch đẹp và học sinh có ý thức “bảo vệ môi trường” hiện tại và trong tương lai là nhờ vào các em. Trước hết giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức của bài học còn phải chú trọng việc lồng ghép Bảo vệ môi trường, Luật BVMT vào trong bài dạy. Để giáo dục tư tưởng cho các em không chỉ ở bài học mà ở mọi lúc mọi nơi các em phải có ý thức và trách nhiệm của mình bảo vệ môi trường, sống hài hòa với thiên nhiên, vì tương lai của các em.
 Trong chương trình giáo dục phổ thông cũng đã được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD & ĐT đặt ra nhiệm vụ rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo con người có kiến thức, kĩ năng và có đạo đức trách nhiệm đối với môi trường. 
 Đối với bộ môn Sinh học THPT kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường có trong nội dung sách giáo khoa sinh học cơ bản nhưng chưa rõ ràng. Vì vậy các bài học có khả năng lồng ghép – liên hệ kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường giáo viên cần phải lựa chọn nội dung và xác định vị trí để tích hợp sao cho phù hợp với khả năng cảu các em. Từ đó qua các bài học môn sinh học 12 phần VII - Sinh thái học tôi đã lồng ghép các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường vào các bài học để giáo dục cho học sinh. Từ đó giúp học sinh hiểu biết về môi trường và vai trò của môi trường, khi đã hiểu các em sẽ có nhận thức, hành vi và hành động đúng thân thiện với môi trường nhằm bảo vệ môi trường cho sự phát triển bền vững trong tương lai từ những việc làm nhỏ nhất của các em tại gia đình nhà trường và địa phương nơi các em sinh sống. Đồng thời chính các em sẽ một là tuyên truyền viên tích cực cho nhân dân tại địa phương về bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường.
 Như vậy, các em sẽ nhận ra rằng chính các em chứ không phải ai khác mới có thể bảo vệ môi trường, bảo vệ cho chính cuộc sống của các em, gia đình và xã hội hiện nay và tương lai, đảm bảo sự phát triển bền vững.
 Vì lí do đó, tôi đã chọn đề tài: Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và một số Điều, Khoản quy định trong Luật bảo vệ môi trường vào phần VII – Sinh thái học (Sinh học 12 cơ bản).
2.3. Giải quyết vấn đề 
Một số địa chỉ lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và Luật BVMT vào phần VII – sinh thái học.
 Phần VII - Sinh thái học – Sinh học 12 cơ bản gồm 3 chương. Việc lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường đều có thể thực hiện ở từng bài học với các mức độ, thời lượng, nội dung và hình thức khác nhau tùy thuộc vào sự gần gũi và mối quan hệ khoa học giữa nội dung chương trình và nội dung kiến thức giáo dục Bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ môi trường. Trong giới hạn của sáng kiến năm học 2016 - 2017, tôi xin được trích một phần k

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_long_ghep_noi_dung_giao_duc_bao_ve_moi_truo.docx