SKKN Hướng dẫn học sinh thiết kết trang web cơ bản (sử dụng word) để rèn luyện thêm kỹ năng soạn thảo văn bản cho học sinh lớp 10

SKKN Hướng dẫn học sinh thiết kết trang web cơ bản (sử dụng word) để rèn luyện thêm kỹ năng soạn thảo văn bản cho học sinh lớp 10

Có thể nói, Internet ra đời đã làm thay đổi rất nhiều nhận thức của con người trong đời sống xã hội hiện nay. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế – xã hội trên toàn thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng.

Khi internet ra đời thì hàng loạt những trang web đã ra đời theo để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin của con người với những nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn và hữu ích. Đã có rất nhiều những trang web (World Wide Web - WWW) chứa đựng số lượng lớn những thông tin vô cùng qúy giá và sử dụng theo nhiều kiểu tài liệu khác nhau từ những tài kiểu text thông thường cho đến các tài liệu có khả năng đa phương tiện (Multimedia) đã làm hài lòng những vị khách internet khó tính nhất hiện nay.

Trên thực tế, thông tin trên web có nhiều dạng. Để có thể lướt web, đọc và xem các tài liệu dạng text, hình ảnh hay nghe âm thanh thì chúng ta cần có một chương trình mà người ta vẫn thường hay gọi đó là trình duyệt.

 

doc 21 trang thuychi01 19028
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh thiết kết trang web cơ bản (sử dụng word) để rèn luyện thêm kỹ năng soạn thảo văn bản cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH THIẾT KẾT TRANG WEB CƠ BẢN(SỬ DỤNG WORD) ĐỂ RÈN LUYỆN THÊM KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 10
Người thực hiện: Bùi Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin học
THANH HOÁ NĂM 2018
Mục lục
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
01
1.1
Lý do chọn đề tài
01
1.2
Mục đích nghiên cứu
02
1.3
Đối tượng nghiên cứu
03
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
03
2.1
Cơ sở lí luận sáng kiến kinh nghiệm
03
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
05
2.3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp
07
2.3.1
Cách tổ chức
07
2.3.2
Biện pháp thực hiện
08
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
3
Kết luận, kiến nghị
16
3.1
Kết luận
16
3.2
Kiến nghị
16
Tài liệu tham khảo
18
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Có thể nói, Internet ra đời đã làm thay đổi rất nhiều nhận thức của con người trong đời sống xã hội hiện nay. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế – xã hội trên toàn thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng.
Khi internet ra đời thì hàng loạt những trang web đã ra đời theo để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin của con người với những nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn và hữu ích. Đã có rất nhiều những trang web (World Wide Web - WWW) chứa đựng số lượng lớn những thông tin vô cùng qúy giá và sử dụng theo nhiều kiểu tài liệu khác nhau từ những tài kiểu text thông thường cho đến các tài liệu có khả năng đa phương tiện (Multimedia) đã làm hài lòng những vị khách internet khó tính nhất hiện nay.
Trên thực tế, thông tin trên web có nhiều dạng. Để có thể lướt web, đọc và xem các tài liệu dạng text, hình ảnh hay nghe âm thanh thì chúng ta cần có một chương trình mà người ta vẫn thường hay gọi đó là trình duyệt.
Trình duyệt là một chương trình hiển thị các tập tin có định dạng HTML (Hypertext Markup Language). Các tập tin có định dạng HTML thường được gọi là trang web. Hiện nay, có rất nhiều các chương trình hỗ trợ tạo trang web như Microsoft FrontPage, Microsoft Word, 
Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của xã hội, không ít người đã thành thạo trong việc truy cập internet và tìm kiếm thông tin trên mạng, trong số đó không thể không kể đến giới trẻ hiện nay (kể cả các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường), từ việc truy cập, tìm kiếm thông tin trên mạng cùng với sự tò mò, đam mê, yêu thích, muốn khám phá đã có nhiều em tự mình học hỏi và tự thiết kế được các trang web hay với những nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn và thực sự hữu ích cho mọi người.
