SKKN Đổi mới phương pháp luyện tập, kiểm tra, đánh giá phần lập trình và ngôn ngữ lập trình Tin học 11

SKKN Đổi mới phương pháp luyện tập, kiểm tra, đánh giá phần lập trình và ngôn ngữ lập trình Tin học 11

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục hiện đại trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã chỉ đạo sát sao việc đổi mới hệ thống giáo dục một cách toàn diện từ cấp mầm non đến đại học với quan điểm cơ bản là hiện đại hoá chương trình và mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam trong thời đại mới. Từ đó có thể tạo ra một thế hệ con người Việt Nam năng động, sáng tạo, đủ đức, đủ tài để gánh vác công việc trong thời đại mới.

Kể từ năm 2006 trở lại đây, việc giảng dạy môn Tin học ở trường THPT đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học đổi mới, trong đó yêu cầu người giáo viên cần chuyển trung tâm dạy học từ người thầy là trung tâm sang học sinh là trung tâm, xem học sinh là học sinh sáng tạo trong việc dạy học Tin học.

Hiện nay các trường học đã được trang bị phòng máy, thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ giảng dạy môn Tin học và các bộ môn khác. Tuy nhiên việc sử dụng phòng máy để dạy học môn Tin học nói chung và các môn học khác nói riêng ở nhiều trường học còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công nghệ thông tin của năm học. Nhận công tác từ tháng 10 năm 2006, là một giáo viên dạy Tin học THPT, được tiếp thu tinh thần dạy học đổi mới bộ môn, bản thân tôi luôn quán triệt quan điểm này vào hoạt động dạy học của mình, ở chuyên đề này tôi bàn đến việc “Đổi mới phương pháp luyện tập, kiểm tra, đánh giá phần lập trình và ngôn ngữ lập trình” Tin học 11.

 

doc 19 trang thuychi01 7313
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp luyện tập, kiểm tra, đánh giá phần lập trình và ngôn ngữ lập trình Tin học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Phần thứ nhất: Mở Đầu
Lí do chọn đề tài.........
2
Mục đích nghiên cứu.............
2
Đối tượng nghiên cứu.....
3
Phương pháp nghiên cứu
3
V. Những điểm mới trong SKKN
3
Phần thứ hai: Nội dung
I. Cơ sở lý luận của đề tài....
4
II. Thực trạng vấn đề.......
4
III. Giải quyết vấn đề..............
5
 IV. Hiệu quả của sáng kiến
16
Phần thứ ba: Khuyến nghị và kết luận
I. Khuyến nghị.....
17
II. Kết luận...
17
III. Tài liệu tham khảo.
19
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Nhằm đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục hiện đại trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã chỉ đạo sát sao việc đổi mới hệ thống giáo dục một cách toàn diện từ cấp mầm non đến đại học với quan điểm cơ bản là hiện đại hoá chương trình và mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam trong thời đại mới. Từ đó có thể tạo ra một thế hệ con người Việt Nam năng động, sáng tạo, đủ đức, đủ tài để gánh vác công việc trong thời đại mới.
Kể từ năm 2006 trở lại đây, việc giảng dạy môn Tin học ở trường THPT đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học đổi mới, trong đó yêu cầu người giáo viên cần chuyển trung tâm dạy học từ người thầy là trung tâm sang học sinh là trung tâm, xem học sinh là học sinh sáng tạo trong việc dạy học Tin học.
Hiện nay các trường học đã được trang bị phòng máy, thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ giảng dạy môn Tin học và các bộ môn khác. Tuy nhiên việc sử dụng phòng máy để dạy học môn Tin học nói chung và các môn học khác nói riêng ở nhiều trường học còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công nghệ thông tin của năm học. Nhận công tác từ tháng 10 năm 2006, là một giáo viên dạy Tin học THPT, được tiếp thu tinh thần dạy học đổi mới bộ môn, bản thân tôi luôn quán triệt quan điểm này vào hoạt động dạy học của mình, ở chuyên đề này tôi bàn đến việc “Đổi mới phương pháp luyện tập, kiểm tra, đánh giá phần lập trình và ngôn ngữ lập trình” Tin học 11.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh giá, xếp loại học lực học sinh.
- Nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Nhằm đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ công nghệ thông tin của năm học.
- Lôi cuốn học sinh vào hoạt động học để qua đó học sinh khắc sâu kiến thức và kĩ năng đã học.
- Nhằm tìm công cụ hỗ trợ tốt cho luyện tập, kiểm tra, đánh giá môn Tin học và các môn học khác trong trường phổ thông.
- Sử dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy các bộ môn ở phòng máy tính.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu của việc đổi mới dạy học môn Tin học ở trường phổ thông.
- Tìm cách hạn chế học sinh làm việc riêng trong giờ thực hành.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo án, bài giảng Tin học trong trường THPT.
- Phần mềm YBOI (phần mềm luyện tập, kiểm tra đánh giá).
- Giáo viên và học sinh trong giờ luyện tập, kiểm tra đánh giá có đổi mới.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu, khai thác, vận dụng tài liệu.
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn xây dựng phần mềm.
- Tra cứu, tìm thông tin tài liệu có liên quan.
- Tổng hợp quá trình nghiên cứu.
V. Những điểm mới trong SKKN.
 - Sử dụng linh hoạt các công cụ dạy học tiên tiến, giúp học sinh dễ dàng tiếp cân và lĩnh hội, tổng hợp khối lượng kiến thức lớn.
 - Tự mình tạo ra một công cụ nhỏ, phần mềm bổ trợ “YBOI” trên nền tảng ngôn ngữ lập trình Foxpro. Đặc biệt nó giúp học sinh luyện tập, kiểm tra đánh giá một cách hiệu quả và khách quan.  PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của đề tài.
a. Cơ sở pháp lý:
- Các kế hoạch của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về việc triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017.
- Các công văn của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 và năm học 2016 - 2017 đối với giáo dục trung học.
- Các công văn của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về việc Hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017.
b. Cơ sở khoa học và thực tiễn:
- Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ.
- Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục.
- Khắc phục tình trạng học tập kém hiệu quả, năng lực sáng tạo của người học bị hạn chế.
- Nhu cầu các giáo viên cần tích cực, chủ động tham khảo và sử dụng các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học.
Từ những căn cứ trên đây, ở chuyên đề này tôi sẽ tiến hành cụ thể hóa những kinh nghiệm giảng dạy của mình về Đổi mới phương pháp luyện tập, kiểm tra, đánh giá Phần lập trình và ngôn ngữ lập trình môn Tin học 11.
II. Thực trạng vấn đề.
Đổi mới phương pháp dạy học yêu cầu phải đổi mới nội dung chương trình, phương tiện dạy học và phương pháp tổ chức giảng dạy. Việc đổi mới này phải được được tiến hành một cách toàn diện.
Xét riêng ở bộ môn Tin học ở THPT, bấy lâu nay giáo viên chúng ta mới chú ý đến việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy nói chung. Trong đó, chủ yếu chú tâm cải tiến phương pháp giảng dạy ở các giờ mang tính cung cấp kiến thức, lí thuyết cho học sinh mà rất coi nhẹ các giờ luyện tập và kiểm tra đánh giá sử dụng máy vi tính. Còn ít chú trọng việc huy động kiến thức, phát huy sự sáng tạo của người học, ít rèn luyện kĩ năng và tâm lí làm bài thi trên máy vi tính cho học sinh. Bên cạnh đó còn có tình trạng học sinh không tập trung thực hành, làm việc riêng... làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động dạy học.
Trong giờ luyện tập trên phòng máy, giáo viên khó có thể quan sát, hướng dẫn cho tất cả các em học sinh vì quỹ thời gian cho một tiết học không đủ. Trong giờ kiểm tra tại phòng máy, khi hết thời gian làm bài (như kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết), giáo viên bắt đầu chấm điểm trên từng máy, trong khi đó vẫn còn nhiều học sinh vẫn tiếp tục làm bài hoặc có nhiều thao tác khác có thể làm thay đổi bài thi.
Đổi mới phương pháp luyện tập, kiểm tra đánh giá phần lập trình và ngôn ngữ lập trình môn Tin học 11 là việc làm rất cần thiết. Bởi thông qua đó, giáo viên sẽ thuật tiện trong việc quản lí hoạt động học tập, luyện tập và kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh, góp phần xây dựng tác phong học tập, làm quen hình thức thi hiện đại và xây dựng lòng yêu thích bộ môn cho người học. 
Dựa vào những giờ dạy cụ thể, qua kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tin học những năm qua, tôi đưa ra phương pháp cụ thể nên vận dụng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho những giờ luyện tập, kiểm tra đánh giá phần lập trình và ngôn ngữ lập trình ở môn Tin học trong nhà trường THPT.
