SKKN Kết hợp lý thuyết và hoạt động thực tiễn vào bài mắt và các tật của mắt nhằm nâng cao hiệu quả bài học

SKKN Kết hợp lý thuyết và hoạt động thực tiễn vào bài mắt và các tật của mắt nhằm nâng cao hiệu quả bài học

 - Trước đây bài “ Mắt ” thuộc chương trình vật lý lớp 12 nên có rất nhiều các câu hỏi bài tập về mắt và các tật của mắt để phục vụ cho học sinh thi Đại học. Từ năm 2007 theo chương trình thay sách giáo khoa bài này được đưa xuống vật lý 11 nên học sinh không đi sâu vào vấn đề này nhiều. Năm 2017 – 2018 Bộ giáo dục và đào tạo bắt đầu đưa chương trình vật lý 11 vào kỳ thi THPT quốc gia. Mà phần mắt và các tật của mắt là một trong những vấn đề khá trừu tượng đối với học sinh. Đây là bài 31 thuộc chương VII của vật lí lớp 11. Phần quang hình học, học sinh đã được làm quen từ cấp THCS tuy nhiên mới chỉ đề cập đến các vấn đề đơn giản. Để có một cách nhìn tổng quát và sâu sắc đòi hỏi cả người dạy và người học cần phải có một cách thức nghiên cứu hợp lý và bài bản.

- Người ta thường nói : “ giàu hai con mắt, khó hai bàn tay ” vì mắt là một bộ phận quan trọng đối với con người, nó là nơi thu nhận ánh sáng giúp người nhìn thấy mọi vật xung quanh, nó là hệ quang học hết sức phức tạp. Hằng ngày, hằng giờ con người luôn luôn phải vận động, làm việc, vui chơi. Nhưng ít ai thực hiện một cách khoa học đặc biệt là trong việc vệ sinh, bảo vệ mắt. Vì chúng ta chưa có những kiến thức thực sự hiểu biết về mắt và các tật của mắt. Mắt và các tật của mắt là một trong những vấn đề có nhiều ứng dụng trong thực tế vì vậy ngoài việc người dạy phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về mặt lý thuyết thì đồng thời cũng phải rèn luyện cho học sinh biết cách vận dụng thực tế.

 

doc 24 trang thuychi01 6080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết hợp lý thuyết và hoạt động thực tiễn vào bài mắt và các tật của mắt nhằm nâng cao hiệu quả bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUAN HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KẾT HỢP LÝ THUYẾT VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN VÀO BÀI MẮT VÀ CÁC TẬT CỦA MẮT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC
Người thực hiện: Bùi Thị Tính
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc môn: Vật lý
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU Trang 1
1.1. Lí do chọn đề tài .... Trang 1
1.2. Mục đích nghiên cứu...Trang 1
1.3.Đối tượng nghiên cứu...Trang 2
1.4.Phương pháp nghiên cứu..Trang 2
2.NỘI DUNG .Trang 3
2.1. Cơ sở lí luận Trang 3
2.2. Cơ sở thực tiễn Trang 4
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................Trang 4
2.3.1.Cấu tạo, hoạt động của mắt, các đặc điểm của mắt bình thường, 
và các tật của mắt.....................................................................................Trang 4
a. Cấu tạo, và các đặc điểm của mắtTrang 4
b. Các tật của mắt và cách khắc phục......................................................Trang 6
2.3.2. Kết hợp của hoạt động thực tiễn vào nội dung bài học..................Trang 8
2.3.3. Phương pháp để trả lời nhanh các câu hỏi và biết vận dụng
làm bài toán cụ thể....................................................................................Trang 9
a. Trả lời nhanh các câu hỏi......................................................................Trang 9
b. Phương pháp giải các dạng bài toán về mắt........................................Trang 11
2.4. Hiệu quả của đề tài...........................................................................Trang 13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....Trang 14
3.1. Kiến nghị..Trang 14
3.2. Kết luận.............................................................................................Trang 14
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 - Trước đây bài “ Mắt ” thuộc chương trình vật lý lớp 12 nên có rất nhiều các câu hỏi bài tập về mắt và các tật của mắt để phục vụ cho học sinh thi Đại học. Từ năm 2007 theo chương trình thay sách giáo khoa bài này được đưa xuống vật lý 11 nên học sinh không đi sâu vào vấn đề này nhiều. Năm 2017 – 2018 Bộ giáo dục và đào tạo bắt đầu đưa chương trình vật lý 11 vào kỳ thi THPT quốc gia. Mà phần mắt và các tật của mắt là một trong những vấn đề khá trừu tượng đối với học sinh. Đây là bài 31 thuộc chương VII của vật lí lớp 11. Phần quang hình học, học sinh đã được làm quen từ cấp THCS tuy nhiên mới chỉ đề cập đến các vấn đề đơn giản. Để có một cách nhìn tổng quát và sâu sắc đòi hỏi cả người dạy và người học cần phải có một cách thức nghiên cứu hợp lý và bài bản.
