Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hợp tác một số chủ đề thuộc phần sóng cơ - Vật lí 12 cơ bản

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hợp tác một số chủ đề thuộc phần sóng cơ - Vật lí 12 cơ bản

Việc đổi mới PPDH nhằm phát triển con người toàn diện hơn, đáp ứng cho sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hòa nhập vào sự tiến bộ chung của khu vực và thế

giới. Nhiều PPDH tích cực đã được đưa ra áp dụng trong giảng dạy ở tất cả các cấp học,

bậc học nhưng vẫn chưa đi sâu vào thực tế giảng dạy trong nhà trường, chưa lôi cuốn

được đông đảo GV áp dụng và đặc biệt chưa tạo được hứng thú học tập cho HS.

Thời gian qua, hình thức dạy học hợp tác đang được các nhà giáo dục quan tâm vì tác

dụng đặc biệt của nó trong việc hình thành phẩm chất , năng lực, kĩ năng cho HS tạo ra

con người mới năng động, sáng tạo, có khả năng làm việc, giao tiếp và hợp tác. Ở nước ta,

DHHT đã được nghiên cứu và vận dụng, nhưng chưa được áp dụng rộng rãi trong thực tế

vì người giáo viên còn thiếu nhiều kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật tổ chức DHHT.

Cấu trúc dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học hợp tác trong lớp học, không

cứng nhắc, không gắn liền với một nội dung học tập cụ thể nào cả. Điều này có nghĩa

là cấu trúc có thể được sử dụng lặp lại với hầu hết các cấp học, các môn học, và các

hoạt động trong một tiết học. Có thể so sánh các cấu trúc với những ngôi nhà nhưng

chưa có nội thất, như vậy nội dung bài học có thể được ví như là nội thất bên trong

ngôi nhà đó. Người giáo viên chính là các nhà thiết kế nội thất với công việc thiết kế,

tổ chức, sắp xếp nội dung bài học sao cho hay, hiệu quả và phù hợp với khung cấu trúc

có sẵn. Như vậy, vấn đề cốt lõi của cách tiếp cận cấu trúc là sử dụng linh hoạt các cấu

trúc đa dạng khác nhau và ráp phần nội dung vào các cấu trúc đó. Những cấu trúc

được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy Vật Lí là cấu trúc ghép hình, cấu trúc STAD và

các cấu trúc Kagan.

 

