SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5) ở trường THCS Thanh Phong – Như Xuân – Thanh Hóa

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5) ở trường THCS Thanh Phong – Như Xuân – Thanh Hóa

Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đề ra và hoàn thiện đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược này phải chú trọng việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Đó chính là nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước phát triển giàu mạnh, phồn vinh, sánh vai cùng các quốc gia phát triển trên thế giới.

 Nhưng qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự tự giác, tích cực trong khai thác và lĩnh hội kiến thức, đặc biệt khi học tiết ôn tập, là học sinh có suy nghĩ, đấy là tiết được “chơi”, nên các em không cần phải chuẩn bị trước nội dung ở nhà, mà lên lớp thực hiện theo hướng dẫn bằng lời của giáo viên ngay tại lớp; chính vì vậy hiệu quả của tiết ôn tập không cao.

 Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn đưa ra cách dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ bài 1 đến bài 5) sát với thực tế trước khi bước vào kiểm tra viết 1 tiết ở học kỳ I bằng cách phát trước nội dung ôn tập cho học sinh về nhà làm. Với lý do đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Kinh nghiệm hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5) ở trường THCS Thanh Phong –Như Xuân – Thanh Hóa”.

 

doc 18 trang thuychi01 8525
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5) ở trường THCS Thanh Phong – Như Xuân – Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài.
Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX đã đề ra và hoàn thiện đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược này phải chú trọng việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Đó chính là nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa đất nước phát triển giàu mạnh, phồn vinh, sánh vai cùng các quốc gia phát triển trên thế giới.
	Nhưng qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự tự giác, tích cực trong khai thác và lĩnh hội kiến thức, đặc biệt khi học tiết ôn tập, là học sinh có suy nghĩ, đấy là tiết được “chơi”, nên các em không cần phải chuẩn bị trước nội dung ở nhà, mà lên lớp thực hiện theo hướng dẫn bằng lời của giáo viên ngay tại lớp; chính vì vậy hiệu quả của tiết ôn tập không cao. 
	Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn đưa ra cách dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ bài 1 đến bài 5) sát với thực tế trước khi bước vào kiểm tra viết 1 tiết ở học kỳ I bằng cách phát trước nội dung ôn tập cho học sinh về nhà làm. Với lý do đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Kinh nghiệm hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5) ở trường THCS Thanh Phong –Như Xuân – Thanh Hóa”.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Hướng dẫn học sinh lớp 6 trường THCS Thanh Phong –Như Xuân – Thanh Hóa ôn tập Địa Lý 6 (Từ bài 1 đến bài 5) nhằm giúp cho giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng tiết ôn tập trước khi bước vào kiểm tra viết 1 tiết ở học kỳ I.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Một số biện pháp hướng dẫn dạy tiết ôn tập Địa Lý 6 (Từ Bài 1 đến Bài 5)
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết;
	- Phương pháp điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình thực tế;
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu;
	- Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thứ nhất: Cần phải hiểu những đặc trưng của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học tích cực là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học, lấy học sinh là trung tâm chứ không tập trung vào người dạy, với các đặc trưng sau:
Giáo viên là người tổ chức chỉ đạo các hoạt động học tập còn học sinh tự khám phá tri thức chứ không phải là tiếp thu thụ động theo kiến thức của giáo viên sắp đặt. Dạy – học phải chú trọng phương pháp tự học;
Tăng cường hoạt động cá thể, phối hợp với hoạt động hợp tác giữa các cá thể với nhau thông qua thảo luận, tranh luận để cá nhân bộc lộ ý kiến;
Kết hợp thầy và trò tự đánh giá. Người thầy phải hướng dẫn học sinh kỹ năng tự nhận xét đánh giá lẫn nhau. 
Thứ hai: Xét về vai trò của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập Địa lý ở trường THCS hiện nay.
 Dạy học cần phát huy tính tích cực với bản chất là tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lý.Nên hình thức tổ chức dạy học rất cơ đông, linh hoạt như: Học ở lớp, học ở nhà, học ở phòng thí nghiệm, học cá nhân, học đôi bạn, học nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên...
Chính vì thế nên việc dạy học tích cực sẽ tạo điều kiện để phát huy tối đa vai trò của người học. Qua đó học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, tự tìm tòi khám phá những điều chưa biết, được tranh luận và có cơ hội thể hiện ý kiên cá nhân.Giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, đảm bảo tính toàn diện kiến thức.