Với chuyên đề này, tôi sẽ chỉ ra những điểm cần đổi mới trong một giờ dạy và giáo án minh hoạ. Đồng thời nêu những giải pháp của vấn đề mà mình đã vận dụng cho vấn đề.
Bố cục: Chia làm ba phần:
Xây dựng, cài đặt và sử dụng phần mềm YBOI.
Những điểm cần đổi mới trong giờ luyện tập, kiểm tra đánh giá có đổi mới.
Những giải pháp của vấn đề.
III. Giải quyết vấn đề
A. Xây dựng, cài đặt và sử dụng phần mềm YBOI.
1. Yêu cầu chung: [4]
- Máy tính giáo viên (Server) và máy tính học sinh (Client) nên cài một loại hệ điều hành. Ví dụ hệ điều hành Microsoft Window XP SP3.
- Các máy tính học sinh phải thiết lập tên máy tính.
Ví dụ:
Tên máy
Tên đặt
Máy giáo viên
MayGV
Máy 01
MAY01
Máy 02
MAY02
....
....
- Mục đích: Để thuận tiện cho việc gửi dữ liệu, quản lí máy tính bởi phần mềm Netsupport Shool. Phần mềm này sẽ đảm nhiệm chức năng gửi bộ đề đến từng máy.
2. Xây dựng và cài đặt phần mềm YBOI:
a) Xây dựng. [2]
* Khảo sát: 
Phần mềm thi trắc nghiệm trên máy tính có khá nhiều trên mạng internet. Phần chung các phần mềm này đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình C#, Java, Visual Basic .Net, Nên khi chạy chương trình cần cấu hình máy khá mạnh, nếu cấu hình máy tính yếu khi chạy hay “bị giật”, “bị treo” hoặc không kết nối được CSDL. Hoặc khi học sinh làm xong bài kiểm tra, học sinh thoát ra và vào có thể thi lại Không phù hợp với hệ thống máy tính trong trường học hiện nay.
Công cụ tạo phần mềm hiện nay có nhiều, việc lựa chọn được ngôn ngữ lập trình để xây dựng phần mềm giải quyết các vấn đề trên có vai trò then chốt.
Từ thực tế, cấu hình máy tính ở phòng tin học thường rất thấp, đã cũ, dung lượng RAM chỉ là 500MB chỉ có thể chạy hệ điều hành Window XP, phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Office 2003, Unikey và một số phần mềm tiện ích nhẹ khác. Từ thực tế đó, tôi chọn ngôn ngữ lập trình, hệ quản trị cơ sở dữ liệu FoxPro viết thành gói Project đặt tên là “YBOI” có dung lượng khoảng 9Mb, khi chạy rất tiết kiệm bộ nhớ cho hệ điều hành và chạy ổn định.
* Thiết kế:
Thiết kế cơ sở dữ liệu: Gồm hai cơ sở dữ liệu DATA1.DBF và DATA2.DBF có cấu trúc như sau:
Stt
Nội dung
Check
Phương
án 1
Phương
án 2
Phương
án 3
Phương
án 4
Đáp
án
HS trả lời
1
2
3
4
Trong đó, DATA1.DBF chứa câu hỏi để Luyện tập, DATA2.DBF chứa câu hỏi để Kiểm tra. Ngoài ra, có các Form tương tác với phần mềm (sẽ nêu lên ở phần sau).
* Kiểm thử: Chương trình được chạy thử ở phòng máy tính phục vụ cho việc giảng dạy, luyện tập, thực hành và kiểm tra tại trường thpt Ngọc Lặc.
b) Cài đặt chương trình:
- Chạy file Setup.exe hiện cửa sổ, ta chọn Next
Hình 1: Cửa sổ cài đặt 1.
Hình 2: Cửa sổ cài đặt 2
Ta chọn đường dẫn cài đặt. Mặc định, máy sẽ cài vào đường dẫn C:\YBOI
Sau đó, chọn Next.
Hình 3: Cửa sổ cài đặt 3
Chọn Install để cài đặt, chọn Cancel để hủy.
	 Hình 4: Cửa sổ cài đặt 4
 Hình 5: Cửa sổ cài đặt 5
Chọn Finish để hoàn thành cài đặt.
c. Giao diện chương trình và các chức năng trên phần mềm YBOI. [3]
 Giao diện chính của phần mềm YBOI.
Hình 6: Giao diện chính của phần mềm YBOI
Trong đó:
Chức năng [Luyện tập]: Học sinh dùng chức năng này để luyện tập. Ở chức năng này, học sinh có thể làm bài, xem kết quả và có thể quay lại làm bài lại. Ngân hàng câu hỏi [Luyện tập] riêng rẽ với ngân hàng câu hỏi [Vào thi].
