SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh một số dạng bài tập di truyền hoán vị gen, tương tác gen hay và khó

SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh một số dạng bài tập di truyền hoán vị gen, tương tác gen hay và khó

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học nói chung và dạy môn sinh học nói riêng là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích suy của học sinh. Vì vậy giáo viên không những hướng dẫn cho học sinh giải quyết được những bài tập cơ bản mà còn vận dụng kiến thức để giải quyết được những dạng bài tập khó và nâng cao.

Xong việc giải nhanh, chính xác những dạng bài tập khó là điều không phải dễ dàng đối với tất cả học sinh cũng như giáo viên nếu không có sự chủ động tìm tòi, học hỏi nghiên cứu. Mặt khác từ năm 2015 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổi mới kì thi tốt nghiệp và thi đại học - cao đẳng, với việc ra đề cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn, có nhiều dạng bài tập khó hơn gây khó khăn cho học sinh cũng như các thầy cô giáo trong việc tiếp cận thay đổi cách học và cách dạy. Với thời gian của môn thi không thay đổi mà kiến thức đòi hỏi nâng cao hơn khiến học sinh còn phải chạy đua với thời gian trong quá trình làm bài. Vì vậy việc đưa ra phương pháp nhận dạng và giải nhanh một số dạng bài tập khó thường gặp đóng vai trò rất quan trọng.

 Qua nhiều năm đứng lớp và tham gia ôn thi học sinh giỏi, ôn thi đại học - cao đẳng cho học sinh, trước thực tiễn yêu cầu mới đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài "Kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh một số dạng bài tập di truyền hoán vị gen, tương tác gen hay và khó" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này.

 

doc 20 trang thuychi01 8932
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh một số dạng bài tập di truyền hoán vị gen, tương tác gen hay và khó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI NHANH 
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN HOÁN VỊ GEN, TƯƠNG TÁC GEN HAY VÀ KHÓ
Người thực hiện: Từ Văn Hùng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch Thành 2
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
2
II. Nội dung
3
1. Cơ sở lý luận
3
2. Thực trạng của vấn đề
3
3. Giải pháp
4
- Nhận dạng, tính tần số hoán vị gen, xác định kiểu gen, kiểu hình trong bài tập hoán vị gen
4
- Nhận dạng, xác định kiểu gen, bài tập tương tác gen trong trường hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường liên kết hoàn toàn 
9
- Giới thiệu mộ số bài tập vận dụng và nâng cao
11
- Bài tập tự luyện
14
4. Kết quả
17
III. Kết luận và kiến nghị
18
- Tài liệu tham khảo
19
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học nói chung và dạy môn sinh học nói riêng là phát triển tư duy sáng tạo và khả năng phân tích suy của học sinh. Vì vậy giáo viên không những hướng dẫn cho học sinh giải quyết được những bài tập cơ bản mà còn vận dụng kiến thức để giải quyết được những dạng bài tập khó và nâng cao.
Xong việc giải nhanh, chính xác những dạng bài tập khó là điều không phải dễ dàng đối với tất cả học sinh cũng như giáo viên nếu không có sự chủ động tìm tòi, học hỏi nghiên cứu. Mặt khác từ năm 2015 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đổi mới kì thi tốt nghiệp và thi đại học - cao đẳng, với việc ra đề cũng đòi hỏi yêu cầu cao hơn, có nhiều dạng bài tập khó hơn gây khó khăn cho học sinh cũng như các thầy cô giáo trong việc tiếp cận thay đổi cách học và cách dạy. Với thời gian của môn thi không thay đổi mà kiến thức đòi hỏi nâng cao hơn khiến học sinh còn phải chạy đua với thời gian trong quá trình làm bài. Vì vậy việc đưa ra phương pháp nhận dạng và giải nhanh một số dạng bài tập khó thường gặp đóng vai trò rất quan trọng.
