SKKN Kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn I

SKKN Kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn I

 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một vấn đề cấp thiết hiện nay được cả xã hội và toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) có vai trò rất quan trọng. Bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và Nhà trường nói riêng.

 Năm nào cũng vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đều tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp, trong đó có thi học sinh giỏi THPT. Kỳ thi này nhằm lựa chọn và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong các môn học. Nó tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và khẳng định uy tín, thương hiệu Nhà trường, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Đồng thời, kết quả của kỳ thi này cũng là một căn cứ, một kênh thông tin quan trọng để Sở giáo dục và Đào tạo đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi trường học trong phạm vi toàn tỉnh. Vì thế hàng năm, trường THPT Triệu Sơn 1 vẫn coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thầy và trò.

 

doc 21 trang thuychi01 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 KINH NGHIỆM CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI 
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .
I. Lý do chọn đề tài .........................................................................2 
II. Mục đích nghiên cứu .................................................................3 
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................3 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . 
I. Cơ sở lý luận .................................................................................4
II. Thực trạng của vấn đề ..................................................................4 
III. Kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lich sử.......5 
1. Chọn học sinh giỏi.........................................................................5 
2. Các bước tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi ................................6
IV. Kết quả đạt được .......................................................................15
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..........................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................19
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một vấn đề cấp thiết hiện nay được cả xã hội và toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) có vai trò rất quan trọng. Bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và Nhà trường nói riêng. 
 Năm nào cũng vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đều tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp, trong đó có thi học sinh giỏi THPT. Kỳ thi này nhằm lựa chọn và tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong các môn học. Nó tác dụng tích cực, thiết thực và mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và khẳng định uy tín, thương hiệu Nhà trường, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Đồng thời, kết quả của kỳ thi này cũng là một căn cứ, một kênh thông tin quan trọng để Sở giáo dục và Đào tạo đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi trường học trong phạm vi toàn tỉnh. Vì thế hàng năm, trường THPT Triệu Sơn 1 vẫn coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thầy và trò.
 Làm thế nào để đạt kết quả cao trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, đó cũng là điều băn khoăn trăn trở không chỉ riêng tôi mà đây cũng là nỗi niềm chung của tất cả giáo viên khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử là việc làm thiết thực và quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay đất nước đang đứng trước xu thế hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, rất cần những người có tri thức, những người tài giỏi để xây dựng nước nhà. Bằng sự nổ lực của bản thân, qua trao đổi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè cùng chuyên môn cùng với thực tiễn trải nghiệm trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12, tôi mạnh dạn chọn “Kinh nghiệm chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn1” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
	Góp phần nâng cao chất lượng môn Lịch sử nói chung và chất lượng học sinh giỏi của nhà trường nói riêng.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng : Học sinh khối 12 trường THPT Triệu Sơn 1.
2. Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới thuộc chương trình lịch sử lớp 12. (theo khung chương trình thực dạy và quy định hướng dẫn của SGD& ĐT Thanh Hoá)
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 
 Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tế dạy học, tôi đã:
 - Tìm hiểu thực trạng về công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử ở các trường Trung học phổ thông.
 - Khảo sát thực tế về công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của chính bản thân tôi qua các năm học. 
 - Đề tài này được đúc rút và tổ chức thực hiện trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử tại trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 1.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Môn Lịch sử có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Bước sang thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ cần thiết phải giữ vững bản sắc dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và ý thức trách nhiệm công dân. Trên cơ sở tri thức lịch sử dân tộc và hiểu biết quốc tế, bộ môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt trong các hoạt động giáo dục ấy. 
 Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục & Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Lịch sử nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
 Thực tế hiện nay ở các trường THPT trên cả nước do điều kiện khách quan và chủ quan chi phối, học sinh quan niệm môn Lịch sử là "môn phụ" diễn ra khá phổ biến nên ít có sự đầu tư học tập theo đúng yêu cầu bộ môn. Dạy Lịch sử cho các đối tượng học sinh trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã khó, việc dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử đạt kết quả cao lại càng khó khăn hơn. So với các trường THPT trong huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa thì trường THPT Triệu Sơn 1 còn khó khăn hơn vì số học sinh đăng ký học môn Lịch sử ít hơn, nhiều học sinh học tốt môn Lịch sử nhưng phụ huynh vẫn hướng cho con học và thi môn khác. Từ năm học 2016-2017, do đổi mới trong công tác thi, tuyển sinh Đại học và Cao đẳng, môn Lịch sử đã được nhiều học sinh lựa chọn học và xét tuyển nhiều hơn nhưng về cơ bản thì vẫn chưa được coi trọng đúng mức .
 Bên cạnh những khó khăn trên thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Triệu Sơn 1 cũng có những thuận lợi nhất định đó là sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự hợp tác của giáo viên chủ nhiệm và các đồng chí, đồng nghiệp trong trường. 
III. KINH NGHIỆM CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ.
 Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm mà theo tôi nghĩ nó có hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:
1. Chọn học sinh giỏi.
 1.1. Điều kiện chọn học sinh giỏi.
 Đây là khâu quan trọng nhất, bởi vì phải chọn đúng đối tượng thì bồi dưỡng mới có chất lượng. Đối với các bộ môn khác thì việc chọn học sinh giỏi không khó lắm, riêng đối với môn Lịch sử thì rất khó. Một số học sinh và phụ huynh vẫn quan niệm đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần làm bài tập, không cần học bồi dưỡng. Vì vậy, việc chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử rất là khó, cho nên khâu tuyển chọn thực hiện lần lượt như sau:
 - Thứ nhất : Phải tìm hiểu nguyện vọng của các em xem các em có yêu thích bộ môn Lịch sử không. Đây là điều kiện rất cần thiết, không thể thiếu mang tính đặc thù của bộ môn trong tình hình hiện nay. Vấn đề đầu tiên là các em phải tự nguyện yêu thích bộ môn mà các em chọn, có như vậy các em mới có toàn tâm toàn ý cho việc học tập và nghiên cứu của mình, tránh trường hợp ép buộc các em học môn mà các em không thích.
 - Thứ hai : Xét năng lực của các em dựa trên các cơ sở sau: 
 + Thông qua kết quả học tập của học sinh ở cấp hai, đặc biệt xem ở cấp hai các em có tham gia đội tuyển học sinh giỏi không? Đi thi có đạt thành tích gì chưa?
 + Thông qua các giờ học ở trên lớp, học sinh đó phải có thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ, hào hứng, có niềm đam mê đối với môn Lịch sử, trong quá trình nghe giảng, ngoài những kiến thức cơ bản, khi giáo viên mở rộng kiến thức, các em phải biết chọn lọc những kiến thức cần ghi chép. 
 + Thông qua các lần kiểm tra miệng để kiểm tra tinh thần thái độ học tập, năng lực tiếp thu bài, kiến thức mà các em đạt được nhiều hay ít. 
 + Thông qua các lần kiểm tra thường xuyên và định kì để phát hiện những em có khả năng trình bày, phân tích những kiến thức cơ bản, rõ ràng, đúng trọng tâm, khả năng lập luận chắc chắn, chữ viết đẹp
1.2. Phương pháp chọn học sinh giỏi.
 1.2.1. Học sinh tự đăng ký.
 Là hình thức chọn đầu tiên của môn Lịch sử, bởi vì chúng ta biết đây là bộ môn vẫn được coi là môn phụ, môn học mà các em khó có cơ hội chọn nghề nghiệp sau này so với các môn học khác nên đa số phụ huynh và học sinh không thích chọn và không thích học. Vì vậy, các em tự đăng ký là các em đã có định hướng cho mình về tương lai nghề nghiệp.
 1.2.2. Khâu lựa chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi. 
 Sau khi có số lượng danh sách các em tham gia đăng ký thi đội tuyển thì tiến hành cho các em thi tuyển .Việc thi đội tuyển chủ yếu là do tôi tự đứng ra tổ chức vì đặc trưng của bộ môn là số lượng mà tôi tuyển chọn được theo hình thức nêu trên là rất ít.Việc thi thường bắt đầu từ tháng 10 tức là phải sau một thời gian ôn tập. Học sinh phải được thi nhiều lần vì trong số học sinh được lựa chọn để thi thì có em có tố chất và niềm đam mê thực sự, có em học lực yếu nhưng vì yêu thích môn Lịch sử nên cũng đăng ký dự thi.
