SKKN Dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn Tin học 6 tại Trường Trung học Cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

SKKN Dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn Tin học 6 tại Trường Trung học Cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

1. Cơ sở lý luận

Trên cơ sở những kết quả bước đầu đạt được trong năm học 2016 - 2017 về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của ngành, năm học 2017 - 2018, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.

Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 01/08/2017 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành kế hoạch, thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Công văn số 3718/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017-2018 có nhiệm vụ trọng tâm là triển khai có hiệu quả phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm.; nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.

Việc dạy học lồng ghép tích hợp các môn Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật trong giờ dạy tin giúp nâng cao hiệu quả của tiết dạy. Đồng thời giúp các em học sinh lĩnh hội được các kiến thức để vận dụng vào đời sống.

 Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Tin học, tôi rất mong muốn tìm được những phương pháp dạy học tích cực mới để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

 

doc 27 trang hoathepmc36 17104
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn Tin học 6 tại Trường Trung học Cơ sở Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
I
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2-3
4. Giới hạn của đề tài
3
5. Phương pháp nghiên cứu
3
II
Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
3-4
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
4-6
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
6-26
III
Kết luận, kiến nghị
1. Kết luận
26
2. Kiến nghị
27
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Dạy học tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với  học sinh. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. 
Trước thực tiễn đó, năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trên địa bàn toàn quốc. Ban đầu nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ thậm chí còn mơ hồ trong cách hiểu về dạy học tích hợp, nên có một số hiện tượng xảy ra như giáo viên tích hợp không đúng lúc đúng chỗ nên việc dạy học tích hợp trở nên gượng ép; hay có giáo viên lựa chọn nội dung tích hợp quá nhiều nên không đủ thời gian để dạyTừ thực tế đó, tôi đã đúc rút kinh nghiệm, tìm tòi nghiên cứu và tích cực tham gia cuộc thi Dạy học tích hợp trong các năm học và năm học 2016 – 2017 đã đạt được kết quả giải B cấp huyện với sản phẩm mang tên: Tích hợp giáo dục học sinh vệ sinh an toàn thực phẩm qua “Bài 7: Thêm hình ảnh để minh họa trong môn Tin học 6”
Từ sản phẩm Dạy học tích hợp đã đạt giải, tôi đã quyết định viết thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ những kinh nghiệm của mình về dạy học tích hợp với đề tài “Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp nhằm giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh trong bộ môn tin học 6 tại Trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk” cho đồng nghiệp tham khảo cũng như cùng nhau tìm ra được phương pháp giảng dạy hay nhất giúp phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. 
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu 
- Nâng cao chất lượng dạy học trong bộ môn Tin học THCS.
- Học sinh nâng cao ý thức, thái độ và kĩ năng sống cho bản thân, gia đình, xã hội. 
- Nâng cao năng lực dạy học tích hợp.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp.
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong môn Tin học 6 nói riêng và môn tin học THCS nói chung.
Đối tượng nghiên cứu
- Tài liệu hiện hành về phương pháp dạy học tích hợp.
- Chương trình dạy học một số bộ môn trong nhà trường năm học 2017-2018 như: Tin học, Giáo dục công dân, Công nghệ, Mĩ thuật, Lịch sử, Âm nhạc, Địa lí,
Giới hạn của đề tài.
- Đề tài này được nghiên cứu và thử nghiệm tại các lớp 6 trường THCS Lương Thế Vinh - H.Krông Ana – T. Đăk Lăk trong năm học 2017- 2018.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các nghiên cứu về dạy học tích hợp trong môn Tin học.
- Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình lĩnh hội của học sinh.
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê kết quả học tập của học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng dạy Tin học khối 6 trường THCS Lương Thế Vinh.
Phần nội dung
Cơ sở lý luận 
Trên cơ sở những kết quả bước đầu đạt được trong năm học 2016 - 2017 về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của ngành, năm học 2017 - 2018, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Quyết định số 404/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.
Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.
Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 01/08/2017 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành kế hoạch, thời gian năm học 2017-2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Công văn số 3718/BGDĐT-GDTrH ngày 15/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017-2018 có nhiệm vụ trọng tâm là triển khai có hiệu quả phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tạo hứng thú cho người học luôn là một vấn đề quan trọng trong hoạt động dạy - học. Bởi vì, như chúng ta biết, dạy - học là một hoạt động phức tạp, trong đó chất lượng, hiệu quả cơ bản phụ thuộc vào người học. Và điều này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực nhận thức, động cơ học tập, sự quyết tâm...; nó còn phụ thuộc vào: môi trường học tập, người tổ chức quá trình dạy học, sự hứng thú trong học tập.
Việc dạy học lồng ghép tích hợp các môn Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật trong giờ dạy tin giúp nâng cao hiệu quả của tiết dạy. Đồng thời giúp các em học sinh lĩnh hội được các kiến thức để vận dụng vào đời sống.
	Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Tin học, tôi rất mong muốn tìm được những phương pháp dạy học tích cực mới để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi - khó khăn
2.1.1. Thuận lợi
- Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. 
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của chi bộ Đảng, của Ban Giám Hiệu nhà trường, được sự giúp đỡ của các đồng chí trong tổ chuyên môn.
	- Giáo viên giảng dạy nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi để trau dồi kiến thức đồng thời tìm ra được những phương pháp học tập tích cực. Nhiều giáo viên vẫn thường xuyên giảng dạy theo hướng tích hợp kiến thức.
	- Đa số các em học sinh yêu thích môn Tin học hơn, chịu khó tìm tòi, học hỏi để giải quyết những tình huống thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học.
2.1.2. Khó khăn
- Về phía giáo viên: Một số giáo viên còn mơ hồ, chưa hiểu “tích” thế nào cho “hợp” nên khi giảng dạy một số giáo viên còn ôm đồm đưa quá nhiều nội dung tích hợp trong bài dạy; vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp tích hợp dẫn đến tình trạng tích hợp một cách khô cứng và gượng ép.
- Về phía học sinh: Một số học sinh ham chơi, hoặc học theo kiểu chạy theo các môn học thời thượng, nắm kiến thức một cách hời hợt nên học theo phương pháp tích hợp các em còn lúng túng. Đặc thù ở địa phương tôi công tác, học sinh người dân tộc nhiều (chủ yếu là dân tộc Ê đê) việc tiếp thu kiến thức của các em đa phần rất chậm nên rất khó khăn cho việc tích hợp kiến thức. 
2.2. Thành công, hạn chế
	2.2.1. Thành công: Năm học 2012-2013 Bộ giáo dục đào tạo đã phát động cuộc thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên và cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học với quy mô quốc gia. Điều đó đã giúp giáo viên bước đầu làm quen với việc dạy học theo phương pháp mới là tích hợp những kiến thức khác nhau vào trong bài dạy. Trong suốt ba năm học qua bản thân tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp của tôi đã tham gia tích cực vào cuộc thi này và đã có những kết quả nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích hợp một cách nhuần nhuyễn, tôi đã tự tin mỗi khi bài học đó có nội dung cần tích hợp hay liên môn. Điều đó đã góp một phần vào sự thành công của đề tài.
	2.2.2. Hạn chế: Việc áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào trường tôi đang giảng dạy vẫn còn một vài hạn chế: Phương pháp này áp dụng đối với học sinh khá giỏi thì tốt hơn đối với học sinh yếu kém; Mặc dù cuộc thi dạy học tích hợp được tổ chức nhiều năm nay, nhưng ngay đơn vị tôi công tác vẫn còn nhiều giáo viên chưa hiểu thấu đáo về dạy học tích hợp. 
	2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
	- Khi đưa ra các biện pháp dạy học tích hợp trong môn Tin học thì được học sinh cũng như đồng nghiệp hưởng ứng rất sôi nổi.
	- Chưa thực sự gây hứng thú cho HS yếu kém, ham chơi, lười học, lười suy nghĩ.
	2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động 
	- Để mang lại những thành công đáng kể cho đề tài cũng có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động. Như tôi trình bày ở trên, xu thế dạy học tích hợp đang được nhiều nước quan tâm trong đó có Việt Nam. Vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi nói riêng và đồng nghiệp của tôi nói chung phát huy được sự sáng tạo, tìm tòi để đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời, nó cũng trở thành một mục tiêu phấn đấu, thước đo về chuyên môn nghề nghiệp của mỗi giáo viên, bởi muốn đưa nội dung tích hợp vào bài dạy một cách hợp lí thì đòi hỏi giáo viên đó phải nắm vững về chuyên môn, am hiểu nhiều kiến thức ở những môn học khác nhất là các môn xã hội (Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật)
