SKKN Dùng sơ đồ đoạn thẳng xác định số hạt trong nguyên tử

SKKN Dùng sơ đồ đoạn thẳng xác định số hạt trong nguyên tử

Trong dạy học hoá học việc sử dụng bài tập được xem là một trong những phương tiện dạy học đạt hiệu quả nhất. Thông qua các bài tập giúp cho học sinh củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu, mở rộng và nâng cao kiến thức. Bài tập còn rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng trình bày và giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất của quá trình hoá học. Không những thế bài tập còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh và phương pháp giải bài tập là công cụ, là cách thức thể hiện kiến thức và kĩ năng đó của học sinh . Chính vì vậy mà bài tập hoá học ở trường phổ thông ngày một nhiều lên về số lượng và ngày một phong phú về các dạng, song hành với nó là những phương pháp giải nhanh bài tập hóa học ra đời.

Từ năm 2007 trở lại đây thì môn hóa được bộ giáo dục áp dụng hình thức thi trắc nghiệm cho các kì thi quốc gia như thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học cao đẳng. Cho nên hầu hết các dạng bài tập hóa học ở trường phổ thông đều được nghiên cứu và xây dựng phương pháp giải nhanh, công thức nhẩm nhanh đáp án tương ứng, nhằm giúp học sinh giải quyết nhanh bài toán hóa trong một khoảng thời gian rất ngắn, đáp ứng nhu cầu giải nhanh đề thi trắc nghiệm. Trong khi đó dạng bài tập về các hạt trong nguyên tử thì hầu như chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu, xây dựng phương pháp cũng như công thức nhẩm nhanh. Sau nhiều năm giảng dạy hoá học ở trường phổ thông, tôi nhận thấy khi giải bài toán về các hạt trong nguyên tử, đặc biệt là bài toán lập hệ nhiều ẩn thì việc giải nhanh bài toán là không thể. Để tìm được đáp án thì học sinh cũng như giáo viên phải mất nhiều thời gian để giải hệ phương trình.

 Từ những lí do đó mà chúng tôi nghĩ cần có một hướng giải quyết nhanh hơn và dễ hiểu hơn, qua một thời gian tìm tòi chúng tôi đã phát hiện ra một phương pháp mới và chọn làm SKKN, đó là “Dùng sơ đồ đoạn thẳng xác định số hạt trong nguyên tử”

 

doc 18 trang thuychi01 7700
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Dùng sơ đồ đoạn thẳng xác định số hạt trong nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong dạy học hoá học việc sử dụng bài tập được xem là một trong những phương tiện dạy học đạt hiệu quả nhất. Thông qua các bài tập giúp cho học sinh củng cố, hệ thống hoá, khắc sâu, mở rộng và nâng cao kiến thức. Bài tập còn rèn luyện kĩ năng viết, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng trình bày và giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất của quá trình hoá học. Không những thế bài tập còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh và phương pháp giải bài tập là công cụ, là cách thức thể hiện kiến thức và kĩ năng đó của học sinh . Chính vì vậy mà bài tập hoá học ở trường phổ thông ngày một nhiều lên về số lượng và ngày một phong phú về các dạng, song hành với nó là những phương pháp giải nhanh bài tập hóa học ra đời.
Từ năm 2007 trở lại đây thì môn hóa được bộ giáo dục áp dụng hình thức thi trắc nghiệm cho các kì thi quốc gia như thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học cao đẳng. Cho nên hầu hết các dạng bài tập hóa học ở trường phổ thông đều được nghiên cứu và xây dựng phương pháp giải nhanh, công thức nhẩm nhanh đáp án tương ứng, nhằm giúp học sinh giải quyết nhanh bài toán hóa trong một khoảng thời gian rất ngắn, đáp ứng nhu cầu giải nhanh đề thi trắc nghiệm. Trong khi đó dạng bài tập về các hạt trong nguyên tử thì hầu như chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu, xây dựng phương pháp cũng như công thức nhẩm nhanh. Sau nhiều năm giảng dạy hoá học ở trường phổ thông, tôi nhận thấy khi giải bài toán về các hạt trong nguyên tử, đặc biệt là bài toán lập hệ nhiều ẩn thì việc giải nhanh bài toán là không thể. Để tìm được đáp án thì học sinh cũng như giáo viên phải mất nhiều thời gian để giải hệ phương trình.