- Người ta thường nói : “ giàu hai con mắt, khó hai bàn tay ” vì mắt là một bộ phận quan trọng đối với con người, nó là nơi thu nhận ánh sáng giúp người nhìn thấy mọi vật xung quanh, nó là hệ quang học hết sức phức tạp. Hằng ngày, hằng giờ con người luôn luôn phải vận động, làm việc, vui chơi... Nhưng ít ai thực hiện một cách khoa học đặc biệt là trong việc vệ sinh, bảo vệ mắt. Vì chúng ta chưa có những kiến thức thực sự hiểu biết về mắt và các tật của mắt. Mắt và các tật của mắt là một trong những vấn đề có nhiều ứng dụng trong thực tế vì vậy ngoài việc người dạy phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về mặt lý thuyết thì đồng thời cũng phải rèn luyện cho học sinh biết cách vận dụng thực tế.
- Bài tập và lí thuyết về mắt và các tật của mắt là vấn đề vẫn còn trừu tượng với học sinh nói chung và học sinh trường THPT Quan hóa nói riêng. khi làm bài tập rất ít học sinh tư duy được vấn đề. Do vậy với cách tiếp cận vấn trong đề tài là “ học đi đôi với hành ” phần nào đó sẽ giúp học sinh có những kỹ năng nhanh hơn khi gặp các câu hỏi và bài toán về mắt và sẽ có những hiểu biết rõ hơn khi gặp các vấn đề về mắt, học sinh sẽ biết cách khắc phục các tật của mắt do bản thân mình gặp phải và có nhưng tư vấn bổ ích cho người bên cạnh từ việc tham gia thực tế các cơ sở nhãn khoa, kính mắt. 
 Từ những lí do trên và sau đợt tập huấn của Sở giáo dục và đào tạo Thanh hóa về chuyên đề : “ Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương ” tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp lý thuyết và hoạt động thực tiễn vào bài mắt và các tật của mắt nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 - Xuất phát từ thực trạng học sinh trường THPT Quan hóa về sự khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức đặc biệt là khả năng tư duy các môn khoa học tự nhiên, nếu chúng ta cứ bắt các em tiến thu kiến thức chỉ trên lý thuyết thì rất khó nhớ và khó vận dụng được kiến thức vào kì thi THPT quốc gia sắp tới. Vì với học sinh ở khu vực trường Quan hóa các em chủ yếu là người dân tộc thiểu số như người Thái, dao, Mường, Hmông...nên thường tư duy chậm, các em thường xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ riêng lẻ, đơn giản, các em quen tư duy cụ thể, nên nếu được trải nghiệm từ thực tế các em sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh được tri thức, nhớ được lâu hơn.
- Mặt khác cuộc sống hiện nay đang bùng nổ công nghệ thông tin, con người nói chung và học sinh chung ta nói riêng tình trạng sử dụng điện thoại di động, máy tính, ti vi, đọc sách, làm việc một cách thiếu khoa học dẫn đến số người bị các tật của mắt tăng lên. Do dó nếu tiếp thu kiến thức đầy đủ từ bài học và được trải nghiệm từ thực tiễn các em sẽ biết cách tìm ra các câu trả lời nhanh kiến thức liên quan và biết cách bảo vệ mắt cho mình và người thân.
 - Mục đích của đề tài là nêu ra một cách tiếp cận kiến thức khác sách giáo khoa đó là phương pháp kết hợp hoạt động thực tiễn vào bài học cùng với việc cung cấp phương pháp giải từng dạng toán cụ thể vừa đảm bảo vừa có thể trang bị được khối lượng kiến thức cần thiết, vừa kích thích được trí sáng tạo của người học từ những gì mà thực tế nhìn thấy.
