SKKN Hoạt động ngoại khóa: Sử dụng kiến thức Lịch sử 12 – Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống pháp kết thúc (1953 – 1954) để tuyên truyền, truyền thống cách mạng địa phương “thanh hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ”

SKKN Hoạt động ngoại khóa: Sử dụng kiến thức Lịch sử 12 – Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống pháp kết thúc (1953 – 1954) để tuyên truyền, truyền thống cách mạng địa phương “thanh hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ”

 Trường học là một trong những yếu tố không thể thiếu dưới bất cứ thời đại nào. Giáo dục có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Mục tiêu nguyên lý giáo dục của chúng ta là đào tạo thế hệ trẻ ở cả 4 mặt: Đức- Trí- Thể- Mĩ.

 Khẩu hiệu chiến lược của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là “Rèn Đức, luyện Tài để ngày mai lập thân, lập nghiệp”.

 Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tương lai của một dân tộc, một đất nước phải nhìn vào nền giáo dục của đất nước, của dân tộc đó.

 Vì những lẽ đó trước lúc đi xa trong di chúc của mình Bác Hồ căn dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất cần thiết. Người chỉ rõ mục đích đào tạo thế hệ trẻ cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “Hồng” vừa “Chuyên”.

 

docx 24 trang thuychi01 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hoạt động ngoại khóa: Sử dụng kiến thức Lịch sử 12 – Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống pháp kết thúc (1953 – 1954) để tuyên truyền, truyền thống cách mạng địa phương “thanh hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA : SỬ DỤNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ 12 – BÀI 20 : CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954 ) ĐỂ TUYÊN TRUYỀN, TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG “ THANH HÓA VỚI CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ”
Người thực hiện: Đinh Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT HẬU LỘC 3 
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch Sử 
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
A: ĐẶT VẤN ĐỀ .
I: Cơ sở lý luận ................................................................................. .......... Trang 1
II: Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... Trang 2
1: Thực trạng ............................................................................................. ....Trang 3
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên............................................. ...........Trang 3
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
I . Mục tiêu của buổi ngoại khóa ...............................................................Trang 5
II: Nội dung chính của ngoại khoá .
1.Vị trí và vai trò của buổi ngoại khóa. ..........................................................Trang 6
2. Thực hiện nội dung chính ........................................................................Trang 7
III: Hoạt động nhóm........Trang 8
1 Âm mưu và thủ đoạn ,biện pháp của Pháp trong kế hoạch Nava ...............Trang 8
+ Diễn biến chiến dịch ĐBP ............................................ ............................Trang 10
+ Kết quả và ý nghĩa của ĐBP ................................................... .................Trang 12
2. Những đóng góp và thành tích của quân và dân Thanh Hóa ................................................................................................................Trang 13
3.Thành tựu nổi bật trong công cuộc xây dựng quê hương Thanh Hoá.........................................................................................................Trang 14
C : KẾT LUẬN
 1. Hiệu quả của sáng kiến........................................................................Trang 15 
 2. Bài tập phát triển kỹ năng ................................................................ ......Trang 15
 3. Kết luận và Kiến nghịTrang 16
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Trường học là một trong những yếu tố không thể thiếu dưới bất cứ thời đại nào. Giáo dục có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Mục tiêu nguyên lý giáo dục của chúng ta là đào tạo thế hệ trẻ ở cả 4 mặt: Đức- Trí- Thể- Mĩ. 
 Khẩu hiệu chiến lược của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là “Rèn Đức, luyện Tài để ngày mai lập thân, lập nghiệp”.
 Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tương lai của một dân tộc, một đất nước phải nhìn vào nền giáo dục của đất nước, của dân tộc đó.
 Vì những lẽ đó trước lúc đi xa trong di chúc của mình Bác Hồ căn dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất cần thiết. Người chỉ rõ mục đích đào tạo thế hệ trẻ cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “Hồng” vừa “Chuyên”.
 Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là truyền thụ tri thức khoa học và cao hơn nữa là hoàn thiện nhân cách để thế hệ trẻ bước vào đời đầy đủ hành trang trí tuệ, đạo đức trong sáng. Đó là những con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, biết gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của cha ông, biết tự hào về truyền thống của dân tộc, biết tô thêm truyền thống ấy ngày một đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế.