	Qua nhiều năm đứng lớp và tham gia ôn thi học sinh giỏi, ôn thi đại học - cao đẳng cho học sinh, trước thực tiễn yêu cầu mới đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài "Kinh nghiệm giúp học sinh giải nhanh một số dạng bài tập di truyền hoán vị gen, tương tác gen hay và khó" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, khoa học từ đó giúp cho học sinh có kĩ năng nhận dạng và giải quyết nhanh được một số bài tập phần hoán vị gen và tương tác gen thường gặp trong các đề thi một cách chính xác, khoa học. 
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu:
- Nhận dạng, xác định tần số hoán vị gen, xác định kiểu gen, kiểu hình phần bài tập về hoán vị gen trong trường hợp 2 cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường liên kết không hoàn toàn.
- Nhận dạng, xác định nhanh kiểu gen phần bài tập tương tác gen trường hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường liên kết hoàn toàn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý thuyết phương pháp nhận dạng, cách giải quyết vấn đề.
- Biên soạn các dạng bài tập phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Tiến hành giảng dạy thực tiễn trên 2 lớp 12A1, 12A2.
- Kiểm tra khảo sát, thống kê và đánh giá hiệu quả đạt được từ đó rút ra nhận xét hiệu quả áp dụng của đề tài.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Hoán vị gen
 - Trường hợp: hai cặp gen cùng nẳm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, tương tác với nhau theo kiểu trội - lặn hoàn toàn.
 - Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, tại kỳ đầu của giảm phân I có hiện tượng các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp với nhau, nên có thể xảy ra hiện tượng đứt và trao đổi đoạn tương ứng giữa hai crômatit không cùng nguồn gốc dẫn đến sự chuyển vị của các gen nằm trên nhiễm sắc thể tương ướng gây nên hiện tượng hoán vị gen.
 - Các gen trên nhiễm sắc thể có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu, không phải bất kì tế bào nào giảm phân cũng xảy ra hoán vị, ở tế bào xảy ra hoán vị thì vẫn cho giao 1/2 tử liên kết, nên tần số hoán vị gen (f) không vượt quá 50%. 
 - Tần số hoán vị gen thể hiện thể hiện lực liên kết giữa các gen trên nhiễm sắc thể, khoảng cách tương đối giữa các gen càng xa nhau lực liên kết càng yếu tần số hoán vị gen càng lớn và ngược lại.
 - Tần số hoán vị gen f(%) được tính bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán vị.
1.2. Tương tác gen
 - Tương tác gen: Là sự tác động qua lại giữa các không alen gen trong việc hình thành một tính trạng. Thực chất là sự tác động gữa các sản phẩm của gen.
 - Các gen không alen tương tác với nhau lên sự hình thành một tính tạng theo kiểu tương tác bổ sung, tương tác át chế, tương tác cộng gộp.
2. Thực trạng của vấn đề
	- Thực tiễn cho thấy đây là những dạng bài tập khó và thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi và đề thi đại học - cao đẳng trong những năm gần đây, với thời gian để giải quyết một bài tập như vậy rất hạn chế khiến cho không ít giáo viên lúng túng trong việc giảng dạy, học sinh khó khăn và mất nhiều thời gian để có thể làm được.
	- Khảo sát thực tiễn trên tổng số 82 học sinh khối 12 thuộc 2 lớp A1, A2 
trường THPT Thạch Thành 2 với 20 bài tập, thời gian 30 phút (10 câu thuộc 
dạng bài tập hoán vị gen, 10 câu thuộc dạng bài tập tương tác gen) cho thấy:
Lớp
Điểm 
8 -10
Điểm 
5 - 7,5
Điểm 
3,0 - 4,5
Điểm
0,5 - 2,5
Điểm 
0
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
12A1
5
11,9
%
3
7,1
%
6
14,3
%
12
28,6
%
16
38,1
%
12A2
2
5,0
%
4
10
%
4
10
%
9
22,5
%
21
52,5
%
3. Giải pháp
3.1. Nhận dạng, tính tần số hoán vị gen, xác định kiểu gen, kiểu hình trong bài tập hoán vị gen
 * Trường hợp: 
	+ Hai cặp gen dị hợp nằm trên một cặp nhiễm sắc thường liên kết không hoàn toàn.