 Từ những lí do đó mà chúng tôi nghĩ cần có một hướng giải quyết nhanh hơn và dễ hiểu hơn, qua một thời gian tìm tòi chúng tôi đã phát hiện ra một phương pháp mới và chọn làm SKKN, đó là “Dùng sơ đồ đoạn thẳng xác định số hạt trong nguyên tử”
2. Mục đích nghiên cứu:
Giải nhanh các bài toán về tính số hạt trong nguyên tử mà không cần lập và giải hệ phương trình đại số
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10 – Trường THPT Yên Định 2
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng sơ đồ đoạn thẳng các em đã được học trong chương trình môn Toán ở cấp Tiểu học để xác định số hạt trong nguyên tử.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Từ kiến thức cơ bản sách giáo khoa chúng ta rút ra được những vấn đề sau đây.
1.1. Về thành phần cấu tạo nguyên tử, phân tử và ion
- Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm các hạt e, p, n.
- Trong phân tử thì chứa các nguyên tử nên phân tử gồm các hạt e, p, n
- Ion là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mất bớt hoặc nhận thêm e nên ion cũng có thành phần gồm các hạt e, p, n.
1.2. Đặc điểm các hạt cơ bản và mối quan hệ giữa các hạt trong nguyên tử, phân tử và ion.
a. Electon (e).	
 me = 9,1095.10-31 kg = 0,00055u
 qe = -1,602.10-19 C = 1- 	 
b. Proton (p). 	
 	mp = 1,6726.10-27 kg 1u 	
 	qp = + 1,602.10-19C = 1+	 	
c. Nơtron (n). 	
 	mn = 1,6748.10-27 kg 1u
 	qn = 0
Trong đó hạt mang điện là e và p, hạt không mang điện là n. 
Số khối A = Z + N
d. Mối liên quan giữa các hạt trong nguyên tử, phân tử và ion.
+ Nguyên tử trung hòa về điện số e = số p = Z (số hiệu nguyên tử)
+ Phân tử trung hòa về điện số e = số p = Z phân tử (là tổng số hiệu các nguyên tử có trong phân tử)
+ Ion âm ( Mx- ): 	 Z = số p = số e - x
+ Ion dương ( Mx+ ): 	 Z = số p = số e + x	
2. Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy điểm yếu lớn nhất của học sinh về việc giải bài tập tính số hạt trong nguyên tử, qua đó xác định nguyên tố thường phải lập các phương trình đại số để giải thường chậm, đôi khi còn sai sót. Để khắc phục tình trạng trên điều cần thiết là phải ôn lại cho học sinh các dạng bài tập dùng sơ đồ đoạn thảng đã học trong trương trình Tiểu học từ đó các em phát hiện ra điểm mấu chốt nhất trong quá trình vận dụng từng mảng kiến thức giúp các em có khả năng áp dụng trong mọi trường hợp.
Với việc thực hiện đề tài trên trong hơn một năm qua tôi nhận thấy các em học sinh đã có tiến bộ rõ rệt, có nhiều em đạt kết quả cao thông qua các lần khảo sát, thông qua kì thi tốt nghiệp và kì thi tuyển sinh vào các trường đại học-cao đẳng. Năm học 2016 - 2017 tôi tiếp tục nghiên cứu và thực hiện đề tài này. 
3. Các giải pháp: 
Dạng 1: Dạng toán chỉ biết tổng số các hạt (p, n, e) trong 1 nguyên tử. 
(2Z +N = S)	 (*)
Đây là dạng toán cơ bản, đơn giản nhất và phương pháp giải tương ứng là dựa vào dữ kiện (*) và kết quả bài tập thực nghiệm “lập tỉ số của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn” để tìm nhanh số hiệu nguyên tử (Z), cụ thể là: 
- Đối với các nguyên tố có 2 Z 82 thì kết hợp (*) ta suy ra công thức tính nhanh số hiểu nguyên tử:
VD 1: Nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử bằng 13 hạt. Xác định nguyên tố X.
Giải
	Ta có	 
	Z = 4 ( vậy X là Be)
VD 2: Nguyên tố Y có tổng số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử bằng 23 hạt. Xác định nguyên tố Y. 