pdf 84 trang haihuy29 14/08/2023 3714
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học hợp tác một số chủ đề thuộc phần sóng cơ - Vật lí 12 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU 
CHUYÊN ĐỀ 
TỔ CHỨC DẠY HỌC HỢP TÁC 
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ THUỘC PHẦN 
SÓNG CƠ – VẬT LÍ 12 CƠ BẢN 
Giáo viên Lê Phƣơng Nam 
Trƣờng THPT Trần Nguyên Hãn 
VŨNG TÀU – 2018 
PHẦN MỞ ĐẦU 
Việc đổi mới PPDH nhằm phát triển con ngƣời toàn diện hơn, đáp ứng cho sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hòa nhập vào sự tiến bộ chung của khu vực và thế 
giới. Nhiều PPDH tích cực đã đƣợc đƣa ra áp dụng trong giảng dạy ở tất cả các cấp học, 
bậc học nhƣng vẫn chƣa đi sâu vào thực tế giảng dạy trong nhà trƣờng, chƣa lôi cuốn 
đƣợc đông đảo GV áp dụng và đặc biệt chƣa tạo đƣợc hứng thú học tập cho HS. 
Thời gian qua, hình thức dạy học hợp tác đang đƣợc các nhà giáo dục quan tâm vì tác 
dụng đặc biệt của nó trong việc hình thành phẩm chất , năng lực, kĩ năng cho HS tạo ra 
con ngƣời mới năng động, sáng tạo, có khả năng làm việc, giao tiếp và hợp tác. Ở nƣớc ta, 
DHHT đã đƣợc nghiên cứu và vận dụng, nhƣng chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi trong thực tế 
vì ngƣời giáo viên còn thiếu nhiều kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật tổ chức DHHT. 
Cấu trúc dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học hợp tác trong lớp học, không 
cứng nhắc, không gắn liền với một nội dung học tập cụ thể nào cả. Điều này có nghĩa 
là cấu trúc có thể đƣợc sử dụng lặp lại với hầu hết các cấp học, các môn học, và các 
hoạt động trong một tiết học. Có thể so sánh các cấu trúc với những ngôi nhà nhƣng 
chƣa có nội thất, nhƣ vậy nội dung bài học có thể đƣợc ví nhƣ là nội thất bên trong 
ngôi nhà đó. Ngƣời giáo viên chính là các nhà thiết kế nội thất với công việc thiết kế, 
tổ chức, sắp xếp nội dung bài học sao cho hay, hiệu quả và phù hợp với khung cấu trúc 
có sẵn. Nhƣ vậy, vấn đề cốt lõi của cách tiếp cận cấu trúc là sử dụng linh hoạt các cấu 
trúc đa dạng khác nhau và ráp phần nội dung vào các cấu trúc đó. Những cấu trúc 
đƣợc sử dụng rộng rãi trong giảng dạy Vật Lí là cấu trúc ghép hình, cấu trúc STAD và 
các cấu trúc Kagan. 
Đặc biệt chƣơng Sóng Cơ Học thuộc chƣơng trình vật lí 12 có các chủ đề đòi hỏi huy 
động đƣợc một lƣợng lớn kiến thức toán học, kĩ năng làm thực hành thí nghiệm nhuần 
nhuyễn nên hình thức hợp tác sẽ giúp HS giảm bớt áp lực cá nhân, sự thụ động khi tiếp 
thu hình thành kiến thức, và HS sẽ thực hiện đƣợc sự lĩnh hội tri thức một cách chủ 
động, linh hoạt, hứng thú. Vì vậy trong bài viết này, tôi sẽ trình bày các kĩ thuật 
DHHT linh hoạt, hiệu quả để “tổ chức dạy học hợp tác một số chủ đề của phần Sóng 
Cơ – Vật lí 12”. 
MỤC LỤC 
Danh mục viết tắt 
Danh mục bảng biểu 
Danh mục hình vẽ 
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC ...................................... 1 
1.1. khái niệm dạy học hợp tác [3],[4] ......................................................................... 1 
1.2. Quy trình tổ chức DHHT [4] ................................................................................. 1 
1.3. Ƣu điểm và hạn chế của DHHT [3],[4] ................................................................ 2 
1.4. Một số cấu trúc dạy học hợp tác đƣợc dùng ở trƣờng trung học phổ thông [1], 
