SKKN Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Tin học THPT
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong giáo dục. Một trong những cách kiểm tra đánh giá là kiểm tra bài cũ.
Đổi mới kiểm tra đánh giá là một trong những động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều công đoạn, trong đó việc đổi mới kiểm tra bài cũ là khâu hết sức quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục [10].
Kiểm tra bài cũ không chỉ để giáo viên đánh giá kết quả học sinh lĩnh hội được sau mỗi bài học mà còn là cách để quản lí, đốc thúc, động viên học sinh, nỗ lực học tập và là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi người giáo viên. Tuy nhiên, đối với mỗi giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng thì khâu kiểm tra bài cũ luôn làm tôi có cảm giác mệt mỏi, stress và mất cảm hứng dạy trong suốt cả thời gian còn lại của tiết học. Bởi lẽ tình trạng học sinh không học bài cũ cứ càng ngày càng phổ biến. Bài học hôm nay vừa học, nhưng đến tiết học sau kiểm tra lại học sinh lại quên. Tình trạng không học bài cũ thường xuyên diễn ra khiến học sinh bị ì lại, lãng quên kiến thức dẫn đến kết quả kiểm tra (1 tiết, học kỳ,.) bị thấp.
Từ những lí do trên, tôi đã trăn trở để tìm ra phương pháp kiểm tra bài cũ mới giúp tạo hứng thú học tập cho học sinh, để góp phần thay đổi phương pháp học và mang lại nhiều hiệu quả trong học tập nói chung và bộ môn Tin học nói riêng.
Sau một năm nghiên cứu và triển khai có hiệu quả tôi xin trình bày SKKN: "Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Tin học THPT” để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học.
MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1. Cơ sở lí luận 4 2. Thực trạng 4 2.1. Giới thiệu khái quát về trường 4 2.2. Thực trạng trước khi nghiên cứu 6 3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7 3.1. Phương pháp kiểm tra bài cũ theo cách truyền thống 7 3.2. Một số đổi mới trong kiểm tra bài cũ 7 3.2.1. Đối với tiết học lí thuyết 7 Phương pháp 1: Vấn đáp giữa học sinh và học sinh 7 Phương pháp 2: Học sinh tự đặt câu hỏi, tự trả lời 9 Phương pháp 3: Giáo viên đặt câu hỏi cho 1 nhóm học sinh trả lời 10 Phương pháp 4: Cả lớp cùng tham gia kiểm tra bài cũ 11 3.2.2. Đối với tiết học thực hành trên máy tính 13 Phương pháp giáo viên và học sinh cùng tham gia kiểm tra bài cũ 14 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 1. Kết luận 17 2. Kiến nghị 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong giáo dục. Một trong những cách kiểm tra đánh giá là kiểm tra bài cũ. Đổi mới kiểm tra đánh giá là một trong những động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều công đoạn, trong đó việc đổi mới kiểm tra bài cũ là khâu hết sức quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục [10]. Kiểm tra bài cũ không chỉ để giáo viên đánh giá kết quả học sinh lĩnh hội được sau mỗi bài học mà còn là cách để quản lí, đốc thúc, động viên học sinh, nỗ lực học tập và là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi người giáo viên. Tuy nhiên, đối với mỗi giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng thì khâu kiểm tra bài cũ luôn làm tôi có cảm giác mệt mỏi, stress và mất cảm hứng dạy trong suốt cả thời gian còn lại của tiết học. Bởi lẽ tình trạng học sinh không học bài cũ cứ càng ngày càng phổ biến. Bài học hôm nay vừa học, nhưng đến tiết học sau kiểm tra lại học sinh lại quên. Tình trạng không học bài cũ thường xuyên diễn ra khiến học sinh bị ì lại, lãng quên kiến thức dẫn đến kết quả kiểm tra (1 tiết, học kỳ,...) bị thấp. Từ những lí do trên, tôi đã trăn trở để tìm ra phương pháp kiểm tra bài cũ mới giúp tạo hứng thú học tập cho học sinh, để góp phần thay đổi phương pháp học và mang lại nhiều hiệu quả trong học tập nói chung và bộ môn Tin học nói riêng. Sau một năm nghiên cứu và triển khai có hiệu quả tôi xin trình bày SKKN: "Đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Tin học THPT” để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học. 2. Mục đích nghiên cứu Đưa ra 1 số phương pháp trong việc kiểm tra bài cũ để tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tin học. 3. Đối tượng nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm có đối tượng nghiên cứu là học sinh các lớp: 11A4, 11A5, 10A5, 10A6 Trường THPT Đặng Thai Mai. 4. Phương pháp nghiên cứu Để trình bày sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp như: nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, quan sát, thực nghiệm so sánh, phân tích kết quả thực nghiệm, phù hợp với môn học thuộc lĩnh vực Tin học. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học khác bắt đầu từ năm học 2006 - 2007 [1]. Chỉ thị số 55/2008/CT- BGD&ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012 [2]. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [3]. Như vậy, chúng ta có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định, không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở Trường trung học phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 2. Thực trạng 2.1. Giới thiệu khái quát về trường Trường THPT Đặng Thai Mai được thành lập ngày: 20/08/2001, theo quyết định số: 2109/QĐ - UB của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá. Trường nằm ngay trên đường quốc lộ 1A, thuộc km 12 từ thành phố Thanh Hóa xuống phía Nam, thuộc địa bàn xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nơi đa số phụ huynh học sinh làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Các em học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính ở nhà. Ban đầu trường hoạt động theo mô hình trường bán công, chất lượng đầu vào của học sinh thấp, chủ yếu là học sinh trung bình, yếu. Mặc dù ngày 31 tháng 5 năm 2010 chủ tịch tỉnh Thanh hóa có quyết định chuyển đổi trường THPT Đặng Thai Mai sang hình thức công lập nhưng chất lượng đầu vào của học sinh vẫn còn thấp so với các trường trong Huyện. Trong những năm gần đây nhà trường cũng đã có nhiều thành tích nổi bật như: Năm học 2013 - 2014 được UBND Tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen - QĐ số 3645/QĐ - UBND, ngày 30/10/2014. Năm học 2014 - 2015 đón cờ thi đua của UBND Tỉnh về đơn vị dẫn đầu, QĐ số 3335/QĐ UBND tỉnh Thanh Hoá ngày 1/9/2015,... * Thuận lợi: Trường hiện có 26 lớp, đã trang bị 2 phòng học thực hành Tin học, có lắp đặt máy chiếu, đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ cho việc học môn Tin học của nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên luôn quan tâm đến từng học sinh. * Khó khăn: Đa số học sinh ở nông thôn, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao. Nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà một mình hoặc ở với ông bà, chú bác nếu không có ý thức tự giác thì cũng không học bài buổi tối vì không có người giám sát. Một số em khác do chỉ tập trung học các môn thi đại học nên thường xem môn Tin học là môn