Vì những hữu ích mà nó mang lại cho con người nên trong chương trình tin học phổ thông không thể không đề cập đến nó. Đối với đa số các em học sinh lớp 10, việc truy cập internet, lướt web và tìm kiếm thông tin trên mạng thông qua các trang web không phải là vấn đề gì mới mẻ và khó khăn đối với các em. Tuy nhiên, để tự mình thiết kế được một trang web là cả một vấn đề đối với các em khi mà ở các cấp học dưới các em ít hoặc không được học môn học này. 
Sau khi tiếp nhận phân công giảng dạy bộ môn tin học lớp 10, bản thân tôi nhận thấy số lượng khá lớn các em học sinh luôn có tâm lý “chán học, ỷ lại, an bài, chấp nhận”. Vậy, làm thế nào để đẩy lùi được những tâm lý trên mà thay vào đó là tâm lý “hứng thú, ham học hỏi, tích cực” và có ý thức học tập tốt bộ môn học này không phải là một việc dễ dàng đối với người dạy trong khi nhận thức của các em còn chưa được đúng đắn đối với môn học. 
	Trên thực tế, qua nhiều năm giảng dạy bộ môn tin học khối lớp 10 tại trường THPT Thạch Thành 1 một trường miền núi của tỉnh Thanh Hóa, tôi nhận thấy khi dạy phần “Soạn thảo văn bản”, về lý thuyết không quá khó đối với học sinh. Tuy nhiên, để có một kỹ năng soạn thảo văn bản thành thạo thì không phải là dễ dàng đối với các em học sinh khi mà hiện nay xu hướng các em chỉ chú trọng học thực hành trên phòng máy vi tính mà lãng quên hoặc không thích học lý thuyết của phần học này. Hơn nữa, với thời lượng được thực hành trên máy chưa nhiều và phòng máy tính thường gặp sự cố khi thực hành, không đủ số lượng máy cho các em thực hành nên nhiều em vẫn chưa rèn luyện được kỹ năng soạn thảo văn bản một cách thành thạo. Và khi chuyển sang phần học tiếp theo là “Mạng máy tính và internet” nhiều em vẫn còn “mơ hồ” khi nói đến mạng, internet và các vấn đề có liên quan. Vì vậy, để khắc phục những điều nói trên, tạo tâm lý “hứng thú, tích cực, ham học hỏi” đối với học sinh khối lớp 10, mang lại kết quả học tập tốt, thông qua 2 tiết thực hành trong phần “Mạng máy tính và internet”, tôi đã mạnh dạn “Hướng dẫn học sinh thiết kế trang web cơ bản (sử dụng Word) để rèn luyện thêm kỹ năng soạn thảo văn bản cho học sinh lớp 10”. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh:
- Rèn luyện thêm phần kỹ năng soạn thảo văn bản;
- Từng bước làm quen với việc thiết kế trang web cơ bản thông qua việc sử dụng các chức năng cơ bản của Word;
- Tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, yêu thích và có tinh thần trách nhiệm cao đối với môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh khối 10 trường THPT Thạch Thành I ;
- Sử dụng các đồ dùng dạy học như : Tranh, máy chiếu, máy tính, phòng máy vi tính với các hướng dẫn và các ví dụ minh hoạ đã được chuẩn bị sẵn;
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu: 
Các kiến thức cơ bản, nâng cao; Các mục tiêu và yêu cầu về kiến thức kĩ năng cũng như các chú ý, gợi ý tổ chức tiết học được nghiên cứu qua các tài liệu như : SGK tin học lớp 10, SGV tin học 10, Sách chuẩn kiến thức kĩ năng,...
Phân tích nội dung: 
	Thực hiện phân tích nội dung theo mục tiêu, yêu cầu của Chuẩn. Đồng thời, rút ra những nội dung cơ bản, những nội dung trọng tâm của bài học, tuyệt đối không cắt xén chương trình.
Tìm hiểu lý thuyết cấu trúc - hệ thống: 
Dựa trên đối tượng người học là các em học sinh THPT, phân phối chương trình và điều kiện dạy - học cụ thể của trường mà tìm hiểu lý thuyết để đúc rút lý thuyết của bài học theo cấu trúc và hệ thống. 
Vận dụng kiến thức:
Thực hiện soạn và dạy các tiết học có liên quan đến bài học theo đúng phân phối chương trình (kể cả các tiết lý thuyết và thực hành).
Tổng hợp các kết quả đạt được có rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy,... 
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
	Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo, học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác),...
	Soạn thảo văn bản trên máy tính hay truy cập Internet để tìm kiếm thông tin trên các trang web là những công việc quá quen thuộc đối với mỗi giáo viên và học sinh. Vì vậy, tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích giúp cho học sinh khối lớp 10 vận dụng kiến thức đã học của phần  “Soạn thảo văn bản” để có thể thiết kế được trang web cơ bản thông qua việc sử dụng các chức năng của Word.
	Trong SGK tin học 10, ngoài các bài lý thuyết và thực hành của hai phần học: “Soạn thảo văn bản” và “Mạng máy tính và internet” thì còn có các bài đọc thêm của hai phần trên thực sự rất hữu ích mà chúng ta không nên bỏ qua khi rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau đa phần chúng ta đã bỏ qua những bài đọc thêm hữu ích này. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở các bài lý thuyết và bài tập thực hành chính thì các em (nhất là những em học sinh khá giỏi) sẽ không thể nâng cao được kỹ năng về soạn thảo văn bản cũng như làm thế nào để có thể thiết kế được những trang web cơ bản nhờ sử dụng Word.
	Từ năm học 2015 - 2016 trở về trước, trong các phòng học trên lớp cũng như các phòng máy vi tính của nhà trường chúng tôi chưa có kết nối mạng Internet. Vì vậy, đến các tiết học thực hành của phần học này các em chỉ có thể được giáo viên giới thiệu nội dung của tiết học thông qua hình ảnh như trong SGK hoặc bằng những hiểu biết của mình về Internet mà không thể truy cập trực tiếp với bất kỳ trang web nào để hướng dẫn các thao tác mẫu cho học sinh quan sát và thực hành theo. Nên đối với nhiều em ít hoặc chưa truy cập internet lần nào thì rất khó hình dung hay tưởng tượng được các thao tác đó. Tuy nhiên, từ năm học 2016 - 2017 nhà trường đã kết nối mạng internet điều này là rất cần thiết và thực sự hữu ích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học cho phần học "Mạng máy tính và internet". 
	Trong giới hạn của SKKN này, tôi chỉ giới thiệu và hướng dẫn các em thiết kế 2 trang web cơ bản (có mẫu đã chuẩn bị sẵn) thông qua việc soạn thảo văn bản mà các em đã học ở phần học trước đó, các em sẽ rèn luyện thêm những kỹ năng cơ bản cho việc soạn thảo văn bản và bước đầu hình thành kỹ năng cho việc thiết kế một trang web cơ bản. Chắc chắn rằng, sau khi học xong phần học này sẽ có nhiều em học sinh tự mình có thể tự truy cập vào các trang web trên mạng nói chung hay có thể truy cập được vào trang web của nhà trường nói riêng để tìm kiếm thông tin và tự mình có thể thiết kế được trang web cơ bản thông qua việc sử dụng các chức năng của word và một ngày gần nhất các em sẽ có thể tự đăng những bài viết hữu ích của mình vào phần cho phép trong trang web của nhà trường góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng về nội dung và thể loại trong trang web của trường THPT Thạch Thành 1.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đa số nhận thức của học sinh khối lớp 10 trường THPT Thạch Thành 1 còn chậm, lại mang theo tâm lý “ngại học, ỷ lại, chấp nhận,...” nên các em thường hay bỏ qua kiến thức lý thuyết mà muốn thực hành ngay các thao tác, các chức năng trong soạn thảo văn bản trên máy tính. Mà các thao tác và chức năng đó là các lệnh bằng tiếng anh và các biểu tượng tương ứng. Nên sau khi giáo viên hướng dẫn thực hành xong thì nhiều em học sinh đã quên ngay. Hơn nữa, rất nhiều em chưa hoặc ít tiếp xúc với máy tính nên khi được thực hành trên máy ngại ngồi vào máy tính để thực hành.
	Qua việc quan sát, theo dõi học sinh thực hành phần “Soạn thảo văn bản”, tôi nhận thấy học sinh thường hay mắc phải một số những sai sót hoặc bỏ qua những kỹ năng cơ bản khi soạn thảo và định dạng văn bản như là:
Ví dụ: Lỗi thường thấy ở học sinh khi thực hiện soạn thảo và định dạng văn bản trên máy vi tính như sau:
- Chữ cái đầu thường không viết hoa;
- Sử dụng phím dấu cách để căn lề giữa cho văn bản hoặc dùng để thụt lùi đầu dòng cho đoạn văn;
- Không căn lề đều hai bên cho đoạn văn bản có nhiều dòng;
- Có những đoạn văn bản cần cho kiểu chữ đậm để nhấn mạnh nội dung nhưng học sinh thường bỏ qua;
- Có những em gõ văn bản xong không thực hiện bất kỳ thao tác định dạng nào cho văn bản; (Vì có thể không để ý đến yêu cầu thực hành hoặc không nhớ các thao tác đó)
Hoặc:
- Khi giáo viên yêu cầu thực hiện với mẫu thực hành như SGK các em thường nhầm giữa thao tác tạo 1 Autoshapes với việc tạo khung và đường viền cho văn bản,...
Hay khi thực hành đến phần tạo bảng và làm việc với bảng, học sinh thường quên hay nhầm:
- Giữa gộp các ô/ cột/ hàng với tách các ô/ cột/ hàng;
- Chưa định dạng thành thạo với văn bản trong bảng;
- Chưa thực hiện được với việc xóa một ô/ cột/ hàng hay thêm một ô/ cột/ hàng;
- ...
	Sau khi đọc, nghiên cứu lý thuyết, thực hành và các bài đọc thêm của hai phần học “Soạn thảo văn bản” và “Mạng máy tính và internet”, tôi đã có ý tưởng dành 2 tiết bài tập và thực hành trong phần “Mạng máy tính và internet” để “hướng dẫn học sinh thiết kế trang web cơ bản (sử dụng word)”.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Cách thức tổ chức
Giáo viên: 
- Chuẩn bị kỹ các nội dung bài học cho 2 tiết thực hành phòng máy. (Trên thực tế, từ năm học 2015 - 2016, trở về trước thì tại 2 phòng máy vi tính của nhà trường không có mạng internet mà chỉ có mạng LAN giữa các máy tính trong phòng với nhau mà đôi khi mạng LAN cũng không thông). Tuyệt đối thực hiện đúng như phân phối chương trình đã quy định không cắt xén chương trình; 
- Chuẩn bị phòng máy vi tính tốt để không làm gián đoạn trong quá trình học sinh thực hành;
- Trước khi học đến 2 tiết thực hành phần “Mạng máy tính và internet” giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp: Về nhà đọc, tìm hiểu lại các bài lý thuyết đã được học trong phần “Soạn thảo văn bản”. Đồng thời, nghiên cứu, tìm hiểu bài đọc thêm số 5 của phần “Soạn thảo văn bản” đó và bài đọc thêm số 6 của phần “Mạng máy tính và internet” để học sinh biết và có thể tự rèn luyện kỹ năng trước ở nhà (nếu nhà có máy tính);
- Phân chia số lượng máy tính/ mỗi nhóm/ một phòng máy/ lớp học.
- Hai học sinh trong mỗi nhóm thực hiện một bài thực hành (cụ thể); 
- Yêu cầu thực hành với bài thực hành (mẫu chung);
- Quan sát, hướng dẫn thực hành chung cho cả lớp quan sát;
- Động viên, khích lệ học sinh thực hiện. Đặc biệt, là những học sinh yếu, kém;
- Khuyến khích làm việc theo nhóm: Sẽ có điểm cộng đối với nhóm nào làm xong trước và điểm trừ đối với nhóm nào làm sơ sài, không đúng yêu cầu của giáo viên.
Đối với học sinh:
	Tổ chức thực hành theo (tổ) nhóm, được phân công cụ thể như sau:
Nhóm trưởng (tổ trưởng): 
Phân công công việc cụ thể cho mỗi thành viên trong nhóm;
Quan sát/ hướng dẫn các thành viên trong nhóm (nếu cần trợ giúp ở phần thực hành nào đó);
Nếu cũng chưa rõ phần kỹ năng đó thì sẽ hỏi trực tiếp giáo viên hướng dẫn;
Thực hiện liên kết các trang web mà các thành viên đã thực hiện xong. (theo hướng dẫn của giáo viên) - Khâu cuối cùng để hoàn tất trang web của tổ mình;
Các thành viên khác trong nhóm:
Thực hiện công việc do nhóm trưởng phân công:
Hai học sinh/ 1 bài thực hành.
2.3.2.Biện pháp thực hiện. 
	Vì thực hành trên phòng máy vi tính cho học sinh phân chia thời gian thực hành cụ thể như sau:
Tiết 01: Thiết kế 1 trang Web đơn giản (theo mẫu SGK, trang 163, hình 113 - Có sử dụng Word).
Tiết 02: Thiết kế trang Web đơn giản do giáo viên cung cấp (mẫu giáo viên đưa ra: thực hiện 1 trong 2 mẫu đó chuẩn bị sẵn);
TIẾT 01:
	Yêu cầu thực hành
Thiết kế 1 trang Web đơn giản - Có sử dụng Word (theo mẫu SGK, trang 163, hình 113 (Cả nhóm cùng thực hiện và thông báo kết quả ngay sau khi thực hiện xong):
	Học sinh quan sát mẫu trang web trong SGK. Sau đó, tôi trình chiếu hướng dẫn thực hành và yêu cầu học sinh vừa quan sát, lắng nghe, ghi bài, ghi nhớ (với những thao tác chưa được học hoặc đó quen):
Hướng dẫn thực hành
Khởi động Word;
Soạn thảo, định dạng văn bản theo mẫu SGK. Hình 113. Tr163. 
Chú ý: 
- Có thể quan sát trang web mẫu trong SGK (Hình 113. Tr163) để thực hiện các thao tác soạn thảo và định dạng trong word. Nhưng có những thay đổi như: 
- Tên trường: Lê Văn Tám đổi thành Thạch Thành 1.
	- Tên lớp: Lớp 10A1 đổi thành Tên lớp hiện tại đang học
	 - Chèn hình ảnh theo ý thích.
Hướng dẫn chèn hình ảnh: Thực hiện 1 trong 2 cách sau:
Cách 01 - (Chèn hình ảnh có sẵn trong thư viện ảnh của Word):
 Chọn Insert -> Picture -> Clip Art ... (hoặc nháy vào biểu tượng Insert ClipArt trên thanh cụng cụ vẽ)-> Organize clips...-> Hộp thoại xuất hiện -> Chọn hình ảnh tương ứng thích hợp -> Insert (hoặc chọn Copy -> Paste)
Cách 02- (Chèn hình ảnh có sẵn trong ổ đĩa/ USB):
Chọn Insert -> Picture -> From File ... (hoặc nháy vào biểu tượng InsertPicture trên thanh cụng cụ vẽ)-> Hộp thoại xuất hiện -> Chọn hình ảnh tương ứng thích hợp -> Insert (hoặc chọn Copy -> Paste)
Hướng dẫn chèn đối tượng đồ họa: Thực hiện 1 trong 2 cách sau:
Cách 01 : Chọn Insert -> Picture -> AutoShapes -> Hộp thoại AutoShapes xuất hiện -> Chọn đối tượng đồ họa tương ứng thích hợp -> Khi đó, con trỏ chuột xuất hiện hình -> Kéo thả con trỏ chuột tại vị trí thích hợp -> Chỉnh sửa, di chuyển (nếu cần thiết).
Cách 02 - Nháy chuột vào AutoShapes trên thanh cụng cụ vẽ -> Chọn đối tượng đồ họa tương ứng thích hợp -> Khi đó, con trỏ chuột xuất hiện hình -> Kéo thả con trỏ chuột tại vị trí thích hợp -> Chỉnh sửa, di chuyển (nếu cần thiết).
 Hướng dẫn tạo liên kết giữa trang web này với trang web khác hoặc file.doc khác:
	Chọn từ/ cụm từ/ Text Box cần tạo liên kết -> Nháy phải chuột tại từ/ cụm từ/ Text Box đó -> Hyperlink ...-> Hộp thoại Insert Hyperlink xuất hiện -> Tên, chọn trang web/ File cần liên kết -> OK
Chú ý: Với từ/ cụm từ sau khi đó thực hiện liên kết xong thường sẽ chuyển đổi màu chữ thành màu xanh dương đồng thời có đường gạch chân. 
- Lưu văn bản với tên: Họ Tên HS_lớp.doc vào ổ đĩa C/ ổ D/ USB (nếu có)
d. - Mở văn bản vừa lưu (không thay đổi nội dung) sau đó lưu lại dưới dạng HTML. Với tên: Họ Tên_lớp.html 
Hướng dẫn: 
	 Chọn File -> Save as web page -> Hộp thoại xuất hiện:
- Tại ô File name: Gõ tên cần lưu;
- Tại ô Save as Type: Chọn Web page;
- Thoát khỏi của sổ này.
- Mở trang web để xem thử.
- Nếu muốn hiệu chỉnh trang web để cho đẹp. Thực hiện như sau:
- Thoát khỏi trang web vừa mở -> Nháy phải chuột vào tên trang web cần hiệu chỉnh -> Open With -> Microsoft Office Word -> hiệu chỉnh ...
Chú ý: Trong trang Web trên yêu cầu cần trình bày như sau:
- Font chữ: Chữ Việt (có dấu) - Như trang web mẫu;
- Kiểu chữ, Màu sắc chữ, Size chữ - (Như trang web mẫu);
- Chèn hình ảnh - (Như trang web mẫu, hình ảnh do giáo viên cung cấp);
- Chọn AutoShapes - (Như trang web mẫu).
Tiết 02:
Thiết kế trang Web đơn giản (theo mẫu giáo viên đưa ra)
	Thiết kế trang web đơn giản theo 1 trong 2 mẫu sau và tương ứng với các mục trong trang chủ: “Tin tức, thông báo, góc học tập, thời khóa biểu, Đoàn thể” sẽ được liên kết lần lượt với các trang web sau: “Cảnh đẹp quê hương, đơn xin nhập học, có hay không sự sống trên các hành tinh khác, tạo bảng, thông báo”.
Hướng dẫn chung để thiết kế 1 trang web từ word:
Thiết kế trang Web đơn giản (theo mẫu giáo viên đưa ra).
a. Khởi động Word;
b. Soạn thảo nội dung văn bản theo mẫu Giáo viên đưa ra. 
 c. - Lưu văn bản với tên:Tên nhóm_lớp.doc vào ổ đĩa C/D/ USB 
- Mở văn bản vừa lưu sau đó lưu lại dưới dạng HTML.
Với tên: Tên nhóm_lớp.html 
Hướng dẫn: 
Chọn File -> Save as web page -> Hộp thoại xuất hiện:
- Tại ô File name: Gõ tên cần lưu,
- Tại ô Save as Type:Chọn Web page.
Mục đích của việc thiết kế trang web. Ngoài soạn thảo, định dạng văn bản theo mẫu như trên ra thì mỗi Text Box đó phải được kết nối với 1 trang web khác nhau do các thành viên trong mỗi nhóm tự thiết kế (Tổ trưởng - Nhóm trưởng phân công cụ thể).
Các thành viên trong mỗi nhóm sẽ thực hiện thiết kế các trang web theo mẫu sau:
Mẫu 1: CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG 	Mẫu 2:ĐƠN XIN NHẬP HỌC
Mẫu 3 : CÓ HAY KHÔNG SỰ SỐNG 	Mẫu 4: TẠO BẢNG
TRÊN CÁC HÀNH TINH KHÁC
Mẫu 5: THÔNG BÁO
Đối với tổ trưởng: Thực hiện thiết kế trang chủ để liên kết với các trang web trên sau khi các thành viên khác trong tổ thực hiện xong.
Cụ thể: 
	Lưu ý: Khi thiết kế trang chủ trong word:
Cần thực hiện các thao tác sau:
- Đối với chữ: Trường THPT Thạch Thành I - (Chữ nghệ thuật).
Hướng dẫn chèn chữ nghệ thuật:
Cách 01: Chọn Insert -> Picture -> WordArt ... -> Hộp thoại xuất hiện: Chọn kiểu chữ nghệ thuật thích hợp -> OK -> Hộp thoại Edit WordArt Text xuất hiện ->

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_thiet_ket_trang_web_co_ban_su_dung_w.doc