[3], [4] .......................................................................................................................... 3 
1.4.1. Cấu trúc ghép hình (JIGSAW) ....................................................................... 3 
1.4.2. Cấu trúc STAD .............................................................................................. 5 
1.4.3. Cấu trúc Kagan ............................................................................................... 7 
CHƢƠNG 2. SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HỢP TÁC MỘT SỐ CHỦ 
ĐỀ THUỘC PHẦN SÓNG CƠ – VẬT LÍ 12 CƠ BẢN ........................................... 11 
2.1. Hình thức chuỗi hợp tác phù hợp với các hoạt động dạy học vật lí ở trƣờng 
THPT hiện nay. .......................................................................................................... 11 
2.2. Kế hoạch dạy học phần sóng cơ .......................................................................... 14 
2.3. Vận dụng chuỗi dạy học hợp tác vào một số chủ đề phần sóng cơ vật lí 12CB . 15 
CHỦ ĐỀ : GIAO THOA SÓNG CƠ ...................................................................... 15 
CHỦ ĐỀ : SÓNG DỪNG ....................................................................................... 38 
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 52 
3.1. Mục đích, nội dung, đối tƣợng, và phƣơng pháp thực nghiệm. .......................... 52 
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 52 
3.1.2. Nội dung thực nghiệm. ................................................................................. 52 
3.1.3. Đối tƣợng thực nghiệm ................................................................................. 53 
3.1.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ............................................................................ 53 
3.2. Tiến trình thực nghiệm ........................................................................................ 55 
3.2.1. THỰC NGHIỆM CHỦ ĐỀ GIAO THOA ................................................... 55 
3.2.2. THỰC NGHIỆM CHỦ ĐỀ SÓNG DỪNG .................................................. 65 
3.3. Nhận xét và đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................... 70 
3.3.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm .......................................... 70 
3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm. ..................................................................... 71 
3.4. Rút kinh nghiệm .................................................................................................. 74 
3.4.1. Kinh nghiệm về việc trang bị kĩ năng làm việc nhóm cho HS ..................... 74 
3.4.2. Kinh nghiệm về việc tổ chức DH theo nhóm ............................................... 74 
KẾT LUẬN: ................................................................................................................. 77 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 78 
Danh mục thuật ngữ viết tắt 
Viết tắt Diễn dải 
GV Giáo viên 
HS Học sinh 
DH Dạy học 
DHHT Dạy học hợp tác 
HTTC Hình thức tổ chức 
PPDH Phƣơng pháp dạy học 
HTDH Hình thức dạy học 
PP Phƣơng pháp 
PTDH Phƣơng tiện dạy học 
TN Thí nghiệm 
TV Thành viên 
THPT Trung học phổ thông 
SGK Sách giáo khoa 
KNHTHT Kĩ năng học tập hợp tác 
Danh mục bảng biểu 
Bảng Tên bảng trang 
1.1 Tóm tắt quy trình tổ chức dạy học hợp tác 1 
