Phát triển năng lực tư duy độc lập cho học sinh thpt thông qua bài tập đồ thị chương “dòng điện xoay chiều” chương trình Vật lý 12

Phát triển năng lực tư duy độc lập cho học sinh thpt thông qua bài tập đồ thị chương “dòng điện xoay chiều” chương trình Vật lý 12

Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ khoa học và công nghệ, đòi hỏi con người có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và nhân văn. Để đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội thì điều cần thiết đối với nền giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ sâu sắc và toàn diện, trong đó đổi mới phương pháp giáo dục là hết sức cần thiết. Luật giáo dục đã nêu : "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh"

 Để đáp ứng được những yêu cầu trên, ở nhà trường dạy học các môn học không chỉ đơn thuần là giúp cho học sinh có được một số kiến thức cụ thể nào đó. Điều cơ bản hơn, quan trọng hơn là trong quá trình dạy học các tri thức cụ thể đó, rèn luyện cho học sinh tiềm lực để khi ra trường họ có thể tiếp tục tự học tập, có khả năng nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn không ngừng phát triển. Nói cách khác, hệ thống giáo dục phải dạy cho HS phương pháp tư duy, HS phải biết vận dụng tư duy, biết linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề trong đó có tư duy độc lập (TDĐL). TDĐL là nền tảng để người học giải quyết vấn đề.

Thực tiễn cho thấy, HS được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin: sách, báo, tài liệu tham khảo, mạng Internet có bài giải sẵn nên các em dễ ỉ lại, thiếu độc lập suy nghĩ, thiếu chọn lọc thông tin để biến thành kiến thức của mình. Và hiện nay, giáo viên chưa quan tâm nhiều đến rèn luyện tư duy, đặc biệt tư duy độc lập. Một số giáo viên đã có tìm hiểu, khai thác mối liên hệ này trong dạy học, nhưng chưa thành hệ thống và thường xuyên.

Chương “ Dòng điện xoay” là chương rất quan trọng, chứa lượng kiến thức lớn trong các kì thi. HS gặp rất nhiều khó khăn khi giải BT đồ thị chương này, khi làm bài thi chỉ một số ít làm được còn phần đa các em bỏ không làm, khoanh bừa (vì thi trác nghiệm). Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về BT đồ thị điện xoay chiều nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu phát triển năng tư duy độc lập cho HS thông qua BTĐT chương này.

 

doc 24 trang thuychi01 10522
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển năng lực tư duy độc lập cho học sinh thpt thông qua bài tập đồ thị chương “dòng điện xoay chiều” chương trình Vật lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY ĐỘC LẬP CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA BÀI TẬP ĐỒ THỊ CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” CHƯƠNG TRÌNH
VẬT LÝ 12
 Người thực hiện: Lê Thị Huệ
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường PT Nguyễn Mộng Tuân
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Vật lý
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu..............................................................2
2.1.1. Tư duy và tư duy vật lý..............................................................................2
2.1.2. Phân loại tư duy..........................................................................................2
2.1.3. Tư duy độc lập............................................................................................3
2.1.3.1. Khái niệm tư duy độc lập.........................................................................3
2.1.3.2. Năng lực tư duy độc lập...........................................................................3
2.1.3.3. Sự cần thiết phải rèn luyện năng lực tư duy độc lập................................3 
2.1.4. Bài tập đồ thị trong việc phát triển năng lực tư duy độc lập...4 
2.1.4.1. Bài tập đồ thị............................................................................................4
2.1.4.2. Bài tập đồ thị và phát triển năng lực tư duy độc lập....4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.................................................5 
2.3. Giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề.........................................................5
2.3.1. Các biện pháp để phát triển năng lực tư duy độc lập cho HS thông qua BTĐT.....................................................................................................................5