	+ Mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn.
3.1.1. Phép lai phân tích
a) Nhận dạng
	Kết quả lai phân tích cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen (Aa,Bb) ở Fb cho 4 loại kiểu hình với tỉ lệ khác tỉ lệ kiểu hình của phân li độc lập (1:1:1:1) chi thành 2 phân lớp, một phân lớp chiếm tỉ lệ lớn và một phân lớp chếm tỉ lệ nhỏ.
b) Tính tần số hoán vị gen
	f(%) = tổng tỉ lệ % 2 kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ
c) Xác định kiểu gen
	- Nếu Fb xuất hiện kiểu hình mang 2 tính trạng lặn () chiếm tỉ lệ lớn hơn 25% thì kiểu gen của (P) là liên kết thuận ().
	- Nếu Fb không xuất hiện kiểu hình mang 2 tính trạng lặn () chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 25% thì kiểu gen của (P) là liên kết nghịch ().
Ví dụ 1: Cho ruồi giấm cái thân xám, cánh dài dị hợp tử 2 cặp gen lai với ruồi giấm đực thân đen, cánh cụt ở đời sau thu được: 950 ruồi thân xám, cánh dài : 945 ruồi thân đen, cánh cụt: 206 ruồi thân xám, cánh cụt: 185 ruồi thân đen, cánh dài. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các tính trạng thân xám, cánh dài là tính trạng trội. Xác định kiểu gen và tính tần số hoán vị gen (nếu có).
Giải: 
 - Phép lai phân tích -> Fb cho 4 kiểu hình tỉ lệ khác 1:1:1:1 của phân i độc lập 
-> là tỉ lệ quy luật hoán vị gen.
 - Tần số hoán vị gen: f(%) = x 100 = 17,1%
- Mặt khác ruồi thân đen, cánh cụt () chiếm tỉ lệ cao -> ruồi giấm cái có kiểu gen liên kết thuận ().
Ví dụ 2: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt. Cho ruồi giấm cái dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 41% ruồi thân xám, cánh cụt: 41% ruồi thân đen, cánh dài: 9% ruồi thân xám, cánh dài: 9% ruồi thân đen, cánh cụt. Tính tần số hoán vị gen và xác định kiểu gen của ruồi giấm cái trong phép lai trên?
Giải: 
 - Nhận thấy trong phép lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ chiếm 9% là tổ hợp giao tử hoán vị.
 - Tần số hoán vị gen: f(%) = 9% + 9% = 18%.
 - Mặt khác ruồi thân đen, cánh cụt () chiếm tỉ lệ thấp 9% ruồi giấm cái có kiểu gen liên kết nghịch ().
3.1.2. Phép lai giữa 2 cơ thể dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb)
a) Nhận dạng
	Trong phép lai giữa 2 cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa,Bb), ta dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau:
	- Cho 4 loại kiểu hình với tỉ lệ khác 9:3:3:1 của phân li độc lập.
	- Cho 4 loại kiểu hình trong đó tỉ lệ kiểu hình mang một tính trạng trội và một tính trạng lặn (AA-bb; aaB-) khác 18,75% của phân li độc lập.
	- Cho 4 loại kiểu hình trong đó tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn khác 6,25% của phân li độc lập.
b) Tính tần số hoán vị gen và suy ra kiểu liên kết
	Trường hợp 1: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn
	* Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn = x% không phải là một số chính phương thì hoán vị gen xảy ra 1 bên.