 - Kết quả cần đạt được của đề tài là :
 + Người dạy có một cách thức để hệ thống kiến thức.
 + Học sinh tiếp cận tốt, dễ hiểu, dễ nhớ.
 + Học sinh biết cách vận dụng vào trong các bài tập cụ thể.	
 + Học sinh biết cách vận dụng từ thực tế vào bài học và vận dụng kiến thức bài học vào trong thực tế.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối 11 và học sinh đang ôn thi THPT quốc gia 
- Lý thuyết về cấu tạo về phương diện quang học của mắt, hoạt động của mắt, các tật của mắt và cách khắc phục
- Kết hợp của hoạt động thực tiễn vào nội dung bài học
- Phương pháp trả lời nhanh các câu hỏi và giải bài tập về mắt và các tật của mắt một cách có hệ thống từ kiến thức có được trong sách vở và hoạt động thực tiễn
 Từ nội dung bài học và kiến thức thực tế người học biết cách làm các dạng bài tập và trả lời câu hỏi về mắt, biết cách bảo vệ mắt và khắc phục những tật của mắt một cách khoa học.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, bao gồm: các phương pháp giải bài tập về mắt, giáo trình, luận văn, sách tham khảo, tạp chí và các website làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu.tài liệu về mắt và các tật của mắt.
- Phương pháp điều tra cơ bản
PP điều tra: Từ thực tiễn giảng dạy trên các lớp cho học sinh học và làm bài kiểm tra rút ra các vấn đề cần nghiên cứu.
Nội dung điều tra: Điều tra kết quả trước và sau khi cho học sinh áp dụng việc kết hợp hoạt động thực tiễn vào bài mắt và các tật của mắt
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 Tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Quan Hóa và tham gia thực tế các cơ sở nhãn khoa, kính mắt.
 2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận
 - Dựa vào các kiến thức về đặc điểm của mắt, sự điều tiết, điểm cực cận, cực viễn, giới hạn nhìn rõ, góc trông và năng suất phân li của mắt và đặc điểm của ảnh qua thấu kính và hệ thấu kính. Đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão và cách khắc phục 
- Dựa vào các công thức, biểu thức đã được chứng minh.
- Ngoài ra ta biết học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-Nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng ? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". 
 Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết[7].
 Bên cạnh đó, "hành" là thực hành, là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng sai hay để làm sinh động nó. “Hành” có nhiều cấp độ: bắt chước người khác làm, làm lại theo những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới,... "Hành" được đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào tri thức mà bạn học được phong phú sinh động và sâu sắc đến bao nhiêu.Trong việc học hàng ngày ta cần “Học đi đôi với hành” Vì chúng là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Nếu chỉ biết học lý thuyết mà không hề biết đến thực hành thì những lý thuyết ta học cũng chỉ là những tri thức chết, chúng không có tác dụng đối với đời sống. học như vậy chỉ phí phạm thời gian, công sức tiền bạc bởi thực tế học như vậy để làm gì nếu không thể ứng dụng vào đời sống? Như vậy, chúng ta không chỉ học lý thuyết mà còn phải biết áp dụng những lý thuyết đó phục vụ thực tế [7].
2.2. Cơ sở thực tiễn.
- Từ thực trạng Học sinh trường THPT Quan hóa khả năng tiếp thu kiến thức lý thuyết về mắt và các tật của mắt cũng như cách làm bài tập phần này rất yếu, và lúng túng khi vận dụng vào các bài tập cụ thể.
- Một số sách tham khảo mới chỉ đưa ra đề bài tập và giải các bài tập đó mà chưa đưa ra một phương pháp chung nào cho cách giải từng dạng toán cụ thể. Vì vậy với đề tài này người đọc sẽ có những phương pháp cụ thể khi gặp đề bài nào đấy.
- Trước đây thực hiện nguyên lý “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”, đã có một số hình thức mô hình trường vừa học vừa làm, tuy nhiên việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lý luận dạy học nên không đem lại hiệu quả giáo dục cao. Gần đây trong mô hình trường học mới, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trường vào thực tế sản xuất, kinh doanh của địa phương.Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục ít khi được quan tâm hoặc nếu có thương mang tính tự phát. Vì vậy vai trò thế mạnh của những hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được biết đến và tận dụng [4].
2.3. Nội dung nghiên cứu.
 - Cấu tạo, hoạt động của mắt, các đặc điểm của mắt bình thường, và các tật của mắt
- Kết hợp của hoạt động thực tiễn vào nội dung bài học
- Có những phương pháp để trả lời nhanh các câu hỏi và biết vận dụng làm bài toán cụ thể
- Người học có kiến thức bảo vệ mắt và khắc phục các tật của mắt mà mình mắc phải.
2.3.1.Cấu tạo, hoạt động của mắt, các đặc điểm của mắt bình thường, và các tật của mắt
 a. Cấu tạo, và các đặc điểm của mắt
 a.1. Cấu tạo của mắt về phương diện quang học
Gồm: 
- Bộ phận chính là thủy tinh thể có vai trò như một thấu kính hội tụ, độ cong của hai mặt thủy thể tinh có thể thay đổi được nhờ sự co giãn của cơ vòng của nó
So sánh cấu tạo máy ảnh và mắt về phương diện quang học
+ Thủy tinh thể như là một thấu kính hội tụ có tiêu cự và độ tụ thay đổi được nhờ thay đổi độ cong nhờ cơ vòng của mắt
+ Màng lưới (võng mạc ) coi như một màn ảnh ,trên màng lưới có điểm vàng V rất nhạy với ánh sáng
a.2. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực cận, điểm cực viễn, và khoảng nhìn rõ của mắt [5].
- Sự điều tiết của mắt: Là sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể ( và do đó thay đổi tiêu cự của mắt ) làm cho ảnh của vật cần quan sát ở các vị trí khác nhau luôn hiện trên màng lưới
- Điểm cực cận (CC) là điểm gần nhất trên trục chính mà đặt vật tại đó mắt còn nhìn thấy được khi điều tiết tối đa ( thủy tinh thể phồng nhất fmin ) nên mắt chóng bị mỏi. Người tre tuổi mắt không có tật điểm cực cận cách mắt 10cm đến 20cm, tuổi càng cao điểm cực cận càng lùi xa mắt. Thông thường mắt không có tật người ta thường lấy điểm cực cận cách mắt 25cm ( Đ = 25cm )
- Điểm cực viễn (CV) là điểm xa nhất trên trục chính mà đặt vật tại đó mắt còn nhìn thấy khi không điều tiết ( thủy tinh thể dẹt nhất ) mắt không bị mỏi. Mắt không có tật điểm cực viễn ở vô cực. Như vậy khi không điều tiết tiêu điểm của mắt trên màng lưới.
- Giới hạn nhìn rõ: Từ CC đến CV
a.3. Năng suất phân li [1].
- Góc trông vật : là góc tạo bởi hai tia sáng đi từ hai đầu của vật đến quang tâm của mắt. Kí hiệu α0 được xác định theo hệ thức
 Tan α0 = = 
( góc trông phụ thuộc kích thước và khoảng cách của vật tới mắt )
- Năng suất phân li của mắt: Là góc trông nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm này.
Khi αmin thì hai ảnh A’ và B’ nằm tại hai tế bào nhạy sáng cạnh nhau trên võng mạc
 Năng suất phân li của mắt thường là ε = αmin ≈ 1᾿≈ = ( rad)
a.4. Sự lưu ảnh trên màng lưới [1].
- sau khi tắt ánh sáng kích thích phải mất một khoảng thời gian cỡ 0,1s màng lưới mới phục hồi lại như cũ. Trong khoảng thời gian đó cảm giác sáng chưa mất người quan sát vẫn thấy hình ảnh của vật
b. Các tật của mắt và cách khắc phục
 Tật của mắt
Mắt cận
Mắt viễn
Mắt lão
Đặc điểm
+ fmax D )
+ Điểm cực cận và cực viễn gần hơn mắt bình thường ( OCv hữu hạn ) 
+ khi nhìn vật ở Cv mắt không phải điều tiết
+ fmax > OV (Dc < D )
+ Điểm cực cận xa hơn mắt bình thường. 
+ nhìn rõ vật ở vô cực nhưng phải điều tiết
- Do tuổi già khả năng điều tiết giảm thủy tinh thể trở nên cứng hơn hậu quả là điểm cực cận rời xa mắt.