Từ những cơ sở lí luận trên, tôi thấy thật sự cần thiết phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn tập Địa lý 6 (Từ bài 1 đến bài 5).
	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
	2.2.1.Thuận lợi
	- Đa số các gia đình ở địa bàn xã Thanh Phong quan tâm và tạo điều kiện cho con em đến trường để tham gia học tập.
	- Giáo viên môn Địa Lý nhiệt tình, trách nhiệm và luôn trăn trở trong việc làm như thế nào để học sinh nắm và hiểu được những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất trong tiết ôn tập.
	- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của và chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáo dục và đào tạo Như Xuân, của Ủy ban nhân dân xã và các đoàn thể, đặc biệt là phụ huynh học sinh.
	- Đa số các em học sinh chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Nhiều em có tinh thần hiếu học và học giỏi, theo kịp được sự đổi mới của giáo dục, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Bảng thống kê về kết quả khảo sát thực tế cho thấy:
Năm học
2017-2018
(Chưa phát vở bài tập ôn tập)
2018-2019
(Đã phát vở bài tập ôn tập)
Tỷ lệ HS chuẩn bị nội dung ôn tập
100% học sinh không chuẩn bị bài ở nhà mà chỉ trả lời các câu hỏi phát vấn của giáo viên ở tiết ôn tập trên lớp bằng cách hỏi đến đâu lật SGK và vở ghi để trả lời đến đó.
100% học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo nội dung yêu cầu của vở ôn tập với các mức độ hoàn thành khác nhau.
	 2.2.2.Khó khăn
	- Trường THCS Thanh Phong thuộc vùng 135 của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa nên đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.Tỉ lệ Hộ nghèo còn cao (Chiếm 30,43 % - theo số liệu thống kê của xã Thanh Phong năm 2018); nên phụ huynh ít đôn đốc, nhắc nhỡ, quan tâm đến việc tự học của con cái dẫn đến chất lượng tự học ở nhà chưa cao.
	- Học sinh nói và đọc tiếng phổ thông còn chậm, năng lực tư duy chậm và không đồng đều nên đôi khi các em còn lúng túng trong việc hoàn thành các nội dung yêu cầu của tiết ôn tập
	- Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là học sinh đối với bộ môn này đôi khi còn lệch lạc: chưa đầu tư, dành sự quan tâm, chưa chú ý, xem thường hoặc học cho xong.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
	2.3.1.Tiến trình thực hiện tiết ôn tập.
	Hoạt động 1: Giáo viên định hướng để hệ thống hóa lại cho học sinh những kiến thức cơ bản đã học từ bài 1 đến bài 5.
 Hoạt động 2: Giáo viên kiểm tra phần tự rèn luyện kỹ năng địa lý ở nhà của học sinh (Thông qua phần đưa thông tin phản hồi 9 bài tập để nắm được mức độ hoàn thành của học sinh về mặt số lượng)
	2.3.2. Phần thực hiện cụ thể.
Tiết 6: ÔN TẬP ( Từ Bài 1 đến Bài 5)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh :
- Nắm vững và khắc sâu những kiến thức cơ bản về Trái Đất. 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, khắc sâu, khai thác kiến thức từ kênh hình và kênh chữ.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, bản đồ...
II.Phương pháp dạy học
- Sử dụng phương pháp trực quan;
- Động não.
III. Phương tiện dạy học.
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu;
- Mẫu phiếu tổng hợp kết quả làm phần hoạt động vận dụng;
- Các thông tin liên quan tới nội dung tiết học
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc kỹ phần lý thuyết và làm 9 bài tập ở phần rèn kỹ năng địa lý (làm 9 bài tập vận dụng) trong quyển Vở bài tập mà giáo viên đã phát trước về nhà làm.
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức: 
- Giáo viên kiểm tra sĩ số học sinh.Điều kiện cần thiết khác phục vụ cho tiết học.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới .
	Giới thiệu bài.	
