SKKN Giúp học sinh hiểu rõ bản chất vật lý chương: Sóng cơ và sóng âm - Vật lí 12, thông qua việc giải một số bài tập định tính và các câu hỏi thực tế

SKKN Giúp học sinh hiểu rõ bản chất vật lý chương: Sóng cơ và sóng âm - Vật lí 12, thông qua việc giải một số bài tập định tính và các câu hỏi thực tế

Vật lý học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lý học là những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó nói về các hiện tượng thực tế xảy ra trong đời sống hằng ngày, những bài toán lý thú, những nghịch lý bổ ích và cả những sự so sánh bất ngờ rút ra từ những lĩnh vực vật lý học. Việc học môn Vật lý không chỉ dừng lại ở sự tìm cách vận dụng các công thức Vật lý để lập ra và giải cho xong các phương trình và đi đến những đáp số, mà còn phải giải thích được các hiện tượng Vật lý đang xảy ra trong thiên nhiên quanh ta, trong các đối tượng công nghệ của nền văn minh mà ta đang sử dụng.

doc 17 trang thuychi01 15291
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh hiểu rõ bản chất vật lý chương: Sóng cơ và sóng âm - Vật lí 12, thông qua việc giải một số bài tập định tính và các câu hỏi thực tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lời mở đầu
Vật lý học không phải chỉ là các phương trình và con số. Vật lý học là những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh ta. Nó nói về các hiện tượng thực tế xảy ra trong đời sống hằng ngày, những bài toán lý thú, những nghịch lý bổ ích và cả những sự so sánh bất ngờ rút ra từ những lĩnh vực vật lý học... Việc học môn Vật lý không chỉ dừng lại ở sự tìm cách vận dụng các công thức Vật lý để lập ra và giải cho xong các phương trình và đi đến những đáp số, mà còn phải giải thích được các hiện tượng Vật lý đang xảy ra trong thiên nhiên quanh ta, trong các đối tượng công nghệ của nền văn minh mà ta đang sử dụng.
1.1. Lí do chọn đề tài
 - Từ năm học 2005 - 2006 Bộ GD & ĐT quyết định chuyển từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm khách quan, do vậy việc giảng dạy và học môn vật lý hiện nay, chủ yếu dành nhiều thời gian cho việc nhận diện các kiểu, loại bài toán khác nhau và cách thức vận dụng các công thức Vật lý cho từng kiểu, loại toán đó, mà ít chú trọng tới việc giúp học sinh giải thích các hiện tượng Vật lý xảy ra trong tự nhiên. 
 - Xuất phát từ ý nghĩa và thực tế đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh hiểu rõ bản chất vật lý chương: Sóng cơ và sóng âm - Vật lí 12, thông qua việc giải một số bài tập định tính và các câu hỏi thực tế”, nhằm giúp học sinh yêu thích và hiểu hơn bản chất vật lý của chương sóng cơ và sóng âm. Đồng thời giúp học sinh có thể trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm đặc biệt có liên quan đến kiến thức phần sóng cơ và sóng âm 
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh hiểu rõ bản chất vật lý của mỗi chương, mỗi phần đặc biệt là chương: sóng cơ và sóng âm lớp 12. Thông qua đó giúp học sinh trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết có nội dung thực tế, các bài tập định tính hoặc liên quan đến ứng dụng kiến thức phần sóng cơ và sóng âm. Tạo cho học sinh cảm thấy hứng thú với việc vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế có liên quan. Và tạo cho học sinh có một niềm tin vào khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức chương: sóng cơ và sóng âm.
- Áp dụng giải một số bài tập định tính và câu hỏi thực tế.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi chọn phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
	+ Đọc các sách giáo khoa vật lý phổ thông, các sách đại học, sách tham khảo phần Sóng cơ và sóng âm.
	- Phương pháp thống kê:
	+ Chọn các hiện tượng có trong chương trình phổ thông và gần gũi với đời sống hằng ngày.
	- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và thực tế đời sống.
	Phạm vi nghiên cứu đề tài này là trong chương ‘Sóng cơ và sóng âm’ của chương trình vật lý lớp 12 hiện hành.
2. Nội Dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở lý thuyết cơ bản phần sóng cơ và sóng âm: 
* Hiện tuợng sóng trong cơ học
+ Sóng cơ học:
- Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi truờng vật chất.
- sóng cơ học gồm 2 loại: Sóng dọc và sóng ngang.
+ Sự truyền pha dao động. Bước sóng
- Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.