phụ nên học qua loa, đối phó là chính. Một số em khác thì tham gia vào các tệ nạn như: game online, facebookcũng không học bài cũ. Môn Tin học là môn học đặc thù có nhiều kiến thức khó như lập trình Pascal lớp 11, nhiều thao tác như lớp 10... nhưng thường bị xem nhẹ, bị xem là “môn phụ”. Học sinh - phụ huynh chưa mặn mà, chưa quan tâm đúng mực tới môn học này. 2.2. Thực trạng trước khi nghiên cứu Kiểm tra bài cũ là 1 vấn đề thường kì mà người giáo viên thực hiện vào đầu tiết học. Phương pháp kiểm tra miệng truyền thống đã được tôi và đồng nghiệp kiểm tra suốt nhiều năm công tác là giáo viên hỏi trò trả lời. Không thể phủ nhận nhiều ưu điểm mà phương pháp truyền thống mang lại đó là giáo viên được chủ động về kiến thức. Trên thực tế có lẽ cũng có không ít giáo viên có một số cải tiến phương pháp kiểm tra bài cũ như không nhất thiết kiểm tra ở đầu giờ mà có thể kiểm tra ở giữa giờ, cuối giờ, không chỉ kiểm tra bài cũ mà còn kiểm tra bằng cách làm bài tập trên bảng. Tuy vậy đa phần việc kiểm tra vẫn là giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời. Việc kiểm tra cách truyền thống luôn đặt học sinh vào thế bị động. Mà thực tế lượng kiến thức sau mỗi bài học thì nhiều. Đa phần học sinh luôn trong trạng thái lo lắng, thậm chí là sợ sệt mỗi khi đến thời điểm kiểm tra bài cũ. Bên cạnh đó có một bộ phận học sinh khi đã có điểm miệng lại ung dung tự tại, không học bài cũ nữa. Giáo viên thì mệt mỏi trước khi lên lớp. Năm học 2015 - 2016 tôi được phân công giảng dạy Tin học các lớp sau: 11A4, 11A5, 10A5, 10A6 với lực học tương đương nhau, tôi đã có sự so sánh về chất lượng điểm kiểm tra bài cũ của các lớp khi chưa áp dụng hình thức đổi mới ở năm học như sau: Năm học Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Dưới TB SL % SL % SL % SL % 2015 - 2016 11A4 36 5 13.9 9 25.0 15 41.7 7 19.5 11A5 39 4 10.3 10 25.6 16 41.0 8 20.5 10A5 38 6 15.8 12 31.6 11 28.9 6 15.8 10A6 37 5 13.5 9 24.3 14 37.8 9 24.3 Tổng 150 20 13.3 40 26.7 56 37.3 30 20.0 Dựa vào kết quả kiểm tra miệng ở sổ điểm vào cuối mỗi năm học ở các lớp tôi nhận thấy rằng số lượng điểm trung bình và dưới trung bình chiếm tỉ lệ 57.3% tổng số học sinh được kiểm tra, điều đó cho thấy hiệu quả của việc kiểm tra bài cũ theo cách truyền thống là chưa cao, dẫn đến chất lượng điểm kiểm tra định kì cũng giảm sút. Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu một số biện pháp để đổi mới phương pháp kiểm tra bài cũ theo cách truyền thống với mong muốn tạo hứng thú học tập cho học sinh. 3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 3.1. Phương pháp kiểm tra bài cũ theo cách truyền thống. Giáo viên đặt câu hỏi và gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi, hoặc nêu câu hỏi sau đó lấy tinh thần xung phong của học sinh. Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên nhận xét và cho điểm. * Đánh giá hiệu quả: Phương pháp kiểm tra bài cũ theo cách truyền thống không cao. Nhiều học sinh không học bài cũ do nghĩ có thể không đến lượt mình, một số lại học đối phó bằng cách học bài cũ một hôm để xung phong lên bảng lấy điểm cao sau đó có thể không cần học bài cũ nữa Mặt khác, cách kiểm tra này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lí căng thẳng cho học sinh, không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. 