Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng và hiệu quả học môn Tin học 6

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng và hiệu quả học môn Tin học 6

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tin học ở trường THCS tôi nhận thấy tầm quan trọng của bộ môn đối với học sinh trong các nhà trường, học Tin học không chỉ giúp các em kiến thức, kỹ năng mà còn góp phần hỗ trợ cho các em tìm hiểu kiến thức của các môn học khác. Vì thế giáo viên phải làm sao để truyền thụ kiến thức đến các em học sinh để các em nắm chắc vấn đề của bộ môn.

Là một giáo viên dạy môn Tin học tôi luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp, cách thức nhằm hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức cụ thể trong phần soạn thảo văn bản một cách chắc chắn và có sự hiểu biết một cách thấu đáo và áp dụng vào công việc thực tế một cách hiệu quả.

Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của mình trong việc giảng dạy bài “Định dạng văn bản” trong những năm qua. Đối với học sinh lớp 6 khi mới bắt đầu làm quen với bộ môn các em còn nhiều bỡ ngỡ, kiến thức về lý thuyết thì rất trừu tượng ở các bài học đầu tiên, nhưng bước sang học kỳ II các em được học và làm quen với phần soạn thảo văn bản thì kiến thức khi thực hành bộ môn có phần thực tế hơn, tuy nhiên thời gian dành cho các em thực hành không được nhiều nên để giúp các em ghi nhớ và thực hiện có hiệu quả thực tế là vô cùng khó. Vì thế tôi đã tìm tòi ra nhiều phương pháp giúp các em say mê với bộ môn và khắc sâu được kiến thức bài học.

 