- Buớc sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha. Ký hiệu là: ( Lamđa)
+ Chu kỳ, tần số, vận tốc truyền sóng.
- Chu kỳ chung của các phần tử có sóng truyền qua gọi là chu kỳ sóng. Ký hiệu là T(s)
- Tần số sóng là đại luợng nghịch đảo của chu kỳ: (Hz)
- Vận tốc truyền sóng là vận tốc truyền pha dao động.
- Công thức liên hệ: 
+ Biên độ và năng luợng sóng
- Biên độ: Là biên độ dao động của các phần tử môi truờng có sóng truyền qua
- Năng luợng sóng là năng lượng dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.
Từ đó suy ra quá trình. truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
* Sóng âm
+ Sóng âm và cảm giác âm
- Sóng âm là những sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí
- Sóng âm bao gồm: 
	• Âm nghe được: Có tần số từ 16Hz đến 20 000 Hz
	• Hạ âm: Là những sóng có tần số nhỏ hơn 16Hz
	• Siêu âm: Là những sóng có tần số lớn hơn 20 000 Hz
+ Sự truyền âm, vận tốc âm
- Sóng âm truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí. vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi truờng.
- Sóng âm không truyền trong chân không.
+ Độ cao và âm sắc của âm
- Độ cao là đặc trưng sinh lý của âm nó dựa vào đặc trưng vật lý của âm là tần số. Âm cao ứng với tần số lớn, âm trầm ứng với tần số nhỏ
- Âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm được hình thành trên cơ sở các đặc trưng vật lý của âm là tần số và biên độ
+ Năng lượng âm và độ to của âm:
- Sóng âm mang năng lượng tỉ lệ với biên độ sóng, năng lượng đó truyền từ nguồn sóng đến tai ta.
- Cường độ âm là năng lượng sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. Ký hiệu I (W/m2)
- Mức cường độ âm (dB)
+ Nguồn âm, hộp cộng hưởng
- Nguồn âm là nơi phát ra âm
- Hộp cộng hưởng là là vật rỗng có tác dụng cộng hưởng đối với nhiều tần số khác nhau và tăng cường với những âm có các tần số đó.
+ Giao thoa sóng, sóng dừng
- Giao thoa: Là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng kết hợp trong không gian trong đó có những chỗ cố định mà biên độ được tăng cường hay giảm bớt.
- Sóng dừng là kết quả của sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ của nó. Hình ảnh sóng dừng quan sát được là hệ thống các bụng sóng và nút sóng cố định trong không gian. Khoảng cách giữa 2 bụng hoặc giữa 2 nút sóng liên tiếp bằng nửa bước sóng [1].
2.1.2. Một số hiện tượng liên quan đến Sóng cơ và sóng âm thường gặp trong đời sống hằng ngày.
“Sóng và xoáy”[2]
Trong một số hiện tượng vật lý hằng ngày vẫn gặp có nhiều hiện tượng không thể giải thích được bằng những định luật sơ cấp của vật lý học. Ngay như hiện tượng sóng mà chúng ta thường nhìn thấy trên biển khơi trong những ngày có gió cũng không thể giải thích tường tận được bằng những kiến thức trong phạm vi chương trình vật lý phổ thông. Cái gì đã làm cho sóng từ mũi con tàu đang chạy lan ra trên mặt nước yên lặng? tại sao cờ lại phấp phới thành sóng khi có gió? tại sao cát trên bờ biển lại xếp theo hình sóng gợn? Tại sao khói từ ống khói nhà máy lại cuộn lên như mây? 
Muốn hiểu rõ các hiện tượng này và các hiện tượng tương tự khác thì phải hiểu rõ cái gọi là chuyển động xoáy của chất lỏng và chất khí. Ở đây chúng ta tìm hiểu một vài điều về hiện tượng xoáy và nêu lên một vài đặc điểm chủ yếu của chúng vì sách giáo khoa phổ thông hầu như chưa nhắc đến các hiện tượng này.
Chúng ta hãy tưởng tượng rằng có một chất lỏng chảy trong ống. Nếu như tất cả các phần tử chất lỏng đều chuyển động trong ống dọc theo những đường song song thì, trước mắt chúng ta đó là dạng chuyển động đơn giản nhất của chất lỏng - chuyển động dừng, hoặc như các nhà vật lý thường gọi sự chảy “ thành lá”. Nhưng đây không phải là hiện tượng thường thấy nhất. 