3.2. Một số đổi mới trong kiểm tra bài cũ. 3.2.1. Đối với tiết học lí thuyết. Phương pháp 1: Vấn đáp giữa học sinh và học sinh. Cuối tiết học tôi yêu cầu mỗi học sinh về nhà học bài, làm bài tập và tự đặt 1 câu hỏi và tự tìm câu trả lời trọng tâm của bài học trước. Để tiết học sau cô yêu cầu 1 bạn đặt câu hỏi và bạn khác trả lời. Để thực hiện phương pháp này, tôi tiến hành thực hiện các bước sau: Bước 1: Giáo viên gọi 1 học sinh đứng tại chỗ đặt câu hỏi và cả lớp cùng suy nghĩ câu trả lời. Bước 2: Giáo viên gọi học sinh khác lên bảng trả lời (hoặc lấy tinh thần xung phong). Sau khi bạn trả lời xong học sinh đặt câu hỏi nhận xét câu trả lời của bạn. Bước 3: Giáo viên nhận xét và cho điểm. Căn cứ vào kết quả trả lời của học sinh và phần nhận xét của học sinh đặt câu hỏi mà giáo viên cho điểm cả 2 học sinh. Để tăng cường hiệu quả hình thức kiểm tra đối thoại giữa học sinh với học sinh tôi thường sử dụng với các bài nhiều lí thuyết, nhiều thao tác. VD: Tại lớp 10A5 vào tiết theo PPCT là Tiết 60 Bài 22. Một số dịch vụ cơ bản của Internet. Giáo viên: Gọi 1 học sinh đứng tại chỗ đặt câu hỏi và cả lớp cùng suy nghĩ câu trả lời. Giáo viên: Gọi 1 học sinh khác lên bảng trả lời (hoặc lấy tinh thần xung phong). Sau khi bạn trả lời xong học sinh đặt câu hỏi nhận xét câu trả lời của bạn. Câu hỏi: Bạn hãy kể tên các trình duyệt Wed mà bạn biết? [5]. Học sinh trên bảng trả lời: các trình duyệt Wed. Học sinh đặt câu hỏi nhận xét câu trả lời của bạn và đưa ra 1 số trình duyệt Wed thông dụng. Đáp án: Các trình duyệt Wed thông dụng. Google Chrome FireFox Internet Explorer Cốc Cốc Opera * Đánh giá hiệu quả: - Với phương pháp kiểm tra này học sinh được chủ động đặt câu hỏi, câu trả lời. - Học sinh không còn lo sợ đến giờ kiểm tra bài cũ. - Tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học. Phương pháp 2: Học sinh tự đặt câu hỏi, tự trả lời (Áp dụng cho học sinh dưới trung bình). Sau tiết học tôi dặn dò các em về nhà học bài, làm bài tập và mỗi học sinh tự đặt 1 câu hỏi cho mình và tự tìm câu trả lời của bài học trước. Để thực hiện phương pháp này, tôi tiến hành thực hiện các bước sau: Bước 1: Giáo viên gọi học sinh lên bảng tự đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi của mình. Bước 2: Giáo viên nhận xét và cho điểm. Dựa vào học sinh tự đặt câu hỏi, kết quả trả lời và thực hành trên máy tính giáo viên nhận xét cho điểm học sinh. Trong phương pháp này học sinh thường không được điểm tối đa 9 - 10. VD: Tại lớp 10A5 vào tiết theo PPCT là Tiết 53 Bài 19. Tạo và làm việc với bảng. Giáo viên: Gọi 1 học sinh lên bảng. Học sinh lên bảng tự đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi của mình. Câu hỏi: Có mấy cách tạo bảng? Đó là những cách nào? Lấy VD minh họa? [6]. Học sinh lên bảng trả lời và có thể thực hành luôn trên máy tính. Đáp án: Có 2 cách tạo bảng: Cách 1: Chọn lệnh Table→ Insert→ Tablerồi chỉ ra số hàng và số cột trong bảng. Cách 2: Nháy nút lệnh Insert Table trên thanh công cụ chuẩn rồi kéo chuột xuống dưới và sang phải để chọn số hàng và số cột cho bảng. VD minh họa: Tạo bảng gồm 7 cột, 6 hàng. * Đánh giá hiệu quả: - Học sinh được chủ động về kiến thức. - Khuyến khích được học sinh. - Thường áp dụng đối với những đối tượng học sinh nhác học, thường xuyên không học bài cũ và làm bài tập. Phương pháp 3: Giáo viên đặt câu hỏi cho 1 nhóm 2 - 3 học sinh. Cuối tiết học tôi củng cố bài và nhắc nhở các em về nhà học bài, làm bài tập đầy đủ. Để thực hiện phương pháp này, tôi tiến hành thực hiện các bước sau: Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ trả lời. Bước 