SKKN Đổi mới phương pháp dạy học chủ đề hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai (Đại số 10 – Cơ bản), góp phần phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh trường THPT Thường Xuân 2

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học chủ đề hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai (Đại số 10 – Cơ bản), góp phần phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh trường THPT Thường Xuân 2

Thực hiện chủ trương của Đảng nhằm “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức và thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”[1].

Hiện nay mục tiêu của giáo dục đang hướng đến việc hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất (chung và chuyên biệt) của học sinh (HS), giúp các em chuẩn bị tốt nhất những năng lực cần thiết cho cuộc sống và công việc. Nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2016 – 2017 xác định tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực HS.

Trong chương trình Toán phổ thông, từ lớp 7 HS đã được làm quen với khái niệm hàm số, đến lớp 9 khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến đã được đề cập đến nhưng các bài tập chủ yếu vẫn nhằm củng cố đặc trưng tương ứng của hàm số, các đặc trưng biến thiên và phụ thuộc chưa được nhấn mạnh. Đến lớp 10 cả ba đặc trưng biến thiên, tương ứng và phụ thuộc của hàm số đã được nghiên cứu đầy đủ.[2]. Do đó, có thể sử dụng hàm số để nghiên cứu một số vấn đề trong thực tiễn đời sống, áp dụng trong việc học các môn học khác. Song đây cũng là nội dung không dễ để HS có thể chiếm lĩnh và vận dụng, một phần do năng lực tư duy của HS, một phần do thiết kế chương trình và cách dạy học chưa gắn được nhiều kiến thức với thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó những kiến thức nền tảng của các em lại không đầy đủ. Chính những điều này khiến việc học của HS ngày càng khó khăn, dẫn đến kết quả học tập không cao, ứng dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn không tốt. Tại trường THPT Thường Xuân 2 (HS thuộc vùng khó), việc hiểu và vận dụng các nội dụng về hàm số vào các môn học khác và thực tế đời sống còn hạn chế. Với tiết dạy theo phương pháp truyền thông, các em được tiếp cận kiến thức khá thụ động, kiến thức tiếp nhận được là riêng lẻ, rời rạc, việc vận dụng vào thực tế là một điều quá xa lạ.

 

doc 24 trang thuychi01 22844
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp dạy học chủ đề hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai (Đại số 10 – Cơ bản), góp phần phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh trường THPT Thường Xuân 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
PHỤ LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT, HÀM SỐ BẬC HAI (ĐẠI SỐ 10 – CƠ BẢN), GÓP PHẦN PHÁT HUY TƯ DUY SÁNG TẠO
VÀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
Người thực hiện: 	Nguyễn Văn Sơn
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc môn: 	Toán
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ..
1
1.
MỞ ĐẦU.
2
1.1.
Lý do chọn đề tài .
2
1.2.
Mục đích nghiên cứu
2
1.3.
Đối tượng nghiên cứu..
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.
3
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..
3
2.3.
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Mục tiêu cần đạt được đối với HS 
4
2.3.2. Yêu cầu về kiến thức đối với HS cần trang bị trước .
5
2.3.3. Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS trong lớp 
2.3.4. Phân phối thời gian và kiến thức của chủ đề 
2.3.5. Tổ chức hoạt động trên lớp ...
5
5
6
3.
KẾT LUẬN 
14
3.1.
Kết luận
14
3.2.
Kiến nghị.
14
Tài liệu tham khảo...
16
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá cấp Sở..
17
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương của Đảng nhằm “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức và thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”[1].
Hiện nay mục tiêu của giáo dục đang hướng đến việc hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất (chung và chuyên biệt) của học sinh (HS), giúp các em chuẩn bị tốt nhất những năng lực cần thiết cho cuộc sống và công việc. Nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2016 – 2017 xác định tập trung xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển năng lực HS.
