SKKN Hướng dẫn học sinh lắp mạch đèn tự sáng khi trời tối góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ lớp 12 Trường THPT Ngọc Lặc

SKKN Hướng dẫn học sinh lắp mạch đèn tự sáng khi trời tối góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ lớp 12 Trường THPT Ngọc Lặc

Trong hệ thống các môn văn hóa mà học sinh được học ở cấp trung học phổ thông của nước ta hiện nay, Công nghệ là một môn học không nằm trong hệ thống các môn thi trung học phổ thông quốc gia, do đó việc giảng dạy môn công nghệ cũng gặp phải những khó khăn nhất định, trong số đó phải kể đến là sự lơ là, không chú trọng của học sinh, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và hiệu quả dạy học bộ môn.

Trường THPT Ngọc Lặc nằm ở địa phương có trình độ phát triển kinh tế xã hội không cao, điều kiện giao thông đi lại của học sinh nhà trường gặp nhiều khó khăn, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, để học sinh nắm được những kiến thức cơ bản nhất thì vai trò và nhiệm vụ của môn Công nghệ lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Môn Công nghệ lớp 12 giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực điện và điện tử, việc vận dụng những kiến thức đã học và sự phối hợp các linh kiện để có một sản phẩm nho nhỏ đáp ứng một công việc nhất định nào đó sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn những kiến thức lí thuyết, tăng tính hấp dẫn của bài học, nhờ đó góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh làm cho hiệu quả dạy học với môn Công nghệ được nâng lên.

Với những lí do đã nêu ở trên tác giả lựa chọn đề tài:

 “Hướng dẫn học sinh lắp mạch đèn tự sáng khi trời tối góp phần nâng

 cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ lớp 12 Trường THPT Ngọc Lặc”

Nhằm mục đích đóng góp một phần nhỏ công sức, trí tuệ và sự nhiệt huyết của bản thân tác giả cho việc tăng hứng thú học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đối với môn Công nghệ cho học sinh lớp 12 của nhà trường.

 

docx 15 trang thuychi01 9563
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lắp mạch đèn tự sáng khi trời tối góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ lớp 12 Trường THPT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 NỘI DUNG..
.....TRANG
MỞ ĐẦU ....
....2
 1.1. Lí do chọn đề tài.
..2
 1.2. Mục đích nghiên cứu..
..2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
..2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...
..3
NỘI DUNG SÁNG KIẾN .
..3
 2.1. Cơ sở lí thuyết 
..3
 2.2. Thực trạng vấn đề ..
..5
 2.3. Giải pháp.
...6
 2.4. Hiệu quả..
..12
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
...13
 3.1. Kết luận......
..13
 3.2. Kiến nghị ..
...13
 TÀI LIỆU THAM KHẢO .
...15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống các môn văn hóa mà học sinh được học ở cấp trung học phổ thông của nước ta hiện nay, Công nghệ là một môn học không nằm trong hệ thống các môn thi trung học phổ thông quốc gia, do đó việc giảng dạy môn công nghệ cũng gặp phải những khó khăn nhất định, trong số đó phải kể đến là sự lơ là, không chú trọng của học sinh, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và hiệu quả dạy học bộ môn.
Trường THPT Ngọc Lặc nằm ở địa phương có trình độ phát triển kinh tế xã hội không cao, điều kiện giao thông đi lại của học sinh nhà trường gặp nhiều khó khăn, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, để học sinh nắm được những kiến thức cơ bản nhất thì vai trò và nhiệm vụ của môn Công nghệ lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Môn Công nghệ lớp 12 giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực điện và điện tử, việc vận dụng những kiến thức đã học và sự phối hợp các linh kiện để có một sản phẩm nho nhỏ đáp ứng một công việc nhất định nào đó sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn những kiến thức lí thuyết, tăng tính hấp dẫn của bài học, nhờ đó góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh làm cho hiệu quả dạy học với môn Công nghệ được nâng lên. 