	Ta có: = x% ab x ab = x% ab x 50% = x% => ab = 
	Nếu tỉ lệ giao tử ab kiểu gen của phép lai là: x và tần số hoán vị gen: f = 2 x % ab
	Nếu tỉ lệ giao tử ab > 25% là tỉ lệ của giao tử liên kết => kiểu gen của phép lai là: x và tần số hoán vị gen: f = 100% - 2 x % ab 
Ví dụ 1: Ở ruồi giấm Drosophila, cho lai giữa các cá thể có kiểu hình mắt đỏ, không bị liệt ở nhiệt độ cao với nhau thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 53,75% mắt đỏ, không bị liệt ở nhiệt độ cao: 21,25% mắt đỏ, liệt ở nhiệt độ cao : 21,25% mắt nâu, không bị liệt ở nhiệt độ cao: 3,57% mắt nâu, liệt ở nhiệt độ cao. Giải thích kết quả của phép lai. Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng.
Giải:
 - Xét riêng từng cặp tính trạng
 Mắt đỏ/mắt nâu = = 3/1 -> P: Aa x Aa -> màu mắt đỏ (A) trội hoàn toàn so với màu mắt nâu (a).
 Không bị liệt ở nhiệt độ cao/bị liệt ở nhiệt độ cao = = 3/1
 -> P: Bb x Bb -> Không bị liệt ở nhiệt độ cao (B) trội hoàn toàn so với tính 
trạng bị liệt ở nhiệt độ cao (b).
 - Xét chung 2 cặp tính trạng -> F1 cho 4 kiểu hình không bằng nhau 53,75% mắt đỏ, không bị liệt ở nhiệt độ cao : 21,25% mắt đỏ, liệt ở nhiệt độ cao : 21,25% mắt nâu, không bị liệt ở nhiệt độ cao: 3,75% mắt nâu, liệt ở nhiệt độ cao khác tỉ 
lệ 9:3:3:1 của phân li độc lập -> tỉ lệ này phù hợp với quy luật hoán vị gen.
 - F1 xuất hiện ruồi mắt nâu, bị liệt ở nhiệt độ cao: ab/ab = 3,75% ab x 50% = 3,75% ab = 7,5% < 0,25 là giao tử hoán vị.
 - Tần số hoán vị gen: f(%) = 7,5% x 2 = 15% 
 - Kiểu gen của P: ♀ x ♂ 
Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ lai với cây thân thấp, hoa trắng được F1 toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được 72,5% cây thân cao, hoa đỏ : 22,5% cây thân thấp, hoa trắng : 2,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 2,5% cây thân cao, hoa trắng. Hãy biện luận và xác định quy luật di truyền chi phối trong phép lai trên. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
Giải: 
 - F1100% cây cao, hoa đỏ -> Tính trạng cây thân cao (A) trội hoàn toàn so với cây thân thấp (a); Hoa đỏ (B) trội hoàn toàn so với hoa trắng (b)
 - F1 dị hợp 2 cặp gen, F2 cho 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 72,5% : 22,5% : 2,5% : 2,5% khác với tỉ lệ 9:3:3:1 của quy luật phân li độc lập -> tỉ lệ này phù hợp với quy luật hoán vị gen.
 - F2 cây thấp, trắng (ab/ab) = 22,5% không phải là số chính phương.
 = 22,5 % => ab x 50% = 22,5% => ab = 0,225/0,5 = 0,45 = 45% > 25% => đây là tổ hợp giao tử liên kết => kiểu gen F1: => kiểu gen của P: x 
 - Tần số hoán vị gen: f = 100% – 2. 45% =10%
 	* Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn = x% là một số chính phương thì hoán vị gen xảy ra 1 bên hoặc 2 bên:
	- Hoán vị gen xảy ra 1 bên thì ta áp dụng giống với trường hợp x% không phải là một số chính phương.