 Giáo dục vừa làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức cho học sinh. Đồng thời cũng đào tạo rèn luyện đạo đức, lý tưởng, tác phong đúng, hành động đúng. Vì vậy giáo dục thế hệ trẻ để họ biết quý trọng giá trị lịch sử của dân tộc là điều vô cùng cần thiết và cao hơn nữa là họ biết tự hào và tô đắp cho truyền thống tốt đẹp ấy. Làm được điều này môn Lịch sử có ưu thế đặc biệt.
 Đặc biệt hơn khi mà lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương được đưa vào các buổi ngoại khoá , giáo dục ngoài giờ lên lớp vì hiện nay hoạt động ngoại khoá có khả năng góp phần đào tạo người học toàn diện về các mặt : Trí – Đức – Thể - Mĩ vừa có lý thuyết vừa có thực hành , vừa có kiến thức vừa có kỹ năng sản xuất , vừa có văn hoá nhà trường vừa có tri thức về đời sống xã hội .Do đó hoạt động ngoại khoá luôn được đề cập như một hoạt động hết sức quan trọng vì nó là cầu nối giúp học sinh vận dụng kiến thức vào trong đời sống , sinh hoạt gần gũi với tập thể , với cộng đồng làng xóm . 
 Trong điều kiện hiện nay, khi nhân loại bước vào thời đại công nghệ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, nền kinh tế tri thức xuất hiện toàn cầu thách thức tất cả các quốc gia các dân tộc thì vai trò của giáo dục càng lớn. Chúng ta đã vào WTO, chúng ta phải có mặt bằng toàn diện. Muốn cho nhân loại biết mình, hiểu mình thì bản thân dân tộc mình phải hiểu mình nhất. Để chúng ta mới có đầy đủ khả năng giới thiệu với bạn bè quốc tế về mình, về lịch sử, cốt cách của con người Việt Nam trong thang giá trị của nền văn hoá nhân loại.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Thực trạng:
 Việc Dạy- Học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn..Để thực hiện được buổi ngoại khoá, lồng ghép kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương lại càng khó hơn. Như mặt trái của cơ chế thị trường đã mở cửa cho những làn sóng văn hoá không lành mạnh tràn vào làm hoen ố, hiểu sai về lịch sử của dân tộc, không ý thức được truyền thống cách mạng địa phương của một bộ phận thanh niên không có lý tưởng sống.
 Một khó khăn nữa hiện nay ở các trường phổ thông chưa có tài liệu cụ thể,chi tiết để thực hiện được buổi ngoại khóa lịch sử địa phương, nhiều thầy, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy Lịch sử chưa chuyên tâm, chưa thực sự tâm huyết với phần việc của mình, chưa chịu khó sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương. 
 Điều đó đã làm cho giờ dạy trở nên nặng nề, khô khan mang tính sự vụ không có sức thuyết phục, hấp dẫn làm cho các thế hệ học sinh quan niệm Lịch sử là môn học phụ nên không chú trọng. 
 Đặc biệt với chương trình thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục- đào tạo khi chia thành các ban: Ban cơ bản, Ban khoa học tự nhiên (với các môn nâng cao: Toán, Lý, Hóa, Sinh) và Ban Khoa học xã hội (với các môn nâng cao: Văn, Sử, Địa và Ngoại ngữ) thì một thực tế hiện nay cho thấy số học sinh theo học Ban khoa học xã hội rất ít do kết quả thi cử và công việc khi ra trường. 
 Thậm chí có những nơi không có Ban khoa học xã hội, chỉ còn Ban khoa học tự nhiên và Ban cơ bản vì vậy học sinh chỉ chú ý học các môn tự chọn nâng cao. 
 Việc Dạy- Học môn Lịch sử không đơn giản là sự kiện ấy xảy ra ở đâu? Lúc nào? mà phải biết đánh giá khách quan khoa học, giá trị của sự kiện ấy trong bối cảnh đương thời. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. 
 Một điều bất cập hiện nay có rất nhiều người, Lịch sử địa phương nắm không vững nhưng lại nắm rất chắc lịch sử nước ngoài chẳng hạn như lịch sử Trung Quốc. Điều đó đặt ra vấn đề phải làm gì cho các nhà nghiên cứu sử học, các giáo viên dạy học môn lịch sử, phải tích cực hơn nữa trong công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân tộc cũng như lịch sử địa phương, đồng thời kết hợp với các tổ chức văn hoá, tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
 Dạy – Học lịch sử đã khó vậy làm thế nào để có thể truyền tải được kiến thức lịch sử từ trong sách vở ra ngoài cuộc sống , từ lý thuyết ra tới thực hành khi mà khái niệm liên quan đến ngoại khoá chưa được rõ ràng ,chưa được xác định thống nhất . Ví như : Ngoại khoá là hình thức học tập hay vui chơi ,chính khoá hay ngoại khoá? phụ đạo học sinh yếu kém hay bồi dưỡng học sinh giỏi có phải là ngoại khoá hay chính khoá ? 
 Bản thân giáo viên phổ thông cũng chưa đánh giá đúng vai trò , tác dụng của các hình thức tổ chức ngoại khoá , hơn nữa ở các nhà trường còn nặng về chuyên môn chính khoá , coi hoạt động ngoại khoá chỉ là phụ trợ ,ít có thời gian để thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khoá ,để tiến hành được buổi ngoại khoá lịch sử yêu cầu giáo viên lịch sử phải đổi mới nội dung ,phương pháp phải đa dạng hoá hoạt động tổ chức , giáo viên chưa có kinh nghiệm kỹ năng quản lý và tổ chức .Vấn đề về cơ sở vật chất kinh phí cho một buổi ngoại khoá còn hạn hẹp 
 Bên cạnh những khó khăn trên, những năm gần đây việc Dạy- Học Lịch sử cũng có nhiều điều kiện thuận lợi, các cấp các ngành, nhà trường, phụ huynh và xã hội rất quan tâm. Điều đó đã tác động tích cực tới nhận thức của học sinh về bộ môn Lịch sử và việc học Lịch sử ở trường THPT qua giáo dục ngoài giờ lên lớp ,các hoạt động ngoại khoá gắn liền với các di tích lịch sử ,truyền thống các mạng địa phương .
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
 Ngoại khóa về các vấn đề lịch sử địa phương là một phần quan trọng trong việc dạy và học lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức tư tưởng tình cảm chọ học sinh.
 Về mặt kiến thức Tri thức lịch sử địa phương góp phần làm cho lịch sử dân tộc và thế giới của học sinh trở nên hoàn chỉnh, đa dạng, sinh động,phong phú, làm cho học sinh không chỉ hiểu biết về lịch sử địa phương mà còn hiểu sâu sắc hơn về tiến trình lịch sử dân tộc và thế giới.
 Về mặt giáo dục: Qua các buổi học về ngoại khoá, lồng ghép kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương sẽ góp phần tuyên truyền giáo dục các em lòng yêu quê hương, tự hào về truyền thống quê hương đất nước của mình, từ đó nâng cao ý thức trong các em về lòng tự hào dân tộc và ý thức tôn trọng, bảo vệ các di tích lịch sử địa phương, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, những người đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Trên cơ sở đó các em sẽ yêu mến quê hương và có ý thức xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp
 Về mặt kỹ năng và phát triển: Ngoại khoá lồng ghép kiến thức lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương còn góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho các em, rèn luyện cho các em thói quen học đi đôi với hành, hình thành cho các em cáckĩ năng về thực hành bộ môn như: Kĩ năng sưu tầm tư liệu, kĩ năng hệ thống hoá tư liệu lịch sử địa phương
 Hoạt động ngoại khóa còn góp phần phát triển học sinh. Nếu bài nội khóa là hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã quy định về thời gian, nội dungthì hoạt động ngoại khóa lại mở ra một khả năng rộng lớn để hình thành các thói quen, kỹ năng về trí tuệ và thực hành cho học sinh trong học tập lịch sử. Các em có thể tự chọn và tham gia một công tác hợp với sở thích và trình độ của mình. Tính chất tự nguyện trong việc tham gia hoạt động ngoại khóa đã phát huy năng lực nhận thức độc lập, làm nảy sinh và phát triển hứng thú của học sinh
 Tuy nhiên, việc lồng ghép lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương để tuyền truyền ,truyền thống cách mạng của quê hương còn rất hiếm , và chưa được người dạy và người học đầu tư và chú trọng nên kết quả của việc giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh đạt được kết quả chưa cao, chưa phát huy được sức mạnh của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức tư tưởng, truyền thống yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, dẫn tới học sinh không biết về lịch sử địa phương, không trân trọng và giữ gìn những di tích lịch sử mà địa phương mình đang có .
 Việc nghiên cứu lịch sử địa phương, với tư cách là một ngành khoa học được bắt đầu từ sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc. Từ sau ngày miền Nam giải phóng, công tác này được tiến hành trên phạm vi cả nước.Hầu hết các tỉnh đã biên soạn được lịch sử của tỉnh và kể cả huyện, xã.Thanh Hoá chúng ta cũng đã được một số tác giả như:giáo sư Phan Ngọc Liên(Chủ tịch Hội đồng bộ môn lịch sử -Bộ giáo dục và đào tạo; Chủ tịch Hội Giáo dục lịch sử Việt Nam) cùng một số tác giả của trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hoá (nay là trường Đại học Hồng Đức) như:Hoàng Thanh Hải, Vũ Quí Thu biên soạn và xuất bản cuốn giáo trình Lịch sử Thanh Hoá năm 1996 trước đây cho sinh viên lấy tài liêu học tập, tuy nhiên những tài liệu viết về lịch sử về địa phương còn quá ít, sách tham khảo cho giáo viên còn hạn chế.
 Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có bề dày lịch sử lâu đời và oanh liệt, gắn với lịch sử chung của dân tộc.Thanh Hoá còn là mảnh đất chứa đựng trong lòng tính đặc sắc của nền văn hoá các dân tộc thiểu số cũng là một tư liệu hết sức phong phú về lịch sử địa phương.Vì lẽ đó, không có lí do nào để chúng ta - những người dạy sử lại bỏ trống mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư liệu lịch sử địa phương Thanh Hóa hết sức phong phú như vậy thì 8 tiết trong phân phối chương trình quả là quá ít, bởi vì chúng ta có rất nhiều điều cần giảng dạy cho các em và các em cũng có nhiều điều chưa biết về khởi nghĩa địa phương .Trong cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ 2 ( 1946 – 1954 ) quân và dân Thanh Hoá cũng có đóng góp không nhỏ trong chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu – Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 ) . Buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ công nhận độc lập chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam vaò ngày 21/7/1954.
 Để ôn lại truyền thống cách mạng,phát huy truyền thống dân tộc và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.Đoàn trường THPT Hậu Lộc 3 đã phối hợp với Ban giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng nhóm giáo viên sử tiến hành buổi :
 Hoạt động ngoại khoá : Sử dụng kiến thức lịch sử 12 : Bài 20 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954 ) để tuyên truyền, truyền thống cách mạng địa phương “Thanh Hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ ”. 
 Hình thức của chúng tôi lồng ghép kiến thức lịch sử trong Bài 20 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954 ) SGK 12 – chương trình chuẩn ) – với những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa ,nhằm khắc phục những khó khăn,bất cập của bộ môn lịch sử,mang lại lịch sử một hình thức mới , bổ ích , hấp dẫn ,thú vị. 
 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
1 . Mục tiêu của buổi ngoại khóa .
 - Tìm hiểu : Hoạt động ngoại khoá : 
Sử dụng kiến thức lịch sử 12 : Bài 20 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954 ) để tuyên truyền, truyền thống cách mạng địa phương “Thanh Hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 ”. 
 - Nhằm giáo dục truyền thống yêu nước,lòng tự hào dân tộc,nêu cao và phát huy truyền thống đó cho thế hệ trẻ ngày nay nói chung , và thanh niên Thanh Hóa nói riêng .
 - Tạo hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả tiết học môn lịch sử .
 +)Về kiến thức: 
- Vị trí và vai trò của buổi ngoại khóa : Thanh Hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 , phát huy truyền thống Điện Biên Phủ xây dựng Thanh hóa thành tỉnh kiểu mẫu như lời Bác Hồ đã nói .
 - Âm mưu ,thủ đoạn ,biện pháp của Pháp trong kế hoạch Nava như thế nào ?.
 - Nét chính diễn biễn của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
 - Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ ?.
 - Những đóng góp và thành tích của quân và dân Thanh Hoá trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Phát huy truyền thống chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ , Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu gì nổi bật trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương Thanh Hoá nói riêng và đất nước nói chung?
+)Về kỹ năng :Giúp học sinh: 
- Củng cố kĩ năng khái quát ,phân tích, nhận định và đánh giá tìm nguyên nhân và ý nghĩa của các nội dung ,sự kiện lớn của lich sử dân tộc 
- Biết sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử truyền thống , địa phương vào trong học tập và đời sống . 
- Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các tư liệu tham khảo để làm sâu sắc thêm nhận thức lịch sử .
+) Về thái độ : 
- Khắc sâu thêm niềm tin , sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đối với nghiệp kháng chiến và xây dựng Tổ Quốc .
 - Có ý thức bảo vệ , kế thừa và biết giữ gìn truyền thống của địa phương , của dân tộc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay .
- Hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước ,tự hào dân tộc , tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu , trong xây dựng và trong sản xuất . 
a: Phương pháp nghiên cứu :
+) Buổi hoạt động được thực hiện theo phương pháp chia các lớp thành nhóm: 
- 4 Nhóm : Áp dụng cho 4 lớp – 4 nhóm. 
+) Thiết bị ,tài liệu được sử dụng trong chuyên đề : 
- Lược đồ : Hình thái chiến trường trong Đông – Xuân 1953 – 1954 
 Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
- Đĩa VCD : Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ .
- Ảnh : Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ .
 Toàn cảnh Hội nghị Giơ ne vơ năm 1954 về Đông Dương .
- Nhóm giáo viên dạy lịch sử đã soạn thảo các câu hỏi ,sưu tầm tranh ảnh trong đó có các câu hỏi đáp ứng được mục tiêu của buổi ngoại khoá.Một bộ máy chiếu để thực hiện giáo án Power Point .
 - Ra câu hỏi ,bài tập cho học sinh sưu tầm và chuẩn bị trước .
 b: Đối tượng nghiên cứu : 
 - Thực hiện một buổi ngoại khoá đối với khối học sinh 12 .
2: Nội dung chính của buổi ngoại khoá . 
 a.Vị trí và vai trò của buổi ngoại khóa. 
 Khẳng định hoạt động ngoại khoá gắn liền với lịch sử địa phương hiện nay là một trong những vấn đề cần thiết trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh . 
 Ngoại khoá lịch sử : Sử dụng kiến thức lịch sử 12 : Bài 20 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954 ) để tuyên truyền, truyền thống cách mạng địa phương “ Thanh Hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ ”. 
 Với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point và hoạt động nhóm với các câu hỏi với nội dung kiến thức lịch sử đã học ở chính khoá .Buổi ngoại khoá lịch sử địa phương không chỉ có tác dụng đối học sinh lớp 12 mà còn ảnh hưởng lớn tới nhân dân địa phương. Đây là một biện pháp hiệu quả gắn nhà trường với gia đình , gia đình với xã hội. 
	 Tóm tại, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá môn lịch sử là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Qua buổi hoạt động ngoại khoá, chúng tôi nhận thấy hầu hết học sinh đều hứng thú tham gia, không khí của buổi sinh hoạt trở nên sinh động. 
 Qua đó góp phần rèn luyện cho học sinh phát huy tối đa tư duy độc lập, sáng tạo của các em khi làm việc. Đây cũng là cơ sở để sau này học sinh có phương pháp hoạt động thực tế năng động,hướng nghiệp chọn nghề phù hợp cho cuộc sống , xây dựng và làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình .
 b. Thực hiện nội dung chuyên đề :
+) Giao việc cho các nhóm làm việc : 
- Nhóm1 - B3: ?Âm mưu ,thủ đoạn ,biện pháp của Pháp trong kế hoạch Nava như thế nào ?. Diễn biễn của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. 
- Nhóm2 – B5: ? Kết quả và Ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ ?
- Nhóm3 – B6:? Những đóng góp và thành tích của quân và dân Thanh Hoá trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Nhóm4 – B7: ? Phát huy truyền thống chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 64 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu gì nổi bật trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương Thanh Hoá nói riêng và đất nước nói chung?
+) Thực hiện : Trước hết các em quan sát những 3 hình ảnh sau: 
Hình 1 :
GV hỏi :?Bức ảnh này gợi cho chúng ta nhớ tới ai ? HS trả lời : Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp’.
Hình 2:
Sau đó đặt câu hỏi :?Bức ảnh này gợi cho chúng ta nhớ tới ai ? Nhớ tới chiến dịch nào? HS trả lời : Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
? Quan sát hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, em có nhận xét gì?
Hình 3:
Quân dân ta dốc toàn tâm, toàn sức để phục vụ chiến tranh, hậu phương hết lòng, không quản khó khăn để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
Với 3 bức ảnh chúng ta vừa xem đã cho biết chủ đề của buổi ngoại khóa hôm nay 
Sử dụng kiến thức lịch sử 12 : Bài 20 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954 ) để tuyên truyền, truyền thống cách mạng địa phương“ Thanh Hóa với chiến thắng Điện Biên Phủ ”. 
Đã có bao giờ bạn tự hỏi vì sao Điện Biên Phủ lại làm thế giới rung chuyển tới vậy? Ở Điện Biên 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_hoat_dong_ngoai_khoa_su_dung_kien_thuc_lich_su_12_bai_2.docx