 Qua nhiều lần thi tuyển ở cấp trường, tôi mới lập danh sách để các em vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi cấp Tỉnh.. 
2. Các bước tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi . 
2.1. Tạo hứng thú trong ôn tập . 
 Công việc này tập trung tiến hành ngay tiết học đầu tiên và trong suốt quá trình giảng dạy bồi dưỡng :
 - Xác định mục tiêu học tập: Ngay từ tiết học đầu tiên giáo viên phải giúp các em thấy được mục đích và yêu cầu khi tham gia học đội tuyển đó là: Đối với học sinh tham gia thi học sinh giỏi thì ngoài những mục đích, yêu cầu của môn học, các em còn có nhiều mục đích khác như: được trang bị kiến sâu hơn, luyện kỹ năng làm bài kỹ hơn để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia. Từ năm học 2016-2017, thi THPT quốc gia chuyển sang thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan nhưng nếu như các em được tham gia ôn luyện và thi HSG cấp Tỉnh chắc chắn các em sẽ đạt kết quả cao ở kỳ thi THPT quốc gia. Các em tham gia thi tuyển mà đạt giải thì Nhà trường sẽ phát thưởng, được giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa phát giấy chứng nhận học sinh giỏi. Hơn nữa, các em còn được cộng điểm vào điểm xét tốt nghiệp... 
 - Việc gây hứng thú cho các em tham gia đội tuyển còn phụ thuộc rất lớn vào lòng nhiệt tình và năng lực của giáo viên. Giáo viên phải làm việc nghiêm túc, tự nguyện cống hiến hết mình cho công việc mà mình đang phụ trách, không quản khó khăn tạo cho các em hứng thú và cả niềm tin, các em phải yên tâm khi tham gia vào đội tuyển mà thầy, cô đang trực tiếp phụ trách, tránh tình trạng học sinh“đứng núi này trông núi nọ” tức là đang học đội tuyển môn này nhưng lại muốn sang học đội tuyển môn khác. Kinh nghiệm cho thấy, dù một giáo viên thực sự có năng lực chuyên môn nhưng không nhiệt tình, không có tinh thần trách nhiệm cao thì không thể đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
 2.2 . Củng cố kiến thức cơ bản.
 Kiến thức lịch sử cơ bản không phải chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà bao
gồm một hệ thống những hiểu biết cần thiết về các sự kiện cụ thể, niên đại,địa điểm, nhân vật, các nguyên lí, qui luật, những kết luận, khái quát[1]
Củng cố kiến thức cơ bản là phần quan trọng của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi vì học sinh không nắm được kiến thức cơ bản của bài, của chương, của giai đoạnthì học sinh không có khả năng làm bài, bài làm sẽ lạc đề, sai kiến thức, không nổi trọng tâm. Cho nên, để học sinh nắm được kiến thức cơ bản, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp ôn tập phù hợp, dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ có hệ thống, logic.
 Học Lịch sử không bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng một cách máy móc, một lúc phải nhớ quá nhiều sự kiện, song phải biết ghi nhớ, hiểu một số sự kiện quan trọng gắn với niên đại địa danh, nhân vật lịch sử. Nếu không ghi nhớ tốt và không hiểu sự kiện lịch sử thì không thể làm bài thi lịch sử vì bài lịch sử không thể viết như một bài chính trị mà cần có sự kiện chứng minh. Vì vậy, muốn thi đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên yêu cầu các em phải ghi nhớ được các sự kiện lịch sử, nắm chắc kiến thức cơ bản. Nguyên tắc ôn tập của tôi là: Không nhớ sự kiện cơ bản, chưa nắm kiến thức cơ bản thì chưa được phép rèn luyện các kỹ năng tiếp theo. 
Rèn luyện kỹ năng làm bài tập thực hành.