Với những lí do đã nêu ở trên tác giả lựa chọn đề tài:
 “Hướng dẫn học sinh lắp mạch đèn tự sáng khi trời tối góp phần nâng 
 cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ lớp 12 Trường THPT Ngọc Lặc”
Nhằm mục đích đóng góp một phần nhỏ công sức, trí tuệ và sự nhiệt huyết của bản thân tác giả cho việc tăng hứng thú học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đối với môn Công nghệ cho học sinh lớp 12 của nhà trường.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Để học sinh lắp được mạch đèn tự sáng khi trời tối, qua đó học sinh thấy được ý nghĩa thực tiễn của việc học lí thuyết, nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 khi học môn Công nghệ, việc tiếp cận với các linh kiện điện, điện tử trong quá trình thực hiện sẽ rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, phân tích. Vì thế kiến thức lí thuết được khắc sâu, học sinh được trực tiếp thực hiện công việc; do đó kĩ năng thực hành được rèn luyện. Bằng một việc làm cụ thể, hi vọng đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn Công nghệ cho học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Lí thuyết về một số linh kiện điện, điện tử cần dùng khi lắp mạch điện như: Nguồn điện, điện trở, quang điện trở, transitor
- Học sinh lớp 12 đã được tìm hiểu về hiện tượng quang điện trong ở môn Vật lí và các linh kiện điện, điện tử cơ bản đã được tìm hiểu trong quá trình học môn Công nghệ .
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết về các linh kiện điện, điện tử mà học sinh được tìm hiểu ở môn Công nghệ và Vật lí.
- Quan sát, thống kê, tìm hiểu thái độ học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc đối với môn Công nghệ.
- Từ thực tế của việc dạy học lí thuyết trên lớp, kết hợp với khả năng thực hành của học sinh lớp 12 trường THPT Ngọc Lặc.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 2.1. Cơ sở lí thuyết
Quang điện trở
Về lí thuyết, quang điện trở nó là một điện trở mà giá trị của nó có thể thay đổi được khi chúng ta thay đổi cường độ chùm sáng kích thích chiếu vào nó.
Quang điện trở hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong. [1]
Quang điện trở được làm từ các chất bán dẫn, trong thực tế nó có thể được chế tạo nhỏ gọn, giá thành rẻ, thuận tiện cho việc mua sắm và học tập.
Quang điện trở có rất nhiều ứng dụng trong thực tế 
 Hình ảnh quang điện trở
Transistor 
Transitor là linh kiện điện tử cơ bản phổ biến, có thể tìm thấy ở bất kì đồ dùng hay thiết bị điện tử nào.
Trong thực tế Transistor được chế tạo nhỏ gọn, giá thành rẻ, có thể mua ở các cửa hàng linh kiện điện tử hoặc có thể tháo tận dụng từ các đồ dùng điện tử đã bị hư hỏng.
Trasistor có nhiều ứng dụng dựa trên một số đặc tính của nó. [2]
Hình ảnh Transitor D882
Các linh kiện khác
Điện trở: trong thực tế điện trở có nhiều loại với các giá trị khác nhau đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho từng loại công việc.
Hình ảnh điện trở
Nguồn điện: sử dụng nguồn điện một chiều là Pin hoặc Ắc quy.
 Hình ảnh nguồn điện
Đèn led: sử dụng các led 3mm hoặc 5mm với đủ các loại màu sắc, led chỉ cho dòng điện qua nó theo một chiều giống như đi ốt. [6]
Hình ảnh một số đèn led
Dây nối: Sử dụng các dây nối điện bình thường, có thể tận dụng hoặc mua mới. 
 2.2. Thực trạng vấn đề
Trường THPT Ngọc lặc là một ngôi trường đóng trên địa bàn huyện miền núi Ngọc lặc, trên 90% học sinh của trường là người dân tộc thiểu số, sinh sống trên địa bàn các xã kinh tế đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại cũng như các điều kiện học tập của học sinh nhà trường thiếu thốn, đặc biệt là việc tiếp cận với các phương tiện thông tin quảng bá, với khoa học công nghệ hiện đại. 
Trong quá trình học tập của học sinh trường THPT Ngọc lặc, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng để cho học sinh được làm quen, được tiếp cận với các phương tiện day học, tiếp cận với công nghệ hiện đại, vẫn còn là một vấn đề nan giải, một bài toán khó, đang được thầy và trò của nhà trường, các cấp, các ngành tìm cách khắc phục và giải quyết, để học sinh của nhà trường được học tập trong điều kiện đầy đủ, được tiếp cận với nhiều phương pháp học tập hiện đại và tiên tiến, dần dần đưa trình độ của học sinh của nhà trường theo kịp mặt bằng chung về giáo dục của toàn tỉnh và cả nước. 