	- Khi nghiên cứu đề tài tôi vẫn gặp những khó khăn nhất định cũng bởi một 
số yếu tố tác động như: Học sinh ham chơi, không chịu tìm tòi, học hỏi; Giáo viên còn mơ hồ chưa biết nên “tích” như thế nào, ở đâu cho phù hợp. 
	2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
	Bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào đều gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Với đề tài này, tôi gặp một số khó khăn khi nghiên cứu. Vẫn còn những học sinh học tập một cách thụ động, hoặc trả bài một cách đối phó hay lười suy nghĩ Vậy để đổi mới dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp thì chính giáo viên phải trau dồi tri thức, tìm tòi học hỏi các môn học khác có liên quan. Bởi theo tôi, kiến thức không bao giờ là cô lập, không đứng độc lập mà nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta không học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn học khác thì cũng giống như “con chuột chui vào sừng trâu; càng chui sâu càng hẹp” mà thôi.
Những hạn chế mà đề tài đưa ra cũng sẽ được khắc phục nếu như cả giáo viên và học sinh đều không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức ở những môn học khác có liên quan thì sẽ thu lại kết quả khả quan.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Khái niệm “dạy học tích hợp”
	Để dạy học tích hợp tốt, đầu tiên giáo viên phải hiểu được thế nào là dạy học tích hợp. Trước những băn khoăn của giáo viên về dạy học tích hợp, liên môn, phó vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành đã trả lời trước báo Việt Nam nét: Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
	Như vậy, qua những bài học cụ thể, giáo viên phải tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến bài học đó để lồng ghép tích hợp cho học sinh. Làm được như vậy sẽ phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình tìm tòi tri thức.
	3.2. Chọn tên dự án tích hợp
	Gọi tên nội dung tích hợp là một khâu vô cùng quan trọng. Bởi nhan đề thường thâu tóm nội dung của bài học. Đặt tên dự án đúng giống như kim chỉ nam cho hướng đi của bài dạy. Nếu ta chọn sai nhan đề thì rất dễ gây hiểu nhầm cho cả người thực hiện và người đọc. Ví dụ trong sản phẩm dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp của cô giáo ở E H’Leo: nội dung của dự án là nói về vai trò của nước đối với đời sống con người, nhưng tên dự án lại đặt là: Nước với cuộc sống (Tích hợp giáo dục giá trị sống tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc cho học sinh). Mặc dù dự án rất chi tiết, nội dung tích hợp rất tốt nhưng tên dự án lại không bám sát nội dung. Điều này khiến người đọc, người xem hiểu lầm hoặc không hiểu nội dung tích hợp trong bài.
	3.3. Nghiên cứu chương trình học tập
- Giáo viên nghiên cứu phân phối chương trình của các bộ môn như: Tin học, Công nghệ, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuậtcủa lớp 6 trong năm học 2017-2018 của trường THCS Lương Thế Vinh, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk có những bài học nào thích hợp để tích hợp với chủ đề đã chọn, từ đó giáo viên lồng ghép vào bài dạy để giáo dục ý thức, thái độ và kĩ năng sống cho học sinh qua các bài cụ thể.
- Giáo viên tìm hiểu nội dung của các bài học trong các môn học của lớp 6 để từ đó định hướng, chọn chủ đề thích hợp cho bài dạy.
- Giáo viên đọc tài liệu, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, mạng Internet liên quan đến đề tài đã chọn để bổ sung thêm kiến thức, kĩ năng vận dụng tích hợp vào bài giảng.
3.4. Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể đưa vào tích hợp
	Để dạy học theo hướng tích hợp giáo dục đạo đức, ý thức, thái độ, kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu cần đạt của bài học cũng như những kiến thức cần có để tích hợp của các môn học khác. 
* Cụ thể trong một số bài dạy sau:
+ Tích hợp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ Trái Đất qua “Bài 7: Quan sát Hệ Mặt Trời”
TT
Môn bài liên quan đến nội dung tích hợp
Nội dung kiến thức được tích hợp
Ghi chú
1
Môn Tin học - lớp 6
Bài 7: Quan sát Hệ Mặt Trời
Giáo viên giúp cho học sinh hiểu được Trái Đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ Mặt Trời chúng ta có những hành tinh nào? Sao Kim và sao Hỏa, sao nào gần Mặt Trời hơn? Trái Đất nặng bao nhiêu?... thông qua việc học sinh dụng dễ dàng các nút lệnh trong phần mềm Solar System 3D Simulator, phần mềm sở hữu một giao diện thông minh hiển thị các thông tin đầy đủ, chính xác các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
2
Môn Địa lí - lớp 6
Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả; 
Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
Giáo viên giúp học sinh có để vận dụng các kiến thức đã học trong môn địa lí để trả lời các câu hỏi trong bài học, ngoài ra học sinh còn biết cách khám phá và có ý thức tự khám phá phần mềm mới dựa trên kiến thức, kĩ năng và thông tin đã có như phán đoán, quan sát hiệu ứng để tìm hiểu các chức năng các lệnh, nút lệnh, thanh trượt.
4
Môn Giáo dục công dân - lớp 6
Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ Trái Đất là một trong những biện pháp quan trọng giúp học sinh biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa biết cách chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh. Từ đó học sinh có những thái độ và kĩ năng sống để bảo vệ, giữ nhìn môi trường xanh, sạch, đẹp xung quanh nơi chúng ta đang học tập và sinh sống.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- lớp 6 
Tiết 16 - Hoạt động: Vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh thấy rõ vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình, làm cho học sinh tăng thêm tình cảm yêu mến gia đình, làng xóm, từ đó học sinh có thái độ trân trọng những giá trị, những di sản văn hóa của quê hương đất nước; Có thói quen giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
+ Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh về an toàn giao thông qua “Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành”
TT
Môn bài liên quan đến nội dung tích hợp
Nội dung kiến thức được tích hợp
Ghi chú
1
Môn Tin học - lớp 6
Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành
Giáo viên giúp cho học sinh hiểu được: Trật tự của các phương tiện giao thông trên đường phố, vai trò, lợi ích của hệ thống đèn giao thông trên đường phố thông qua các hình ảnh. Từ đó học sinh có những kĩ năng sống về an toàn giao thông để bảo vệ an toàn cho chính bản thân, gia đình, xã hội.
4
Phân môn Mĩ thuật -lớp 6
Chủ đề 2: Vẽ tự do.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho HS biết vệ sinh an toàn giao thông bằng việc thi vẽ tranh theo chủ đề “An toàn giao thông”. Từ đó học sinh có những kĩ năng sống về an toàn giao thông để tuyên truyền và bảo vệ an toàn cho chính bản thân, gia đình, xã hội.
Môn giáo dục công dân – lớp 6
Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông.; Thực hiện thống kê cập nhật số liệu mới nhất về tai nạn giao thông.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh biết hành động như thế nào để thực hiện trật tự an toàn giao thông. Học sinh biết làm được những gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường.
+ Tích hợp giáo dục học sinh ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm qua “Bài 19: Thêm hình ảnh để minh họa”
TT
Môn bài liên quan đến nội dung tích hợp
Nội dung kiến thức được tích hợp
Ghi chú
1
Môn Tin học - lớp 6
Bài 19: Thêm hình ảnh để minh họa.
Giáo viên giúp học sinh biết vận dụng kiến thức bài mới để chèn được hình ảnh minh họa vào trong văn bản và căn chỉnh hình ảnh làm bố cục văn bản hợp lí hơn để hoàn thành bài báo cáo theo nhóm thể hiện được ý tưởng, thông điệp muốn truyền tải đến cho người xem về chủ đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”. 
2
Môn Công nghệ - lớp 6
Bài 4: Ăn uống hợp lí.
Bài 5: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho học sinh biết được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi con người. Từ đó, biết cách ăn uống đảm bảo hợp lí, khoa học để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Ngoài ra, học sinh còn biết các nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm để tuyên truyền gia đình, bạn bè và người dân tránh sử dụng các loại thực phẩm bẩn; biết được các biểu hiện để có những biện pháp xử lí kịp thời khi bị ngộ độc thực phẩm.
3
Môn Giáo dục công dân - lớp 6
Bài 2: Tự chăm sóc sức khỏe.
Giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh biết và thực hiện được việc tự chăm sóc, rèn luyện sức khỏe cho bản thân. Từ đó có thái độ quan tâm, quý trọng sức khỏe của bản thân và của người khác.
4
Phân môn Mĩ thuật -lớp 6
Chủ đề 2: Vẽ tự do.
Giáo viên lồng ghép giáo dục cho HS biết vệ sinh an toàn thực phẩm bằng việc thi vẽ tranh theo chủ đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm”. Từ đó, tuyên truyền những kiến thức của bản thân về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người dân.
+ Tích hợp giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tôn sư trọng đạo qua “Bài thực hành 8: Em viết báo tường”
TT
Môn bài liên quan đến nội dung tích hợp
Nội dung kiến thức được tích hợp
Ghi chú
1
Môn Tin học - lớp 6
Bài thực hành 8: Em “viết ” báo tường.
Giáo viên giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học để biết tìm hiểu thông tin từ Internet, từ đó soạn thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_tich_hop_nham_giao_duc_y_thuc_thai_do_ki_nang_s.doc