Trong chương trình Toán phổ thông, từ lớp 7 HS đã được làm quen với khái niệm hàm số, đến lớp 9 khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến đã được đề cập đến nhưng các bài tập chủ yếu vẫn nhằm củng cố đặc trưng tương ứng của hàm số, các đặc trưng biến thiên và phụ thuộc chưa được nhấn mạnh. Đến lớp 10 cả ba đặc trưng biến thiên, tương ứng và phụ thuộc của hàm số đã được nghiên cứu đầy đủ...[2]. Do đó, có thể sử dụng hàm số để nghiên cứu một số vấn đề trong thực tiễn đời sống, áp dụng trong việc học các môn học khác. Song đây cũng là nội dung không dễ để HS có thể chiếm lĩnh và vận dụng, một phần do năng lực tư duy của HS, một phần do thiết kế chương trình và cách dạy học chưa gắn được nhiều kiến thức với thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó những kiến thức nền tảng của các em lại không đầy đủ. Chính những điều này khiến việc học của HS ngày càng khó khăn, dẫn đến kết quả học tập không cao, ứng dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn không tốt. Tại trường THPT Thường Xuân 2 (HS thuộc vùng khó), việc hiểu và vận dụng các nội dụng về hàm số vào các môn học khác và thực tế đời sống còn hạn chế. Với tiết dạy theo phương pháp truyền thông, các em được tiếp cận kiến thức khá thụ động, kiến thức tiếp nhận được là riêng lẻ, rời rạc, việc vận dụng vào thực tế là một điều quá xa lạ.
Ngoài ra trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay hiện nay, khi “cuộc cách mạng 4.0” đã được bắt đầu, xung hướng IoT (Internet of Things) là một tất yếu, các tư duy và năng lực có liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM) sẽ được ưu tiên phát triển thì việc bồi dưỡng, rèn luyện cho mỗi HS qua từng bài học là hết sức cần thiết.
	Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới phương pháp dạy học chủ đề hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai (Đại số 10 – Cơ bản), góp phần phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh trường THPT Thường Xuân 2”.
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng kế hoạch dạy học hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai để HS lớp 10 hiểu được định nghĩa hàm số bậc nhất và ứng dụng trong các môn học khác; định nghĩa, đồ thị, sự biến thiên của hàm số bậc hai và ứng dụng của hàm số bậc hai trong các môn học khác và đời sống xã hội. Đề xuất phương án kiểm tra, đánh giá giúp động viên, khích lệ HS trong việc tự đánh giá. Phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ cá nhân theo hướng dẫn của từng hoạt động.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được tôi tiến hành đối với HS lớp 10C1 (gồm 40 HS) trường THPT Thường Xuân 2, nghiên cứu về cách tổ chức dạy học chủ đề hàm số theo hướng tích hợp liên môn, góp phần củng cố và áp dụng lý thuyết dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS trong thực tiễn dạy học.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là xây dựng cơ sở lý thuyết cùng với việc tổ chức các hoạt động kiểm chứng; phương pháp thống kê và xử lý số liệu được sử dụng cho việc đánh giá hiệu quả của đề tài đến kết quả học tập của HS.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
	  Theo Xavier Roegiers, năng lực là cơ sở của khoa sư phạm tích hợp, gắn học với hành. Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, tiến hành trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này, những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hòa nhập thế giới học đường với cuộc sống...[3] 
	Trong thực tế, nhà trường có nhiều điều dạy cho HS nhưng không thực sự có ích, ngược lại những năng lực cơ bản không được dành đủ thời gian.	
	Trong “lý thuyết phát triển gần” của Vưgotxki(*) Nhà tâm lý học người Nga Lev Somenovich Vưgotxki (1896 – 1934)
*), ông khẳng định khả năng sáng tạo của người học không thể tách rời mối quan hệ với thế giới xung quanh, xã hội. Sự sáng tạo không thể tự mình trẻ tách ra mà cần có sự tương tác, phối hợp cùng nhau chia sẻ. Các hoạt động giáo dục và ông đưa ra sau này được gọi chung là phương pháp dạy học tích cực...[4]
	Với các phương pháp dạy học tích cực hiện nay, các hoạt động đã chú trọng đến việc xây dựng tình huống có vấn đề từ những thực nghiệm, vấn đề có thực trong cuộc sống hoặc đưa những vật liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày của HS để tác động đến ý thức của người học. Tạo điều kiện để HS dễ tưởng tượng sau đó kết nối với nội dung bài học mang tính khoa học để hiểu rõ vấn đề và phát sinh ý tưởng.