Trong từng bài học cụ thể, giáo viên đã vận dụng nhiều phương pháp day học kết hợp với việc sử dụng các phương tiện dạy học có thể có, để học sinh lĩnh hội kiến thức lí thuyết một cách hiệu quả và tốt nhất, đặc biệt chú trọng những ứng dụng của kiến thức đó trong đời sống thực tiễn. Nếu chỉ dừng lại ở lí thuyêt sách giao khoa trình bày, liên quan đến nội dung mà sáng kiến đề cập, tác giả nhận thấy một số vấn đề cần được khắc phục, cụ thể như sau:
Quang điện trở: Được giới thiệu là một trong những ứng dụng của hiện tượng quang điện trong đã được trình bày trong sách giáo khoa vật lí lớp 12. Tuy nhiên nếu chỉ như vậy thì người học vẫn cảm thấy mơ hồ, trừu tượng và sẽ sinh nhàm chán, dẫn đến chóng quên.
Transistor: Là một linh kiện điện tử cơ bản được trình bày trong sách giáo khoa Công nghệ lớp 12. Transistor có rất nhiều ứng dụng, nhất là khi transistor được kết hợp với các linh kiện khác. Học sinh khi tận mắt được nhìn thấy tác dụng của Transistor trong mạch điện sẽ cảm thấy hấp dẫn. Do đó kích thích sự tò mò, hứng thú của học sinh trong giờ học
Các linh kiện khác: Trong quá trình học môn công nghệ, nguồn điện dây nối, điện trở, đèn led là những linh kiện mà các em đã quen nghe, nhìn thấy nhưng thường không để ý. Vì thế các em gần như là không hiểu về các linh kiện đó, đặc biệt khi trực tiếp sử dụng chúng phần đa số các em sẽ gặp lúng túng khó khăn nhất định.
Quan sát thái độ học tập của học sinh trên lớp, trong các giờ thực hành môn công nghệ và qua một bài kiểm tra khảo sát kiến thức tổng hợp, một số tiêu chí bằng các số liệu thống kê được ở bảng dưới đây cho chúng ta thấy rõ hơn thực trạng của việc dạy học lí thuyết của những phần kiến thức được trình bày ở trên.
Các tiêu chí quan sát thống kê
Lớp 12A4
Lớp 12A6
Lớp 12A10
Sĩ số học sinh
40
40
42
Học sinh hứng thú 
20
21
18
Học sinh điểm yếu, kém
24
22
25
Học sinh điểm trung bình
9
13
11
Học sinh điểm khá giỏi
7
5
6
Quan sát thống kê trước khi lắp mạch đèn.
Trước thực trạng của vấn đề như vậy, cần tạo cho học sinh một sự chú ý cao hơn khi lên lớp, học sinh được tìm hiểu những ứng dụng của lí thuyết vào thực tế, để có điều kiện vận dụng và khắc sâu những kiến thức đã học, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Mạch điện đèn tự sáng khi trời tối đáp ứng được phần nào những hạn chế kể trên.
 2.3. Giải pháp
Sơ đồ mạch điện.
R2
R1
T
R
Đ1
Đ2
C
E
B
: Nguồn một chiều
R, R1 là các điện trở có giá trị xác định.
R: là biến trở, nó được thay thế bằng một quang điện trở.
 T: là transistor có thông số phù hợp với mạch điện.
 Đ: là đèn led trong mạch.	
Điều kiện làm việc của mạch điện
+ Khi T dẫn điện, không có dòng đi qua đèn, đèn không sáng . Điện áp phân cực UBE > 0,7 V.
+ Khi T không dẫn điện, có dòng đi qua đèn, đèn sáng. Điện áp phân cực UBE < 0,7 V.
Tính toán các thông số cho mạch điện
+ Nguồn điện một chiều có điện áp 6 V gồm 4 pin AA – 1,5 V ghép nối tiếp.
+ Transitor dùng loại D882 có điện áp và dòng làm việc tối đa là 40 V và 3 A
+ Bóng đèn: Dùng 2 bóng led màu đỏ làm việc ở điện áp 2 V và dòng điện 0,015 A cho mỗi bóng.