	- Hoán vị gen xảy ra cả 2 bên với tần số bằng nhau, kiểu gen của bố mẹ giống nhau ta có: = x% ab x ab = x% => ab =
	Nếu tỉ lệ giao tử ab kiểu gen của phép lai là: x và tần số hoán vị gen: f = 2 x % ab
	Nếu tỉ lệ giao tử ab > 25% là tỉ lệ của giao tử liên kết => kiểu gen của 
phép lai là: x và tần số hoán vị gen: f = 100% - 2 x % ab 
	- Hoán vị gen xảy ra cả 2 bên với tần số bằng nhau, kiểu gen của bố mẹ khác nhau ta gọi m, n lần lượ là tỉ lệ giao tử ab của giới đực và giới cái ta có: 
 m+n = 50%
 m.n = x%
	Giải hệ phương trình trên ta tìm được m, n từ đó ta tính tần số hoán vị gen và xác định kiểu gen:
	Nếu m > 25% -> là giao tử liên kết -> cơ thể bố có kiểu gen và tần số hoán vị: f = 100% - 2 x m%
 n là giao tử hoán vị -> cơ thể mẹ có kiểu gen và tần số hoán vị: f = 2 x m%
Ví dụ 1: Cho giao phấn giữa 2 cây cùng loài (P) khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho giao phấn giữa các cây F1, thu được F2 phân li theo tỉ lệ 50,16% thân cao, quả tròn : 24,84% thân cao, quả dài : 24,84% cây thân thấp, quả tròn : 0,16% cây thân thấp, quả dài. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên và tính tần số hoán vị gen (nếu có). Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội trội hoàn toàn.
Giải:
 - F1 100% cây thân cao, quả tròn -> Tính trạng thân cao (A) trội hoàn toàn so với thân thấp (a); quả tròn (B) trội hoàn toàn so với quả dài(b).
 - F1 dị hợp 2 cặp gen, F2 cho 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50,16% : 4,84% : 24,84% : 0,16% khác với tỉ lệ 9:3:3:1 của quy luật phân li độc lập -> tỉ lệ này phù hợp với quy luật hoán vị gen.
 - Kiểu hình thân tấp, quả dài: ab/ab = 0,16% ab x ab = 0,16% 
 ab = = 0,04 = 4% là giao tử hoán vị.
 - Kiểu gen của F1: 
 - Hoán vị gen ở 2 bên với tần số: f = 2 x 4% = 8%
Ví dụ 2: Cho 2 cây cao, hoa trắng đều dị hợp tử 2 cặp gen (Aa, Bb) lai với nhau ở thế hệ sau thu được 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, mọi diễn biến nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở 2 giới là như nhau. Biện luận xác định kiểu gen và tần số hóan vị gen trong phép lai trên?
Giải: 
 - F1 xuất hiện 4 kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng: ab/ab = 4% khác 
6,25% của quy luật phân li độc lập -> là tỉ lệ quy luật hoán vị gen.
 - F2 xuất hiện cây thấp, hoa trắng: = 4% ab x ab = 4%. 
	Gọi m, n lần lượt là tỉ lệ giao tử ab của giới đực và giới cái ta có: 
 m + n = 50%
 m . n = 4% => m = 10% %, n = 40% 
 => Cơ thể cho giao tử: ab = 10% là giao tử hoán vị -> kiểu gen: và tần số hoán vị gen: f = 2 x 10% = 20%.
 Cơ thể cho giao tử: ab = 40% là giao tử liên kết -> kiểu gen: và tần số hoán vị gen: f = 100% - 2 x 40% = 20%.
=> Phép lai: ♀ x ♂
	Trường hợp 2: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn (A-bb; aaB-)
	- Trường hợp bó mẹ đều dị hợp tử 2 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Dù liên kết thuận hay liên kết nghịch, hoán vị gen 1 bên hay 2 bên với tần số bất kì nhỏ hơn 50%. Ta đều có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 theo hệ quả sau:
% (A-bb) = % (aaB-) 
% (A-bb) +% (aabb) = 25%
% (aaB-) +% (aabb) = 25%
%(A-B-) = 50% + %(aabb)
- Như vậy dựa vào tỉ lệ kiểu hình của (A-bb) và (aaB-) ta suy ra tỉ lệ kiểu hình (aabb) = 25% - (A-bb) hoặc (aabb) = 25% - (aaB-), sau đó áp dụng theo trường hợp 1 để tính tần số hoán vị gen và xác định kiểu gen của phép lai.