doc 17 trang thuychi01 17672
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng và hiệu quả học môn Tin học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Tin học ở trường THCS tôi nhận thấy tầm quan trọng của bộ môn đối với học sinh trong các nhà trường, học Tin học không chỉ giúp các em kiến thức, kỹ năng mà còn góp phần hỗ trợ cho các em tìm hiểu kiến thức của các môn học khác. Vì thế giáo viên phải làm sao để truyền thụ kiến thức đến các em học sinh để các em nắm chắc vấn đề của bộ môn. 
Là một giáo viên dạy môn Tin học tôi luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp, cách thức nhằm hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức cụ thể trong phần soạn thảo văn bản một cách chắc chắn và có sự hiểu biết một cách thấu đáo và áp dụng vào công việc thực tế một cách hiệu quả. 
Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của mình trong việc giảng dạy bài “Định dạng văn bản” trong những năm qua. Đối với học sinh lớp 6 khi mới bắt đầu làm quen với bộ môn các em còn nhiều bỡ ngỡ, kiến thức về lý thuyết thì rất trừu tượng ở các bài học đầu tiên, nhưng bước sang học kỳ II các em được học và làm quen với phần soạn thảo văn bản thì kiến thức khi thực hành bộ môn có phần thực tế hơn, tuy nhiên thời gian dành cho các em thực hành không được nhiều nên để giúp các em ghi nhớ và thực hiện có hiệu quả thực tế là vô cùng khó. Vì thế tôi đã tìm tòi ra nhiều phương pháp giúp các em say mê với bộ môn và khắc sâu được kiến thức bài học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học môn Tin học. Các em học sinh sau khi học quyển 1, quyển 2 và học nghề Tin học sẽ có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về soạn thảo văn bản cũng như định dạng văn bản. Có khả năng làm việc độc lập với máy tính sau khi học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong phạm vi học sinh khối 6.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
Phương pháp quan sát thực tế: Trong quá trình giảng dạy bộ môn dựa và kết quả thực tế của học sinh để đánh giá, rút ra kinh nghiệm trong khi giảng dạy và xây dựng sáng kiến.
Phương pháp thu thập thông tin: Nhằm đánh giá kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy.
2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong chương trình học hiện này, nhằm định hướng cho học sinh có kiến thức xuyên suốt của môn học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa vào các nhà trường phổ thông những kiến thức rất cơ bản, nhằm giúp các em học sinh tiếp thu và sử dụng tương đối thành thạo máy tính.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm ở trường THCS bản thân tôi nhận thấy phần định dạng văn bản vô cùng quan trọng trong chương trình học THCS.
Sau khi các em đã được học bài định dạng văn bản ở lớp 6 lên lớp 7 các em lại tiếp tục được học định dạng trang tính tuy chương trình học khác nhau nhưng phần định dạng các nút lệnh được sử dụng có chức năng giống nhau, đó cũng chính là ưu điểm của phần mềm của hãng phần mềm nổi tiếng Microsoft, đã giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện các yêu cầu của bài học và dễ ghi nhớ. Tuy nhiên với học sinh niềm đam mê đối với bộ môn chưa nhiều và các em đang còn phải tập trung cho các môn học khác để thi huyện, thi tỉnh nên thời gian dành cho môn Tin học rất ít và thời gian dành cho việc thực hành ở trường còn ít nên sau khi các em học xong hầu hết là quên ngay. Vì thế tôi thấy trăn trở trong công tác giảng dạy, bản thân luôn suy nghĩ làm cách nào để học sinh khắc sâu kiến thức trong chương trình học lớp 6, 7 và sau này giúp cho các em học trong chương trình nghề phổ thông đạt kết quả cao. 
Từ đó, tôi đã nghĩ ra sáng kiến nên kích thích niềm đam mê và sự hứng thú học tập của các em bằng 1 số trò chơi dưới đây.
2.3. Các giải pháp giải thực hiện:
Dưới đây là 1 số trò “Học mà chơi, chơi mà học” tôi đã áp dụng cho HS Trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn trong năm học vừa qua:
*Thang điểm chung cho hai phần thi: 10 điểm
- Phần thứ nhất: 6 điểm mỗi nút lệnh 0.5 điểm
- Phần thứ hai: 3 điểm mỗi nút lệnh 0.5 điểm
- Tổng hợp hai phần thi: Đội nào đúng, nhanh, đẹp cộng thêm 1 điểm.
1. Phần thi thứ nhất với tên gọi: “Em làm họa sĩ”: 6 điểm
* Phạm vi kiến thức: Bài Định dạng văn bản lớp 6 (Tiết 1)
* Ý tưởng và cách thực hiện: 
- Sĩ số lớp 6C: 45 em.
- GV giao cho các em tập vẽ các nút lệnh. Chia thành 4 nhóm, bầu nhóm trưởng và nhóm trưởng phân công thành viên trong nhóm thực hiện vẽ các nút lệnh.
- Chuẩn bị bút lông, màu vẽ để thực hiện. (GV dặn trước từ tiết trước để học sinh chuẩn bị đầy đủ, đúng yêu cầu).
- Điểm cho phần này: 6 điểm (mỗi nút lệnh đúng, đẹp, nhanh) đạt 0.5 điểm.
- Thời gian thực hiện: 10 phút.
- GV đưa ra quy định về kích thước từng nút lệnh để các em dễ thực hiện và khi dán lên các bạn ở dưới lớp có thể nhìn thấy rất rõ từng nút lệnh.
+ Chiều rộng tất cả đều 5cm.
+ Chiều dài: nút lệnh phông chữ: dài 20cm; nút cỡ chữ dài 15cm; nút lệnh màu chữ dài 10; nút lệnh kiểu chữ đậm 7cm; nút lệnh kiểu chữ nghiêng 7cm; nút lệnh kiểu gạch chân dài 7cm.
- Kích thươc đối với các định dạng: chiều rộng 5cm, chiều dài 20 cm