+ Tính giá trị của R:
Un : là điện áp nguồn.
Uđ: là điện áp làm việc của đèn.
Iđ : là dòng điện qua đèn.
+ Xác định giá trị trung bình của quang điện trở khi trời sáng và khi trời tối
 + Trời sáng 
 + Trời tối 
+ Xác định giá trị điện trở 
Khi T không dẫn điện thì dòng điện sẽ đi qua đèn, làm cho đèn sáng khi trời tối. Suy ra điện áp phân cực của Transitor khi trời tối < 0,7 V tức là:
Theo sơ đồ mạch điện : 
Mà 
Và .
Từ các biểu thức (2), (3) ta có 
kết hợp với (1) ta có giá trị của .
Khi trời sáng giá trị trung bình của quang điện trở , để đèn tắt T phải dẫn điện vì vậy lớn hơn 0,7 V. 
Với cách tính như trên ta có .
Vậy gia trị thích hợp cho mạch điện đó là:
Như vậy các thông số của mạch điện đã được xác định
Phương án thực hiện
Thực hiện nội dung của sáng kiến ngay trên lớp học môn Công nghệ. Để sáng kiến được thực hiện thuận lợi và thành công, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị một số thiết bị vật dụng cần thiết: 
Giáo viên chuẩn bị: Soạn giáo án, chuẩn bị một số linh kiện cần thiết để lắp mạch điện như: Đồng hồ đo điện, điện trở, bóng đèn 
 Học sinh chuẩn bị: Mỗi tổ một bộ linh kiện để lắp mạch đèn theo sự hướng dẫn và giao nhiệm vụ của giáo viên.
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN KHI LÊN LỚP
 Hoạt động 1: Thông báo nội dung công việc và tiến hành phân nhóm.
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: - Thông báo nội dung công việc và tiến hành chia nhóm.
Mỗi nhóm khoảng 8 đến 10 học sinh tùy thuộc vào sĩ số học sinh của mỗi lớp, mỗi lớp học khoảng 4 đến 5 nhóm.
HS: Tiếp thu nội dung công việc và chấp hành theo sự phân nhóm của giáo viên.
Hoạt động 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm đó là: lắp mạch điện đèn tự sáng khi trời tối. 
HS: Nhận nhiệm vụ mà giáo viên giao cho
 Nhóm 1 với nguồn 5V, 1 đèn led
Nhóm 2 với nguồn 6V, 2 đèn led
Nhóm 3 với nguồn 10V, 3 đèn led
Nhóm 4 với nguồn 12V, 4 đèn led.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mạch điện đèn tự sáng khi trời tối
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: Cho học sinh tham khảo mạch điện tự sáng khi trời tối. Giải thích cho học sinh hiểu rõ nguyên lí hoạt động của mạch điện.
HS: Quan sát, ghi chép mạch điện tham khảo từ giáo viên. Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của mạch điện.
Hoạt động 4. Xác định các linh kiện và dụng cụ cần dùng
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: Hướng dẫn cho học sinh lựa chọn những linh kiện và đồ dùng cần thiết cho công việc.
HS: Lựa chọn những linh kiện và đồ dùng cần thiết với sự trợ giúp, hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 5. Tính giá trị của R phù hợp với nguồn điện
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: Hướng dẫn: 
Để đèn sáng bình thường, với mỗi nguồn điện cần có một điện trở phụ R nhất định. 
Với loại Led ta có : điện áp và cường độ dòng điện là việc lần lượt là 2V và 0,015A.
HS: Trực tiếp tính toán để tìm được R phù hợp với yêu cầu của mạch điện theo nhiệm vụ được giao. 
Hoạt động 6: Xác định giá trị của biến trở khi trời tối và khi trời sáng
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồng hồ vạn năng để xác định giá trị của quang điện trở khi trời tối và trời sáng.
HS:
- Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
- Sử dụng đồng hồ vạn năng năng để xác định giá trị của quang điện trở khi trời tối và khi trời sáng dưới sự hướng dẫn, giám sát của giáo viên.
Học sinh phân nhóm hoạt động theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 7: Xác định giá trị của R2 cho phù hợp với mạch điện
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: - Giải thích để học sinh hiểu được nguyên lí hoạt động của mạch điện.