Chức năng [Vào thi]: Học sinh dùng chức năng này để vào thi. Ở chức năng này, học sinh có thể làm bài, xem kết quả và không thể quay lại làm bài khi đã kết thúc bài thi. 
Chức năng làm bài thi:
Hình 7: Giao diện làm bài thi trắc nghiệm
Trong đó: Học sinh thực hiện các bước:
Bước 1: Chọn phương án trả lời
Bước 2: Ấn nút Save để lưu câu trả lời
Bước 3: Ấn nút Next hoặc Prev để chuyển tới/lui câu hỏi khác.
Phía trên có lưu trạng thái câu hỏi đã trả lời (True)/ chưa trả lời(False), số lượng câu đã trả lời, số lượng câu chưa trả lời.
Khi học sinh hoàn thành bài thi thì chọn nút [Nộp bài thi] sẽ hiện hộp thoại:
Hình 8: Cửa sổ thông báo kết thúc bài thi và thông báo điểm
- Với chức năng [Vào thi], nếu thí sinh đã nộp bài và quay lại làm bài tiếp thì sẽ hiện cửa sổ Hình 8 trên và học sinh không thể vào sửa bài được nữa.
- Nút [Quản trị] dùng để đăng nhập quyền giáo viên, cho phép/không cho học sinh vào thi lại.
Hình 9: Chức năng quản trị
Chỉ giáo viên mới có Mã sử dụng để đăng nhập vào mục Quản trị.
Chøc n¨ng so¹n ®Ò:
H×nh: Chøc n¨ng so¹n th¶o ®Ò thi
B. Những điểm cần đổi mới trong một giờ luyện tập, kiểm tra phần lập trình và ngôn ngữ lập trình môn Tin học 11. [1]
Đối với một giờ luyện tập mang tính củng cố, nâng cao kiến thức và rèn luyện kĩ năng thì nhiệm vụ cơ bản của người giáo viên là cần hướng dẫn, tổ chức cho học sinh ôn luyện những đơn vị kiến thức đã học để từ đó nâng cao khả năng vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi luyện tập hoặc kiểm tra. Với chuyên đề này, tôi sẽ chỉ ra những điểm cơ bản cần đổi mới trong giờ luyện tập từ khâu kiểm tra bài cũ đến việc củng cố bài học kết hợp với việc sử dụng phần mềm YBOI.
1. Hoạt động kiểm tra bài cũ:
Thông qua hoạt động này giáo viên sẽ khởi động cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học, làm tiền đề cho việc luyện tập hiệu quả, chất lượng.
- Giờ luyện tập chưa đổi mới: 
Không tiến hành kiểm tra bài cũ. Nếu có thì tiến hành một cách qua loa, sơ sài, chỉ tiến hành trên lớp học nên thiếu tính liên hệ với thực tế khi lập trình. Hoặc khi luyện tập trên phòng máy: Các em học sinh khi vào phòng máy, bật máy tính và tiến hành làm luyện tập bằng cách gõ một bài thực hành đã học và số ít các em học sinh có thể hoàn thiện bài thực hành của mình, phần còn lại các em chỉ làm được một ít hoặc chỉ ngồi xem đến hết giờ. Học sinh ít được tiếp cận nhiều dạng câu hỏi, dẫn đến kết quả không cao trong các bài kiểm tra.
- Giờ học đổi mới: 
Giáo viên không xem hoạt động này như một kịch bản đã được sắp xếp từ trước. Ở hoạt động này, giáo viên chỉ nên yêu cầu học sinh nhắc lại đơn vị kiến thức cơ bản nhất của nội dung đã học thông qua việc trả lời một số câu hỏi trên phần mềm YBOI được giáo viên chuẩn bị trước. Sau khi học sinh trả lời được kiến thức theo yêu cầu, giáo viên nên khắc sâu kiến thức đó ngay cho học sinh. Việc tiến hành kiểm tra bài cũ này có thể tiến hành đồng thời nhiều học sinh cùng một lúc và kết quả bài làm của học sinh là căn cứ để giáo viên lấy điểm vào sổ.
Sau khi kiểm tra bài cũ xong, giáo viên hướng dẫn nội dung luyện tập và hướng dẫn học sinh thực hiện quá trình tự luyện tập.