H1: Sự chảy “ thành lá” của chất lỏng
H2: Sự chảy “cuộn” của chất lỏng
Ngược lại, sự chảy không ngừng của chất lỏng ở trong ống mới là hiện tượng thường thấy nhất, lúc ấy có rất nhiều xoáy đi từ thành ống đến trục ống. Đó tức là chuyển động xoáy hay chuyển động cuộn (H2).Ví dụ nước trong các ống của hệ thống dẫn nước chảy như vậy ( trừ các ống dẫn nhỏ, vì nước trong các ống này chảy thành lá). Khi vận tốc chảy của một chất lỏng ở trong ống ( có đường kính nhất định) đạt tới một độ lớn nhất định gọi là vận tốc tới hạn ( với một chất lỏng nào đó thì vận tốc giới hạn tỉ lệ thuận với độ nhớt của chất lỏng, tỉ lệ nghịch với khối lượng riêng của nó) thì bao giờ cũng có xoáy xảy ra. Nếu chúng ta bỏ một ít phấn nhẹ, như phấn thạch tùng chẳng hạn, vào trong chất nước trong suốt đang chảy qua một ống thuỷ tinh thì mắt ta có thể thấy rõ các xoáy đi từ thành ống tới trục ống. 
Khi chế tạo các máy làm lạnh và ướp lạnh, người ta cũng đã áp dụng các đặc điểm đó của dòng xoáy. Chất nước chảy thành xoáy ở trong ống có thành lạnh nhất định sẽ làm cho hết thảycác phần tử của mình tiếp xúc với thành lạnh nhanh chóng hơn so với khi chuyển động không có xoáy; vì ta nên nhớ rằng nước là một chất truyền nhiệt kém, nếu không quấy lên thì nước lạnh đi hoặc nóng lên rất chậm. Sở dĩ máu trao đổi nhiệt và trao đổi chất được với các tổ chức mà nó đi qua cũng là vì sự lưu thông của máu trong huyết quản là chuyển động xoáy chứ không phải là chuyển động thành lá. 
Hết thảy những điều vừa nói ở trên về ống cũng đúng với những con kênh và những dòng sông lộ thiên: trong kênh và trong sông nước chảy thành xoáy. Khi đo chính xác vận tốc dòng chảy của nước sông, qua khí cụ đo người ta thấy rằng vận tốc luôn luôn thay đổi, nhất là ở gần đáy sông; những sự thay đổi này chứng tỏ: dòng nước luôn luôn đổi hướng, tức là chảy thành xoáy. Các phần tử của nước sông chẳng những chuyển động dọc theo lòng sông như chúng ta thường nghĩ mà còn chuyển động từ bờ đến giữa sông. Cũng vì lý do đó nên ta có thể khẳng định rằng: Ở dưới sâu nước sông quanh năm suốt tháng bao giờ cũng có cùng nhiệt độ là không chính xác, bởi vì do kết quả của sự khuấy động nhiệt độ ở gần đáy sông cũng như nhiệt độ trên mặt sông ( khác với ở trong ao hồ).
Những xoáy tạo thành ở gần đáy sông sẽ kéo cát nhẹ đi theo mình tạo thành những "sóng cát” ở đáy sông. Những sóng cát trên những bãi biển có sóng xô tới cũng được tạo thành như vậy. Nếu như dòng nước ở gần đáy chảy dừng thì mặt cát ở đáy cũng bằng phẳng. 
Như vậy là ở sát bề mặt của những vật bị nước xô tới thường xuất hiện những xoáy. Qua hiện tượng chiếc dây thừng ngoằn ngoèo như một con rắn ( một đầu cố định, một đầu tự do) khi bị dòng nước cuốn theo ta có thể tin chắc rằng những xoáy như thế quả có xuất hiện. Tại sao dây thừng lại như vậy? Khi có xoáy xuất hiện ở gần một đoạn thừng nào đó thì đoạn thừng ấy sẽ bị xoáy cuốn đi, nhưng sau một lát thì một xoáy khác lại làm cho đoạn thừng đó chuyển động ngược lại kết quả là dây thừng có hình ngoằn ngoèo như con rắn.
Bây giờ chúng ta chuyển sang chất khí, chúng ta ai mà chẳng từng thấy gió lốc, cát bụi và rơm rác trên mặt đất. Đó chính là sự thể hiện của những dòng không khí chuyển động xoáy dọc theo mặt đất. Khi không khí chuyển động dọc theo mặt nước, thì ở nơi hình thành các xoáy áp suất của không khí giảm đi làm cho nước dâng cao lên và thành sóng. Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra những sóng cát trên sa mạc và trên sườn các cồn cát.
Bây giờ chúng ta có thể hiểu dễ dàng rằng tại sao cờ lại nổi sóng trong gió: Hiện tượng xảy ra ở đây cũng giống hệt như trường hợp dây thừng trong nước chảy.
Những cánh cứng của con quay xem gió không giữ được hướng cố định ở trong gió mà luôn dao động theo các xoáy. Sở dĩ khói từ ống khói của các công xưởng toả ra từng cuộn cũng là do nguyên nhân ấy..
Như vậy các hiện tượng vật lý quanh ta có liên quan đến sóng cơ ở xung quanh chúng ta để có thể giải thích cặn kẽ được thì ngoài vận dụng những kiến thức phổ thông ra chúng ta còn phải hiểu bản chất của chuyển động của các xoáy [2].
“Khi dùng gàu để múc nước dưới giếng, nên để gàu nằm yên trên mặt nước rồi đột ngột lắc mạnh dây gàu một cái, gàu sẽ bị lật ngay việc múc nước sẽ rất dễ dàng. Nếu lắc nhiều lần gàu sẽ khó bị lật hơn. Kinh nghiệm này xuất phát từ cơ sở vật lý nào”[3].
- Khi gàu nổi trên mặt nước, nó chỉ hơi bị nghiêng nên mép gàu không chạm mặt nước. Động tác lắc mạnh dây gàu là một biện pháp kích thích tạo ra sóng truyền trên dây, sóng này truyền dần xuống dưới khiến cho thang gàu bị hất mạnh sang một bên và gàu bị lật.
- Nếu lắc liên tục, sóng trên dây sẽ truyền liên tục đến thang gàu làm cho thang gàu bị lật đi lật lại liên tục mà miệng gàu lại không chạm được mặt nước[3].
“Một người đi trong khoảng giữa 2 loa phóng thanh có công suất như nhau do một đài truyền thanh phát. Hai loa quay về phía nhau, khi bật 1 loa thì người này nghe rất rõ các thông tin của đài nhưng khi bật cả hai loa người này phát hiện có những vị trí nghe rất rõ tín hiệu nhưng lại có những vị trí người này không nghe thấy tín hiệu âm thanh . Nguyên nhân là gì? ” [5]
Do khi bật cả hai ta có hai nguồn sóng âm được phát từ một đài là hai nguồn kết hợp nên trên phương truyền sóng xảy ra hiện tượng giao thoa sóng. Vị trí người này nghe rất rõ tín hiệu là do ở đó hai sóng được tăng cường, tại những vị trí mà hai sóng triệt tiêu nhau thì người này không nghe thấy tín hiệu gì. 
“Ai nghe thấy trước hoà âm đầu tiên của nhạc sỹ chơi đàn dương cầm: Các thính giả trong phòng hoà nhạc ngồi cách đàn dương cầm 10 mét hay các thính giả ngồi nghe âm nhạc bằng rađiô ở cách gian phòng đó 100km”[2]
Âm truyền đi chậm hơn ánh sáng một triệu lần; và vì tốc độ truyền đi của sóng vô tuyến điện bằng vận tốc truyền của sóng ánh sáng, cho nên âm thanh truyền đi chậm hơn các tín hiệu vô tuyến điện một triệu lần. Vì vậy sóng vô tuyến vượt qua khoảng cách 100km mất thời gian là: 
Trong khi âm truyền trực tiếp đến người nghe ngồi cách đàn 10 mét mất thời gian khoảng: . Do đó người ngồi xa cách 100km nghe qua rađiô lại nghe thấy trước hoà âm đầu tiên[2]
“Khi đi tàu xe một số người thường bị say xe, say tàu Liệu hiện tượng này có liên quan gì đến sóng âm hay không ? Hãy giải thích” [3].
	Nhiều thí nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, sóng hạ âm có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Các tổ chức trong trong thân thể con người rất nhạy cảm với sóng hạ âm. Chúng hấp thu rất dễ dàng năng lượng chấn động của sóng hạ âm và tiếp tục rung động lên một cách mãnh liệt. Trong sinh hoạt hằng ngày, những rung động bên ngoài như sự lúc lắc của xe, tàu, rung động cơ khí, tiếng ồn sẽ tác động trực tiếp đến cơ thể con người. Khi những rung động đó phù hợp với phạm vi của sóng hạ âm thì ảnh hưởng đối với con người càng lớn, các tổ chức trong thân thể người hấp thu năng lượng chấn động của sóng hạ âm và tiếp tục rung động lên mãnh liệt đến mức làm cho con người có cảm giác khó chịu, tim đập mạnh, các cơ quan thị giác, thính giác bị tổn thương gây ra cảm giác như bị say thậm chí nguy hại đến tính mạng[3].