Hướng dẫn học sinh nắm lại điều kiện làm việc của Transitor và ảnh hưởng của R2 đến sự dẫn điện và không dẫn của Transitor.
HS: Chú ý nghe giảng và thực hiện tính toán để tìm được giá trị của R2 phù hợp nhất.
Hoạt động 8: Lắp mạch điện kiểm tra và thử nghiệm
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: Kiểm tra, giám sát để học sinh lắp mạch điện dựa trên nhiệm vụ và các số liệu tính được.
HS: Sau khi tính được các thông số của mạch điện, học sinh lựa chọn linh kiên, tiến hành lắp mạch điện theo sơ đồ và thử nghiệm hoạt động của mạch điện vừa lắp ngay tại lớp.
Mạch điện sau khi đã được học sinh lắp hoàn chỉnh
Hoạt động 9: Báo cáo quá trình làm việc và kết quả đạt được
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: Nghe học sinh báo cáo, đưa ra nhận xét, góp ý để các nhóm hoàn thiện hơn sản phẩm của minh.
HS: Báo cáo lại quá trình làm việc và kết quả đạt được:
- Đại diện học sinh từng nhóm báo cáo kết quả công việc và sản phẩm của cả nhóm trước lớp.
- Các nhóm nhận xét cho góp ý cho nhau để sản phẩm được hoàn thiện hơn.
Đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả 
Hoạt Động 10: củng cố nâng cao
HĐ của GV
HĐ của HS
GV: Đặt một số câu hỏi mang tính chất mở rộng và nâng cao nhằm kích thích sự tò mò và khả năng tìm hiểu sáng tạo của học sinh.
HS: Chú ý lắng nghe và suy nghĩ.
2.4. Hiệu quả
Sáng kiến mà tác giả vừa trình bày ở trên, trong quá trình thực hiện ở các lớp 12 của trường THPT Ngọc Lặc đã mang lại những kết quả nhất định :
Khi thực hiện nội dung của sáng kiến trên lớp học, tác giả đã hướng dẫn học sinh tiếp cận, tìm hiểu một số linh kiện điện tử mà trước đây các em chưa có cơ hội được làm quen, hướng dẫn học sinh làm được một việc cụ thể, có ý nghĩa và tính ứng dụng thực tế. Có thể nói đối với công việc giảng dạy của bản thân, sáng kiến đã mang lại cho tác giả một sự hứng thú, niềm vui nho nhỏ mỗi khi lên lớp.
Học sinh được chủ động trong học tập, được trực tiếp làm việc, được nhìn thấy ứng dụng của kiến thức lí thuyết đã học ở trên lớp. Vì thế mà kiến thức được khắc sâu, kĩ năng thực hành được rèn luyện, kéo ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với công việc được nâng lên.
Sau khi học sinh lắp đặt mạch điện điều khiển đèn tự sáng khi trời tối và tự tắt khi trời sáng, những kết quả quan sát và thống kê được cho thấy: Mức độ chú ý của học sinh trong học tập đã được cải thiện đáng kể, tức là hứng thú học tập của học sinh đã được nâng lên, số học sinh bị điểm yếu, kém giảm đi đáng kể, số học sinh đạt điểm khá giỏi nhiều hơn. Rõ bằng một việc làm cụ thể như vậy đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ đối với học sinh lớp 12 của nhà trường.
Các tiêu chí quan sát thống kê
Lớp 12A4
Lớp 12A6
Lớp 12A10
Sĩ số học sinh
40
40
42
Học sinh hứng thú 
35
37
36
Học sinh điểm yếu, kém
7
9
10
Học sinh điểm trung bình
18
17
17
Học sinh điểm khá giỏi
15
16
15
Quan sát thống kê sau khi thực hiện lắp mạch đèn.
Qua việc thực hành lắp mạch điện, giáo viên có thể phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có kĩ năng thực hành tốt, góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Điều đặc biệt khi lắp mạch điện có thể gây được sự chú ý của những học sinh mà lâu nay thường hay phân tán, mất tập trung trong giờ học, đây là một điều mà theo tác giả nghĩ thật đáng mừng, cần được duy trì và phát huy.