1.2 cách chấm điểm nỗ lực cá nhân theo cấu trúc Stad 5 
1.3 Ƣu điểm của cấu trúc DHHT Kagan 9 
2.1 Các chuỗi hoạt động hợp tác 13 
2.2 Kế hoạch giảng dạy phần sóng cơ theo chủ đề 14 
3.1 Kết quả học tập đầu năm của các lớp thực nghiệm 53 
3.2 Thống kê mức độ tích cực, chủ động của HS - chủ đề giao thoa 63 
3.3 Thống kê kết quả đánh giá cá nhân khi hoạt động nhóm học tập 
chủ đề giao thoa 
63 
3.4 Thống kê chỉ số nỗ lực của nhóm-chủ đề giao thoa 64 
3.5 Thống kê mức độ tích cực, chủ động của HS – chủ đề sóng dừng 69 
3.6 Thống kê chỉ số nỗ lực của nhóm-chủ đề sóng dừng 70 
3.7 Điểm TB của nhóm sau hoạt động hợp tác 71 
3.8 Tâm trạng của HS khi tham gia hoạt động nhóm 72 
3.9 Thái độ của HS khi tham gia hoạt động nhóm 72 
3.10 Thống kê kết quả kiểm tra điều kiện đầu năm và hiện tại 73 
Danh mục hình vẽ 
Hình vẽ Tên hình vẽ trang 
1.1 Sơ đồ tổ chức nhóm theo hình thức Jigsaw 3 
1.2 Sơ đồ ghép nhóm của cấu trúc phỏng vấn 3 bƣớc. 8 
3.1 Biểu đồ sự tiến bộ của lớp 12C2 73 
3.2 Biểu đồ sự tiến bộ của lớp 12C2 74 
 1 
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC 
1.1. khái niệm dạy học hợp tác [3],[4] 
DHHT là một HTTC DH mà trong đó HS dƣới sự hƣớng dẫn của GV, làm việc cùng 
nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung đƣợc đặt ra cho 
nhóm. DHHT là một trong những biện pháp tích cực hóa nhận thức của HS, thƣờng 
đƣợc áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhƣng cũng 
có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. 
1.2. Quy trình tổ chức DHHT [4] 
Để tổ chức DHHT GV cần tiến hành qua ba giai đoạn cơ bản với các bƣớc cụ thể đƣợc 
trình bày tóm tắt trong bảng 1.1 dƣới đây: 
Bảng 1.1. Tóm tắt quy trình tổ chức DHHT 
 Giai đoạn Các bƣớc cụ thể 
1 Lập kế hoạch 1. Phân tích thông tin, lựa chọn hình thức tổ chức 
2. Xác định mục tiêu 
3. Thiết kế các hoạt động nhóm 
4. Dự kiến cách thức kiểm tra, đánh giá 
2 Tiến trình dạy học 5. Nhập đề và giao nhiệm vụ - Nêu vấn đề 
- Chia nhóm 
- Xác định nhiệm vụ của 
các nhóm 
6. Làm việc nhóm - Sắp xếp chỗ làm việc 
- Kế hoạch làm việc 
- Thỏa thuận quy tắc làm 
việc và đánh giá kết quả 
làm việc 
- Tiến hành làm việc 
nhóm 
- Báo cáo 
7. Báo cáo kết quả 
3 Kiểm tra, đánh giá, 
rút kinh nghiệm 
8. Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau 
9. HS tự đánh giá kết quả làm việc nhóm 
 2 
10. GV đánh giá kết quả làm việc nhóm và cho điểm 
11. Rút kinh nghiệm hoạt động nhóm 
1.3. Ƣu điểm và hạn chế của DHHT [3],[4] 
 a) Ƣu điểm DHHT 
- Phát huy tính tích cực, tự lực và tinh thần trách nhiệm của HS. 
- Phát triển kĩ năng hợp tác. 
 - Phát triển kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác. 
- Tác động đến ý thức học tập của HS do đó nâng cao kết quả học tập. 
- Tạo tâm lí thoải mái và sự tự tin cho HS. 
- Phát triển tƣ duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề. 
- Lớp học sinh động hơn do có nhiều hình thức hoạt động đa dạng. 
- GV cũng có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của HS. 
b) Hạn chế DHHT 
Tổ chức DHHT có những hạn chế nhƣ: 
- GV mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị. 
- Thời gian của mỗi tiết học giới hạn trong 45 phút nên GV không thể điểm hết nội 
dung của bài mà chỉ chú trọng vào các nội dung trọng tâm. 
- Khó phân công nhiệm vụ, tổ chức, quản lí hoạt động nhóm nếu nhóm quá đông TV 
hoặc có quá nhiều nhóm. 