Nguyên nhân
+Học tập và sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân cơ bản học với cường độ cao, môi trường ánh sáng không đảm bảo tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp và đọc sách ở cự ly gần , xem ti vi, chơi máy vi tính nhiều giờ hoặc đọc sách trong tư thế nằm ngửa
+ Do trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ là yếu tố khiến cho trẻ bị cận thị 
+ Khi bố mẹ bị cận thị thì rất dễ di truyền cho con cái. Thông thường bố mẹ cận thị từ 6 dp trở lên thì mức độ di truyền là 100%.
Dưới đây là một số những nguyên nhân phổ biến gây ra viễn thị.
+ Do bẩm sinh: cầu mắt ngắn.
+ Do di truyền: cha mẹ bị viễn thị thì con sinh ra,nguy cơ mắc bệnh viễn thị sẽ cao hơn.
+ Do khoảng cách nhìn không được đảm bảo, xuyên nhìn xa sẽ khiến thể thủy tinh luôn xẹp xuống (giãn ra), dần dần sẽ mất tính đàn hôi và khả năng phồng.
+ Do thủy tinh thể bị lão hóa (với người già)
Cách khắc phục
+ Làm giảm độ tụ của mắt bằng cách đeo thấu kính phân kỳ
 fk = - 0Cv ( kính đeo sát mắt )
 + Đối từng lứa tuổi phương pháp phẫu thuật để triệt tiêu độ cận
+ Cân bằng dinh dưỡng cho mắt, bổ sung các vitamin A,E,C và nhóm B 
+ Làm cho độ tụ của mắt tăng bằng cách đeo thấu kính hội tụ 
fk sao cho nhìn vật ở vô cùng không phải điều tiết hoặc nhìn những vật như mắt bình thường 
(Tiêu cự của kính phải có giá trị để ảnh ảo của điểm gần nhất mà người viễn thị muốn quan sát sẽ được tạo ra ở điểm cực cận của mắt viễn thị)
+ có thể dùng phương pháp phẫu thuật
+ Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh có chứa nhiều trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống có chứa những thực phẩm này đã được liên kết với một tỷ lệ giảm của thoái hóa điểm vàng
+ Đeo thấu kính hội tụ như người viễn thị ( chú ý với người cận thị khi về già khác phục bằng đeo kinh 2 tròng )
+ Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh có chứa nhiều trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống có chứa những thực phẩm này đã được liên kết với một tỷ lệ giảm của thoái hóa điểm vàng
2.3.2. Kết hợp của hoạt động thực tiễn vào nội dung bài học
 Sau khi cung cấp kiến thức của bài học trong 2 tiết, giáo viên tổ chức cho học sinh đi thăm quan vào buổi chiều hoặc buổi ngoại khóa, tìm hiểu tại phòng khám mắt và kính mắt ở bệnh viện đa khoa huyện Quan hóa và cơ sở kính mắt tại thị trấn Quan hóa.
- Giáo viên liên hệ trước với các cơ sở thăm quan để lựa chọn được các câu hỏi hợp lí.
- Phổ biến kế hoạch thăm quan trải nghiệm tại phòng khám mắt, cơ sở kính mắt ở thị trấn quan hóa. Giao nhiệm vụ : chuẩn bị vở ghi, phiếu học tập
- Chia nhóm và giao cho các nhóm cử đại diện 1 bạn được tham gia kiểm tra độ cận, độ viễn của mắt. Các học sinh còn lại ghi chép số liệu để hoàn thành phiếu học tập ( phiếu học tập trong phần phụ lục ) mà giáo viên đã phát cho các nhóm
- Khi tìm hiểu thực tế học sinh tìm hiểu thêm các thông tin từ các nguồn ( sách báo, Internet ) sau đó sắp xếp các kiến thức và thông tin để trả lời được các câu hỏi và bài tập.
- Các nhóm học sinh báo cáo kết quả trải nghiệm tại lớp. Giáo viên đánh giá quá trình thảo luận nhóm, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả ghi chép được của học sinh và việc trình bày thảo luận trước lớp
- Cho học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau về vai trò, sự đóng góp của từng thanh viên trong nhóm.
2.3.3. Phương pháp để trả lời nhanh các câu hỏi và biết vận dụng làm bài toán cụ thể
a. Trả lời nhanh các câu hỏi.