Giải
	Ta có	 
	Z = 7 (vậy Y là N)
 Tuy nhiên đây không phải là nội dung chính mà chúng tôi muốn trình bày, sau đây chúng tôi xin phép được đi vào nôi dung chính.
Dạng 2: Biết tổng số các hạt của 1 nguyên tử ( S = e + p + n) và số hạt mang điện (2Z) nhiều hơn số hạt không mang điện (N) là x hạt 
 Đối với dạng bài tập trên chúng ta sử dụng sơ đồ các đoạn thẳng để biểu thị mối liên quan giữa các hạt trong nguyên tử như sau: 
N
Z
Z
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
x
S
Từ sơ đồ các đoạn thẳng ta suy ra công thức tính nhanh số hiệu nguyên tử và số nơtron như sau:
VD1: Tổng số các hạt cơ bản (p, n, e) của một nguyên tử nguyên tố X là 28. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8 hạt. Xác định nguyên tố X.
Giải:
Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt trong nguyên tử X như sau:
Z
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
8
Z
28
N
VD2: Tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử X là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định nguyên tố X?
Giải:
Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt trong nguyên tử X như sau:
Z
số hạt mang điện e, p
Z
82
N
22
số hạt không mang điện n
Dựa vào sơ đồ ta suy ra Z = = 26. Vây X là Fe
Dạng 3: Biết tổng số các hạt của 1 nguyên tử ( S = e + p + n) và số hạt nơtron (N) nhiều hơn số hạt electron (Z) là x hạt 
	Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt trong nguyên tử như sau:
x
Z
Z
N
số hạt n
số hạt e
Tổng S
Từ sơ đồ trên ta rút ra công thức tính nhanh số hiệu nguyên tử cho dạng bài tập này là
VD1: Tổng số các hạt cơ bản (p, n, e) của một nguyên tử nguyên tố X là 126. Trong đó số nơtron nhiều hơn số electron là 12 hạt. Xác định nguyên tố X?
Giải:
Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt trong nguyên tử X như sau:
Z
12
số hạt n
số hạt e
Z
Tổng 126
N
Từ sơ đồ trên ta suy ra 	Z = = 38. 	Vậy X là Sr
VD2: Tổng số các hạt cơ bản (p, n, e) của một nguyên tử nguyên tố X là 115. Trong đó số nơtron nhiều hơn số electron là 10 hạt. Xác định nguyên tố X?
Giải:
 Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt trong nguyên tử X như sau:
Z
10
số hạt n
số hạt e
Z
Tổng 115
N
Từ sơ đồ trên ta suy ra 	 Z = = 35. 	Vậy X là Br
Dạng 4: Biết tổng số các hạt của 1 phân tử ( Spt = e + p + n) trong đó số hạt mang điện (2Zpt) nhiều hơn số hạt không mang điện (Npt) là x hạt 
 Vì phân tử trung hòa về điện cho nên ta xem phân tử như 1 nguyên tử, ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt trong phân tử như sau: 
Npt
Zpt
Zpt
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
x
Spt
(*)
Từ sơ đồ các đoạn thẳng trên ta dễ dàng suy ra công thức tính nhanh tổng số hiệu các nguyên tử trong phân tử (Zpt) và tông số nơtron (Npt) trong phân tử như sau: 
Tuy nhiên tùy từng bài toán cụ thể mà công thức tính nhanh có thể biến đổi
VD 1: Tổng số các hạt cơ bản (p, n, e) trong phân tử MX3 là 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 8 hạt. 
a) Xác định hợp chất MX3?
b) Viết cấu hình electron của M và X?
Giải:
a). Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các loại hạt trong phân tử MX3 như sau:
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
Z
60
Z
196
N
Từ sơ đồ suy ra số hạt mang điện trong phân tử MX3: 2Zphân tử = = 128.
ZM
128
Zx
Zx
ZM
3X
M
Zx
Zx
Zx
Zx
Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt mang điện của các nguyên tử trong phân tử MX3 như sau:
 8
 AlCl3
Dựa vào sơ đồ ta có:	Zx = = 17 	 X là Cl
ZM = = 13	 M là Al
b) 	Cấu hình của X: 	1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
Cấu hình của M: 	1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
VD2: Hợp chất có công thức MX2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng, trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58.
a. Tìm số khối của M và X?
b. Xác định công thức phân tử MX2?