 Đây là phần quan trọng thứ hai cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, các em đã nắm vững kiến thức cơ bản mà thiếu kỹ năng vận dụng kiến thức để trình bày theo yêu cầu của đề thi thì các em chỉ đạt được 50% số điểm. Để đạt được số điểm tối đa thì các em phải biết vận dụng kiến thức, chắt lọc ý, từ cần ghi và không cần ghi. Bởi vì yêu cầu của một đề thi học sinh giỏi không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra học sinh nhớ sự kiện, học thuộc lòng mà kiểm tra khả năng khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá và kỹ năng làm bài rất cao.
 Giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đã được ôn tập để làm những bài tập, câu hỏi cụ thể. Đây là kỹ năng quan trọng nhất, vì thông qua bài tập lịch sử để các em khắc sâu thêm các sự kiện lịch sử và cũng nhằm phát triển tư duy học tâp lịch sử của các em. 
 Khi ôn tập phần này, để đạt kết quả cao và sát với nội dung thi HSG, tôi hướng dẫn học sinh ôn tập theo cấu trúc đề thi HSG của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa. Cụ thể như sau: 
 2.3.1. Phần Lịch sử thế giới.
 - Đối với câu hỏi kiểm tra kỹ năng so sánh, lập biểu đồ các sự kiện thuộc Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945-2000, trước tiên tôi yêu cầu học sinh hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử thế giới theo bài. 
 Ví dụ 1: 
 + Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945-2000), học sinh phải hoàn thành được bảng sau:
STT
Thời gian
Sự kiện
1
4-11/2/1945
 Hội nghị Ianta triệu tập.
2
17/7-2/8/1945
 Hội nghị Pốtxđam thỏa thuận việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.
3
25/4-26/6/1945
 Hội nghị Xan Phranxixcô ( Mĩ) thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức LHQ
4
24/10/1945
 Hiến chương LHQ có hiệu lực. 
5
31/10/1947
 Hội đồng LHQ lấy ngày 24/10 hàng năm làm ngày LHQ
6
9/1977
 Việt Nam là thành viên thứ 149 của LHQ
7
16/10/2007
 Đại hội đồng LHQ bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực nhiệm kỳ 2008- 2009
 + Bài 8. Nhật Bản, học sinh phải hoàn thành được bảng sau:
STT
Thời gian
Sự kiện
1
8/9/1951
 Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô kí giữa Mĩ và Nhật Bản chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh; Hiệp ước an ninh Mĩ Nhật được ký kết đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa 2 nước.
2
1956
 Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, là thành viên của LHQ
3
1/1993
 Học thuyết Miyadaoa của Nhật Bản ra đời
4
1/1997
 Học thuyết Hasimôtô của Nhật Bản ra đời
5
4/1996
 Mĩ - Nhật ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ Nhật
6
21/9/1973
 Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
 Sau khi học sinh thống kê, giáo viên hướng dẫn học sinh cùng thảo luận , thống nhất, đi đến chốt lại các sự kiện cần ghi nhớ. Sau đó, kiểm tra thường xuyên theo các nội dung trên theo cả hai chiều: Từ thời gian yêu cầu học sinh nhớ nội dung sự kiện và từ nội dung sự kiện đã cho sẵn yêu cầu học sinh nhớ thời gian diễn ra sự kiện.
 - Đối với dạng câu hỏi yêu cầu học sinh trình bày một sự kiện Lich sử. Từ đó thể hiện quan điểm thái độ về sự kiện Lịch sử đó và liên hệ với tình hình hiện nay: Phần này giáo viên chú trọng ôn tập cho học sinh những câu hỏi liên hệ thực tế vì việc trình bày nội dung sự kiện Lịch sử đối với các em trong đội tuyển HSG là không khó.
 Ví dụ : 
 + Trình bày mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Theo anh ( chị), hiện nay Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam cần vận dụng như thế nào bản Hiến chương Liên hợp quốc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc [4]?
 + Trình bày tóm tắt sự phát triển của kinh tế Nhật Bản từ 1952-1973 và nguyên nhân của sự phát triển đó [7].Từ đó, hãy rút ra bài học cho Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay? 