	Các em ạ ! Để tiết kiểm tra viết hôm sau đạt kết quả tốt nhất thì tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em hệ thống hóa và khắc sâu những kiến thức cơ bản đã học từ Bài 1 đến Bài 5 thông qua 02 hoạt động sau:
HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG HÓA LẠI NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TỪ BÀI 1 ĐẾN BÀI 5. (20 phút)
1. Mục tiêu:
 Học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:
- Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời, hình dạng, kích thước của Trái Đất;
- Khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến;
- Quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam;
- Bản đồ, một số yếu tố cơ bản của bản đồ (Như: tỉ lệ bản đồ, ký hiệu bản đồ, lưới kinh, vĩ tuyến), phương hướng trên bản đồ.
2. Phương pháp: Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu.
5. Cách tiến hành:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
	HOẠT ĐỘNG 1 ( 20 phút) 
1.Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất .
Đối với GV: 
- Chiếu Slide 1 (Hình 1), Slide 2 (Hình 2)
Hình 1.Các hành tinh trong hệ Mặt Trời. (Nguồn Internet)
Hình 2: Hình dạng và kích của Trái Đất. (Nguồn Internet)
- Yêu cầu HS: 
Quan sát Slide 1 (Hình 1) cho biết:
? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời
?Trái Đất có dạng hình gì
Quan sát Slide 2 (Hình 2), nêu:
?Độ dài bán kính và đường Xích đạo của Trái Đất. Từ đó rút ra kết luận về kích thước của Trái Đất?
Đối với HS:
- Thực hiện quan sát hình và trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV, HS khác bổ sung (nếu thiếu)
GV: Đưa ra nhận xét, kết luận và chốt ý 
2. Hệ thống kinh, vĩ tuyến.
a) Khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến
Đối với GV: 
-Chiếu Slide 3 (Hình 3)
Hình 3: Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu. (Nguồn Internet)
- Yêu cầu HS: 
Quan sát Slide 3 (Hình 3) cho biết:
? Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường gì 
? Những vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến là những đường gì 
Đối với HS:
- Thực hiện quan sát hình và trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV, HS khác bổ sung (nếu thiếu)
GV: Đưa ra nhận xét, kết luận và chốt ý 
b) Quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
Đối với GV: 
- Yêu cầu HS tiếp tục: 
Quan Slide 3 (Hình 3) cho biết:
? Thế nào là kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam
Đối với HS:
- Thực hiện quan sát hình và trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV, HS khác bổ sung (nếu thiếu)
GV: Đưa ra nhận xét, kết luận và chốt ý 
 GV: Tiếp tục Chiếu Slide 4 (Hình 4), Chiếu Slide 5 (Hình 5)
 Hình 4: Nửa cầu Đông, Nửa cầu Tây. (Nguồn Internet)
 Hình 5: Nửa cầu Bắc, Nửa cầu Nam. (Nguồn Internet)
- Yêu cầu HS: 
Tiếp tục quan sát Slide 4 (Hình 4), Slide 5 (Hình 5) cho biết:
? Nửa cầu Đông và Nửa cầu Tây là những nữa cầu nằm về phía bên phải hay bên trái của vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ
? Nửa cầu Bắc và Nửa cầu Nam là những nữa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc hay cực Nam
Đối với HS:
- Thực hiện quan sát hình và trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV, HS khác bổ sung (nếu thiếu)
GV: Đưa ra nhận xét, kết luận và chốt ý 
3. Bản đồ, một số yếu tố cơ bản của bản đồ (Như: tỉ lệ bản đồ, ký hiệu bản đồ, lưới kinh, vĩ tuyến), phương hướng trên bản đồ.
a) Định nghĩa bản đồ.
Đối với GV: 
Đưa ra câu hỏi:
? Bản đồ là gì
Đối với HS:
- Thực hiện trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV, HS khác bổ sung (nếu thiếu)
GV: Đưa ra nhận xét, kết luận và chốt ý 
b) Một số yếu tố cơ bản của bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ:
Đối với GV: 
Đưa ra câu hỏi:
? Tỉ lệ bản đồ là gì. Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở những dạng nào
? Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
Đối với HS:
- Thực hiện trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV, HS khác bổ sung (nếu thiếu)
GV: Đưa ra nhận xét, kết luận và chốt ý 
- Kí hiệu bản đồ:
Đối với GV: 
-Chiếu Slide 6 (Hình 6), Slide 7 (Hình 7), Slide 8 (Hình 8).