2. Tiến trình bài dạy:
2.1 Giờ học chưa đổi mới: 
Bấy lâu nay trong các giờ luyện tập và kiểm tra môn Tin học vẫn thực hiện theo “lối cũ”, tức là giáo viên thường liệt kê giới hạn các phần kiến thức đã học ra để luyện tập cho học sinh nên không bao quát được hết kiến thức và hạn chế sự sáng tạo của học sinh.
Còn nội dung của bài kiểm tra định kì tuy có câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận nhưng vì thời gian làm bài kiểm tra ít nên giáo viên thường chọn một đến hai câu tự luận còn lại là một ít câu hỏi trắc nghiệm do đó cũng không bao quát hết kiến thức đã học, hạn chế tư duy của học sinh và việc đánh giá học sinh thiếu chính xác.
2.2 Giờ học đổi mới: 
Theo tôi, phương pháp của giờ học này cần được tiến hành theo bước cụ thể sau đây. Mục đích cơ bản của việc đổi mới này vừa củng cố kiến thức một cách toàn diện, vừa nâng cao kiến thức và kĩ năng làm bài thi của học sinh; đồng thời có thể phát huy khả năng sáng tạo của người học, buộc người học phải tham gia một cách nhiệt tình, có hiệu quả trong hoạt động của một giờ luyện tập.
Hoạt động 1: Ôn tập, củng cố kiến thức.
Ở hoạt động này, giáo viên nên kết hợp với thao tác kiểm tra bài cũ nhằm liên kết các kiến thức của bài học. Song có điều khi tiến hành ôn tập củng cố kiến thức đã học, giáo viên nên vận dụng các dẫn chứng cụ thể, chứ không nên gây áp lực cho học sinh bằng việc yêu cầu các em nhớ lại ngay một cách hệ thống toàn bộ kiến thức đã học. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thực sự khéo léo, lôgic trong việc biên tập câu hỏi.
Giáo viên nên chuẩn bị hệ thống bài tập có độ phức tạp tăng dần cho mỗi phần để học sinh có thể phân tích theo gợi ý, sau đó cũng tổng hợp vấn đề và cuối cùng là trả lời đúng được câu hỏi đề ra.
Sau khi chuyển qua mỗi câu hỏi ở các phần, học sinh đưa ra nhận định của mình, giáo viên cho học sinh kết luận mang tính củng cố kiến thức để khẳng định vấn đề. Tức là, giáo viên cho các em học sinh làm một số câu dưới dạng trao đổi, thảo luận nhóm rồi chọn phương án. Sau đó, giáo viên khẳng định vấn đề.
Hoạt động 2: Nội dung luyện tập
a. Kiến thức luyện tập:
Ở hoạt động này giáo viên không nên đưa ngay những câu hỏi khó, đánh đố học sinh ngay lúc đầu. Trong giờ luyện tập, giáo viên nên lựa chọn các bài tập và sắp xếp theo các mức độ từ thấp đến.
 + Dạng bài tập nhận diện, đối chiếu: 
Đây là dạng bài tập cho học sinh nhận biết vấn đề đã học qua bài tập ở dạng đơn giản (thường thì đây chính là Hoạt động 1 - Ôn tập, củng cố kiến thức), sau đó đối chiếu để khẳng định kiến thức đã học. Như vậy, giáo viên là người cung cấp nội dung luyện tập, học sinh thông qua các yêu cầu mang tính gợi ý của giáo viên để giải quyết vấn đề.
+ Dạng bài tập vận dụng: 
Học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một dạng bài tập cụ thể. Qua đó để củng cố những kiến thức, kĩ năng mà mình nắm được. Yêu cầu của dạng bài tập này là học sinh làm bài tập theo đúng những kiến thức và kĩ năng mà thầy cô đã cung cấp.
+ Dạng bài tập sáng tạo:
Yêu cầu của dạng bài tập này không chỉ biết vận dụng kiến thức và kĩ năng một cách thành thạo mà thông qua dạng bài tập này học sinh có thể tự viết những chương trình mới dựa trên khả năng vận dụng của mình. Có nghĩa là, học sinh phát huy sức sáng tạo của mình ở mức độ tương đối nhưng vẫn phải bám sát yêu cầu về kiến thức.
+ Dạng bài tập nâng cao:
Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải vận dụng thành thục các kĩ năng đã được cung cấp để giải một bài toán trên máy tính điện tử. Đòi hỏi cơ bản của dạng bài tập này là học sinh phải có kiến thức tương đối rộng và có khả năng vận dụng tương đối tốt (rất phù hợp với các lớp học nâng cao). Với dạng bài tập mang tính nâng cao, giáo viên cần chủ động yêu cầu học sinh tích cực chuẩn bị nội dung cũng như phương pháp ôn luyện.
b. Phương pháp tiến hành:
Giáo viên nên tiến hành nội dung thực hành bằng các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chia nhóm cho học sinh thực hiện (2 học sinh/1 nhóm/1 máy tính).