	Vào những buổi trời giông mưa tại sao ta thấy tia chớp xuất hiện trước sau đó thời gian thì tiếng sấm mới xuất hiện
	Như chúng ta đã biết tia chớp xuất hiện trong cơn giông kèm theo tiếng sấm là do kết quả của sự phóng điện giữa hai đám mấy tích điện trái dấu. Tuy nhiên ta lại thường nghe thấy tiếng sấm xuất hiện sau khi đã có tia chớp một thời gian là do âm truyền trong không khí với tốc độ khoảng 340m/s trong khi tia chớp là ánh sáng lan truyền với tốc độ xấp xỉ 300.000 km/s nên ta bao giờ cũng thấy tia chớp trước sau đó một thời gian mới nghe thấy tiếng sấm.
	“Đi với vận tốc của âm”[2]
	Giả dụ bạn đang dời xa một dàn nhạc đang hoà nhạc với một vận tốc bằng vận tốc của âm thì bạn sẽ nghe thấy gì?
	Một người ngồi xe hoả bưu chính xuất phát từ Lêningrat, trên tất cả các ga ở dọc đường, sẽ nhìn thấy trên cùng một số báo ở tay những người bán báo, tức là số báo phát hành đúng ngày anh ta khởi hành. Điều đó rất dễ hiểu, bởi vì số ngày hôm đó xuất phát cùng với hành khách, còn như những số báo sau thì lại xuất phát trên những chuyến xe lửa đi sau. lấy điều đó làm căn cứ ta có thể sẽ kết luận là :
	Khi rời xa một dàn nhạc với vận tốc bằng vận tốc của âm thì, trong toàn bộ thời gian, có lẽ chúng ta sẽ nghe thấy vẫn cùng một nốt nhạc, tức là nốt nhạc mà chúng ta nghe thấy ở dàn nhạc khi bắt đầu xuất phát.
	Nhưng điều suy luận đó không đúng, nếu bạnn dời xa với vận tốc bằng vận tốc âm thì sóng âm đối với bạn là yên lặng, chúng hoàn toàn không đập vào màng nhĩ tai bạn do đó không thể nghe thấy một âm thanh nào hết. Bạn nghĩ rằng dàn nhạc đã ngừng biểu diễn. 
	Vậy thì so với báo sao lại được lời giải đáp khác như vậy. Đó chẳng qua là vì, trong trường hợp ấy chúng ta đã ứng dụng sai phép loại tỉ. Những hành khách đi đến đâu cũng gặp cùng một tờ báo nếu quên rằng mình đang chuyển động thì nhất định có thể nghĩ rằng báo Lêningrat đã đình bản ngay từ hôm anh ta khởi hành. Đối với anh ta báo hình như đã đình bản, cũng giống như đối với thính giả đang chuyển động dàn nhạc đã ngừng biểu diễn vậy. Điều lý thú là vấn đề này tuy không phức tạp lắm, nhưng đôi khi đến nhà bác học cũng nhầm lẫn [2]. 
	“Cuộc nói chuyện chậm nhất”[2]
	Nếu bạn nghĩ rằng vận tốc thực của âm thanh trong không khí - một phần ba cây số trong một giây – bao giờ cũng đủ nhanh thì sau khi đọc đoạn này bạn sẽ thay đổi ý kiến. 