 2.3.1.1. Củng cố kiến thức - trí thức nền tảng cơ bản vững chắc.........................6
2.3.1.2. Rèn năng lực quan sát và các thao tác tư duy...........................................6
2.3.1.3. Rèn luyện kỹ năng biến đổi biểu thức và nhận dạng dạng đồ thị.............6
2.3.1.4. Bồi dưỡng một số phương pháp giải và giải bài toán bằng nhiều cách....6
2.3.1.5. Kích thích hứng thú học tập, tạo tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn.....6
2.3.1.6. Môi trường hoạt động tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo....6
2.3.2. BT đồ thị dòng điện xoay chiều và phát triển tư duy độc lập cho HS..........................................................................................................................7
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, động nghiệp và nhà trường.......................................................................................................19
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận........................................................................................................20
3.2. Kiến nghị......................................................................................................20
Tài liệu kham khảo
Phụ lục
 DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt
Cụm từ
TDĐL
Tư duy độc lập
BT
Bài tập
BTĐT
Bài tập đồ thị
BTVL
Bài tập vật lý
DH
Dạy học
BTPT
Bài tập phức tạp
ĐLVL
Đại lượng vật lý
HS
Học sinh
NL
Năng lực
NLTD
Năng lực tư duy
PP
phương pháp
PPDH
phương pháp dạy học
KT
Kiến thức
THPT
Trung học phổ thông
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
BTCB
Bài tập cơ bản
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài 
Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ khoa học và công nghệ, đòi hỏi con người có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và nhân văn. Để đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội thì điều cần thiết đối với nền giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ sâu sắc và toàn diện, trong đó đổi mới phương pháp giáo dục là hết sức cần thiết. Luật giáo dục đã nêu : "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh"
	Để đáp ứng được những yêu cầu trên, ở nhà trường dạy học các môn học không chỉ đơn thuần là giúp cho học sinh có được một số kiến thức cụ thể nào đó. Điều cơ bản hơn, quan trọng hơn là trong quá trình dạy học các tri thức cụ thể đó, rèn luyện cho học sinh tiềm lực để khi ra trường họ có thể tiếp tục tự học tập, có khả năng nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng của hoạt động thực tiễn không ngừng phát triển. Nói cách khác, hệ thống giáo dục phải dạy cho HS phương pháp tư duy, HS phải biết vận dụng tư duy, biết linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề trong đó có tư duy độc lập (TDĐL). TDĐL là nền tảng để người học giải quyết vấn đề.
Thực tiễn cho thấy, HS được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin: sách, báo, tài liệu tham khảo, mạng Internet có bài giải sẵn nên các em dễ ỉ lại, thiếu độc lập suy nghĩ, thiếu chọn lọc thông tin để biến thành kiến thức của mình. Và hiện nay, giáo viên chưa quan tâm nhiều đến rèn luyện tư duy, đặc biệt tư duy độc lập. Một số giáo viên đã có tìm hiểu, khai thác mối liên hệ này trong dạy học, nhưng chưa thành hệ thống và thường xuyên. 
Chương “ Dòng điện xoay” là chương rất quan trọng, chứa lượng kiến thức lớn trong các kì thi. HS gặp rất nhiều khó khăn khi giải BT đồ thị chương này, khi làm bài thi chỉ một số ít làm được còn phần đa các em bỏ không làm, khoanh bừa (vì thi trác nghiệm). Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về BT đồ thị điện xoay chiều nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu phát triển năng tư duy độc lập cho HS thông qua BTĐT chương này.
	Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực tư duy độc lập cho HS THPT thông qua BTĐT chương “ Dòng điện xoay chiều” vật lý 12. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng bài tập đồ thị chương: “Dòng điện xoay chiều” vật lý 12 nhằm phát triển năng lực tư duy độc lập và năng cao hiệu quả tự học cho HS THPT.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình dạy học là học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Mộng Tuân.