	Quy luật nhận thức của con người đã được xác định đó là: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Do đó dạy học hơn hết phải tuân thủ quy luật này.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc dạy – học nói chung và dạy học môn toán nói riêng đã được hỗ trợ nhiều trong việc xây dựng những mô hình trực quan với ứng dụng đồ họa đa dạng, đẹp như các phần mềm: Cabri, GSP, MS PowerPoint, đã giúp các bài giảng sinh động hơn. Nhưng HS không biết cách khai thác các phần mềm này, hầu hết chỉ xem được các sản phẩm mà thầy, cô giáo xây dựng sẵn, không tự xây dựng được các mô hình tương tự nên không thể sáng tạo thêm ngoài những gì thầy, cô cung cấp.
	Các phân môn đã có những ví dụ liên môn, xuyên môn hoặc ví dụ mang tính căn bản để xây dựng các khái niệm cũng như các ví dụ áp dụng thực tiễn, nhưng hầu hết chỉ đơn lẻ, một bài chỉ liên môn hay xuyên môn được 1 đến 2 môn mà chưa có một tác động đến nhiều phân môn.
	Trong các đề thi minh họa đề thi THPT quốc gia năm 2017, nhiều câu hỏi được đưa ra từ một ví dụ thực tế. Nhiều HS còn khá lúng túng vì không định hướng được hoặc không xác định được áp dụng phần kiến thức nào để giải quyết, thậm chí còn thắc mắc “đây là bài toán lớp 12 hay vật lý lớp 10?”
	Quá trình học thụ động và đơn môn đã dần khiến nhiều HS không có nhiều năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và những năng lực cần thiết khác. Điều này khiến HS gặp không ít khó khăn trong cuộc sống của các em.
	2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi xin trình bày cách tổ chức dạy học, hướng dẫn HS tự học và đề xuất cách kiểm tra đánh giá một hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS thông qua phương pháp dạy học theo dự án, được tổ chức trong một giờ học trên lớp tuân thủ theo quy trình nhận thức của người học và vật liệu trong cuộc sống hàng ngày được sử dụng làm công cụ để HS chiếm lĩnh nội dung tri thức và rèn luyện kỹ năng.
	Theo chương trình nhà trường được phê duyệt, hai bài hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai có tổng thời lượng là 03 tiết, 01 tiết ôn tập chương và 01 tiết kiểm tra. 
	Trước hết tôi xác định một số vấn đề cần thiết như sau:
	2.3.1. Mục tiêu cần đạt được đối với HS
- Hiểu được định nghĩa hàm số bậc nhất và ứng dụng trong các môn học khác. Thuộc §2, chương II, Đại số 10.
- Hiểu và vận dụng phương trình chuyển động thẳng đều, đồ thị tọa độ và đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng đều. Thuộc §2, chương I, Vật Lí 10.
- Hiểu được định nghĩa, đồ thị và sự biến thiên của hàm số bậc hai. Ứng dụng của hàm số bậc hai trong các môn học khác và trong đời sống xã hội. Thuộc §3, chương II, Đại số 10.
- Hiểu và vận dụng phương trình và đồ thị chuyển động thẳng biến đổi đều. Thuộc §5, chương I, Vật Lí 10.
- Vận dụng được kiến thức bài toán và thuật toán để giải quyết một số bài toán cố định của hàm số. VD: Xây dựng sơ đồ thuật toán khảo sát hàm số bậc hai; Tìm tọa độ đỉnh khi biết các hệ số của hàm số bậc hai. Thuộc §4, chương I, Tin học 10.
- Tìm, khai thác các phần mềm máy tính phục vụ cho công việc học tập. VD phần mềm GSP (Geometer's Sketchpad) để vẽ đồ thị, khảo sát các tính chất của hàm số Thuộc §7, chương I, Tin học 10.
- Vận dụng kỹ năng soạn thảo văn bản, bảng, biểu trong việc thực hiện các báo cáo kết quả làm việc, nghiên cứu. Thuộc §1, chương III, Tin học 10.
- Phát triển năng lực làm việc độc lập, tích cực, hợp tác và sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ cá nhân thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ cá nhân theo hướng dẫn của từng hoạt động. 
- Phát triển năng lực hợp tác: Biết thảo luận chia sẻ ý tưởng với các thành viên trong nhóm và hợp tác để giải quyết các vấn đề được giao trong các hoạt động nhóm và trong khi thực hiện các dự án.
2.3.2. Yêu cầu về kiến thức đối với HS cần trang bị trước
- Về toán học:
+ HS đã hoàn thành các kiến thức liên quan về hàm số, đồ thị hàm số, hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai ở chương trình THCS.
+ HS đã hoàn thành các nội dung: khái niệm hàm số, các cách cho hàm số, khái niệm đồ thị hàm số; sự biến thiên của hàm số; hàm số chẵn, hàm số lẻ (Thuộc §1, chương II, Đại số 10).
- Về vật lí: Các em đã được học các khái niệm về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều trong chương I Vật Lí 10. (Không dạy phương trình và đồ thị, dành tích hợp trong toán).
- Về tin học: Các em đã được trang bị các kiến thức cơ bản về bài toán và thuật toán, kỹ năng cơ bản về tìm kiếm thông tin trên internet, sử dụng các phần mềm thông dụng (VD: Phần mềm soạn thảo văn bản).
2.3.3. Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm HS trong lớp
Ngay từ đầu chủ đề, giáo viên (GV) phân lớp thành 5 nhóm (mỗi nhóm 8 HS) theo mức độ kiến thức (các HS có cùng học lực thuộc cùng một nhóm). Nhóm được cố định trong suốt chuyên đề, kể cả thực hiện các dự án. Nhóm cử ra nhóm trưởng và thư kí luân phiên theo từng hoạt động. Trong quá trình hoạt động nhóm, các thành viên phải hợp tác và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, GV sẽ chọn ngẫu nhiên HS báo cáo và trả lời chất vấn trong các hoạt động để lấy thành tích cho nhóm. Nhóm trình bày trên bảng cỡ A2 rồi đính nam châm lên bảng.
2.3.4. Phân phối thời gian và kiến thức của chủ đề
Theo chương trình nhà trường (năm học 2016 – 2017) chủ đề hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai được học trong thời lượng 5 tiết (trong đó có 1 tiết kiểm tra). Căn cứ đó, nội dung các hoạt động dạy – học được phân phối như sau:
Tiết
Nội dung
Ghi chú
1
Hoạt động 1: Dạy học khái niệm hàm số bậc nhất.
Hoạt động 2: Dạy học phương trình chuyển động thẳng đều.
Hoạt động 3 : Hàm số bậc nhất trong một số môn học
Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà.
Toán
Lý
Đa môn
2
Hoạt động 5: Đồ thị của hàm số bậc hai
Hoạt động 6: Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hoạt động 7: Giao nhiệm vụ về nhà
Toán
Vật lý
Đa môn
3
Hoạt động 8: Một số ứng dụng khác của hàm số bậc hai
Hoạt động 9: Xây dựng thuật toán giải một số yếu tố liên quan đến hàm số bậc hai
Đa môn
Tin học
4
Hoạt động 10. Ôn tập chủ đề
Đa môn
5
Hoạt động 11. Kiểm tra, đánh giá
	2.3.5. Tổ chức hoạt động trên lớp
* Hoạt động 1: Dạy học khái niệm hàm số bậc nhất.
+ Thời lượng: 10 phút đầu tiết thứ 01 của chủ đề.
+ Mục đích: Giúp học sinh hiểu được định nghĩa, sự biến thiên, đồ thị của hàm số bậc nhất. Rèn luyện, củng cố kỹ năng vẽ đồ thị. Hiểu được ứng dụng của hàm số bậc nhất trong nhiều môn học khác nhau.
+ Phương pháp: HS tự đọc, tự nghiên cứu với sự hướng dẫn của GV
+ Tiến trình dạy học:
- GV: Giao nhiệm vụ cho HS.
- HS: đọc sách giáo khoa (SGK) và trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Định nghĩa hàm số bậc nhất, hãy cho một số ví dụ về hàm số bậc nhất?
Câu hỏi 2: Hãy nêu dấu hiệu để nhận biết hàm số bậc nhất đồng biến, nghịch biến. Hãy xác định hàm số đồng biến, nghịch biến trong các ví dụ (đã nêu ở Câu hỏi 1) của em?
Câu hỏi 3: Nêu dấu hiệu để nhận biết hai đường thẳng và song song, trùng nhau và cắt nhau.
Câu hỏi 4: Vẽ bảng biến thiên và đồ thị của các hàm số sau:
a) 	b) .
- GV: Tổng kết lại các kiến thức liên quan.
* Hoạt động 2: Dạy học phương trình chuyển động thẳng đều.
+ Thời lượng: 15 phút tiếp theo của tiết thứ 01 của chủ đề.
+ Mục đích: Khảo sát được các yếu tố của chuyển động thẳng đều thông qua phương trình và đồ thị của nó. Biết vận dụng giải quyết một số bài toán thực tế. Thông qua kết quả hoạt động nhóm để dẫn dắt vào phần hàm số bậc nhất trên từng khoảng trong tiết sau.
+ Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm.
+ Tiến trình dạy học:
- GV: Hãy nêu định nghĩa chuyển động thẳng đều.
- HS: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.
- GV: Gọi x0 là tọa độ của chất điểm tại thời điểm ban đầu , x là tọa độ tại thời điểm t sau đó. Vận tốc của chất điểm bằng: 
Từ đó ta có phương trình của chất điểm chuyển động thẳng đều 
- GV: Hãy cho biết hệ số góc của phương trình. Vẽ bảng biến thiên và đồ thị minh họa phương trình chuyển động thẳng đều ứng với và các khả năng khác nhau của vận tốc v (âm, dương).
- HS: Hoạt động cá nhân để giải quyết vấn đề. 
Câu trả lời mong muốn: “Hệ số góc của phương trình ”.
Bảng biến thiên:
Đồ thị:
- GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm (đơn vị nhóm được phân công từ trước). Thời gian hoạt động: 10 phút.
Nhiệm vụ: Đồ thị tọa độ theo thời gian của một người chạy bộ trên một đường thẳng được biểu diễn trong hình dưới đây.
a) Hãy tính vận tốc trung bình của người đó trong các khoảng thời gian từ 0 đến 10 phút, 10 đến 20 phút và trên cả quãng đường.
b) Việc di chuyển của người đó có phải là chuyển động thẳng đều không? Vì sao?
c) Tìm phương trình chuyển động của người đó theo thời gian.
* Hoạt động 3: Hàm số bậc nhất trong một số môn học.
+ Thời lượng: 15 phút tiếp theo tiết thứ 01 của chủ đề.
+ Mục đích: Giúp học sinh phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học. Với việc hoàn thành bài tập về nhà, HS biết được toán học có nhiều ứng dụng trong các môn học khác, đồng thời biết được CNTT có ứng dụng lớn trong việc học tập và nghiên cứu.
+ Phương pháp: Trình chiếu bài tập đã soạn.
+ Tiến trình dạy học:
- GV: Gọi một số HS lên bảng trả lời.
- HS: Các HS khác bổ sung nếu có phương án khác.
- GV: Chiếu một số công thức đã chuẩn bị trước.
Ví dụ 1: Trong vật lí, khối lượng m (gam) của một khối kim loại đồng chất có khối lượng riêng d tỉ lệ thuận với thể tích v (cm3) theo công thức m = d.v
Hay một số công thức khác: S = v.t, Q = I.t (với S: quảng đường, v: vận tốc, t: thời gian; Q: nhiệt lượng, I: cường độ dòng điện).
Ví dụ 2: Trong hóa học, M = 29d (M: phân tử gam chất khí, d: tỉ khối của chất khí đối với chất khí); m = n.M (m: khối lượng của một chất, n: số mol, M: khối lượng mol phương trình của chất đó).
Ví dụ 3: Trong cuộc sống, T = n.G (T: số tiền để mua đồ, n: số đồ vật, G: Giá của mỗi đồ vật).
* Hoạt động 4: Giao nhiệm vụ về nhà.
+ Thời lượng: 05 phút cuối tiết thứ 01 của chủ đề.
+ Mục đích: Giúp học sinh phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu khoa học. Với việc hoàn thành bài tập về nhà, HS biết được toán học có nhiều ứng dụng trong các môn học khác, đồng thời biết được CNTT có ứng dụng lớn trong việc học tập và nghiên cứu.
+ Phương pháp: Trình chiếu bài tập đã soạn.
+ Tiến trình dạy học:
- GV: Nêu nhiệm vụ.
Câu hỏi 4: Hãy tìm các ví dụ trong thực tế cuộc sống và trong các môn học có dạng hàm số bậc nhất?
Câu hỏi 5: Hãy dùng phần mềm GSP để vẽ đồ thị hàm số y = 3x – 6 gửi email về cho GV trước tiết học tiếp theo.	
Bài tập: Bài 1, 2a, 3, 4a trang 41-42 SGK Đại số 10.
* Hoạt động 5: Đồ thị của hàm số bậc hai
+ Thời lượng: Tiết thứ 02 của chủ đề.
+ Mục đích: Giúp HS hiểu định nghĩa hàm số bậc hai, xây dựng cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai và biết cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
+ Phương pháp: Dạy học kiến tạo, học sinh tự phát hiện kiến thức thông qua sự dẫn dắt của GV với sự hỗ trợ trực của các mô hình dạy học trực quan soạn bằng phần mềm vẽ hình GSP.
+ Tiến trình dạy học:
* Hoạt động thành phần 5.1. Kiểm tra bài cũ:
+ HS 1: Nêu các tính chất đã học về đồ thị hàm số với .
+ HS 2: Cho 2 số thực dương p và q, tịnh tiến đồ thị hàm số với qua phải p đơn vị và lên trên q đơn vị ta được đồ thị hàm số nào? Khai triển hàm số đó về dạng đa thức.
ĐS bài 2:.
* Hoạt động thành phần 5.2. Đặt vấn đề bài mới:
Như vậy, với hai phép tịnh tiến chúng ta đã biến hàm số quen thuộc thành đồ thị của một hàm số khác. Bài học hôm nay sẽ nghiên cứu hàm số có dạng như trên.
* Hoạt động thành phần 5.3. Định nghĩa hàm số bậc hai.
Nội dung kiến thức
Hoạt động của GV – HS
1. Định nghĩa
Dạng:.
TXĐ: .
Ví dụ 4: cùng với các ví dụ (đúng) của học sinh
- GV: Hãy phát biểu định nghĩa hàm số bậc hai? Cho một ví dụ cụ thể?
- HS phát biểu định nghĩa và cho một ví dụ cụ thể.
- GV trình bày tóm tắt lên bảng.
* Hoạt động thành phần 5.4. Nhắc lại đồ thị hàm số 
Nội dung kiến thức
Hoạt động của GV - HS
2. Đồ thị hàm số bậc hai
a. Nhắc lại đồ thị hàm số
+ SGK.
- GV: Chúng ta đã nhắc lại ở phần kiểm tra bài cũ. Các em có thể xem ở sách giáo khoa.
* Hoạt động thành phần 5.5. Đồ thị hàm số bậc hai
Nội dung kiến thức
Hoạt động của GV – HS
Kết luận:
Đồ thị hàm số là một đường Parabol:
+ Đỉnh .
+ Trục đối xứng: .
+ Hướng bề lõm lên trên nếu và xuống dưới nếu .
Ví dụ 5: Tìm tọa độ đỉnh và trục đối xứng của parabol .
+ Đỉnh , trục đối xứng .
+ GV: Như trong phần kiểm tra bài cũ, bằng phép tịnh tiến đồ thị thích hợp, ta có thể tịnh tiến đồ thị hàm số thành đồ thị hàm số bậc hai, vậy đồ thị hàm số bậc hai tổng quát có thể dựng được bằng cách tương tự hay không? Các em hãy biến đổi hàm số về dạng .
+ HS ghi nhận kết quả biến đổi
+ GV: Thuyết trình
Xét trường hợp và , ta có phép tịnh tiến nào để biến đồ thị hàm số thành đồ thị hàm số ?
+ HS trả lời.
+ GV: Chiếu mô hình GSP minh họa.
+ GV: Vậy có nhận xét gì về đồ thị hàm số ?
+ Các kết luận trên vẫn đúng cho các trường hợp còn lại của và .
+ HS trả lời Ví dụ 5.
* Hoạt động thành phần 5.6. Vẽ đồ thị hàm số bậc hai
Nội dung kiến thức
Hoạt động của GV – HS
* Các bước vẽ đồ thị hàm số bậc hai
+ Xác định đỉnh.
+ Xác định trục đối xứng.
+ Xét hướng bề lõm.
+ Lấy các điểm đặc biệt và lấy thêm điểm phụ nếu cần.
 Ví dụ 6: Vẽ đồ thị các hàm số sau
a) 
b) 
+ Cho HS phát biểu các bước vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
+ GV: Tổng kết lại trên bảng.
+ GV: Lấy ví dụ và cùng HS giải a).
+ Gọi HS lên bảng giải b).
+ GV chiếu lại mô hình GSP.
* Hoạt động thành phần 5.7. Củng cố bài:
- Nắm vững các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a ¹ 0).
- Biết tìm tọa độ đỉnh, trục đối xứng, hướng bề lõm một cách chính xác..
* Hoạt động thành phần 5.8. Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_chu_de_ham_so_bac_nhat_ham.doc