2: Giáo viên gọi 1 nhóm 2 - 3 học sinh lên bảng thảo luận câu trả lời. Đại diện 1 học sinh trong nhóm trả lời câu hỏi và thực hành trên máy. Bước 3: Giáo viên nhận xét và cho điểm. Căn cứ vào kết quả trả lời của đại diện 1 học sinh trong nhóm mà giáo viên có thể cho điểm cả nhóm. VD: Tại lớp 10A5 vào tiết theo PPCT là Tiết 40 Bài 15. Làm quen với Microsoft Word (tiết 2). Câu hỏi: Em hãy nêu các bước sao chép văn bản? [6]. Học sinh: Thảo luận câu trả lời sau đó đại diện 1 học sinh trong nhóm trả lời câu hỏi. Đáp án: Sao chép văn bản gồm các bước sau: Chọn phần văn bản muốn sao; Chọn Edit®Copy hoặc (CTRL+C). Khi đó, phần văn bản đã chọn được lưu vào Clipboard; Đưa con trỏ văn bản tới vị trí cần sao; Chọn Edit®Paste hoặc (CTRL+V). * Đánh giá hiệu quả: Đây là hình thức kiểm tra đơn giản nhất, dễ thực hiện, có thể áp dụng cho việc kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài. Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều sự lựa chọn hơn. Phương pháp 4: Cả lớp cùng tham gia kiểm tra bài cũ. Sau mỗi tiết học tôi dặn dò học sinh về nhà học bài, làm bài tập và đọc trước bài học. Để thực hiện phương pháp này, tôi tiến hành thực hiện các bước sau: Bước 1: Giáo viên phát cho mỗi bàn 1 tờ đề gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu cả lớp suy nghĩ câu hỏi và khoanh vào các đáp án đúng. Bước 2: Giáo viên chọn 1 bàn bất kì mang tờ đề lên để chấm bài và lấy điểm cả bàn. Bước 3: Giáo viên nhận xét và cho điểm các học sinh. Giáo viên trình chiếu đáp án lên máy chiếu, mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm. Sau đó giáo viên kiểm tra bất kì các bàn còn lại có làm đúng được các đáp án như trên không. VD: Tại lớp 11A4 vào tiết theo PPCT là Tiết 37 Bài 14 & 15. Kiểu dữ liệu tệp & Thao tác với tệp. Câu hỏi trắc nghiêm: Câu 1: Trong PASCAL để khai báo biến tệp văn bản ta phải sử dụng cú pháp A. Var : Text; B. Var : Text; C. Var : String; D. Var : String; Câu 2: Để thao tác với tệp A. Ta có thể gán tên tệp cho tên biến tệp, hoặc sử dụng trực tiếp tên tệp cũng được. B. Ta nhất thiết phải gán tên tệp cho tên biến tệp. C. Ta nên sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình. D. Ta nhất thiết phải sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình. Câu 3: Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f1 ta sử dụng câu lệnh A. f1:= ‘KQ.TXT’; B. KQ.TXT:= f1; C. Assign(‘KQ.TXT’,f1); D. Assign(f1,‘KQ.TXT’); Câu 4: Trong PASCAL mở tệp để đọc dữ liệu ta phải sử dụng thủ tục A. Reset(); B. Reset(); C. Rewrite(); D. Rewrite(); Câu 5: Trong PASCAL mở tệp để ghi kết quả ta phải sử dụng thủ tục A. Reset(); B. Reset(); C. Rewrite(); D. Rewrite(); Câu 6: Để đọc dữ liệu từ tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục A. Read(,); B. Read(,); C. Write(,); D. Write(,); Câu 7: Để ghi kết quả vào tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục A. Read(,); B. Read(,); C. Write(,); D. Write(,); Câu 8: Pascal để đóng tệp ta dùng thủ tục A. Close(); B. Close(); C. Stop(); D. Stop(); Câu 9: Read(,); có ý nghĩa gì ? A. thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu. B. thủ tục đọc dữ liệu từ tệp. C. thủ tục ghi dữ liệu vào tệp. D. thủ tục đóng tệp. Câu 10: Write(,); có ý nghĩa gì ? A. thủ tục mở tệp để ghi dữ liệu. B. thủ tục đọc dữ liệu từ tệp. C. thủ tục ghi dữ liệu vào tệp. D. thủ tục đóng tệp [9]. Đáp án: 1B, 2B, 3D, 4B, 5D, 6B, 7D, 8A, 9B, 10C. * Đánh giá hiệu quả: - Tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học. - Khuyến khích được học sinh. Giáo viên có thể kiểm tra bài cũ hoặc kiểm tra phần củng cố bài bằng các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn hoặc các câu hỏi có phần trả lời ngắn gọn. 3.2.2. Đối với tiết học thực hành trên máy. Mục tiêu đánh giá năng lực thực hiện các bài tập thực hành Tin học của học sinh. Đánh giá kỹ năng thực hành của học sinh. Đánh giá về thái độ trung thực độc lập, hợp tác, tính kiên trì, thận trọng trong khi thực hành. Gây hứng thú cho học sinh trong việc học Tin học. Trước giờ kiểm tra cần kiểm tra phòng máy, đảm báo các máy tính hoạt động tốt, đảm bảo an toàn cho học sinh. Cần chuẩn bị trước bài kiểm tra thực hành trên máy. Đảm bảo phần mềm cài đặt và thiết lập các tùy chọn giống nhau trên tất cả các máy. Có biện pháp quản lý nhằm tránh hiện tượng thiếu trung thực như lấy bài của học sinh thực hành trước làm bài kiểm tra của mình. * Phương pháp giáo viên và học sinh cùng tham gia kiểm tra bài cũ. Cuối tiết học tôi dặn dò học sinh về nhà học bài, làm bài tập và đọc trước bài học. Để thực hiện phương pháp này, tôi tiến hành thực hiện các bước sau: Bước 1: Giáo viên trình chiếu 1 chương trình lên máy chiếu Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi cả lớp cùng suy nghĩ câu trả lời và gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời. Bước 3: Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. Khi thực hiện cách kiểm này, giáo viên cần linh hoạt gợi ý cho học sinh phù hợp với nội dung cần kiểm tra, để không bị lạc đề và đỡ tốn thời gian vào bài mới. VD: Tại lớp 11A4 vào tiết theo PPCT là Tiết 44 Bài 18. Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con. Câu hỏi: Giáo viên: Trình chiếu chương trình con tính tổng 2 số x, y. Yêu cầu: 1. Chỉ ra biến cục bộ trong chương trình (nếu có)? 2. Chỉ ra biến toàn cục trong chương trình (nếu có)? 3. Chỉ ra tham số thực sự trong chương trình (nếu có)? 4. Chỉ ra tham số hình thức trong chương trình (nếu có)? [8] Giáo viên: Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. Học sinh: Trả lời lần lượt từng câu. Giáo viên: Nhận xét và cho điểm. Đáp án: 1. Biến cục bộ: s. 2. Không có biến toàn cục trong chương trình. 3. Không có tham số thực sự trong chương trình. 4. Tham số hình thức: x,y. * Đánh giá hiệu quả: Cách kiểm tra này không chỉ áp dụng cho kiểm tra bài cũ mà còn có thể áp dụng với cả khi kiểm tra phần củng cố cuối bài. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp đổi mới trên đã được tôi áp dụng 1 cách linh hoạt, đan xen trong việc kiểm tra bài cũ ở các lớp: 11A4, 11A5, 10A5, 10A6 và bước đầu đã có hiệu quả nhất định. - Về mặt ý thức: Học sinh tỏ ra yêu thích hào hứng mỗi lần đến giờ Tin học, rất nhiều học sinh tự giác xung phong lên bảng. Tình trạng học sinh không học bài cũ còn tồn tại rất ít. Giáo viên không còn cảm giác mệt mỏi sau mỗi giờ kiểm tra bài cũ. - Về mặt điểm số: Hiệu quả được thể hiện 1 cách rõ ràng hơn thông qua kết quả kiểm tra bài cũ và kiểm tra định kì, cuối kì được tôi tính toán và thể hiện lại trong các bảng sau: Bảng 1: Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Năm học Lớp Tổng Số HS Giỏi Khá TB Dưới TB SL % SL % SL % SL % 2015 - 2016 10A5 (Áp dụng SKKN) 36 19 52.78 15 41.67 2 5.56 0 0 11A4 (Áp dụng SKKN) 39 21 53.85 16 41.03 3 7.69 0 0 Tổng 75 40 53.33 31 41.33 5 6.67 0
Tài liệu đính kèm:
- skkn_doi_moi_phuong_phap_kiem_tra_bai_cu_de_tao_hung_thu_hoc.doc