- Bài tập chương “Dòng điện xoay chiều ” Vật lý 12 .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
 Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp điều tra và quan sát; Phương pháp phân tích, đánh giá; Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Tư duy và tư duy vật lý
 Trong từ điển tiếng Việt: “Tư duy là giai đoạn phát triển cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí” [4, tr.1034]. Tâm lí học sư phạm cho rằng: “Tư duy là sự phản ánh trong óc ta những sự vật hiện tượng trong những mối liên hệ và mối quan hệ có tính quy luật của chúng” [5, tr.168]. Thêm vào đó: Tư duy là sự nhận thức khái quát và gián tiếp của con người những sự vật và hiện tượng thực tế khách quan trong những tính chất, những mối liên hệ bản chất của chúng [3]. 
Như vậy, tư duy là quá trình tâm lí, nhờ đó con người phản ánh được các đối tượng và hiện tượng qua những dấu hiệu căn bản của chúng, con người vạch ra được những mối quan hệ khác nhau trong mỗi đối tượng và hiện tượng với nhau. 
 Tư duy vật lý là sự quan sát các hiện tượng vật lý, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận đơn giản và xác lập giữa chúng những mối quan hệ và những sự phụ thuộc xác định, tìm ra mối liên hệ giữa mặt định tính và mặt định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lý, dự doán các hệ quả mới từ các lý thuyết và áp dụng những kiến thức khái quát thu được vào thực tiễn [1, tr.14]. 
2.1.2. Phân loại tư duy
 Có nhiều cách phân loại tư duy, dựa vào tính chất và kết quả của quá trình tư duy ta có ba loại: Tư duy tích cực, tư duy độc lập và tư duy sáng tạo. 
 “Tư duy tích cực là tư duy dựa vào tính tích cực nhận thức của HS trong quá trình học tập. Tính tích cực nhận thức của học sinh là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức” [1, tr.7]. Tư duy sáng tạo là tư duy dựa tạo ra được cái mới. Tính sáng tạo là khả năng tự khám phá, tự tìm ra những giá trị mới trên cơ sở kĩ năng và kiến thức đã tiếp thu. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tư duy tích cực, tư duy độc lập và tư duy sáng tạo bởi các đường tròn đồng tâm (hình 1.1). 
 Tư duy độc lập 	
 Tư duy sáng tạo 
 Tư duy tích cực Hình 1.1
 Như vậy, tư duy sáng tạo là tư duy độc lập và cũng là tư duy tích cực, nhưng tư duy tích cực chưa hẳn là tư duy độc lập, không phải mọi tư đuy độc lập là tư duy sáng tạo. Có thể nói tư duy độc lập là nền tảng của tư duy sáng tạo.
2.1.3. Tư duy độc lập
2.1.3.1. Khái niệm tư duy độc lập
 Tư duy độc lập là khả năng tự mình suy nghĩ để tìm ra con đường giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả nhất mà đỉnh cao là không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Tư duy độc lập là loại tư duy dựa vào tính độc lập nhận thức của học sinh trong quá trình học tập. Theo Êxpov thì “Tính độc lập là năng lực của cá nhân học sinh tham gia hoạt động mà không có sự can thiệp từ bên ngoài”. Theo nghĩa rộng, bản chất của tính độc lập nhận thức là sự chuẩn bị tâm lí cho sự tự học. Theo nghĩa hẹp, tính độc lập nhận thức là năng lực, nhu cầu học tập và tính tổ chức học tập, cho phép học sinh tự học [1, tr.8].
2.1.3.2. Năng lực tư duy độc lập
 Năng lực tư duy có thể hiểu là tổng hợp những phẩm chất trí tuệ, đáp ứng nhu cầu nhận thức thế giới và bản than con người, đảm bảo cho hoạt động sáng tạo của mình [1]. 
 Năng lực tư duy độc lập của HS là khả năng tự suy nghĩ, tự tìm tòi, tự nghiên cứu để tìm ra phương thức chiếm lĩnh tri thức hay hoàn thành hoạt động nào đó mà mình hướng tới. Phát triển năng lực tư duy độc lập của HS là cơ sở của toàn bộ hoạt động học tập của họ. Bởi vậy, trong quá trình dạy học, cần phải tìm mọi cách để phát triển năng lực tư duy độc lập của HS, tập cho họ biết hiểu được bài toán, đề tài, nhiệm vụ, biết phân tích nó một cách đúng đắn, vạch ra phương thức tốt và kế hoạch giải quyết, thực hiện phương thức đó và kiểm tra lời giải[2, tr.17].