- Tổng có 6 nút lệnh mà giáo viên yêu cầu HS vẽ: Phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, kiểu chữ đậm, kiểu chữ nghiêng, kiểu chữ gạch chân.
 FONT PHÔNG CHỮ CỠ CHỮ (FONT SIZE) MÀU CHỮ 
	 (FONT COLOR)
CHỮ ĐẬM (BOLD)	CHỮ NGHIÊNG (ITALIC) 	CHỮ GẠCH CHÂN 
* Bài vẽ của học sinh:
Lê Ngọc Phương Linh
Em: Lê Tuấn Anh
Nguyễn Thị Hằng
Lê Khánh Linh
Nguyễn Đăng Hải
Lê Phương Huyền
Bài chưa đạt yêu cầu: 
*Tổng kết phần thi: 
 Mời đại diện học sinh lên nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm. Giáo viên bổ sung và tuyên dương, động viên, khuyến khích cho điểm các nhóm.
- Nhóm 1: Các em vẽ đúng, đẹp và kịp thời gian quy định đạt điểm tối đa. 6 điểm
- Nhóm 2, 3: Còn nhiều nút lệnh chưa đẹp, chưa đúng qui định theo yêu cầu của giáo viên đạt 4 điểm.
- Nhóm 4: Các em vẽ tốt hơn nhóm 2, 3 đạt 5 điểm.
2. Phần thi thứ hai: “Nhanh mắt, nhanh tay” 3 điểm
Ở phần thi thứ nhất các em đã vẽ xong nút lệnh, giáo viên chia ra 4 bộ, để lộn xộn và chia mỗi tổ 1 bộ.
- Mỗi nhóm chuẩn bị và giấy A4 một tờ giấy roky cứng, keo khô để thực hiện. 
- Điểm cho thao tác dán nút lệnh và tác dụng của nút lệnh đúng, nhanh được 1 điểm (thực hiện trên giấy roky được dán lên bảng.
Các nhóm sẽ cử hai đại diện lên thực hiện: Mỗi nhóm sẽ thực hiện trong thời gian 5 phút nhóm nào nhanh, không sai thì sẽ được 4 điểm.
Hình ảnh thực hiện của các nhóm:
Nhóm 1:
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Nhóm 4:
Đánh giá phần thi thứ hai:
Nhóm 1, 2, 4 đã hoàn thành dán ghép, riêng nhóm 3 còn thiếu nút lệnh màu chữ.
Nhóm 1, 2, 4: đạt 3
Nhóm 3: đạt 2.5 điểm
* Kết quả đạt được của hai phần thi làm việc nhóm: 
Sau khi tham gia trò chơi này, các HS không chỉ hào hứng mà còn đoàn kết, biết làm việc theo nhóm, rèn luyện sự nhanh nhạy và tinh thần đồng đội. Đặc biệt hơn, là khả năng nhớ các nút lệnh (tác dụng, tên gọi) của HS đã tốt hơn và quan trọng là các em thực hiện tốt khi thực hành.
Mặc dù nút lệnh vẽ chưa được đẹp và đúng nhưng các em cũng đã cố gắng hết mình và rất hăng hái khi tham gia trò chơi.
* Điểm cho các nhóm:
Nhóm 1: 10 điểm
Nhóm 2: 9 điểm
Nhóm 3: 8.5 điểm
Nhóm 4: 9 điểm
3. Phần thi thứ 3: “Trò chơi đoán ô chữ” dành cho cá nhân học sinh.
* Phạm vi kiến thức: Bài Định dạng văn bản Tin học quyển 1 (Tiết 1)
* Ý tưởng: Để các em ghi nhớ một cách sâu sắc các nút lệnh cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong phần soạn thảo văn bản, tôi đã thiết kế trò chơi ô chữ tạo hứng thú cho các em.
*Thực hiện:
Trò chơi gồm 5 hàng được thiết kế trên phần mềm Powerpoint với các hiệu ứng và câu hỏi như sau:
3.1.Thiết kế ô chữ:
F
O
N
T
F
O
N
T
S
I
Z
E
F
O
N
T
C
O
L
O
R
B
O
L
D
I
T
A
L
I
C
U
N
D
E
R
L
I
N
E
Từ khóa: 
Đ
I
N
H
D
A
N
G
V
A
N
B
A
N
3.2. Hệ thống câu hỏi:
Câu hỏi 1: Để định dạng được phông chữ em nháy chọn nút lệnh nào? Tên của nó gồm 4 chữ cái
Câu hỏi 2: Để định dạng được cỡ chữ em nháy chọn nút lệnh nào? (tên gồm 8 chữ cái)
Câu hỏi 3: Để định dạng được màu chữ em nháy chọn nút lệnh nào? (Tên gồm 9 chữ cái)
Câu hỏi 4: Để định dạng được kiểu chữ đậm em nháy chọn nút lệnh nào? (tên nút lệnh gồm 4 chữ cái)
Câu hỏi 5: Để định dạng được kiểu chữ nghiêng em nháy chọn nút lệnh nào? (tên nút lệnh gồm 6 chữ cái)
Câu hỏi 6: Để định dạng được kiểu chữ gạch chân em nháy chọn nút lệnh nào? (tên nút lệnh gồm 9 chữ cái)
Tìm từ khóa gồm 14 chữ cái tiếng việt.
* Các hiệu ứng được trình chiếu theo sự kết nối:
- Học sinh được chọn câu hỏi tùy thích
- Hệ thống câu hỏi xuất hiện, HS giơ tay trả lời, GV đưa đáp án, sau đó trình chiếu lại nút lệnh bên cạnh cho HS quan sát lại.
* Kết quả đạt được: Học sinh rất hứng thú với trò chơi, giúp các ghi nhớ chính xác và khắc sâu kiến thức về tác dụng của từng nút lệnh. 
Kết quả 
 Số HS nhớ
Lớp
6 
5
4
3
6A (33 HS)
25
4
2
2
6B (45 HS)
35
5
4
1
6C (45 HS)
33
7
3
2
6D (28 HS)
15
6
4
3
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Trong các năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017 tôi đã áp dụng các trò chơi vào trong bài học và đạt kết quả rất tốt. Trong các tiết học hầu hết các em đều rất hứng thú trong học tập và hiểu bài một cách sâu sắc và ghi nhớ kiến thức lâu dài.
Sau khi áp dụng cách dạy trên trong 3 năm liền tôi đã thu được kết quả rất tốt từ phía học sinh. Khi lên lớp 7 và lớp 8 các em tham gia học chương trình nghề Tin học ứng dụng đã không còn bỡ ngỡ với phần định dạng kí tự và cách lựa chọn bảng mã phù hợp. 
- Kiến nghị và đề xuất:
Trong quá trình dạy Tin học ở trường THCS Nhữ Bá Sỹ - TT Bút Sơn, tôi có một số đề xuất với các cấp lãnh đạo như sau:
Quan tâm hơn nữa tới bộ môn Tin học như việc đào tạo và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để các em được tham gia cuộc thi Tin học trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy cho học sinh mà tôi đã thực hiện ở trường THCS Nhữ Bá Sỹ- Thị trấn Bút Sơn trong các năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017. Trong bài viết chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong được sự trao đổi, góp ý của đồng nghiệp.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 13 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Nguyễn Thị Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_va_hieu_qua_hoc_mo.doc