 + Chính sách đối ngoại của Mĩ thời kì chiến tranh lạnh? Theo anh (chị), vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ tác động như thế nào tới tình hình thế giới [8]?
 + Trình bày nguồn gốc của cuộc Cách mạng khoa học- công nghệ nửa sau thế kỷ XX và đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng này [7]. Vai trò của khoa học công nghệ đối với công cuộc CNH-HĐH nền kinh tế nước ta hiện nay?
 + Tóm tắt sự ra đời, quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ năm 1967 đến năm 2000. Hiện nay, Việt Nam và ASEAN cần làm gì để bảo đảm hòa bình an ninh và ổn định khu vực?
 + Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay là gì? Những thời cơ và thách thức đặt ra cho dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế trước các xu thế đó [3]? 
 + Trình bày những biến đổi nổi bật của tình hình thế giới sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt. Trước tình hình đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những chủ trương cơ bản gì trong công cuộc đổi mới đất nước [8]?
 + Thế nào là toàn cầu hóa ? Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa ? Việt Nam đã và đang làm gì để đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế ?
 + Trình bày và nêu nhận xét về những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945). Sự thỏa thuận của các nước Anh, Mĩ, Liên Xô về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng có tác động gì đến khu vực châu Á trong thời kì chiến tranh lạnh? 
 2.3.2. Phần Lịch sử Việt Nam.
 - Đối với dạng câu hỏi kiểm tra kỹ năng so sánh, lập biểu đồ các sự kiện thuộc Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 2000, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành các bảng so sánh theo các tiêu chí .
 Ví dụ : 
 + Hoàn thành bảng so sánh Cương lĩnh chính trị (1/1930) của Nguyễn Ái Quốc với Luận cương chính trị (10/1930) của Trần Phú theo các tiêu chí sau:
Nội dung so sánh
Cương lĩnh chính trị (1/1930)
Luận cương chính trị
( 10/1930)
Tính chất cách mạng
Nhiệm vụ cách mạng
Vai trò lãnh đạo cách mạng
Vị trí cách mạng
Lực lượng cách mạng
 + Hoµn thµnh b¶ng so sánh giữa hai thời kỳ cách mạng 1954-1960 với 1961-1965 theo các tiêu chí sau:
Nội dung so sánh
1954 -1960
1961-1965
Âm mưu của Mĩ
Thủ đoạn của Mĩ
Những thắng lợi về mặt quân sự của ta
 + Hoàn thành bảng so sánh phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào cách mạng 1936-1939 ở Việt Nam theo các tiêu chí sau :
Nội dung so sánh
Phong trào
1930-1931
Phong trào
1936-1939
Nhiệm vụ
Mục tiêu
Lực lượng tham gia
Hình thức đấu tranh
Phương pháp cách mạng
Hình thức tập hợp lực lượng
 + So sánh 2 tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng theo các tiêu chí : Thời gian, lí luận chính trị, giai cấp lãnh đạo, lực lượng cách mạng, kết quả).
 + Lập bảng so sánh những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự ( 1954-1975) theo các tiêu chí sau: Thời gian, tên thắng lợi, ý nghĩa lịch sử [4].
 + So sánh các tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam từ năm 1930 đến 1954 theo các tiêu chí sau: Tên mặt trận, thời gian hoạt động, chủ trương lớn, kết quả hoạt động. 
 - Đối với dạng câu hỏi yêu cầu học sinh khái quát một sự kiện hoặc một quá trình lịch sử thuộc giai đoạn 1919-1945: Phần này giáo viên có thể lồng ghép trong nội dung ôn thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, phần nội dung tương đối khó so với các giai đoạn khác, nó gồm nhiều sự kiện lịch sử diễn ra quá trình vận động thành lập Đảng và quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám của nhân dân ta trong vòng 15 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giai đoạn lịch sử này gần giống với lịch sử Đảng, nặng về các vấn đề có tính chất lý luận. Đối với học sinh giỏi cần cung cấp nội dung gì và phương pháp dạy như thế nào để các em nắm được kiến thức có tính chất nâng cao là rất khó. Tro

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_chon_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su.doc