Bước 2: Giáo viên định hướng và nêu yêu cầu cho học sinh.
Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm trên máy (sử dụng phần mềm YBOI). Trong bước này, nếu nhóm nào viết mà không chắc chắn về câu trả lời của nhóm mình thì có thể trao đổi với các nhóm khác để từ đó có câu trả lời.
Bước 4: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hiện khi làm xong số lượng câu hỏi mà giáo viên yêu cầu. Giáo viên yêu cầu lần lượt các nhóm báo kết quả là điểm của nhóm hiện trên màn hình. Giáo viên có thể lấy điểm nhóm làm nhanh nhất, điểm cao nhất. Làm như vậy sẽ khuyến khích học sinh cố gắng qua từng giờ luyện tập sau.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, bổ sung. Từ đó học sinh hoàn thiện kiến thức trong giờ luyện tập. Ở bước này, giáo viên nên chọn một bài làm tốt nhất để các nhóm khác cùng xem và trao đổi.
Hoạt động 3: Tổng kết luyện tập
Từ trước đến nay, giáo viên khi lên lớp các giờ luyện tập phần lập trình và ngôn ngữ lập trình rất ít quan tâm đến hoạt động này sau khi đã cho học sinh luyện tập nội dung kiến thức, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua việc tổng kết vấn đề luyện tập. Một phần vì nội dung luyện tập của học sinh còn dở dang, học sinh không nắm hết được nội dung luyện tập.
Sau bất cứ hoạt động luyện tập nào, giáo viên cần cùng với học sinh tổng kết lại những vấn đề đã làm được và chưa làm được của giờ luyện tập, sau đó rút ra bài học cho vấn đề được luyện tập. Làm như vậy là một lần nữa giáo viên đã khắc sâu vấn đề cho học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt và dễ vận dụng để giải các bài toán khác.
Ở hoạt động này, giáo viên nên có những câu hỏi trực tiếp với học sinh mang tính tổng kết ghi nhớ thành những kĩ năng để học sinh tự tổng hợp và phát biểu theo ý hiểu của bản thân mình, không nên quá cứng nhắc trong việc trả lời của học sinh mà tạo những kết luận mang tính mở cho các em. Ngoài ra, giáo viên nên chấm điểm các học sinh làm bài luyện tập tốt trong giờ học nhằm tạo động lực cho các em khác về chuẩn bị bài tốt cho tiết học tới tốt hơn. 
2.3 Giờ kiểm tra đổi mới
Ở giờ kiểm tra định kì đổi mới, học sinh được tiếp cận với cách thức kiểm tra hiện đại, cho kết quả ngay sau khi kết thúc bài thi. Nội dung kiểm tra được bao quát hết chương trình học. Học sinh hứng thú hơn.
Đầu tiên, giáo viên phải chuẩn bị bộ đề và cài vào các máy theo đường dẫn tệp chương trình đã cài đặt.
Đến tiết kiểm tra, giáo viên cho học sinh ổn định chỗ ngồi, yêu cầu học sinh khởi động chương trình YBOI. Phổ biến thao tác làm bài thi cho học sinh và học sinh làm bài.
Khi học sinh hoàn thành bài thi thì ấn nút [nộp bài thi]. Sau đó xác nhận việc nộp bài và chọn OK. Khi học sinh đã nộp bài thi xong thì không thể quay lại làm lại bài (trừ trường hợp giáo viên đăng nhập mở lại chức năng thi). Trường hợp đang làm bài thi, máy tính bị khởi động lại và vào thi lại thì chương trình cho tiếp tục thi, các câu hỏi đã trả lời được lưu tự động và không phải làm lại.
Bài thi làm xong sẽ thông báo điểm trên màn hình và giáo viên ghi điểm vào sổ điểm.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
Để sự đổi mới này được chú ý trong hoạt động của giờ lên lớp và phát huy được tác dụng trong ở những tiết luyện tập hoặc kiểm tra đánh giá, nhất là giờ luyện tập, kiểm tra đánh giá phần lập trình và ngôn ngữ lập trình ở môn Tin học 11, tôi thiết ngh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_luyen_tap_kiem_tra_danh_gia_phan_la.doc