2.1.3.2. Sự cần thiết phải rèn luyện năng lực tư duy độc lập
 Chúng ta đánh giá trình độ hiểu biết của HS tphải chú ý đến khối lượng kiến thức mà HS lính hội được nhưng điều đó chưa đủ. Để đảm bảo tiếp thu kiến thức một cách vững chắc thì phải chú ý đến khả năng sử dụng kiến thức đó để giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng những suy nghĩ độc lập của chính mình. Như vậy, vấn đề quan trọng của dạy học là phải rèn luyện cho HS thói quen suy nghĩ và hành động độc lập. Từ tư duy độc lập dẫn đến tư duy phê phán, khả năng phát hiện vấn đề rồi đến tư duy sáng tạo, độc lập là tiền đề của sáng tạo. 
Như vậy, phát triển năng lực tư duy độc lập của HS là phát triển khả năng tự nhận thức, tự tìm tòi, tự suy nghĩ, tự phát hiện vấn đề, tự xác định phương hướng và phương tiện để tìm ra cách giải quyết, rồi tự mình kiểm tra hoàn thiện kết quả.
Phát triển năng lực tư duy độc lập sẽ nâng cao hiệu quả tự học. Giữa tư duy độc lập và tự học có mối liên hệ biện chứng với nhau, tư duy độc lập vừa là nền tảng vừa là cơ sở để tự học: tự học là môi trường cho sự nảy sinh và phát triển tư duy độc lập, đặt nền móng trên cơ sở có năng lực tư duy độc lập cao. Giữa tự học và tư duy độc lập luôn tác động qua lại lẫn nhau, luôn tồn tại xoắn xuýt bên nhau. Nhiệm vụ của GV trong quá trình giảng dạy phải biết khơi dậy và kích thích ý thức tự học của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho tư duy độc lập của HS phát triển thông qua việc truyền thụ kiến thức, giải bài tập,“Trong quá trình dạy học, bằng mọi cách hình thành ở học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, năng lực hoạt động nhận thức độc lập và sự tiếp thu tri thức. Hay như đôi khi người ta thường nói năng lực tự học, tự trau dồi kiến thức” [2, tr.21].
2.1.4. Bài tập đồ thị trong việc phát triển năng lực tư duy độc lập 
2.1.4.1. Bài tập đồ thị
Bài tập VL là một phương tiện có hiệu quả nhằm bồi dưỡng, phát triển NLTD cho HS. BTVL được được phân thành các loại: BT định định; BT tính toán; BT thí nghiệm; Bài tập đồ thị. 
Bài tập đồ thị là những bài tập trong đó các số liệu được dùng làm dữ kiện để giải được tìm trong các đồ thị cho trước hoặc ngược lại, đòi hỏi HS phải biểu diễn quá trình diễn biến của hiện tượng nêu trong bài tập đồ thị. Bài tập đồ thị có tác dụng giúp biểu đạt mối quan hệ giữa hai đại lượng vật lí, có thể tìm được định luật vật lí mới nhờ vẽ chính xác đồ thị biểu diễn các số liệu thực nghiệm [2].Thông qua BTĐT ta có thể giúp cho HS:
- Thói quen quan sát, nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
- Khả năng phân tích hiện tượng phức tạp thành những hiện tượng đơn giản.
- Xác định rõ những giai đoạn diễn biến của hiện tượng.
- Tìm thấy các dấu hiệu giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
- Tìm được những tính chất chung của nhiều sự vật, hiện tượng (khái quát hóa).
- Tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng vật lý. Tìm mối quan hệ hàm số giữa các đại lượng vật lý, biểu diễn bằng công cụ toán học.
- Dự đoán diễn biến của một hiện tượng trong những điều kiện thực tế xác định.