Ví dụ 1: Cho bướm tằm đều có kiểu hình kén trắng, dài dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) giao phối với nhau thu được F1 có 4 kiểu hình trong đó kiểu hình kén vàng, dài chiếm 7,5%. Xác định kiểu gen và tỉ lệ giao tử của bướm tằm đực (P).
Giải: 
 - F1 có 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình kén vàng, dài (aaB-) = 7,5% khác 18,75% của phân li độc lập -> tỉ lệ này phù hợp với quy luật hoán vị gen.
 - Ta có: aaB- = 7,5% aabb = 25% - 7,5% = 17,5% ab x 50% = 17,5%
=> ab = 35% >25% là tỉ lệ giao tử liên kết => kiểu gen tằm đực: và tần số hoán vị gen: f = 100% - 2 x 35% = 30%
 - Tỉ lệ các loại giao tử: AB = ab = 35%
	 Ab = aB = 15%
Ví dụ 2: Một loài hoa, khi lai giữa cây hoa kép, màu đỏ với cây hoa đơn, màu vàng được F1 toàn hoa kép, màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với 4 loại kiểu hình. Trong 5000 cây có 450 cây hoa kép, màu vàng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. 
	a) Xác định tỉ lệ giao tử của F1?
	b) Xác định số cây hoa kép, màu đỏ ở F2.
Giải:
a) 
 - F1 100% hoa kép, màu đỏ -> Hoa kép (A) trội hoàn toàn so với hoa đơn (a)
 Màu hoa đỏ (B) trội hoàn toàn so với màu vàng (b) 
 - F1 dị hợp tử 2 cặp gen.
 - F2 cho 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa kép, màu vàng: A-bb = 450/5000 = 9% khác 18,75% của quy luật phân li độc lập -> phù hợp với tỉ lệ của quy luật hoán vị gen.
 - Ta có: % (A-bb) +% (aabb) = 25% => ab/ab = 16% ab = = 40%
là giao tử liên kết => kiểu gen của F1: và hoán vị gen xảy ra 2 bên với tần số: f = 100% - 2x 40% = 20%
 Tỉ lệ giao tử của F1: AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%
b) Số cây hoa kép, màu đỏ ở F2:
	%(A-B-) = 50% + %(aabb) = 50% + 16% = 66% x 5000 = 3960 (cây)
3.2. Nhận dạng, xác định kiểu gen, bài tập tương tác gen trong trường hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường liên kết hoàn toàn 
	Để làm được các dạng bài tập này ta cần tiến hành theo các bước sau đây:
Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng
	- Xét cặp tính trạng 1 -> kết luận quy luật tương tác gen -> Quy ước gen phù hợp với kiểu tương tác.
	- Xét cặp tính trạng còn lại -> xác định quy luật chi phối -> Xác định tính trạng trội, lặn -> quy ước gen phù hợp.
Bước 2: Xét chung 2 cặp tính trạng -> dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở đời con để kết luận 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể liên kết hoàn toàn.
Bước 3: Xác định kiểu liên kết và xác định kiểu gen của (P)
 * Xác định kiểu liên kết
	- Đời sau có tỉ lệ kiểu hình nguyên chuẩn => (P) có liên kết thuận
	- Đời sau có tỉ lệ kiểu hình không nguyên chuẩn => (P) có liên kết nghịch
 * Xác định kiểu gen
	Trường hợp 1: (P) có liên kết thuận
	- Nếu kiểu gen (A-bb, aaB-) cùng quy định 1 kiểu hình -> trường hợp các tỉ lệ (9:6:1; 9:7) thì cặp Aa liên kết với Dd hoặc Bb liên kết với Dd đều phù hợp.