Giải:
a. Sơ đồ đoạn thẳng các hạt proton và nơtron trong phân tử MX2 như sau:
4
58
NMX2
Từ sơ đồ ta suy ra số nơtron của phân tử là: 	NMX2 = 58 + 4 = 62
	Số khối của phân tử là: 	AMX2 = 58 + 62 = 120
	Số khối của M:	AM = ZM + NM = 46,67% 120 = 56
	Số khối của X:	AX = AM = ZM + NM = = = 32
b. Sơ đồ đoạn thẳng cho số proton và số nơtron trong nguyên tử M:
ZM
NM
56
4
 FeS2
Từ sơ đồ ta có:	ZM = = 26	 M là Fe 
Vì X có số p = số n 	ZX = = 16	X là S	
VD3: X, Y là 2 phi kim. Trong nguyên tử của X và Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Hợp chất XYn có các đặc điểm sau: X chiếm 15,0486% về khối lượng, tổng số proton là 100, tổng số nơtron là 106. Hãy xác định số khối và tên của X và Y.
Giải:
- Trong phân tử XYn số hạt mạng điện là: 2Z = 2100 = 200 hạt
N = 106
2Z = 200
14 + 16n
Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho hạt mang điện và không mang điện trong phân tử XYn như sau:
Từ sơ đồ ta có: 	14 + 16n = 200 – 106 = 94	
 n = 5	 XY5
Mặt khác số khối của phân tử XYn là:	
 = + = 100 + 106 = 206
số khối của X là:	 = 	ZX + NX = 20615,0486% = 31	(1)
Ta lại có:	2ZX - NX = 14 	(2)
Giải hệ (1);(2) ta được 	ZX = 15 (P)
	ZY = = = 17 (Cl)	
	AY = = = 35
Vậy 	X là P (photpho) có = 31
	Y là Cl (clo) có AY =35
VD4: Một hợp chất có công thức phân tử MX. Tổng số các hạt trong phân tử hợp chất là 84, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Nguyên tử khối của X lớn hơn của M là 8. Tổng số các hạt trong X2- nhiều hơn trong M2+ là 16. Xác định công thức của MX?
Giải:
	Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt mang điện và không mang điện trong phân tử MX như sau:
Z
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
28
Z
84
N
- M và X đều có số p = số n 
- AMX = 28 + 28 = 56
	Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các số khối của X và M trong MX như sau: 
8
AM
AX
AMX = 56
 MgS
	 (X là S)
 (M là Mg)
VD 5: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và X-. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt (p, n, e) là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X- là 21. Tổng số hạt trong ion M2+ nhiều hơn trong ion X- là 27 hạt. Viết cấu hình electron của các ion M2+ , X-. 
Giải
Zpt
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
Zpt
Sphân tử = 186
Npt
54
Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt mang điện và không mang điện trong phân tử MX2 
Từ sơ đồ ta có:
 Aphân tử = 60 + 66 = 126
Vì số khối của M2+ lớn hơn số khối của X- là 21 AM lớn hơn AX là 21. 
Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các số khối nguyên tử trong phân tử MX2:
AX
AM
21
AMX2 = 126
AX
Từ sơ đồ ta suy ra:	 Cl 	
 Fe
Mặt khác tổng số hạt trong ion M2+ nhiều hơn trong ion X- là 27 hạt 
 Tổng số hạt trong M nhiều hơn trong X là 30 hạt ( hay SM = SX + 30)
ZM = ZX + 9
Như vậy ta có 	ZM + NM = ZX + NX +21
	2 ZM + NM = 2ZX + NX +30
Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho số hiệu nguyên tử X, M trong phân tử MX2 
ZX
ZM
ZMX2 = 60
ZX
9
Từ sơ đồ ta có ZX = X là Cl cấu hình của X- : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
 ZX = 17 + 9 = 26 M là 
Fe cấu hình của M2+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d6
VD 6: Một hợp chất được tạo thành từ các ion M+, X22-. Trong phân tử M2X2 có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 164 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23 đơn vị. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong M+ nhiều hơn X22- là 7 hạt. Xác định các nguyên tố M, X. Viết công thức của M2X2
Giải 
Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt mang điện và không mang điện trong phân tử M2X2
Zpt
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
Zpt
Sphân tử = 164
52
Npt
Từ sơ đồ ta có:
Vì số p lớn hơn số n là 2 hạt Trong M2X2 có
1 nguyên tố có số p = số n và 
1 nguyên tố có số p = số n - 1
 Aphân tử = 54 + 56 = 110
Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho số khối các nguyên tử trong phân tử M2X2	
AX
AM
23
AX
AM
Từ sơ đồ ta suy ra:	X là nguyên tố có số p = số n (vì AX số chẵn). 	Vậy ZX = 	 X là nguyên tố O
 M là nguyên tố có số n lớn hơn số p là 1 hạt
	Vậy ZM = M là nguyên tố K
Công thức của M2X2 là K2O2
Dạng 5: Biết tổng số các hạt của ion Xm- hoặc Xm+ ( S = e + p + n) và mối liên quan giữa các loại hạt trong ion đó. 