Ngoài ra nếu kĩ thuât tổ chức hoạt động nhóm chƣa tốt sẽ có những hạn chế sau: 
- Một số TV ỷ lại không làm việc (hiện tƣợng ăn theo). 
- Có thể đi chệch hƣớng thảo luận do tác động của một vài cá nhân (hiện tƣợng chi 
phối, tách nhóm). 
- Một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nên chƣa đề cao sự tƣơng 
tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng TV trong nhóm. 
- HS chỉ quan tâm tới nội dung đƣợc giao chứ không quan tâm đến nội dung của các 
nhóm khác khiến kiến thức không trọn vẹn. 
- Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá nhân thì 
chƣa công bằng và chƣa đánh giá đƣợc sự nỗ lực của từng cá nhân. 
- Nếu áp dụng cứng nhắc các HTTC và sử dụng quá thƣờng xuyên thì sẽ gây sự nhàm 
chán và giảm hiệu quả của hoạt động nhóm. 
- Nếu GV không có kĩ thuật điều khiển thì hiệu quả hoạt động sẽ bị hạn chế. 
 3 
1.4. Một số cấu trúc dạy học hợp tác đƣợc dùng ở trƣờng trung học phổ thông 
[1], [3], [4] 
 1.4.1. Cấu trúc ghép hình (JIGSAW) 
a) Cách tổ chức: 
Các TV từ các nhóm gia đình khác nhau, nhƣng có cùng nhiệm vụ học tập hợp thành 
một nhóm, gọi là “nhóm chuyên gia”. Nhóm chuyên gia thảo luận với nhau trong một 
khoảng thời gian nhất định rồi quay trở về nhóm gia đình để cùng trao đổi đƣa ra sản 
phẩm. 
 Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức nhóm theo hình thức Jigsaw 
 b ) Ƣu điểm: 
- Tạo cơ hội cho HS hình thành và rèn luyện các kĩ năng nhƣ kĩ năng giao tiếp, trình 
bày một vấn đề, kĩ năng lắng nghe, thảo luận,... 
- Phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của HS. HS có nhiều cơ hội hoạt động, học hỏi 
và thể hiện vai trò của cá nhân, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn. HS tham gia 
vào hai hoạt động với ba vai trò khác nhau. Là TV của nhóm chuyên gia, HS đƣợc 
bình đẳng, tự do trao đổi với nhau về cùng một vấn đề nhằm hiểu thấu đáo, tƣờng tận 
phần kiến thức đƣợc giao. Là TV của nhóm gia đình, HS ở vị trí thay thế cho ngƣời 
thầy truyền đạt lại nội dung do mình phụ trách, đồng thời lắng nghe, tiếp thu và đƣợc 
quyền thắc mắc về nội dung của TV khác. 
- Đề cao tính tƣơng tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng TV trong nhóm, thấy 
đƣợc sự phụ thuộc tích cực giữa các cá nhân: các cá nhân hiểu khá sâu về phần kiến 
thức của mình, có sự cố gắng trong việc truyền đạt lại cho các TV khác. Kết quả là ban 
đầu mỗi cá nhân chỉ tìm hiểu kĩ một phần kiến thức, qua trao đổi cá nhân đó sẽ nắm 
 4 
đƣợc tất cả kiến thức của bài học. Qua đó góp phần làm tăng tinh thần đoàn kết giữa 
các TV trong nhóm. 
- Loại bỏ gần nhƣ triệt để hiện tƣợng ăn theo, chi phối và tách nhóm. Đây là những 
vấn đề dễ phát sinh trong quá trình hoạt động nhóm. 
- Sử dụng đƣợc với tất cả các cấp học, bậc học khác nhau. 
c ) Hạn chế: 
- Vì hoạt động nhóm đƣợc tổ chức hai lần: ban đầu là hoạt động của nhóm chuyên gia, 
sau đó hoạt động của nhóm hợp tác, do đó sẽ mất thời gian để di chuyển, ổn định 
nhóm và gây mất trật tự lớp học. 
- Vì mỗi TV đƣợc giao tìm hiểu một phần của bài học nên có có thể có hiện tƣợng HS 
chỉ quan tâm tới nội dung đƣợc giao chứ không quan tâm đến nội dung của các TV 
khác khiến kiến thức không trọn vẹn. 
- Khó thực hiện khi lớp học có những TV quá yếu, không thể đảm nhận vai trò nhƣ 
một chuyên gia về lĩnh vực đƣợc giao nghiên cứu. 
d ) Nhận xét 
- Để HS có thời gian tìm hiểu bài, chủ động và tích cực trong hoạt động, việc chia 
nhóm và giao nhiệm vụ nên thực hiện ở tiết học trƣớc. 
- GV cần dự kiến sơ đồ chỗ ngồi cho nhóm chuyên gia và nhóm hợp tác sao cho đảm 
bảo đủ chỗ, HS có thể trao đổi trực diện đồng thời việc di chuyển phải thuận tiện, 
không làm mất thời gian hoạt động của nhóm hay mất trật tự lớp học. 
- Cần nhấn mạnh phƣơng án đánh giá kết quả hoạt động của nhóm và cá nhân để HS ý 
thức đƣợc vai trò của mình trong sự thành công của nhóm đồng thời đảm bảo HS 
không chỉ quan tâm đến phần bài học của mình mà còn phải quan tâm tìm hiểu các 
phần còn lại. 
- Dù HS đóng vai trò chủ thể xuyên suốt hoạt động, nhƣng do các em đang tìm hiểu 
kiến thức mới nên lúc trao đổi với nhau khó tránh khỏi những vƣớng mắc. Vì vậy, các 
em rất cần đến sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của GV. Đặc biệt là khi các nhóm chuyên gia 
 5 
hoạt động, GV phải đi đến từng nhóm để theo dõi, kịp thời phát hiện và giúp đỡ các 
em giải quyết các vƣớng mắc. Nhƣ thế khi về nhóm của mình, các em mới giúp nhóm 
giải quyết đƣợc những vấn đề đó. 
- Các kiến thức trong SGK thƣờng trình bày theo kiểu tuyến tính, kiến thức phần trƣớc 
liên quan tới sau phần sau. Do đó, hình thức nhóm chuyên gia chỉ áp dụng hiệu quả ở 
một số bài học có nội dung đơn giản, các bài học gồm các các nội dung độc lập nhau 
hoặc các bài học mà HS đã có kiến thức nền tảng (dễ chia thành các đơn vị kiến thức 
tƣơng đƣơng để học, trao đổi). 
- GV nên chọn bài học có thời lƣợng 2 tiết, đặc biệt là hai tiết học kế tiếp nhau để làm 
tăng hiệu quả hoạt động nhóm. 
1.4.2. Cấu trúc STAD 
a ) Cách tổ chức: 
Tổ chức học tập trong nhóm gia đình về nội dung bài học đƣợc giao. Tiến hành kiểm 
tra cá nhân lần 1. Tổ chức cho HS chấm chéo bài kiểm tra, sau đó HS tiếp tục tìm hiểu 
để khắc phục các phần kiến thức chƣa nắm tốt. Tiến hành kiểm tra cá nhân lần 2. Đánh 
giá, nhận xét mức độ hợp tác và cố gắng của mỗi TV và nhóm. 
Có nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau, nhƣng vẫn dựa trên nền tảng là sự cố gắng của 
HS, đặc biệt là HS yếu, sự cố gắng của họ góp phần đáng kể trong kết quả chung của 
nhóm. Tính ƣu việt của hình thức này thể hiện ở cơ chế chấm điểm dựa trên sự nỗ lực 
của từng cá nhân chứ không phải sự hơn kém về khả năng. Cơ chế chấm điểm này 
đƣợc minh họa rõ hơn trong bảng 1.3. 
Học sinh 
Học sinh 
học nhóm 
lần 1 
Kiểm tra 
lần 1 
Học sinh 
học nhóm 
lần 2 
Kiểm tra 
lần 2 
Điểm nỗ 
lực của cá 
nhân 
Tổng 
điểm nỗ 
lực 
HS1 4 6 2 
2 
HS2 6 7 1 
HS3 5 4 -1 
HS4 8 8 0 
Bảng 1.2. cách chấm điểm nỗ lực cá nhân theo cấu trúc Stad 
 6 
b ) Ƣu điểm 
- Đề cao tinh thần hợp tác giữa các TV, tạo cơ hội cho HS yếu sửa sai kiến thức. 
- Hạn chế đƣợc phần lớn tình trạng ăn theo, chi phối và tách nhóm. Vì nếu HS yếu 
không nỗ lực thì chỉ số cố gắng của cả nhóm không cao. Còn nếu HS giỏi chỉ biết học 
cá nhân, không giúp đỡ đƣợc các bạn khác trong nhóm cùng tiến bộ thì chỉ số cố gắng 
mà HS này mang lại nhiều nhất cũng chỉ từ 2 đến 3 điểm. 
- Cho HS yếu thấy đƣợc vai trò của mình trong nhóm, họ hoàn toàn có thể mang lại 
kết quả tốt cho cả nhóm. Điều này giúp các em tự tin hơn trong hoạt động nhóm. 
- Lấy sự cố gắng và nỗ lực làm tiêu chí đánh giá thay vì khả năng học lực. 
- Không cần bố trí chỗ ngồi đặc biệt. HS cùng nhóm chỉ cần tụ về một vị trí. 
c) Hạn chế 
- Việc tổ chức hoạt động nhóm theo hình thức này mất nhiều thời gian, nhất là thời 
gian tổ chức kiểm tra, đánh giá (vì phải tiến hành hai lần kiểm tra). Hơn nữa, GV phải 
mất nhiều thời gian, công sức trong việc soạn đề. 
- Có hiện tƣợng một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nên chƣa 
đề cao sự tƣơng tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng TV trong nhóm. 
d) Nhận xét 
- Khi chia nhóm, GV cần chú ý đến năng lực của các TV trong nhóm, đảm bảo mỗi 
nhóm đều có HS khá, giỏi để giúp đỡ các HS yếu. 
- Vì HS làm bài kiểm tra ngay sau khi tìm hiểu bài mới nên đề kiểm tra cần tránh 
những câu hỏi thuộc lòng, không quá khó nhƣng cũng không đƣợc quá dễ. Khi soạn 
đề, GV cần bám sát mục tiêu bài học, các câu hỏi thuộc dạng hiểu và vận dụng kiến 
thức có độ khó vừa phải (1 – 2 bƣớc suy luận), sao cho HS khá giỏi có thể đạt đƣợc 
điểm 8, 9 ở lần kiểm tra đầu tiên để các em tự tin với việc giúp bạn yếu kém hiểu bài 
trƣớc khi kiểm tra lần hai. 
- Để đánh giá đƣợc sự tiến bộ của HS yếu kém thì đề kiểm tra lần hai phải có độ khó 
tƣơng đƣơng, câu hỏi có hƣớng vận dụng tƣơng tự nhƣ đề kiểm tra lần đầu. Để làm tốt 
điều này, GV cần dành nhiều thời gian, công sức cho việc soạn đề và trao đổi với các 
đồng nghiệp để điều chỉnh cho hợp lí. 
- Do số TV mỗi nhóm có thể khác nhau, vì vậy để việc đánh giá đƣợc công bằng cần 
tính giá trị trung bình chỉ số cố gắng của các nhóm. 
 7 
- Hình thức Stad dễ áp dụng cho các bài tìm hiểu kiến thức mới đơn giản, ngắn gọn vì 
HS có thể tự học hay các tiết bài tập, ôn tập, luyện tập vì HS có thể tự ôn lại kiến thức 
và nhờ các TV trong nhóm kiểm tra lại. 
1.4.3. Cấu trúc Kagan 
a) Cách tổ chức 
* Cấu trúc Phỏng vấn ba bƣớc (Three - step Interview) của Spencer Kagan 
- Nội dung: Phỏng vấn ba bƣớc là một kỹ thuật thực hiện học tập hợp tác hiệu quả, 
khuyến khích HS chia sẻ những suy nghĩ của họ và hợp tác với nhau, tạo điều kiện cho 
tất cả các HS phải tìm tòi nghiên cứu chia sẻ thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm, 
sau đó “giảng lại cho bạn” và chịu sự phỏng vấn của bạn về nội dung thuyết trình. 
Đồng thời đổi vai chú ý lắng nghe, chia sẻ với bạn khi bạn trình bày. Từ đó loại trừ 
đƣợc những trƣờng hợp những HS lƣời, ỉ lại, dựa dẫm. 
HS đƣợc chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 HS, tuỳ theo số lƣợng HS trong lớp 
(mỗi nhóm có phân chia vai trò của HS theo cấu trúc nhóm học tập hợp tác: nhóm 
trƣởng, thƣ ký, ngƣời theo dõi thời gian...). Với nội dung đã nghiên cứu ở nhà, nhiệm 
vụ mỗi nhóm HS là trao đổi, thảo luận, soạn thảo ra một bộ câu hỏi xoay xung quanh 
nội dung bài học. Mục đích là làm sáng tỏ những tri thức chứa đựng trong nội dung bài 
học. Bộ câu hỏi sau khi soạn thảo xong đƣợc chia đều cho các thành viên trong nhóm 
(mỗi HS đảm nhiệm một số câu hỏi). Mỗi thành viên của nhóm này tìm kiếm một 
thành viên trong nhóm khác để tạo thành một cặp và tiến hành phỏng vấn với các câu 
hỏi do nhóm mình đặt ra. Các thành viên trong một cặp đổi vai cho nhau, ngƣời phỏng 
vấn trở thành ngƣời trả lời và ngƣợc lại. Nội dung trao đổi đƣợc các thành viên ghi 
chép lại. Sau đó các thành viên trở về nhóm của mình và chia sẻ câu trả lời của đối tác 
cho nhóm mình. Mỗi ngƣời chịu trách nhiệm một phần nhiệm vụ, các thành viên khác 
hỗ trợ, giúp đỡ, cộng tác với nhau hoàn thành đáp án toàn bộ câu hỏi soạn thảo ban 
đầu của nhóm, đồng thời bổ sung n

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_hop_tac_mot_so_chu_de.pdf
  • pdfGiao an BAI DAY.pdf