=> Kiểu gen của (P): hoặc 
	- Nếu kiểu gen (A-bb, aaB-) quy định kiểu hình khác nhau -> các tỉ lệ 
 (9:3:3:1; 12:3:1; 13:3; 9:3:4) thì ta xét sự xuất hiện của kiểu gen A-bbdd và aaB-dd.
	+ Xuất hiện 1 kiểu hình chỉ quy định bằng kiểu gen A-bbdd (không xuất 
hiện kiểu hình aaB-dd) -> cặp Bb liên kết Dd -> Kiểu gen của (P):
	+ Xuất hiện 1 kiểu hình chỉ quy định bằng kiểu gen aaB-dd (không xuất hiện kiểu hình A-bbdd) -> cặp Aa liên kết Dd -> Kiểu gen:
	Trường hợp 2: (P) có liên kết nghịch
	- Nếu kiểu gen (A-bb, aaB-) cùng quy định 1 kiểu hình -> các tỉ lệ (9:6:1; 9:7; 15:1) thì cặp Aa liên kết với Dd hoặc Bb liên kết với Dd đều phù hợp.
=> Kiểu gen: hoặc 
	- Nếu kiểu gen (A-bb, aaB-) quy định kiểu hình khác nhau -> các tỉ lệ (9:3:3:1; 12:3:1; 13:3; 9:3:4) thì ta xét sự xuất hiện của kiểu gen A-bbdd và aaB-dd
	+ Xuất hiện 1 kiểu hình chỉ quy định bằng kiểu gen A-bbdd (không xuất hiện kiểu hình aaB-dd) -> cặp Aa liên kết Dd -> Kiểu gen: 
	+ Xuất hiện 1 kiểu hình chỉ quy định bằng kiểu gen aaB-dd (không xuất hiện kiểu hình A-bbdd) -> cặp Bb liên kết Dd -> Kiểu gen:
Ví dụ 1: Cho cây F1 có kiểu hình cây cao, hoa tím lai với nhau được F2 37,5 cây cao, hoa tím: 18,75% cây thấp, hoa tím: 18,75% cây cao, hoa đỏ: 12,5% cây cao, hoa vàng: 6,25% cây thấp, hoa vàng: 6,25% cây thấp, hoa trắng. Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một cặp gen quy định. Biện luận sự di truyền của tính trạng màu hoa và tính trạng chiều cao cây và xác định kiểu gen của phép lai.
Giải nhanh:
 - Xét riêng từng cặp tính trạng:
	+ Hoa tím : hoa đỏ : hoa vàng : hoa trắng = 9:3:3:1 = 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử -> F1 dị tử 2 cặp gen (Aa,Bb) nhưng chỉ quy định một tính trạng -> tương tác gen kiểu bổ sung:
 Quy ước: A-B- -> tím; A-bb - đỏ ,aaB- -> vàng ,aabb -> trắng
	+ Cây cao/cây thấp = 3:1 -> Dd xdd (D: cây cao, d: cây thấp)
 - Xét chung 2 cặp tính trạng ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình: 37,5%: 18,75%: 18,75%:12,5%: 6,25%: 6,25% = 6:3:3:2:1:1 khác (9:3:3:1)(3:1) của tỉ lệ phân li độc lập của Menđen => 1 trong 2 cặp quy định chiều cao liên kết hoàn toàn với cặp quy định màu sắc.
- Xác định kiểu gen của F1:
	+ Tỉ lệ phân li F2 không nguyên chuẩn -> kiểu gen F1 có liên kết nghịch.
	+ F2 xuất hiện kiểu hình vàng, thấp (aaB-dd) => Cặp Bb liên kết với Dd (nói cách khác không xuất hiện kiểu hình A-bbdd)
=> Kiểu gen phép lai: x 
Ví dụ 2: Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hìn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_giai_nhanh_mot_so_dang_bai_ta.doc