- Sau nghiên cứu lý thuyết ở lớp và tham gia hoạt động thực tiễn học sinh vận dụng nhanh kiến thức vào trả lời các câu trắc nghiệm lý thuyết 
Dạng 1: Trả lời các câu hỏi về cấu tạo của mắt, góc trông, năng suất phân li. So sánh mắt và máy ảnh.
PHƯƠNG PHÁP
Sử dụng lý thuyết phần a của phần 2.3.1 Kết hợp quan sát mô hình mắt và máy ảnh 
VD 1:
Câu 1: So sánh mắt với máy ảnh về phương diện quang học ?
Câu 2: Góc trông vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Năng suất phân li của mắt là gì ?
 TRẢ LỜI
Câu 1: Trả lời phần a1 của phần 2.3.1
Câu 2: Trả lời phần a3 của phần 2.3.1
Dạng2: Trả lời các câu hỏi về sự điều tiết của mắt.
PHƯƠNG PHÁP
- Điểm cực cận ( CC ) là điểm gần nhất trên trục chính mà đặt vật tại đó mắt còn nhìn thấy được khi điều tiết tối đa ( fmin ), Thì ảnh của vật nằm trên màng lưới.
- Điểm cực viễn ( CV ) là điểm xa nhất trên trục chính mà đặt vật tại đó mắt còn nhìn thấy khi không điều tiết. ( f max ), ảnh của vật nằm trên màng lưới.
- Sử dụng công thức 
Nếu d᾽ không đổi thì d ~ f
Nếu d không đổi thì d᾿ ~ f
Nếu f không đổi thì d ~ 
VD 2: Trả lời các câu hỏi sau :
Câu 1: Khi quan sát vật ở điểm cực cận Cc nếu không điều tiết ảnh của nó hiện ra ở dâu ? Tại sao ?
Câu2 : Khi quan sát vật ở cực viễn Cv nếu điều tiết tối đa ảnh của nó hiện ra ở dâu ? Tại sao ?
Câu 3: Vật có vị trí ở đâu thì ảnh tạo ra bởi mắt hiện ra trên màng lưới.
 TRẢ LỜI
Câu 1: Khi quan sát vật ở điểm cực cận Cc nếu không điều tiết ảnh của nó hiện ra sau màng lưới . 
 Vì lúc này d không thay đổi mà gần mắt nhất, khi không điều tiết thì f max dẫn đến d᾿ tăng ( do d᾿ ~ f ) hay d’ > OV nên ảnh hiện ra sau màng lưới.
Câu 2 : Khi quan sát vật ở cực viễn Cv nếu điều tiết tối đa ảnh của nó hiện ra ở trước màng lưới
 Vì lúc này d không thay đổi và ở xa mắt nhất, điều tiết tối đa thì f min dẫn đến d᾿ giảm ( do d᾿ ~ f ) hay d’ < OV nên ảnh hiện ra trước màng lưới.
Câu 3 : Khi đặt vật tại bất kì điểm nào trong khoảng Cc Cv và mắt điều tiết thích hợp thì ảnh của vật luôn hiện ra trên màng lưới.
Dạng 3: Trả lời các câu hỏi về các tật của mắt.
PHƯƠNG PHÁP
Dùng bảng kiến thức phần b trong phần 2.3.1 và những thông tin ghi chép được khi đi thăm quan thực tế.
VD 3:
Câu 1. Trình bày các tật của mắt, nguyên nhân và cách khắc phục ?
Câu 2. Một người cận thị thử kính và nhìn rõ vật ở vô cùng đã quyết định mua kính đó.
Người đó đã chọn kính phân kỳ hay hội tụ ? vì sao ?
Có thể khẳng định cách chọn như trên là chuẩn xác hay không ? vì sao ? [5].
 TRẢ LỜI
Câu 1. bảng kiến thức phần b trong phần 2.3.1
Câu 2. 
Người đó chọn kính phân kỳ. Vì người đó bị cận thị thủy tinh thể phồng hơn, độ tụ lớn hơn so với mắt bình thường nên khi nhìn xa sẽ cho ảnh ảo trước màng lưới. Nếu đeo kính hội tụ độ tụ lại tăng hơn nên ảnh càng xa màng lưới hơn phía trước.
Cách chọn trên là

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ket_hop_ly_thuyet_va_hoat_dong_thuc_tien_vao_bai_mat_va.doc