- Giải thích một hiện tượng thực tế.
- Hình thành phương pháp chung để giải quyết một loại vấn đề.
2.1.4.2. Bài tập đồ thị và phát triển năng lực tư duy độc lập
Thông qua giải BTVL nói chung và BTĐT nói riêng các thao tác tư duy thường xuyên được rèn luyện, năng lực quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, năng lực độc lập suy nghĩcủa HS không ngừng được năng cao, biết phê phán, nhận xét đúng, tạo hứng thú, niềm say mê học tậpđể cuối cùng tư duy của HS được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Trong hoạt động dạy học, HS là chủ thể hoạt động nhưng GV là người tổ chức, điều kiển để phát huy tối đa năng lực độc lập suy nghĩ của HS. Mức độ phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học phụ thuộc vào mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo giải BTĐT. Muốn phát triển năng lực tư duy độc lập và nâng cao hiệu quả tự học cần phải nắm vững kiến thức và vận dụng một cách sáng tạo kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đã tích lũy được trong hoạt động giải bài tập. Năng lực tư duy độc lập và hiệu quả tự học của HS được hình thành và phát triển trong hoạt động giải BTVL lần lượt thể hiện qua các nội dung: Xác định chính xác cái đã cho và cái phải tìm; nhanh chóng phát hiện ra các BTCB trong một BTPH và quy một BTPH về các BTCB quen thuộc đã biết; dự kiến các giải pháp thực hiện quá trình giải; hoàn thành công việc theo từng giải pháp như dự kiến và lựa chọn giải pháp tối ưu; rút ra định hướng giải bài tập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Qua phiếu điều tra đối với HS và GV ở một số trường THPT trên địa bàn Đông sơn và Thiệu hóa, chúng tôi thấy thực trạng vấn đề như sau:
* Về phía giáo viên: 
 - Trình độ của GV chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học, chưa theo kịp đổi mới chương trình. Xuyên suốt quá trình dạy học vẫn là thầy truyền đạt hết nội dung sách giáo khoa, trò ghi nhớ để làm bài kiểm tra, để thi chuyển cấp, thi đại học nên chưa tích cực hóa hoạt động học của HS. GV nặng nề về truyền thụ trong khi đó lại xem nhẹ việc rèn các thao tác tư duy, tư duy độc lập. Đó lại là phương pháp hiệu quả nhất để HS tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc và sáng tạo nhất. Bên cạnh đó, cuộc sống của GV còn nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện để tự đào sâu, tìm tòi, cải tiến phương pháp giảng dạy.
- Nhiều GV không rèn luyện năng lực tư duy cho HS, một số có quan tâm nhưng không thường xuyên, chỉ áp dụng khi thao giảng. 
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm nhiều đến BTĐT trong vật lý. Hai năm gần đây, một số ít GV có chú trọng xong cũng chỉ hướng dẫn giải BT như các BT khác.
* Về phía học sinh
- Hiện nay, ở trường THPT chỉ có một bộ phận nhỏ HS khá và giỏi có ý thức tự học, độc lập suy nghĩ để tìm lời giải các bài tập, tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập. Khá đông HS ý thức tự học yếu, thường thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, sao chép máy móc lời giải trong các sách bài tập, sách tham khảo, mạng
- Trình độ, năng lực học tập, khả năng nắm vững kiến thức cơ bản của HS còn yếu. Sự yếu kém của HS là nghịch lí “học một biết mười” biến thành “học mười biết một”. Bên cạnh đó, HS thiếu hứng thú và say mê học tập, thiếu động cơ và thái độ học tập đúng đắn, coi việc học tập là bắt buộc.
- Khá đông HS không giải được BTĐT, đặc biệt BTĐT chương dòng điện xoay chiều. Khi gặp loại BT này trong đề thi gần như các em bỏ qua không làm, khoanh bừa đối với đề thi trắc nghiệm.