	Bạn hãy tưởng tượng rằng giữa Mátxcơva và Lêningrat không có đường dây điện thoại mà phải lắp một ống nói thông thường giống như những ống nói trước kia vẫn dùng để liên lạc giữa các phòng trong một cửa hiệu, hoặc dùng để nói chuyện giữa các phòng máy trên một con tàu. Khi nói chuyện bạn đứng ở đầu Lênigrat của con đường dài 650km đó, còn người quen của bạn ở đầu matxcơva. bạn đề ra câu hỏi và chờ câu trả lời. Nhưng đợi năm phút, mười phút, mười lăm phút vẫn không thấy trả lời. Bạn bắt đầu sốt ruột, bạn có thể nghĩ rằng người nói chuyện với bạn có lẽ đã gặp chuyện gì không may chăng. Nhưng bạn lo thế là thừa: câu hỏi của bạn chưa tới Matxcơva, lúc ấy nó vẫn đang còn ở dọc đường. Lại đợi thêm 15 phút nữa, người bạn ở Matxcơva mới có thể nghe thấy câu hỏi và mới trả lời bạn. Nhưng câu trả lời của anh ta cũng phải nửa tiếng mới đến đầu dây chỗ bạn. Như vậy sau khi hỏi bạn phải đợi một tiếng sau mới nhận được câu trả lời
	Bây giờ chúng ta thử lại bằng tính toán: Khoảng cách giữa 2 thành phố là 650km, âm thanh đi với tốc độ 1/3 (km/s) như vậy khoảng cách giữa 2 thành phố âm đi mất 1950 giây hoặc hơn 32 phút. Trong điều kiện đó bạn nói chuyện suốt ngày từ sáng đến chiều bạn chỉ có thể trao đổi được vài câu thôi... [2].
2.1.3. Các kinh nghiệm và giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề 
* Những hiện tượng trong tự nhiên xảy ra xung quanh ta rất đa dạng, phong phú, muôn hình muôn vẻ. Tuy nhiên, tất cả mọi hiện tượng đều có nguyên nhân của nó. Dùng tư tưởng khoa học, phương pháp khoa học và tri thức khoa học chính xác sẽ giúp ta trả lời chính xác bản chất của các hiện tượng này.
* Những hiện tượng liên quan đến sóng cơ và sóng âm cũng vậy, chúng đều có nguyên nhân cả. Để trả lời đúng, chính xác và nhanh chóng hiện tượng xảy ra, ngoài việc phải nắm vững kiến thức phần sóng cơ và sóng âm, ta còn phải xác định ‘‘mấu chốt’’ của vấn đề, xem những hiện tượng xảy ra đó thuộc mảng kiến thức nào thuốc chương Sóng cơ và sóng âm: Sóng cơ, sóng âm hay hiện tượng giao thoa sóng hay các đặc trưng sinh lý, đặc trưng vật lý của âm.. vv. để giới hạn kiến thức và giải thích chính xác bản chất hiện tượng.
* Bài tập định tính thường có hai loại: giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra.
+ Đối với bài tập giải thích hiện tượng: 
 Dạng bài tập này đã cho biết hiện tượng và yêu cầu giải thích nguyên nhân diễn ra hiện tượng ấy. Nguyên nhân chính là những đặc tính, những định luật vật lý. Do đó ta cần: 
- Tìm xem đề bài đã đề cập đến những dấu hiệu có liên quan đến tính chất, định luật vật lý nào. Phát biểu đầy đủ tính chất, định luật đó. 
- Thiết lập mối quan hệ giữa định luật với hiện tượng đã cho (nghĩa là giải thích được nguyên nhân của hiện tượng).
+ Đối với bài tập dự đoán hiện tượng: 
 Dạng bài tập này yêu cầu phải dựa vào những điều kiện cụ thể đã cho ở đề, tìm những định luật chi phối hiện tượng và dự đoán được hiện tượng sẽ diễn ra cũng như quá trình diễn ra hiện tượng đó. 
* Phân tích xem hiên tượng được giải thích (hay dự đoán) như thế đã phù hợp với các yêu cầu và các dữ kiện của đề bài cũng như đã phù hợp với thực tế hay chưa. 
* Kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải bài tập và nêu kết quả cuối cùng.
2.1.4. Các bài tập định tính và câu hỏi thực tế thường gặp
Câu 1: Một người muốn đo chu kỳ của sóng biển, người ấy đã mang ra bờ biển một chiếc phao và một cái đồng hồ. Với những dụng cụ trên người ấy có thể thực hiện được công việc của mình không? Nếu được hãy nêu phương án. [3]
Hướng dẫn: 	
- Với những dụng cụ trên người này có thể thực hiện được việc đo được bước sóng theo phương án sau đây: 
- Thả cho chiếc phao nổi trên mặt nước biển để nó dao động. Đếm số lần phao nhô lên cao (n) trong khoảng thời gian (t) nào đó. 
- Chu kỳ của sóng biển bằng chu kỳ dao động của phao. Trong thời gian một chu kỳ sóng đi được quãng đường bằng bước sóng . 
- Trong thời gian t phao nhô lên cao n lần nghĩa là trong khoảng thời gian đó đã có n lần đỉnh sóng đi qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_hieu_ro_ban_chat_vat_ly_chuong_song_co_va.doc