Hình 6: Các loại và các dạng ký hiệu bản đồ. (Nguồn Internet)
 Hình 7: Các đường đồng mức.
 (Nguồn Internet)
 Hình 8:Núi được cắt ngang và biểu hiện của nó trên bản đồ.  (Nguồn Internet)
 Hình 9: Bảng ký hiệu bằng thang màu. (Nguồn Internet)
- Yêu cầu HS: 
Quan sát Slide 6 (Hình 6), hãy:
? Nêu tên 3 loại ký hiệu và 3 dạng ký hiệu thường dùng để biểu iện các đối tượng địa lý trên bản đồ
Quan sát Slide 7 (Hình 7), Slide 8 (Hình 8), Slide 9 (Hình 9) cho biết:
? Người ta biểu hiện độ cao địa hình trên bản đồ bằng những cách nào và cách biểu hiện cụ thể của từng cách như thế nào
Đối với HS:
- Thực hiện quan sát hình và trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV, HS khác bổ sung (nếu thiếu)
GV: Đưa ra nhận xét, kết luận và chốt ý 
- Lưới kinh, vĩ tuyến
Đối với GV: 
-Chiếu Slide 10 (Hình 10), Chiếu Slide 11 (Hình 11),
Hình 10: Hình vẽ về cách xác định tọa độ địa lý của một điểm. (Nguồn Internet)
Hình 11: Lược đồ các quốc gia Đông Nam Á. (Nguồn Internet)
- Yêu cầu HS: 
Quan sát Slide 10 (Hình 10), Slide 11 (Hình 11) hãy:
? Nêu cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ(hoặc trên quả Địa Cầu) 
? Cho biết : 
- Kinh độ của một điểm là gì;
-Vĩ độ của một điểm là gì;
-Tọa độ địa lí của một điểm điểm là gì.
- Cách viết tọa độ địa lí của một điểm
Đối với HS:
- Thực hiện quan sát hình và trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV, HS khác bổ sung (nếu thiếu)
GV: Đưa ra nhận xét, kết luận và chốt ý 
c) Phương hướng trên bản đồ.
- Chiếu Slide 12 (Hình 12)
 Hình 12 : Các hướng chính.
(Nguồn Internet)
- Yêu cầu HS: 
Quan sát Slide 12 (Hình 12), hãy:
? Nêu tên 8 hướng chính trên bản đồ
? Có mấy cách xác định phương hướng trên bản đồ? Đó là cách nào 
Đối với HS:
- Thực hiện quan sát hình và trả lời theo câu hỏi yêu cầu của GV, HS khác bổ sung (nếu thiếu)
GV: Đưa ra nhận xét, kết luận và chốt ý 
I. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TỪ BÀI 1 ĐẾN BÀI 5.
1.Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời. Hình dạng, kích thước của Trái Đất .
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt trời.
- Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu 
- Kích thước: 
Trái Đất có kích thước rất lớn: 
+) Bán kính: 6370Km +) Đường xích đạo:40076Km 
2. Hệ thống kinh, vĩ tuyến.
a) Khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến
- Kinh tuyến: Là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. 
- Vĩ tuyến: Là những đường vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. 
b) Quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
- Kinh tuyến gốc: Là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) 
- Vĩ tuyến gốc: Là vĩ tuyến số 00 (Xích đạo) 
- Kinh tuyến Đông: Là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. 
- Kinh tuyến Tây: Là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. 
 	- Vĩ tuyến Bắc: Là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. 
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. 
- Nửa cầu Đông : Là nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương. 
- Nửa cầu Tây : Là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ. 
- Nửa cầu Bắc: Là nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc. 
- Nửa cầu Nam: Là nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam
3. Bản đồ, một số yếu tố cơ bản của bản đồ (Như: tỉ lệ bản đồ, ký hiệu bản đồ, lưới kinh, vĩ tuyến), phương hướng trên bản đồ.
a) Định nghĩa bản đồ.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
b) Một số yếu tố cơ bản của bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ:
+) Khái niệm: Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa các khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa.
+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
- Kí hiệu bản đồ:
+ Ba loại kí hiệu thường dùng: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
+ Ba dạng kí hiệu hay sử dụng: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
+ Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: Bằng thang màu, đường đồng mức.
Cách biểu hiện cụ thể:
Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu:
Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình Việt Nam khi biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu:
. Từ 0m - 200m: màu xanh lá cây
.Từ 200m - 500m: màu vàng hay hồng nhạt.