a) Đối với ion Xm- khi biết tổng các hạt ( S = e + p + n) và số hạt mang điện (2Z + m) nhiều hơn số hạt không mang điện (N) là x hạt. 
 - Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các loại hạt trong ion như sau:
x
Z
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
Z
Sion 
N
m
 m
Từ sơ đồ ta có công thức tính nhanh Z của X như sau
b) Đối với ion Xm+ khi biết tổng các hạt ( S = e + p + n) và số hạt mang điện (2Z - m) nhiều hơn số hạt không mang điện (N) là x hạt. 
Z
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
Z
N
m
Sion 
- Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các loại hạt trong ion như sau:
x
m
Từ sơ đồ suy ra công thức tính nhanh Z của X như sau
- Vì ion là nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) đã nhường bớt (hoặc nhận thêm) electron cho nên ta cũng có thể chuyển về bài toán nguyên tử (hoặc phân tử) như đã trình bày ở trên. 
VD 1: Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17. Xác định nguyên tố X ?
Giải:
Ta có tổng số các hạt trong nguyên tử X là 49 – 3 = 46
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện trong X là 17 – 3 = 14
	Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt trong nguyên tử X như sau. số hạt mang điện e, p
Z
Z
S = 46
14
số hạt không mang điện n
N
	Từ sơ đồ trên suy ra
	 X là P (photpho)
VD 2: Tổng số hạt cơ bản trong ion Y2+ là 191, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 29. Xác định nguyên tố Y ?
Giải:
Ta có tổng số các hạt trong nguyên tử Y là 191 + 2 = 193
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện trong Y là 29 + 2 = 31
số hạt mang điện e, p
	Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt trong nguyên tử Y như sau
Z
Z
S = 193
N
31
số hạt không mang điện n
	Từ sơ đồ trên suy ra
	 Y là Ba 
VD3:Tổng số hạt mang điện trong ion XY32-là 78. Số hạt mang điện trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 12. Xác định công thức của ion XY32-.
Giải:
	Tổng số hạt mang điện trong XY3 là: 78 – 2 = 76
ZY
ZY
	Sơ đồ đoạn thẳng cho các hạt mang điện trong XY3 như sau:
3Y
ZY
ZY
 12
ZY
ZY
76
X
ZX
ZX
Dựa vào sơ đồ ta có:	ZY = = 8 	 Y là O
ZX = = 14	 X là Si
6. Vận dụng để giả nhanh bài toán trắc nghiệm : 
Câu 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26. Nguyên tố X là
	A. Br.	B. Cl.	C. Zn.	D. Ag.
Giải :
Sử dụng công thức nhẩm nhanh ta có :
	 Br chọn đáp án A
Câu 2: Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron của nguyên tử X là
	A.3s1.	B. 3s2	C. 3s23p1.	D. 3s23p2.
Giải :
Sử dụng công thức nhẩm nhanh ta có :
	 Br chọn đáp án C
Câu 3: Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là
A. Cr.	B. Cu.	C. Fe.	D. Zn.
Giải :
Sử dụng công thức nhẩm nhanh ta có :
	 Cu chọn đáp án B 
Câu 4: Tổng số hạt cơ bản trong M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 31. M là
	A. Na.	B. K.	C. Rb.	 D. Ag.
Giải :
Sử dụng công thức nhẩm nhanh ta có :
	 Ag chọn đáp án D
Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong X2- là 50, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Số hiệu nguyên tử của X là
	A. O.	B. S.	C. Se.	D. C. 
Giải :
Sử dụng công thức nhẩm nhanh ta có :
	 S chọn đáp án B
Câu 6: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Tổng số electron trong X3+ và X2O3 lần lượt là
	A. 23; 76.	B. 29; 100.	C. 23; 70.	D. 26; 76.
Giải :
Sử dụng công thức nhẩm nhanh ta có : 	
 Chọn A
	 Tổng số electron trong X3+ là 26 – 3 = 23 
	 Tổng số electron trong X2O3 là 226 + 38 = 76	
Câu 7: Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là
	A. 36 và 27.	B. 36 và 29.	C. 32 và 31.	D. 31 và 32.
Giải :
- Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các loại hạt trong ion như sau:
p
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
 e
N
2
92 
20
2
 Chọn A
Ta có :	 
	Số 
Câu 8: Tổng số hạt cơ bản trong X3+ là 73, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 17. Số electron của X là
 A. 21.	B. 24.	C. 27. D. 26.
 Giải :
- Ta có sơ đồ đoạn thẳng cho các loại hạt trong ion như sau:
 Z
số hạt không mang điện n
số hạt mang điện e, p
 e
N
3
73 
17
3
Số e trong X = ZX = chọn đáp án B
Câu 9: Oxit B có công thức là X2O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. B là
 A. Na2O.	B. Li2O.	C. K2O.	D. Ag2O.
Giải :
Sử dụng công thức nhẩm nhanh ta có :
 X là Na Chọn A
Câu 10: Tổng số hạt cơ bản của phân tử M2O5 là 212, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 68. M là
	A. P.	B. N.	C. As.	D. Bi.
Giải :
Sử dụng công thức nhẩm nhanh ta có :
 	 X là P Chọn A
Bài tập tự luyện
Câu 1: Tổng số hạt cơ bản của phân tử MCl2 là 164, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 52. M là
	A. Mg.	B. Ca.	C. Cu.	D. Zn.
Câu 2: Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử nitơ là M3N2 có tổng số hạt cơ bản là 156, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của X là
	A. Mg3N2.	B. Ca3N2.	C. Cu3N2.	D. Zn3N2.
Câu 3: Tổng số hạt cơ bản của phân tử CaX2 là 288, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 72. X là
	A. Clo.	B. Brom.	C. Iot.	D. Flo.
Câu 4: Tổng số hạt cơ bản của phân tử MClO3 là 182, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 58. M là
	A. K.	B. Li.	C. Na.	D. Rb.
Câu 5: Tổng số hạt mang điện trong ion XY32- là 82. X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính và thuộc hai chu kì liên tiếp nhau. Nguyên tố X là:
	A. C.	B. S.	C. O.	D. Si.
Câu 6: Tổng số hạt mang điện trong ion XY32-là 78. Số hạt mang điện trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 12. X là.
	A. C.	B. Si.	C. S.	D. Se.
Câu 7: Tổng số hạt cơ bản trong phân tử M2X là 140, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 22. 
Công thức phân tử của M2X là
A. K2O.	B. Na2O.	C. Na2S.	D. K2S. 
Câu 8: Phân tử M3X2 có tổng số hạt cơ bản là 222, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 74. Tổng số hạt mang điện trong M2+ nhiều hơn tổng số hạt mang điện trong X3- là 21. Công thức phân tử M3X2 là 
	A. Ca3P2.	B. Mg3P2.	C. Ca3N2.	D. Mg3N2.
Câu 9: Tổng số hạt proton, nơtron , electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32 . Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là 
	A. Mg và Ca.          B. Be và Mg.             C. Ca và Sr.         D. Na và Ca.
Câu 10: Hợp chất A tạo bởi ion M2+ và ion X. Tổng số hạt cơ bản tạo nên hợp chất A là 241 trong đó, tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 47. Tổng số hạt mang điện của ion M2+ nhiều hơn của ion X là 76 hạt. M là
	A. Ca.	B. Mg.	C. Ba.	D. Sr.
Đáp án
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
B
A
B
A
B

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dung_so_do_doan_thang_xac_dinh_so_hat_trong_nguyen_tu.doc