SKKN Hướng dẫn sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 trường THCS Quảng Phúc

SKKN Hướng dẫn sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 trường THCS Quảng Phúc

Trong những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đang có sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc về mọi mặt nhưng một trong những nội dung quan trọng nhất là đổi mới về phương pháp dạy học. Chính sự đổi mới này đã mang lại những kết quả tích cực trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu giáo dục quan trọng, đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định : "Phư¬ơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, t¬ư duy sáng tạo của ngư¬ời học; bồi dưỡng cho ng¬ười học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vư¬ơn lên". Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ng-ười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng t¬ư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [5]

Atlat là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn địa lý ở nhà trường phổ thông, nhất là đối với học sinh giỏi. Cùng với sách giáo khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn địa lý. Tuy nhiên, việc khai thác quyển Atlat trong học tập đối với nhiều học sinh còn gặp lúng túng nên chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là do cách sử dụng chưa đúng như: chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong quyển Atlat, chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất.

Trước thực trạng nêu trên, giáo viên cần phải xây dựng được phương pháp sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam phù hợp với mục đích, yêu cầu, đối tượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Hướng dẫn sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 trường THCS Quảng Phúc"

 

doc 15 trang thuychi01 27401
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 trường THCS Quảng Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đang có sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc về mọi mặt nhưng một trong những nội dung quan trọng nhất là đổi mới về phương pháp dạy học. Chính sự đổi mới này đã mang lại những kết quả tích cực trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu giáo dục quan trọng, đáp ứng được yêu cầu xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Luật Giáo dục 2005 (Điều 5) quy định : "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Mục tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [5]
Atlat là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn địa lý ở nhà trường phổ thông, nhất là đối với học sinh giỏi. Cùng với sách giáo khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kỹ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các kỳ thi môn địa lý. Tuy nhiên, việc khai thác quyển Atlat trong học tập đối với nhiều học sinh còn gặp lúng túng nên chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân là do cách sử dụng chưa đúng như: chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ sử dụng trong quyển Atlat, chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động, kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất.
Trước thực trạng nêu trên, giáo viên cần phải xây dựng được phương pháp sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam phù hợp với mục đích, yêu cầu, đối tượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: "Hướng dẫn sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 trường THCS Quảng Phúc" 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Từ những sự thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành trong quá trình dạy học, sáng kiến kinh nghiệm này được báo cáo với những mục đích sau:
- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác của bản thân.
- Để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Giúp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng HSG môn Địa 9. 
- Khắc phục một nhược điểm phổ biến trong học sinh là sự h¹n chế về kỹ năng sử dụng atlat §Þa lÝ ViÖt Nam, đồng thời giúp các em có được phương pháp làm việc với atlat §Þa lÝ ViÖt Nam một cách tích cực nhất trong quá trình học tập. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
- Sáng kiến kinh nghiệm chọn đối tượng nghiên cứu cụ thể là những học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 trường THCS Quảng Phúc
- Nghiên cứu bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam do công ty bản đồ va thiết bị dạy học của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Trong giới hạn của đề tài, tôi xin được trình bày những nét chung nhất cho vấn đề hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlát phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9 sau khi häc sinh ®· cã nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n cña §Þa lÝ líp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
1.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu.
 Trong quá trình viết báo cáo cần thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Từ sách tham khảo, Luật giáo dục, các thông tư hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các sách lí luận bộ môn, sáng kiến hay của đồng nghiệp....
1.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống.
1.4.3. Phương pháp điều tra, quan sát.
 Khảo sát tình hình sử dụng atlat §Þa lÝ ViÖt Nam của học sinh líp 9 để nắm được thực tế kĩ năng sử dụng của các em.
1.4.4. Phương pháp chuyên gia.
 Có sự tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo giỏi môn Địa lí.
1.4.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Trong qúa trình dạy båi dưỡng học học sinh giỏi, thường xuyên sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và chú ý rèn luyện c¸ch sö dông cho học sinh vào các giờ học, vào các bài thi, bài kiểm tra.
- Kiểm tra lại kết quả và có điều chỉnh bổ sung kịp thời.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp với đối tượng häc sinh kh¸ giái
1.4.6. Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG. 
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và công nghệ  là đặc điểm nổi bật và là sự thiết yếu của phát triển bền vững. Xu hướng đó đã đặt ra những yêu cầu cho giáo dục đào tạo là xây dựng con người mới năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trước tình hình đó nhiệm vụ của giáo viên nói chung, giáo viên địa lí nói riêng ở Trường THCS phải cung cấp cho học sinh  những tri thức khoa học địa lý bằng cách sử dụng nhiều phương pháp  dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
Đối với môn học Địa lý việc sử dụng bản đồ, Atlat là đặc trưng của bộ môn Địa lý. Vì tất cả các tri thức địa lý cơ bản đều được biểu hiện trong các phương tiện dạy học này .
     Atlat là một công cụ  rất quan trọng trong dạy và học môn Địa lý của giáo viên và học sinh. Atlat được xem như cuốn sách giáo khoa thứ hai giúp cho người học đào sâu những tri thức địa lý và đồng thời giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy môn địa lý.
Một trong những vai trò quan trọng của giáo viên địa lý phổ thông hiện nay là hướng dẫn học sinh  (HS) sử dụng Atlat để khai thác thông tin tìm tòi khám phá kiến thức mới. Rèn luyện cho HS kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học địa lý .
Trong thực tế hiện nay ở Trường THCS, việc sử dụng Atlat trong dạy học địa lý còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa nhận thức  một cách đầy đủ, chưa  khai thác sử dụng nguồn tri thức trong Atlat.
Về phía HS chưa quan tâm đến Atlat, rất ít khi sử dụng Atlat nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Mặt khác HS vẫn còn yếu về kĩ năng  sử dụng bản đồ biểu đồ, do vậy tồn tại một cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó việc học tập địa lý chưa cao. Điều này được thể hiện rõ qua thi cử, kiểm tra đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo.
2.2. Thực trạng vấn đề.
* Đối với giáo viên
Trong việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, các giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng kênh hình để hướng dẫn học sinh học tập môn Địa lí bao gồm: bản đồ treo tường, mô hình, lược đồ, các tranh ảnh, bảng biểu, số liệu thống kê trong sách giáo khoa và trong Atlat
 Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới lạ nhưng cũng gặp không ít khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh và đem lại hiệu quả cao.
 Hiện tại còn một số giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí, không hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả thấp.
 Việc khai thác quyển Atlat trong học tập đối với nhiều học sinh còn gặp lúng túng nên chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do cách sử dụng chưa đúng như: chưa nắm được phương pháp thể hiện bản đồ, chưa nắm được vấn đề chung nhất của Atlat, không khai thác theo trình tự khoa học và đặc biệt chưa biết huy động kết hợp các kiến thức đã học trong sách giáo khoa vào việc tìm ra mối liên hệ giữa các trang trong quyển Atlat để khai thác một cách có hiệu quả nhất
 * Đối với học sinh:
 Học sinh phải có Atlat để sử dụng tại lớp trong tất cả các tiết học địa lí ở trên lớp vì hầu hết các bài đều sử dụng Atlat, giờ kiểm tra được sử dụng Atlat.
 Biết sử dụng Atlat để khai thác kiến thức bài học, sử dụng các kĩ năng đọc, hiểu, vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí và biết liên hệ các trang cùng sử dụng trong một bài.
 Dành thời gian thích đáng để làm việc với Atlat, tham gia tích cực vào các hoạt động giáo viên đưa ra có liên quan tới Atlat. Trình bày bài làm với Atlat trước lớp nếu được giao nhiệm vụ.
Kết quả khảo sát trước khi áp dụng: điểm sử dụng Atlat: 2/10 điểm
Điểm
9-10
7-8
5-6
3-4
Tỉ lệ % học sinh đạt được
20%
30%
35%
15%
2.3. Các giải pháp.
2.3.1. Rèn kỹ năng sử dụng Atlat để nhận ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội.
Khi tìm hiểu nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì việc hiểu các ngôn ngữ của nó là việc hết sức quan trọng. Trong Atlat ngôn ngữ  được dùng là những quy định thống nhất, chính xác về màu sắc,  ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi đọc bất cứ một bản đồ nào phải đọc :
- Tên bản đồ trước để hình dung ra nội dung của bản đồ.
- Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó.
2.3.2. Rèn cho học sinh kỹ năng tìm hiểu kiến thức địa lí về dân cư qua việc đọc bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam.
Ví dụ :
a -  Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bản đồ trang 16 (dạy bài 16 ) học sinh rút ra nhận xét:
+ Phân bố các dân tộc nước ta không đều : Các nhóm dân tộc ít người chỉ có trên 13 % dân số nhưng phân bố rất rộng trên khắp các vùng trong cả nước. Dân cư  tập trung đông ở đồng bằng, nhất là ở đô thị.
+ Hiểu được ngữ  hệ và các nhóm ngôn ngữ  của các dân tộc.
b - Phân tích các bản đồ, biểu đồ trang 15 của Atlat ( dạy từ bài 16-17 SGK ) [1] rút ra kết luận về đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực nước ta : 
+ Dựa vào màu sắc của bản đồ, phân tích mật độ dân số : Nước ta có mật độ dân số cao nhưng phân bố không đều ( tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mật độ dân số ở các thành thị rất cao, thưa thớt ở miền núi nhất là vùng Tây nguyên ).
+ Phân tích biểu đồ phát triển dân số nước ta qua các năm, từ đó học sinh nhận thức được : Dân số nước ta đông, gia tăng nhanh từ nửa sau thế kỷ XX đến nay (Năm 1960 có khoảng 30,17 triệu người. Năm 1989 có 64,41 triệu người. Năm 1999 có 76,60 triệu người. Năm 2007 có khoảng 85,17 triệu người ).
+ Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra kết luận : Dân số nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi ở nước ta. So sánh được giới tính giữa nam và nữ tương đối cân bằng.
+ Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được: Nước ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trong nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp.
2.3.3. Rèn kĩ năng phân tích bản đồ trong Atlat để rút ra nhận định tình hình phát triển  kinh tế của các ngành kinh tế nước ta. ( trang 8, 9, 10, 18 ).
Ví dụ 1: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta.
+ Bản đồ trang 11 ( Dạy bài 21 ): Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu :
Đặc điểm tài nguyên đất : Đất phù sa tập trung ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, miền Duyên hải Trung Bộ để trồng lúa nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Đất Feralit tập trung chủ yếu ở miền núi và trung du, phù hợp với việc phát triển các cây công nghiệp dài ngày như : chè, cà fê, cao su, hồ tiêu Đồng thời phản ánh tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó  có thể tìm hiểu tài nguyên nước rất phong phú của nước ta do có hệ thống sông ngòi chằng chịt và nhiều đầm hồ.
+ Bản đồ trang 9 : Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta ( Lượng mưa, nhiệt độ ) phân hoá từ Bắc vào Nam. Các loại gió mùa hoạt động trên lãnh thổ nước ta.
+ Bản đồ trang 8: Giúp cho học sinh tìm hiểu về tài nguyên khoáng sản của nước ta để phát triển công nghiệp.
+ Bản đồ  khái quát chung về nông nghiệp trang 18 ( Dạy bài 21 ): Học sinh tìm hiểu được hiện trạng sử dụng đất, sự  phân vùng nông nghiệp của nước ta.
 Qua biểu đồ học sinh có thể lập được bảng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp ( theo giá thực tế )
+ Bản đồ trang 19 Atlat học sinh tìm hiểu và phát hiện :
- Ngành trồng trọt:
 Lúa: Biết được diện tích và sản lượng lúa các tỉnh, diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực, giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
- Ngành chăn nuôi: Dựa vào kỹ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh  sử dụng biểu đồ trang 19 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm 2000, 2005, 2007.
Ví dụ 2 : Sử dụng Atlat để học sinh tìm hiểu tình hình hoạt động các ngành dịch vụ nước ta :
+ Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 23, 24, 25 học sinh nhận thức được sự phân bố và phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân :
- Mạng lưới giao thông và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta, mối quan hệ giữa ngành giao thông vận tải với các ngành kinh tế khác.
 Giao thông đường bộ ngày càng phát triển.
 Giao thông đường thuỷ, đường sắt vận chuyển khối lượng hàng hóa cao. Tuyến đường bay trong nước, quốc tế ngày càng phát triển.
- Các hoạt động thương mại như : Nội thương (Biết được tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh theo đầu người, xuất nhập khẩu các tỉnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế của cả nước qua các năm ), ngoại thương (Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu năm 2007, xuất – nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ, xuất – nhập khẩu hàng hóa qua các năm).
- Vai trò của ngành du lịch rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềm năng to lớn của ngành du lịch được thể hiện qua các trung tâm du lịch quốc gia, vùng, các điểm du lịch trong cả nước, số lượng khách du lịch và doanh thu từ du lịch từ năm 1995 đến năm 2007. Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2000 - 2007.
Tài nguyên du lịch  phong phú của nước ta như : Di sản văn hoá thế giới, di sản lịch sử cách mạng, di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề truyền thống
+ Phân tích bản đồ trang 26 – biểu đồ học sinh nắm được :
- Vị trí địa lí, điều kiện tự  nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Từ đó có thể so sánh được đặc điểm tài nguyên của hai tiểu vùng Đông Bắc & Tây Bắc.
- Thấy được mối liên hệ : sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và hình thành khu công nghiệp, GDP của vùng Trung du miền núi phía Bắc so với cả nước, sự phân bố các trung tâm công nghiệp lớn của vùng. Các ngành công nghiệp trọng điểm có mối liên hệ như thế nào đến giao thông, sông ngòi, nguồn tài nguyên.
- Đọc được các loại khoáng sản, nắm được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng Sông Hồng và giải thích được tại sao ở đây đông dân cư, GDP của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước, đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Qua các phân tích trên ta thấy rằng : Khi tìm hiểu  một số kiến thức về kinh tế - xã hội, việc sử dụng Atlat đã giúp cho học sinh có phương pháp tiếp thu kiến thức chủ động so với cách học thụ động trước đây. Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết, bổ ích, ít phải thuộc lòng các kiến thức một cách máy móc, tầm nhìn khoa học của học sinh được mở rộng hơn.
Ví dụ 3 : Sử dụng Atlat để tìm hiểu các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta 
- Phân tích bản đồ, biểu đồ trang 30 học sinh nắm được :
+ Vị trí và phân bố các vùng kinh tế trọng điểm : vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
+ GDP bình quân đầu người của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.
+ Dân số, diện tích của 3 vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước.
+ GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm.
+ GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước.
2.3.4. Nắm vững tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta qua việc phân tích bản đồ, biểu đồ trong Atlat:
- Nội dung kiến thức quan trọng của chương trình Địa lí 9 là nghiên cứu các vùng kinh tế. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể hiện tính chất đặc thù riêng của từng vùng. Vì vậy khi trình bày nội dung kiến thức của vùng đòi hỏi phảỉ có kỹ năng sử dụng nhiều trang Atlat để tìm hiểu kiến thức
- Trước hết học sinh phải xác định vị trí, ranh giới của vùng. Dựa vào bản đồ trong Atlat xác định vị trí : phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây giáp đâu ?
- Xác định đặc điểm tự nhiên : Địa hình, khí hậu, sông ngòi
- Từ những đặc điểm trên, tìm thuận lợi khó khăn cho việc phát triển kinh tế  của vùng.
- Sau đó dựa vào bản đồ để phát hiện được các tiềm năng, các thế mạnh kinh tế của vùng đó.
 	Ví dụ:
*  Vùng Đồng bằng sông Hồng:
+ Xác định quy mô của vùng ( Bản đồ trang 26 ) phía Bắc và phía Tây giáp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. PhíaNam giáp vùng Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp biển Đông.
+ Rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng :
- Là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bên cạnh đó ngành giao thông đường bộ, đường thủy, đường biển, đường hàng không đều phát triển thuận lợi. Ngành du lịch cũng có rất nhiều tiềm năng.
- Khí hậu trong vùng là nhiệt đới gió mùa, có đủ bốn mùa : xuân, hạ, thu , đông. Mùa nóng có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào đem theo nhiều hơi nước gây mưa nhiều thuận lợi sản xuất nông nghiệp, kèm theo bão lũ ảnh hưởng đến sản xuất. Mùa lạnh có gió mùa Đông Bắc lạnh và khô giúp ta trồng được các cây ôn đới, nhưng cũng gây những khó khăn lớn như sương muối.. .
 - Tình hình phân bố dân cư của vùng ( Sử dụng bản đồ dân số trang 15 Atlat) để nhận thức được: Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhưng phân bố không đều, nơi đông dân nhất là Thủ đô Hà Nội .
*  Vùng Đồng bằng sông Cửu Long :
 	+  Sử dụng trang 29 Atlat : Xác định quy mô, ranh giới của vùng :
-  Phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông.
+   Rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng :
- Là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp. Ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Đặc biệt là ngành du lịch sinh thái là một tiềm năng lớn, mở ra hướng phát triển mới cho ngành du lịch nước ta.
-  Là vùng kinh tế trọng điểm, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước, công nghiệp, giao thông vận tải đi các nơi trong nước. Đồng thời ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Phân tích bản đồ trang 11 Atlat học sinh  rút ra nhận xét về đặc điểm  và sự phân bố  các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Khí hậu trong vùng mang tính chất cận xích đạo, một năm có hai mùa rõ rệt  là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho vùng trồng được nhiều cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như : soài, sầu riêng, dừa, măng cụt
- Dân cư trong vùng đứng thứ  hai trong cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài người Kinh còn có người Khơ Me, người Chăm, người Hoa cùng sinh sống và xây dựng kinh tế của vùng. Tuy nhiên trình độ dân trí chung của vùng chưa cao bằng vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ dân thành thị còn thấp.
* Vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ :
+ Phân tích các bản đồ trang 27, 28 bản đồ “ Nông nghiệp chung ” trang 18, bản đồ “ Lâm nghiệp và thủy sản ” trang 20, bản đồ công nghiệp chung trang 21.
- Rút ra những đặc điểm về tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng, phát triển về ngư nghiệp : nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, lâm nghiệp phát triển, chăn nuôi gia súc lớn . Thế mạnh về phát triển du lịch của vùng.
*  Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ :
+ Phân tích vị trí địa lí, các thế mạnh của vùng : Sử dụng bản đồ trang 26 Atlat để rút ra nhận xét về quy mô lãnh thổ và đặc điểm tự nhiên, ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ của vùng.
+ Dùng bản đồ “ Khoáng sản ” trang 8 Atlat để phát hiện thế mạnh về tài 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam_trong_boi_duong.doc