 * Về chế độ thi cử, đánh giá
- Chế độ kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập chưa kích thích được ý thức tự học của HS. Nạn chạy đua theo thành tích đã làm cho HS ngồi nhầm lớp, đậu oan,khá phổ biến. Những điều này tác động rất lớn đến việc tự học, năng lực tư duy độc lập của HS.
2.3. Giải pháp áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các biện pháp để phát triển năng lực tư duy độc lập cho HS thông qua BTĐT
 2.3.1.1. Củng cố kiến thức - trí thức nền tảng cơ bản vững chắc
Để phát huy năng lực tư duy độc lập đòi hỏi HS phải có vốn tri thức cơ bản vững chắc, tức là phải đảm bảo tới ngưỡng nhất định nào đó về lượng thì mới có sự thay đổi về chất. Khi chưa có vốn tri thức cơ bản vững chắc, cho dù muốn suy nghĩ và tìm tòi thì kết quả khó đạt được. Trong giờ dạy, ngoài việc trang bị cho HS những kiến thức trọng tậm, GV cần lưu ý những kiến thức mở rộng, những kỹ năng vận dụng kiến thức vào tình huống khác nhau. GV có thể dự đoán kiến thức mà HS thường không hiểu đầy đủ dẫn đến các suy luận sai.
2.3.1.2. Rèn năng lực quan sát và các thao tác tư duy
Trước khi giải bài tập, đặc biệt bài tập đồ thị cần phải rèn luyện kĩ năng quan sát đồ thị để tìm hiểu giả thiết và yêu cầu của đề bài. Để tư đó, tìm ra đâu là chỗ có vấn đề của bài toán. Sau đó sử dụng các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa kết hợp với các phương pháp hình thành phán đoán mới như qui nạp, diễn dịch, suy diễn, ngoại suy để nhận thức bài tập một cách đầy đủ. Từ đó, định hướng những cái phải tìm để đưa ra hướng giải, cách giải hay hơn, nhanh hơn.
2.3.1.3. Rèn luyện kỹ năng biến đổi biểu thức và nhận dạng dạng đồ thị
Khi quan sát đồ thị, HS phải có được biết thiết lập được biểu thức liên quan đến biến và hàm trên đồ thị. Hs phải nhận được dạng đồ thị đặc biệt những điểm nhấn (có vấn đề) trên đồ thị có công thức tương ứng và từ đó tìm được định hướng giải bài toán. Hs hoàn toàn độc lập tư duy, suy nghĩ giải quyết bài toán.
2.3.1.4. Bồi dưỡng một số phương pháp giải và giải bài toán bằng nhiều cách
Việc tìm ra các cách giải khác nhau cho một bài toán rèn luyện phát triển tư duy độc lập cho HS ở mức độ cao hơn. HS biết sử dụng bài toán một cách linh hoạt, có tính sáng tạo cao, không máy móc tạo hứng thú trong học tập. 
Với chương dòng điện xoay chiều, bồi dưỡng cho Hs các phương pháp giải như:
+ Phương pháp véctơ: Véctơ buộc, véctơ trượt.
+ Phương pháp đại số: Sử dụng các công thức đã biết.
+ Phương pháp số phức, dung máy tính.
2.3.1.5. Kích thích hứng thú học tập, tạo tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn
Muốn huy động được nội lực của bản thân thì đòi hỏi HS phải tự giác, tích cực trong học tập. Để có tự giác thì HS phải có động cơ, thái độ đúng đắn và hứng thú trong học tập. Mọi sự thúc ép từ bên ngoài cũng có thể tạo ra tư duy độc lập, song hiệu quả không cao.
2.3.1.6. Môi trường hoạt động tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo
Khi đã có động cơ thái độ học tập, có tri thức cơ bản vững chắc, nhưng không có môi trường hoạt động thì tư duy độc lập không có điều kiện phát triển. Do đó

Tài liệu đính kèm:

  • docphat_trien_nang_luc_tu_duy_doc_lap_cho_hoc_sinh_thpt_thong_q.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai.doc
  • docPHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc