SKKN Đổi mới khâu kiểm tra bài cũ trong giờ học Ngữ văn THPT tại trường THCS & THPT Như Thanh

SKKN Đổi mới khâu kiểm tra bài cũ trong giờ học Ngữ văn THPT tại trường THCS & THPT Như Thanh

 Văn học vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú sinh động, nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người, khơi gợi lên một thế giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn trong mỗi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Từ đó nó tác động tới tâm tư, tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Chính vì lẽ đó nên môn văn là môn học không khô khan so với một số môn khoa học tự nhiên như Toán, Lí, Hóa trong chương trình phổ thông. Đặc biệt tuổi trẻ là lứa tuổi giàu cảm xúc, dễ rung dộng trước cái Đẹp nên nếu được thầy cô dẫn dắt, hướng dẫn thì sự yêu thích cái Đẹp nhất định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn.

Từ trước tới nay, giờ dạy học văn vẫn theo guồng quay truyền thống: kiểm tra bài cũ; giáo viên dạy bài mới; và kết thúc tổng kết lại bài học. Ở khâu kiểm tra bài cũ giáo viên thường gọi học sinh lên bảng kiểm tra lại những kiến thức về bài cũ vừa học xong. Việc làm này lâu dần trở thành quá quen thuộc thậm chí gây sự nhàm chán cho học sinh. Học sinh không muốn học, học những cái vừa xong để đối phó hoặc học qua loa miễn qua điểm 5, dẫn tới không thể nắm kiến thức một cách hệ thống và làm mài mòn dần tinh thần học tập.

Giáo viên phải không ngừng sáng tạo đổi mới, đưa ra các phương pháp mới thiết thực khơi dậy sự hứng thú và tinh thần trách nhiệm đối với môn học

Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn dạy - học môn văn nói trên, tác giả bài viết này mạnh dạn xin được trình bày một số kinh nghiệm của bản thân với đề tài: “ Đổi mới khâu kiểm tra bài cũ trong giờ học Ngữ văn THPT tại trường THCS & THPT Như Thanh" qua đây muốn được trao đổi với các bạn đồng nghiệp để cùng làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình.

 

doc 14 trang thuychi01 6141
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới khâu kiểm tra bài cũ trong giờ học Ngữ văn THPT tại trường THCS & THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Văn học vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và ngôn từ phong phú sinh động, nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người, khơi gợi lên một thế giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn trong mỗi sự vật, hiện tượng trong tác phẩm. Từ đó nó tác động tới tâm tư, tình cảm và góp phần quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Chính vì lẽ đó nên môn văn là môn học không khô khan so với một số môn khoa học tự nhiên như Toán, Lí, Hóa trong chương trình phổ thông. Đặc biệt tuổi trẻ là lứa tuổi giàu cảm xúc, dễ rung dộng trước cái Đẹp nên nếu được thầy cô dẫn dắt, hướng dẫn thì sự yêu thích cái Đẹp nhất định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn.
Từ trước tới nay, giờ dạy học văn vẫn theo guồng quay truyền thống: kiểm tra bài cũ; giáo viên dạy bài mới; và kết thúc tổng kết lại bài học. Ở khâu kiểm tra bài cũ giáo viên thường gọi học sinh lên bảng kiểm tra lại những kiến thức về bài cũ vừa học xong. Việc làm này lâu dần trở thành quá quen thuộc thậm chí gây sự nhàm chán cho học sinh. Học sinh không muốn học, học những cái vừa xong để đối phó hoặc học qua loa miễn qua điểm 5, dẫn tới không thể nắm kiến thức một cách hệ thống và làm mài mòn dần tinh thần học tập.
Giáo viên phải không ngừng sáng tạo đổi mới, đưa ra các phương pháp mới thiết thực khơi dậy sự hứng thú và tinh thần trách nhiệm đối với môn học
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn dạy - học môn văn nói trên, tác giả bài viết này mạnh dạn xin được trình bày một số kinh nghiệm của bản thân với đề tài: “ Đổi mới khâu kiểm tra bài cũ trong giờ học Ngữ văn THPT tại trường THCS & THPT Như Thanh" qua đây muốn được trao đổi với các bạn đồng nghiệp để cùng làm tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới các tiết dạy học Ngữ văn nói chung, làm mới khâu kiểm tra bài cũ nói riêng
Đề xuất một số biện pháp, phương hướng làm mới khâu kiểm tra bài cũ trong các giờ học văn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh trường THCS và THPT Như Thanh. Cụ thể là lớp 12a2 và 12a3
Nghiên cứu tính khả thi của việc đổi mới giờ học Ngữ văn từ khâu kiểm tra bài cũ
Nghiên cứu các biện pháp và phương hướng đặt ra ở khâu kiểm tra bài cũ nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát và phân tích số liệu thống kê.
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI KHÂU KIỂM TRA BÀI CŨ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN.
1.1. Mục đích của khâu kiểm ra bài cũ.
Tích cực hóa hoạt động và phát huy năng lực của học sinh: Qua việc kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể biết được trình độ kiến thức và những kĩ năng môn học của học sinh so với yêu cầu của chương trình, cũng như tiến độ của học sinh trong quá trình học tập nhằm thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập nơi học sinh. Kiểm tra bài của cũng phát hiện những sai sót cần bổ sung, điều chỉnh trong quá trình học tập đồng thời cũng hệ thống được trọng tâm kiến thức các bài học trước. Việc phát huy tính tích cực của học sinh cũng có ý nghĩa quan trọng. Bởi xét trên cơ sở giáo dục thì học sinh phải tự nhận thức và hành động. Giáo dục phải thực hiện thông qua hành động và bằng hành động của bản thân học sinh.
Kiểm tra bài cũ công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học của mỗi học sinh và mỗi tập thể lớp, tạo cơ hội để các em phát triển kĩ năng tự đánh giá để nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên các em trong học tập. đồng thời qua giáo dục học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập rèn luyện tu dưỡng đạo đức, có thêm niềm tin ở khả năng của mình.
Như vậy việc kiểm tra bài cũ là động lực thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động dạy - học, đây cũng là nhân tố kích thích học sinh vươn lên. Qua đó giúp giáo viên hoàn thiện, cải tiến phương pháp và hình thức dạy học sao cho đem lại kết quả cao nhất. Ngược lại nếu giáo viên xem nhẹ kiểm tra bài cũ sẽ dẫn tới hậu quả buông lỏng quá trình dạy học, không động viên thúc đẩy sự vươn lên của học sinh.
1.2. Ý nghĩa của việc kiểm tra bài cũ.
	Đối với học sinh: Đánh giá trình độ khả năng tiếp nhận tri thức của học sinh, cơ bản đánh giá ở khả năng nhận biết nhớ và thuộc, thông hiểu được bản chất của vấn đề và vận dụng kiến thức trong học tập. Thông qua kiểm tra bài cũ học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tư duy trí tuệ từ đơn giản đến phức tạp: biết tái hiện kiến thức để áp dụng vào cuộc sống.
Đối với giáo viên kiểm tra bài cũ là khâu giúp giáo viên theo dõi được quá trình học tập của học sinh, sự chuyên cần của các em. Từ đó nhận ra điểm mạnh, yếu, cái làm được và cái chưa ổn của bản thân để tự điều chỉnh hoàn thiện hoạt động dạy học, không ngừng nâng cáo chất lượng việc giảng dạy.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI KHÂU KIỂM TRA BÀI CŨ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN.
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thì việc cải tiến phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng. Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thì việc đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy thì kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình học tập và giảng dạy. Đổi mới phương pháp và đổi mới kiểm tra đánh giá có liên quan chặt chẽ với nhau.
Nhưng thực tế cho thấy, giáo viên khi chuẩn bị bài thường ít chú ý đến khâu kiểm tra bài cũ. Trọng tâm chủ yếu của họ trong bài học là giảng bài mới, còn kiểm tra bài cũ là công việc phụ. Vì lẽ đó mà nhiều giáo vien kiểm tra bài cũ bằng cách vào đầu giờ học gọi học sinh lên bảng, hỏi học sinh vài ý của bài học trước, học sinh chỉ cần thuộc là đạt yêu cầu, làm cho việc kiểm tra bài cũ trở nên tẻ nhạt và đơn điệu. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt khâu kiểm tra bài cũ thì quá trình tiếp thu kiến thức sẽ bị gián đoạn, sẽ dẫn tới hiện tượng hổng kiến thức cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em học sinh nhất là đối với học sinh THPT cuối cấp.
Đổi mới kiểm tra bài cũ để tạo động cơ thái độ học tập, đồng thời giúp giáo viên nhìn nhận lại quá trình dạy học của mình để điều chỉnh, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa kịp thời và giúp học sinh nhận ra những khuyết thiếu trong kiến thức của mình để kịp thời có kế hoạch bổ sung, bồi dưỡng. 
Thông thường khâu kiểm tra bài cũ đầu giờ học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi của bài học hôn trước. Đối với môn Ngữ văn học sinh xung phong ít, số còn lại ngồi dưới có thể chưa chú ý hoặc ngồi chơi. Nên số lượng kiểm tra bài cũ của một tiết học ít chỉ khoảng 1-2 em. Thậm chí một số giáo viên còn bỏ qua bước kiểm tra bài cũ, vào học là tiến hành dạy bài mới ngay mà không biết học sinh đã nắm được kiến thức cũ chưa. Hay một số ít khác lại đưa ra những câu hỏi phát vấn trao đổi với học sinh mà ít khi xem đó là hình thức kiểm tra bài cũ tích cực, do vậy không có điểm khuyến khích học trò. Nhiều học sinh học bằng cách đổi phó, bằng cách học xong bài cũ xung phong lên bảng lấy điểm một lần, sau đó không bao giờ học bài cũ nữa.
Bản thân học sinh cũng chưa nhận thức đúng đắn vai trò của việc học bài cũ trong quá trình học tập của mình. Đa số các em học theo kiểu học vẹt, đối phó, có điểm là thôi không học nữa. Vì vậy học sinh không nắm đước các bài học một cách hệ thống liên hoàn và logic.Về tâm lí học sinh cảm thấy sợ hãi, căng thẳng mỗi khi kiểm tra bài cũ. Còn có nhiều trường hợp nghỉ học vì chưa học bài cũ... Dưới đây là bảng thống kê về tình hình học bài cũ của học sinh môn Ngữ văn THPT ở 120 học sinh lớp 12 của trường THCS & THPT Như Thanh.
BẢNG THỐNG KÊ THỰC TRẠNG HỌC BÀI CŨ
Mức độ 
Không học
Thỉnh thoảng 
Học khi chưa có điểm
Học để nắm kiến thức
Số lượng
16
24
57
23
Tỉ lệ %
13,2
20
47,5
19,3
Từ bảng trên ta nhận thấy tỉ lệ học sinh học bài cũ để nắm kiến thức là rất ít, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Vì vậy thiết nghĩ tại sao chúng ta không để cho các em tương tác với nhau, giáo viên lắng nghe xem học sinh nắm bài học cũ như thế nào? Muốn đáp ứng mục tiêu giáo dục là con người chủ động sáng tạo, thích nghi với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước và nhu cầu hội nhập thế giới, cần có những đổi mới toàn diện và đồng bộ.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KHÂU KIỂM TRA BÀI CŨ MÔN NGỮ VĂN THPT Ở TRƯỜNG THCS &THPT NHƯ THANH.
	 Trước hết cần khắc phục quan niệm sai lầm cho rằng kiểm tra bài cũ ở môn Ngữ văn chủ yếu là xem học sinh có nắm được kiến thức đã học không, mà phải nhận thức được rằng việc kiểm tra bài cũ là xem xét một cách tổng hợp nhận thức, phát triển và kết quả của việc dạy học theo đúng yêu cầu và chức năng bộ môn. Kiểm tra bài cũ càng không phải để đánh đố trình độ của học sinh. Bởi vì chất lượng của việc dạy học không phải ở việc học sinh nắm được một khối lượng tri thức mà là việc các em biết vận dụng những tri thức để giải quyết các nhiệm vụ cần thiết. Quan trọng hơn cả là việc các em sử dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới như thế nào? Nó tác động như thế nào đến việc rèn luyện đạo đức, tư tưởng cho các em. Xuất phát từ quan niệm như thế, cần đổi mới ở nhiều vấn đề, trên nhiều phương diện mà ở đây xin tập trung vào bàn về đổi mới ở nội dung và hình thức của việc kiểm tra bài cũ.
3.1. Đổi mới ở nội dung kiểm tra.
3.1.1. Kiểm tra bằng cách hệ thống lại những kiến thức đã học.
	Cần giúp học sinh ý thức được rằng đây là phần cơ bản nhất làm nền tảng để tiếp thu những kiến thức mới. Chính vì vậy học sinh cần phải nắm và hiểu rõ bản chất của kiến thức, tránh tình trạng học sinh học thuộc lòng, học vẹt, khi hỏi thì nhớ, sau vài ngày lại quên. Nguồn kiến thức này là nguồn kiến thức quen thuộc mà lâu nay giáo viên vẫn dùng để giao về nhà cho học sinh trả bài vào tiết sau. Tuy nhiên để nó không nhàm chán, ấu trĩ, lối mòn thì cần linh động, đa dạng trong cách hỏi. Không chỉ hỏi cái vừa học mà còn hỏi cả những cái đã học, những cái liên quan...
	 Không chỉ kiểm tra kiến thức của bài học trước, giáo viên còn cần hướng cho học sinh tới cách hệ thống lại các vấn đề đã học qua một cách khoa học, logic để các em nắm được bài học trong mối liên hệ với toàn bộ hệ thống kiến thức.
Đối với môn Ngữ văn các giai đoạn văn học được chia rất rõ ràng, mỗi giai đoạn có những đặc điểm, có những giá trị riêng. Vì vậy giáo viên dạy cho học sinh cách nắm bài học trong cái nhìn hệ thống với đặc điểm chung của cả giai đoạn văn học. Và kiểm tra bài cũ bằng cách đặt bài học trong cái nhìn soi chiếu với đặc điểm chung của toàn bộ thời kì. Điều này có tác dụng lớn là học sinh không chỉ hiểu một tác phẩm văn học mà còn hiểu bản chất của cả thời kì văn học. Nhất là khi làm bài học sinh sẽ có cái nhìn sâu rộng toàn diện, có được những lập luận sắc bén và logic trước vấn đề được bàn tới.
Muốn làm được điều đó đòi hỏi trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần giúp học sinh làm quen với cái nhìn cụ thể một tác phẩm trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống qua bài giảng của mình. Khi đã quen thuộc thì biến nó thở thành một dạng câu hỏi của việc kiểm tra bài cũ.
Ví dụ: Tác phẩm " Rừng xà nu" mang những nội dung nổi bật của văn học giai đoạn 1945- 1975, đó là những nội dung nào? Hãy nêu tóm tắt nội dung đó trong tác phẩm?
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
-Tóm tắt
+ Sử thi
Không khí đánh giặc của làng Xô Man
Hình tượng người anh hùng Tnú...
+ Lãng mạn
Hình tượng cây xà nu
Tình yêu gia đình quê hương buôn làng của Tnú...
3.1.3. Kiểm tra sự đối chiếu giữa kiến thức của các bài học.
	Đây chính là thao tác so sánh để thấy được cái mới, cái độc đáo, cái khác biệt giữa tác phẩm văn học này với tác phẩm văn học kia. Thông thường khi dạy cho học sinh các kĩ năng làm bài văn nghị luận, giáo viên thường nhấn mạnh kĩ năng so sánh để làm nổi bật vấn đề. Tuy nhiên trong bài viết trên giấy cũng là hạn chế, mà đây lại là một thao tác quan trọng tạo nên độ sâu, độ dày cho một bài viết.
	Để rèn luyện kĩ năng so sánh cho học sinh đầu tiên phải xuất phát từ các bài kiểm tra, thông qua việc giảng dạy, chấm bài giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy tầm quan trọng của thao tác so sánh trong bài làm và học tập. Sau đó chuyển dần sang các câu hỏi vấn đạp trên lớp có định hướng của giáo viên và dần chuyển sang là một loại câu hỏi thông dụng của việc kiểm tra bài cũ.
	 Muốn thực hiện được nội dung này trong việc kiểm tra bài cũ đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực của cả giáo viên và học sinh. Để định hướng dần trở thành kĩ năng không thể thiếu trong quá trình học môn Ngữ văn.
Câu hỏi ví dụ:
- Nhân vật Việt trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" có điểm gì giống và khác với nhân vật Tnú trong tác phẩm "Rừng xà nu" ?
- Số phận của nhân vật Mị có điểm gì tương đồng với những nhân vật phụ nữ mà em đã học?...
3.1.4. Kiểm tra khả năng lập luận làm rõ vấn đề của học sinh.
	 Đây chính là lúc để giáo viên sử dụng các câu hỏi có vấn đề, tức là dạng câu hỏi đòi hỏi chính kiến, khả năng huy động những kiến thức đã học để lập luận đưa ra kết luận đúng cho một vấn đề.
	Thông thường các giáo viên cũng hay sử dụng kiểu câu hỏi này để phát vấn trong giờ học, lấy ý kiến từ học sinh. Tuy nhiên khi kiểm tra bài cũ thì lại ít được chú ý. Thực ra đây là một loại câu hỏi giúp phát triển tư duy cho người học. Muốn trả lời được câu hỏi người học phải có kiến thức bao quát, phải có được dẫn chứng cụ thể và phải có được lập luận logic. Nếu phát triển được kĩ năng này, người học không chỉ có được tư duy văn học tốt, nắm vững được lượng kiến thức ở nhiều chiều, mà còn giúp cho giáo viên đỡ mất công ôn đi ôn lại cho học sinh vào các đợt thi cử.
	Song không phải đối tượng học sinh nào cũng có thể ngay lập tức giải quyết được các dạng câu hỏi như thế, những học sinh yếu hơn, tiếp thu kém hơn thì giáo viên cần có những biện pháp trau dồi, rèn luyện tích cực để nó trở thành một kĩ năng đồng bộ trong học tập. 
	Thông qua dạng câu hỏi kiểm tra bài cũ này, giáo viên còn rèn giũa, sữa chữa cho học sinh các lỗi khi diễn đạt trong giao tiếp. Giúp hoàn thiện kĩ năng nói năng giao tiếp cho học sinh.
3.2. Đổi mới hình thức kiểm tra.
Không chỉ làm mới nội dung kiểm tra, tránh sự nhàm chán, mệt mỏi thụ động của học sinh. Giáo viên cần phải có những hình thức kiểm tra mới thay đổi để tạo sự hứng thú, bất ngờ và thúc đẩy sự nỗ lực không ngừng của học sinh. Ở đây xin được đưa ra một số hình thức câu hỏi và dạng kiểm tra, mà bản thân đã áp dụng thấy có những kết quả tiến bộ rõ rệt.
3.2.1. Kiểm tra bài cũ dưới hình thức bốc thăm câu hỏi
Bốc thăm câu hỏi là hình thức giáo viên ra các câu hỏi, yêu cầu vào các mảnh giấy nhỏ gấp lại và gọi học sinh lên bảng. Phương pháp này yêu cầu giáo viên không đọc câu hỏi trước mà gọi học sinh lên bảng bốc thăm, bốc vào câu nào thì trả lời câu hỏi đó.
Đây là cách giáo viên có thể nắm được học sinh học bài có đầy đủ không, các bài học đã qua có nắm được bất kì bài nào được hỏi không. Cách làm này tránh việc học vẹt một bài học tiết trước vừa xong, kiểm tra được kiến thức công bằng nhất, đánh giá khách quan nhất.Tạo được sự hứng khởi cho các học sinh khác chú ý lắng nghe. Thông thường giáo viên hay đọc câu hỏi và gọi một học sinh lên trả lời. Việc làm này có mặt trái của nó là học sinh có thể thuộc câu đó nhưng một bài khác lại không nắm được. Còn những em khác trong lớp khi nghe câu hỏi sẽ chỉ học câu đó để nhỡ cô có gọi mình. Điều này vô tình tạo nên sự thụ động và tính đối phó trong việc học bài cũ của học sinh.
Với ưu điểm của phương pháp này là tính bất ngờ trong việc chọn câu hỏi nên đòi hỏi học sinh phải học bài từ ở nhà, nắm tất cả kiến thức đã học chứ không phải một bài. Với những học sinh không được gọi lên thì cũng đã chuẩn bị ở nhà, khi bạn lên bảng thì sẽ chú ý lắng nghe và rút ra được những kinh nghiệm trong khi bạn trả lời. Đặc biệt hình thức kiểm tra này đặc biệt có hiệu quả với các tác phẩm thơ phải học thuộc trong chương trình như phần Thơ Mới, Thơ cách mạng... học sinh không thể chỉ học một bài mà phải thuộc tất cả. Nói như vậy không phải là các dạng câu hỏi tư duy không sử dụng được hình thức này, bản thân tôi đã áp dụng các dạng câu hỏi này để kiểm tra bài cũ cho học sinh lớp 12. Nhận thấy rằng các em tích cực học bài cũ hơn, không chỉ học thuộc được tất cả các bài thơ, các em còn nắm được những kiến thức có phần khó, dài, phức tạp. 
Ví dụ những câu hỏi như phân tích, làm rõ vấn đề, chứng minh nhận định...
1. Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong tác phẩm" chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu? 
2. Làm rõ tính sử thi và nét độc đáo riêng biệt của nhân vật Tnú trong tác phẩm"Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành? 
3. Có ý kiến cho rằng "Sóng là những lời giải bày của một tâm hồn phụ nữ đang yêu" lời giải bày nào khiến em ấn tượng hơn cả, hãy phân tích?
 Phương pháp này giáo viên có thể kiểm tra ở đầu giờ học hoặc ở các tiết học tự chọn hay ôn tập. 
Bởi đòi hỏi thời gian có thể bị giãn ra, nên nếu kiểm tra ở đầu tiết học mới sẽ không được nhiều học sinh. Song nếu tiến hành ở các tiết học tự chọn hay tiết ôn tập sẽ kiểm tra được nhiều hơn và giáo viên cũng có thêm thời gian để nhận xét cho học sinh khác rút kinh nghiệm.
3.2.2.Kiểm tra bài cũ bằng hình thức vẽ sơ đồ kiến thức.
Vẽ sơ đồ là phương pháp đã được các môn học khác áp dụng từ khá lâu rồi, còn với môn Ngữ văn với những đặc điểm đặc thù của nó thì việc sử dụng bằng sơ đồ còn khá hạn chế. Có chăng chúng ta mới chỉ sử dụng trong các bài học trên lớp. Tuy nhiên đây lại là một phương pháp đắc dụng trong việc giúp học sinh có cái nhìn hệ thống khoa học về lượng kiến thức đã học. Đặc biệt nó phù hợp với các bài văn học sử nhất là các bài khái quát văn học.
Sử dụng cách kiểm tra này tức là giáo viên nêu yêu cầu và gọi học sinh lên để vẽ thành sơ đồ. Có thể tiến hành ở đầu hoặc cuối tiết học đều được. Sau khi đã học kiến thức xong, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tổng kết thành một sơ đồ tư duy để dễ nhớ, dễ thuộc hơn.
Muốn thực hiện được cách kiểm tra này đòi hỏi học sinh phải nắm chắc được kiến thức, mối liên hệ của các kiến thức trong tổng thể nhất quán của toàn bài. Ngoài ra giáo viên còn hướng dẫn định hướng để học sinh vẽ đúng trọng tâm, chính xác khoa học. Sơ đồ chính là khung kiến thức cốt lõi cần nhớ được của một bài học.
Ví dụ:
- Em hãy vẽ sơ đồ đặc điểm của văn học Việt Nam trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945?
Đặc điểm
Có sự phân hóa
Tốc độ phát triển nhanh chóng
Hiện đại hóa
Văn học không công khai
Văn học công khai
Chất lượng
Số lượng
Từ 1930 đến 1945
Từ 1920 đến 1930
Từ đầu thế kỉ đến 1920
Văn học hiện thực
Văn học lãng mạn
Để vẽ được sơ đồ không phải là vấn đề đơn giản. Để sơ đồ hóa một lượng kiến thức của môn học nghệ thuật đặc thù, giáo viên trước hết phải truyền đạt tới người học một lượng kiến thức đầy đủ, logic, có mối liên hệ. Sau đó nhấn mạnh định hướng được các ý chính cần ghi nhớ và cuối cùng là nêu yêu cầu và gọi học sinh lên bảng vẽ sơ đồ. Khi vẽ nếu học sinh khá giỏi thì không khó khăn để hoàn thành một sơ đồ chính xác, khoa học. Nhưng với những học sinh ở mức trung bình hoặc yếu kém, thì giáo viên cần định hướng, hướng dẫn các em tập làm quen dần đến khi thành kĩ năng. Đối với những học sinh này đây cũng là cách giúp các em thuộc bài nhanh nhất dễ dàng nhất.
	Chính vì những ưu thế khá đắc dụng như vậy, trong giảng dạy và học tập giáo viên cần chú ý phát triển kĩ năng này cho học sinh ở các giờ học chung và ở việc kiểm tra bài cũ nói riêng. Sử dụng kiểu sơ đồ tư duy cho kiểm tra bài cũ là cách học sinh nắm tri thức tổng thể, bao quát ngắn gọn, là cách truyền đạt tri thức khoa học, logic , là cách khảo sát được tình hình nắm bài học của giáo viên. 
3.2.3.Kiểm tra bài cũ bằng hình thức tổ chức cuộc đối thoại giữa học sinh để làm rõ một vấn đề.
Tổ chức cuộc đối thoại giữa học sinh là cách giáo viên có thể giành ra 10 phút để đưa ra một câu hỏi có nhiều cách lí giải, nhiều ý kiến khác nhau, để học sinh suy nghĩ bàn luận và đưa ra câu trả lời. Đây là hình thức giáo viên có thể biết được cách nhìn nhận đánh giá một vấn đề của học sinh. Để từ đó định hướng, uốn nắn cái nhìn đúng đắn chuẩn xác về một vấn đề văn học, về kĩ năng qua cách làm này giáo viên sẽ giú

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_khau_kiem_tra_bai_cu_trong_gio_hoc_ngu_van_thpt.doc