. Từ 500m - 1000m: màu đỏ
. Từ 2000m trở lên : màu nâu...
Biểu hiện độ cao địa hình bằng đường đồng mức: Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng một độ cao.
- Lưới kinh, vĩ tuyến
+) Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả Địa Cầu: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
+) Khái niệm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm và cách viết tọa độ địa lí của một điểm. 
Kinh độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
Vĩ độ của một điểm: Là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
Tọa độ địa lí của một điểm: Chính là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
Cách viết tọa độ địa lí của một điểm: Thường viết kinh độ ở trên vĩ độ ở dưới. 
c) Phương hướng trên bản đồ.	 
+Trên bản đồ có 8 hướng chính: Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam;
+ Cách xác định phương hướng trên bản đồ: 
Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng
Quy ước: Phần chính giữa bản đồ là trung tâm, đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu phía dưới kinh tuyến chỉ hướng nam, đầu bên phải vĩ tuyến chỉ hướng đông, đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng tây. 
Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại. 
Chuyển ý: Để kiểm tra xem các em nắm lý thuyết như thế nào và tự rèn luyện kỹ năng địa lý ở nhà đạt được kết quả ra sao, cô trò ta sẽ chuyển sang thực hiện hoạt động2.
HOẠT ĐỘNG 2: RÈN KỸ NĂNG ĐỊA LÝ( LÀM BÀI TẬP VẬN DỤNG). (20 phút)
1. Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh : Kỹ năng địa lý như khai thác kiến thức từ kênh hình và kênh chữ...
2. Phương pháp: Sử dụng phương pháp quan sát và giải quyết vấn đề dựa vào thông tin từ kênh hình và kênh chữ.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu.
5. Cách tiến hành:
	- Vì hoạt động này các em đã được giáo viên phát cho về nhà làm trước nên giáo viên thực hiện như sau:
Bước 1: Giáo viên kiểm tra kết quả (về số lượng ) tự hoạt động ở nhà của học sinh bằng cách lấy biểu quyết giơ tay theo câu lệnh: 
? Những ai thực hiện được 9/9 bài tập
? Những ai thực hiện được 5- 8/9 bài tập
? Những ai thực hiện được dưới 5/9 bài tập
	Từ kết quả biểu quyết trên, giáo viên nắm bắt nhanh được mức độ hoàn thành của từng đối tượng học sinh.
Bước 2: Giáo viên kiểm tra kết quả (về chất lượng) tự hoạt động ở nhà của học sinh bằng cách: Lần lượt đưa ra thông tin phản hồi của 9 bài tập (chiếu các slide 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21) và yêu cầu học sinh đối chiếu với kết quả tự làm của mình xem đúng, đủ chưa (Nếu thực hiện tốt thì thôi, còn chưa tốt thì bổ sung cho đúng và đủ).
- Sau đây là thông tin phản hồi của 9 bài tập:
Bài tập 1: Chiếu Slide 13
-Tên tám hành tinh trong hệ mặt trời là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương.
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt trời.
Bài tập 2: Chiếu Slide 14
- Trái Đất có dạng hình : Cầu
- Độ dài của:+) Bán kính: 6370Km 
 +) Đường Xích đạo: 40076Km 
=>Trái Đất có kích thước rất lớn
Bài tập 3: Chiếu Slide 15 
- Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường kinh tuyến 
- Đường kinh tuyến gốc: Là đường kinh tuyến số 0o, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).
- Đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180o
- Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường vĩ tuyến
- Vĩ tuyến gốc: Là vĩ tuyến số 0o. Chiều dài của vĩ tuyến gốc là dài nhất so với các vĩ tuyến khác.
- Vĩ tuyến gốc hay còn gọi với tên gọi khác là đường xích đạo.
- Kinh tuyến Đông: Là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. 
- Kinh tuyến Tây: Là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. 
- Vĩ tuyến Bắc: Là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam 
- Nửa cầu Đông : Là nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_huong_dan_day_tiet_on_tap_dia_ly_6_tu_bai_1.doc
  • docbìa SKKN - lan.doc
  • docDANH MỤC SKKN - LAN 2019.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHỤ LỤC CHO VỞ ÔN TẬP ĐỊA LÝ 6.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc