SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12A2 và 12A5 trường THPT Quan Sơn chủ động trong giờ học Lịch sử bằng việc sử dụng các sơ đồ để dạy học
Trong những năm vừa qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Lịch sử nói riêng được đông đảo mọi người quan tâm. Trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đồng thời Bộ giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện quá trình dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Đưa phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong các cấp học, các môn học, thay sách giáo khoa cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông theo phương pháp mới còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực lớn của thầy và trò. Nhằm thực hiện mục tiêu dạy học theo quan điểm đổi mới, phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động cho học sinh (HS) cần đạt các kĩ năng cần thiết, đặc biệt là định hướng cho HS tự khai thác, nghiên cứu tư liệu. Thực hiện phương châm đổi mới thay sách: "nghe là quên, nhìn là nhớ, thực hành là hiểu”.
Để đạt được kết quả tốt trong dạy và học trong trường phổ thông nói chung, môn Lịch sử nói riêng ta phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học. Từ cách ổn định lớp kiểm tra bài cũ đến học bài mới, củng cố dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác chủ động, tích cực sáng tạo và ngày càng yêu thích say mê môn học.
A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trong những năm vừa qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Lịch sử nói riêng được đông đảo mọi người quan tâm. Trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đồng thời Bộ giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện quá trình dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Đưa phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong các cấp học, các môn học, thay sách giáo khoa cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông theo phương pháp mới còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực lớn của thầy và trò. Nhằm thực hiện mục tiêu dạy học theo quan điểm đổi mới, phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động cho học sinh (HS) cần đạt các kĩ năng cần thiết, đặc biệt là định hướng cho HS tự khai thác, nghiên cứu tư liệu. Thực hiện phương châm đổi mới thay sách: "nghe là quên, nhìn là nhớ, thực hành là hiểu”. Để đạt được kết quả tốt trong dạy và học trong trường phổ thông nói chung, môn Lịch sử nói riêng ta phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học. Từ cách ổn định lớp kiểm tra bài cũ đến học bài mới, củng cố dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác chủ động, tích cực sáng tạo và ngày càng yêu thích say mê môn học. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú say mê trong giờ học Lịch sử? Điều này đã khiến tôi trăn trở rất nhiều. Từ việc dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức thảo luận nhóm đến dạy học liên môn cũng đã giúp tôi cải thiện tích cực trong quá trình dạy học. Trong năm học vừa qua tôi áp dụng nhiều phương pháp sử dụng sơ đồ để dạy học ở các lớp tôi được chuyên môn phân công. Kết quả là đa số HS rất tích cực hoạt động trong giờ học, HS thích được tự làm sơ đồ để học và các em không còn sợ đến giờ cô kiểm tra bài cũ nữa. Tôi nghĩ rằng phương pháp sử dụng sơ đồ để dạy học không còn là mới và đã có nhiều giáo viên áp dụng nhưng đối với một trường đóng trên địa bàn vùng đặc biệt khó khăn như trường tôi thì phương pháp này có thể gọi là mới và có tác dụng tích cực đối với việc dạy bộ môn Lịch sử ở đây. Sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử là một trong những biện pháp dạy học có vai trò quan trọng góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó cải tiến phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng sử dụng sơ đồ để dạy học nhằm để nâng cao hiệu quả dạy học ở trường phổ thông là phương pháp cần thiết trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử. Có nhiều dạng sơ đồ kiến thức giáo viên có thể sử dụng một cách linh hoạt phù hợp với nội dung, thời lượng của tiết học, giáo viên có thể đưa vào cuối mỗi mục hay cuối nội dung bài học để học sinh có thể nắm khái quát toàn bộ kiến thức mà mình đã học. Hiện nay tình trạng học sinh học bài theo kiểu ngồi “đọc vẹt” còn rất nhiều, vì thế mà sau khi học xong các em không nhớ được hết nội dung, có thể quên ngay, hoặc nếu có nhớ thì cũng không nhớ hết, mà nếu có nhớ hết thì các em cũng đọc liền mạch từ đầu đến cuối, giáo viên bảo trình bày một đoạn, hay một mục kiến thức nào đó thì các em trở nên lung túng, trình bày một cách không theo trình tự. Vì thế cần phải tìm ra một phương pháp mới để giúp học sinh có thể nắm được kiến thức một cách chắc chắn nhất. Qua một thời gian sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ vào dạy học bộ môn Lịch sử, tôi thấy rằng các em có sự hứng thú cao trong học tập và chất lượng bộ môn được nâng lên rõ rệt. Nhưng về phía bản thân giáo viên cần phải có một số sự chuẩn bị chu đáo về hệ thống sơ đồ kiến thức. Trong một tiết giáo án ngoài việc chuẩn bị về nội dung, phương pháp, hình ảnhthì sơ đồ kiến thức là một khâu quan trọng để kiểm tra kiến thức, khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh ở mỗi mục, hay cuối bài, không những thế còn giúp cho học sinh có thể học bài cũ một cách dể nhớ hơn. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy nhiều giáo viên chỉ chú ý đến nội dung, phương pháp mà không chú ý đến việc học sinh nắm kiến thức như thế nào. Bằng cách nào để học sinh nắm được kiến thức, đấy mới là điều quan trọng. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy qua một thời gian áp dụng hệ thống sơ đồ kiến thức trong quá trình giảng dạy trên lớp tôi thấy có hiệu quả về nhiều mặt. Do đó tôi quyết định chọn đề tài: “ Hướng dẫn học sinh lớp 12A2 và 12A5 trường THPT Quan Sơn chủ động trong giờ học Lịch sử bằng việc sử dụng các sơ đồ để dạy học” II. Mục đích nghiên cứu Nhằm góp một phần giúp các em học sinh có những kiến thức lịch sử nhất định để trang bị cho những kỳ thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi tỉnh, thi ĐH-CĐ cho học sinh thi khối C; Khắc phục tình trạng “học vẹt” lịch sử. Mục đích chuyển từ quan niệm “giáo viên là trung tâm” sang quan niệm “lấy học sinh làm trung tâm”. Giúp các em hình thành và phát huy tư duy tự học, tự tìm hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử, nhất là những vấn đề mà giáo viên cũng như học sinh thường sa vào phân tích chính trị, nặng về giáo điều lý luận. Đề tài đi sâu nghiên cứu một nội dung mới, người giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và kết luận. Sơ đồ để dạy học cũng có thể xem là những phiếu học tập. Khi tiến hành dạy bài mới giáo viên phát cho học sinh những sơ đồ “câm”, giáo viên giảng bài và hướng dẫn học sinh trả lời các thông tin trên sơ đồ. Giáo viên có thể vẽ sơ đồ bài học lên bảng và gọi đại diện các nhóm hoặc các tiểu nhóm lên trình bày. Sau đó giáo viên nhận xét và kết luận. III. Đối tượng nghiên cứu Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với phương pháp “Hướng dẫn học sinh lớp 12A2 và 12A5 chủ động trong giờ học Lịch sử bằng việc sử dụng các sơ đồ để dạy học". IV. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện tốt đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu hỗ trợ. - Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề. - Thao giảng, dự giờ trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình dạy. - Áp dụng kinh nghiệm phương pháp mới trên lớp. - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung. - Ngoài việc soạn giáo án, giáo viên phải thiết kế sơ đồ để vận dụng. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư một khối lượng thời gian tương đối lớn. - Muốn thiết kế sơ đồ yêu cầu người giáo viên phải cơ bản biết sử dụng máy vi tính, phải có sự kiên trì, phải bỏ ra một số kinh phí nhất định để in và photo sơ đồ cho các nhóm học sinh, cho các lớp mình dạy học. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh. Lịch sử là một dòng chảy không bao giờ ngưng nghỉ. Học quá khứ để nhận thức hiện tại và phán đoán tương lai, đó là đặc thù của môn Lịch sử. Muốn học tốt lịch sử phải tường minh ba vấn đề: Thời gian, không gian và con người. Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Lịch sử không phải là một bộ môn chính trị, nhưng lịch sử gần với chính trị. Hướng dẫn học sinh tự học, tự tiếp cận vấn đề là một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Mỗi một tiết dạy, giáo viên có một phương pháp riêng, tìm ra những con đường để học sinh tiếp nhận nội dung bài học một cách thoải mái, tự giác, tích cực. Trong chương trình lịch sử lớp 12 rất nhiều bài học giáo viên có thể vận dụng sơ đồ để dạy học theo phương pháp nhóm. Trong những năm qua khi thực hiện chương trình dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành, Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh của học sinh nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, đến việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. II. Thực trạng của vấn đề Năm học vừa qua Bộ GD và ĐT chủ trương đổi mới trong thi cử, học sinh được chọn môn thi tốt nghiệp và kết quả là có rất nhiều trường không có học sinh nào đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Có những hội đồng thi chỉ có duy nhất một thí sinh thi môn Lịch sử. Điều này nói lên thực trạng rất báo động của bộ môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay. Mặc dù đội ngũ giáo viên dạy sử ở các trường phổ thông đang rất cố gắng đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả của bài học nhưng kết quả không có mấy chuyển biến. Khi hỏi về một nhân vật lịch sử Việt Nam, một bộ phim lịch sử Việt Nam học sinh trở nên “mù tịt”, nhưng khi nói về một bộ phim lịch sử Trung Quốc thì có nhiều học sinh kể vanh vách. Học xong bài học là trả lại cho thầy cô. Thật là một thực trạng đáng báo động. Một hiện tượng phổ biến bây giờ của học lịch sử là chủ yếu học thuộc lòng, ghi nhớ một cách máy móc, đối phó với thi cử, thiếu kỹ năng miêu tả, phân tích, tổng hợp, đánh giá về một sự kiện lịch sử. Trong các cuộc thi như “Đường lên đỉnh Olympia”, các chương trình vui chơi giải trí trên truyền hình như: “Đấu trường 100”, “Ai là triệu phú” và kể cả sân chơi ở trường tổ chức như “Rung chuông vàng” các thí sinh và những người chơi đa số mất điểm hoặc bị loại ở câu hỏi liên quan đến lịch sử. Có rất nhiều cuộc họp, rất nhiều Hội thảo bàn về cách dạy và học Lịch sử đã diễn ra trong mấy năm lại đây để tìm ra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục. Và rất nhiều nguyên nhân được đề cập. Theo tôi thì do những nguyên nhân sau đây: Một là, hiện nay nhu cầu xã hội giành cho học sinh theo học các môn khoa học xã hội rất ít. Các trường đại học, cao đẳng mọc lên ngày càng nhiều nhưng chủ yếu là giành cho các học sinh theo học các môn khoa học tự nhiên. Vì vậy, số học sinh có nhu cầu theo học các môn khoa học xã hội tại các trường THPT là rất ít. Để chọn được hai, ba em bồi dưỡng vào đội tuyển là rất khó khăn, thậm chí có nhiều trường không duy trì được lớp khối C. Hai là, học sinh theo học các ngành xã hội tại các trường Đại học, Cao đẳng sau khi ra trường mặc dù có bằng tốt nghiệp khá và giỏi nhưng vẫn không xin được việc làm, nhất là ngành lịch sử. Thực tế là những ngành khoa học xã hội đa số thuộc biên chế của nhà nước, cho nên nhu cầu sử dụng lao động rất ít. Nếu có việc làm thì lương cũng rất thấp. Đúng là “cơm áo gạo tiền ghì sát đất”. Vì vậy, đa số phụ huynh và học sinh quay lưng với môn học này. Ba là, môn Lịch sử trong các trường THPT, THCS vẫn được xem là môn phụ, thường bị coi nhẹ, xã hội nhìn nhận bằng ánh mắt thiếu thiện cảm (vì những giáo viên dạy Toán, Lí... có giá hơn!). Còn học sinh và phụ huynh thì có suy nghĩ đơn giản rằng học Lịch sử chẳng có ích gì, vì nó không phục vụ cho việc thi cử và kiếm tiền sau này. Chỉ khi nào Bộ GD và ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp trong đó có môn Lịch sử thì học sinh mới có ý thức học tập, nhưng cũng chỉ là đối phó. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPTQG vừa qua, môn Lịch sử ít được học sinh lựa chọn vậy mà đến khoảng tháng 10, 11 năm 2015 vừa qua Bộ GD và ĐT còn có chủ trương tích hợp môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân và môn Giáo dục quốc phòng. Làm như vậy chẳng khác nào “khai tử” cho môn Lịch sử một lần nữa. Bốn là, còn nhiều vấn đề về chương trình, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy. Nội dung sống động nhất của lịch sử là phải gắn với cuộc sống, cuộc sống qua các thời kỳ lịch sử và cuộc sống hôm nay, lại chưa được quan tâm và phát huy. Tóm lại là cách trình bày lịch sử khô khan, đánh giá lịch sử còn áp đặt chủ quan, nặng về lý luận, ít có các câu chuyện sinh động về một sự kiện lịch sử, về một nhân vật lịch sử và như vậy, học sinh không thích học là hệ quả tất yếu. Và cuối cùng, phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề. Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất và cũng được nói đến nhiều nhất nhưng mặt khác đó cũng lại là nguyên nhân khó khắc phục nhất. Khi nhắc đến nguyên nhân này, người ta chỉ làm một việc đơn giản duy nhất là đổ lỗi cho giáo viên. Nhưng suy cho cùng thì giáo viên cũng chỉ là người chịu hậu quả của một nền giáo dục lạc hậu đã kéo dài mà thôi. “Thay đổi một quan niệm khó hơn phá vỡ một quả bom nguyên tử”. Tất cả giáo viên đều biết rất rõ về điều này nhưng với hoàn cảnh hiện nay họ gần như không có lựa chọn khác. Trước nhiều nguyên nhân trên, Nhà nước, Bộ GD và ĐT đang có rất nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách để khắc phục. Còn những người trực tiếp dạy lịch sử như chúng tôi cũng đang cố gắng vượt qua khó khăn để cố gắng tìm ra phương pháp dạy học đưa lại hiệu quả tốt nhất, làm cho học sinh phát huy được tính chủ động, sự hứng thú, nhất là đối với lịch sử dân tộc ta. Cho nên, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử ”. Có thể phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học Lịch sử đã có nhiều giáo viên áp dụng trong giảng dạy nhưng trong đề tài này tôi áp dụng đối với học sinh lớp 12A2 và 12A5 trường THPT Quan Sơn. III. Các biện pháp sử dụng sơ đồ để dạy học trong một số bài phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 Trong chương trình Lịch sử lớp 12 có hai phần. Phần một là Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000. Phần hai là Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000. Do chương trình khá dài nên tôi chỉ tập trung vào phần Lịch sử Việt Nam. Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồ dùng trực quan có nhiều loại trong đó sơ đồ thuộc loại đồ dùng quy ước. Nhiều bài dạy lịch sử có rất nhiều thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng giáo viên hệ thống bằng sơ đồ thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu. Qua thực tế giảng dạy bản thân xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụng các sơ đồ để dạy học bộ môn Lịch sử. Trong đề tài này tôi xin chủ yếu đưa ra những sơ đồ không có sẵn trong sách giáo khoa mà giáo viên tự làm để giúp học sinh nhanh chóng cụ thể hóa kiến thức, củng cố bài học và GV kiểm tra bài cũ của HS. Quá trình thực hiện như sau: 1. Sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa kiến thức lịch sử cho học sinh trong giờ học Ví dụ 1: Sử dụng phụ lục 1 để dạy mục 3: Những chuyển biến về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam (Bài 12, Mục I, trang 77,78) Bước 1: Trước khi khai thác nội dung của mục này, giáo viên phát cho mỗi bàn một sơ đồ để trống. Bước 2: GV cho học sinh tìm hiểu các nội dung trong SGK trong khoảng 3 phút. Bước 3: GV hướng dẫn các em điền các thông tin vào sơ đồ: Các ô còn để trống và được mã hóa bằng số (1), (2)... thể hiện thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp. Ô có đường kẻ đậm là ô có nội dung quan trọng nhất. Bước 4: Cuối cùng, giáo viên gọi đại diện các nhóm trả lời và nhận xét. Có thể, giáo viên vẽ sơ đồ lên bảng, rồi gọi hai hoặc ba học sinh lên điền các thông tin. Giáo viên bổ sung và nhận xét. Sau khi HS đã điền được hết thông tin vào sơ đồ, GV hướng dẫn, gợi mở để HS rút ra được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc (toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp) và mâu thuẫn giai cấp (giai cấp địa chủ phong kiến với nông dân). Trong đó mâu thuẫn dân tộc là cơ bản nhất. Ví dụ 2: GV sử dụng phụ lục 2 để dạy Mục II: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, (Bài 13, trang 86, 87,88) Bước 1: GV cũng thực hiện theo tuần tự như ở ví dụ 1, GV nhấn mạnh: Dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thực tế này đòi hỏi, Hội VNCMTN phải “lột xác”, tức là phải thành lập một đảng vô sản để lãnh đạo quần chúng. Nhưng chỉ có một số hội viên của Hội VNCMTN nhận thức được yêu cầu này. Từ đó làm cho Hội VCMTN bị phân hóa thành hai tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. Ảnh hưởng ngày càng lớn của Hội VNCMTN cũng làm cho đảng Tân Việt bị phân hóa. Một bộ phận đảng viên tiên tiến của đảng Tân Việt cũng đã thành lập ra tổ chức Đông Dương cộng sản liên đoàn. Với sơ đồ này HS sẽ dễ dàng nắm được sự ra đời của ba tổ chức cộng sản như thế nào, và HS cũng thấy được việc trong một nước có ba tổ chức cộng sản cùng hoạt động như vậy thì đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam. Bước 2: GV hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ để thể hiện nội dung của mục 1 và mục 2. Từ đó học sinh sẽ dễ nắm kiến thức về quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như nội dung và ý nghĩa của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Sau khi HS điền được thông tin vào sơ đồ, GV cho HS rút ra nhận xét và ý nghĩa của Cương lĩnh. Ví dụ 3: Sử dụng phụ lục 3 để dạy Mục: Hội nghị BCHTW Đảng CS Đông Dương tháng 11 năm 1939, ( Bài 16, mục II, trang 104) Giáo viên hướng dẫn học sinh thể hiện những kiến thức cơ bản trên khung sơ đồ. Giáo viên đặt câu hỏi: Điểm khác cơ bản của Hội nghị này với Hội nghị BCHTW Đảng tháng 7 năm 1936?. GV giải thích: Hội nghị tháng 7/1936, đề ra mục tiêu đấu tranh trước mắt là đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình (tạm gác độc lập dân tộc). Còn đến Hội nghị này, mục tiêu đấu tranh là đòi độc lập dân tộc (tạm gác nhiệm vụ dân chủ) GV hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa của hội nghị. Ví dụ 4: Sử dụng phụ lục 4 để dạy Mục 3: Hội nghị BCHTW Đảng CS Đông Dương tháng 5 năm 1941, (Bài 16, mục II, trang 108, 109) GV sử dụng sơ đồ này để cụ thể hóa nội dung của Hội nghị, HS sẽ thấy dễ hiểu và nhanh chóng nắm được hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị. Qua hội nghị này, giáo viên giúp học sinh nhận biết được tầm quan trọng của Hội nghị: Đây là hội nghị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì, những tư tưởng của Người đã bắt đầu được thể hiện. Đó là: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và vấn đề dân tộc. Hội nghị khẳng đinh: “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn phải chịu kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Vấn đề dân tộc được thể hiện: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh) thay cho Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Ví dụ 5: Sử dụng phụ lục 5, 6, 7 để dạy Bài 17: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946” Đây là bài có nhiều nội dung, vì vậy việc sử dụng sơ đồ là rất cần thiết. Giáo viên hướng dẫn học sinh tập trung vào các phần trọng tâm để phân tích. Đây là khoảng thời gian nước Việt Nam
Tài liệu đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_12a2_va_12a5_truong_thpt_quan_so.doc