Bằng một việc làm cụ thể, dù chỉ nhỏ thôi nhưng cũng tạo được một ảnh hưởng lan tỏa với đồng nghiệp và học sinh của nhà trường trong việc xây dựng bài học ứng dụng có tính thực tế, làm cho bài học lí thuyết trở nên thân thiện, gần gũi và dễ đến với học sinh hơn. Từ một việc làm cụ thể là lắp mạch đèn tự sáng khi trời tối, học sinh có thể chủ động, phát huy sự sáng tạo của minh bằng những việc làm tương tự, có những đóng góp tích cực cho việc nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và với môn Công nghệ nói riêng. 
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Mạch điện có khả năng điều khiển đèn tự sáng khi trời tối và tự tắt khi trời sáng đây là một trải nghiệm lí thú, bổ ích với chính sản phẩm của mình đã mang lại một không khí học tập sôi nổi, học sinh chủ động trong học tập không chỉ trên lớp học mà ngay cả khi về nhà đó là một điều mà sáng kiến đã làm được.
Nội dung của sáng kiến chỉ trình bày hướng dẫn cho học sinh một mạch điện đơn giản nhất để học sinh có thể nắm được nguyên lí của một công nghệ mà lâu nay các em chưa biết các trang thiết bị cần dùng để lắp đặt đơn giản, dễ tìm kiếm, giá thành rẻ. Do đó hoàn toàn có thể thực hiện trong điều kiện trường phổ thông, thậm chí học sinh có thể thực hiện ở nhà. 
Mạch đèn tự sáng khi trời tối chỉ là một việc làm cụ thể trong vô số các việc làm tương tự có thể làm tăng hứng thú học tập của học sinh khi học môn Công nghệ, nếu được giáo viên chú trọng kết hợp giữa việc dạy lí thuyết ở trên lớp học với việc hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học để thực hiện một công việc nhất định nào đó thì học sinh sẽ thấy được rõ hơn sự hữu ích của kiến thức được học, hứng thú học tập của học sinh sẽ được nâng lên, học sinh sẽ chủ động, tự giác và sáng tạo trong học tập, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học với môn Công nghệ.
3.2. Kiến nghị
Trước thực trạng của việc dạy học môn Công nghệ ở trường THPT hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nhiệm vụ của giáo dục, đào tạo. Tôi rất mong được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, trực tiếp là trường THPT Ngọc lặc và Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa để những giờ dạy có tính ứng dụng thực tế được thực hiện nhiều và hiệu quả hơn, giúp học sinh có nhiều cơ hội trong việc tìm hiểu thực tế và kĩ thuật. Tạo môi trường thuận lợi để phát huy sức sáng tạo và nâng cao tinh thần tự giác học tập của học sinh, từ lí thuyết sách giáo khoa có thể cho ta những sản phẩm hữu ích đi vào thực tiễn cuộc sống và kĩ thuật mà học sinh làm được.
Về trường THPT mong được sự quan tâm hơn nữa trong việc giúp đỡ giáo viên cũng như học sinh thực hiện nội dụng của sáng kiến về góc độ cơ sở vật chất, sự động viên, góp ý về mặt nội dung của tổ chuyên môn. 
Với Sở GD&ĐT Thanh Hóa cần sự quan tâm ở cấp vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích những giờ dạy có tính ứng dụng thực tế. Tổ chức nhiều hơn nữa những cuộc thi về những giờ dạy ứng dụng, những cuộc thi sáng tạo ứng dụng từ kiến thức sách giáo khoa để học sinh cũng như giáo viên có cơ hội đóng góp những sản phẩm trí tuệ nho nhỏ cho sự phát triển chung của giáo dục và khoa học công nghệ.
Mặc dù có nhiều cố gắng khi trình bày, nhưng sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung và hình thức. Tác giả mong được sự góp ý chân thành của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn cả về nội dung, hình thức và ý tưởng.
Xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 04 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Lương Thành Duy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa vật lí lớp 12 - Nhà xuất bản GD năm 2008.
Sách giáo khoa công nghệ lớp 12- Nhà xuất bản GD năm 2008.
Sách giáo viên vật lí 12- Nhà xuất bản GD năm 2008.
Sách giáo viên công nghệ 12 - Nhà xuất bản GD năm 2008.
Tham khảo qua tổ chuyên môn và các đồng nghiệp.
Tham khảo các tài liệu công bố trên mạng Internet .

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_lap_mach_den_tu_sang_khi_troi_toi_go.docx