SKKN Dạy học chủ đề “Chương trình con và lập trình có cấu trúc” - Tin học 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

SKKN Dạy học chủ đề “Chương trình con và lập trình có cấu trúc” - Tin học 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Việc đổi mới trong giáo dục đang là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết hiện nay. Chương trình giáo dục phổ thông nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. “Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, chúng ta cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học”[1]. Do vậy việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học tích cực định hướng hình thành năng lực học sinh vào dạy học để nâng cao chất lượng là hết sức quan trọng và cần thiết. Để chung tay góp phần vào phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay, tôi đã lựa chọn đề tài: “Dạy học chủ đề “Chương trình con và lập trình có cấu trúc” - Tin học 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Với những nghiên cứu của bản thân, tôi hy vọng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, hiểu bài hơn và hứng thú hơn đối với bộ môn Tin học.

doc 21 trang thuychi01 10291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học chủ đề “Chương trình con và lập trình có cấu trúc” - Tin học 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việc đổi mới trong giáo dục đang là vấn đề nóng bỏng và cấp thiết hiện nay. Chương trình giáo dục phổ thông nước ta đang trong giai đoạn chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. “Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, chúng ta cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học”[1]. Do vậy việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học tích cực định hướng hình thành năng lực học sinh vào dạy học để nâng cao chất lượng là hết sức quan trọng và cần thiết. Để chung tay góp phần vào phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay, tôi đã lựa chọn đề tài: “Dạy học chủ đề “Chương trình con và lập trình có cấu trúc” - Tin học 11 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. Với những nghiên cứu của bản thân, tôi hy vọng sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong học tập, hiểu bài hơn và hứng thú hơn đối với bộ môn Tin học.
2. Mục đích nghiên cứu
	Tôi thực hiện đề tài này để giúp các em học sinh lớp 11 tích cực, chủ động hơn trong học tập về chương trình con và lập trình có cấu trúc để các em hiểu bài hơn, nắm vững kiến thức và có thể vận dụng những kiến thức học được vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và mục đích cuối cùng là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.	
3. Đối tượng nghiên cứu
	Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về chương trình con và lập trình có cấu trúc trong chương trình Tin học 11. Sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học để dạy học chủ đề “Chương trình con và lập trình có cấu trúc” giúp học sinh thực sự được đặt vào các tình huống có vấn đề và có nhu cầu giải quyết, để tư duy tìm cách giải quyết và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó rút ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về chương trình con và lập trình có cấu trúc, các tài liệu về dạy học theo định hướng năng lực của học sinh.
Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát năng lực học sinh khi học chương trình con và khả năng vận dụng chương trình con trong lập trình.
Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm trên những đối tượng học sinh cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài. 
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
	Theo “Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về phương pháp dạy học và phương pháp hướng dẫn học sinh tự học” của Bộ giáo dục và đào tạo, việc xây dựng bài học theo chủ đề gồm 6 bước: Bước 1 là xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chủ đề sẽ xây dựng. Bước 2 là lựa chọn nội dungtừ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một môn học hoặc các môn học có liên quan để thiết kế nội dung, xây dựng bài học; xác định nội dung các hoạt động chính của bài học. Bước 3 ta xác định mục tiêu đầu ra cho bài học: chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành. Bước 4 xác định và mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra đánh giá (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Bước 5 là biên soạn các câu hỏi/bài tập/phiếu học tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá, luyện tập theo chủ đề bài học. Bước 6 là thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực để tổ chức cho học sinh thực hiện ở trên lớp và ở nhà[2].	
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	
Qua thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ của đồng nghiệp tại trường THPT Cẩm Thủy 1, tôi thấy khi học Tin học 11, học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu kiến thức. Những khái niệm, cấu trúc lệnh ở những chương đầu còn dễ hiểu, càng học về sau các em càng kêu khó và giảm bớt hứng thú học tập, nhất là ở chương VI – “Chương trình con và lập trình có cấu trúc”. Việc giáo viên bắt học sinh ghi nhớ thụ động các nội dung, khái niệm trong sách giáo khoa là rất khó nếu các em không thực sự hiểu bài. Có thể các em hiểu và nhớ kiến thức ngay lúc học nhưng đến lúc kiểm tra thì lại quên hết. Hoặc học sinh có chăm chỉ ghi nhớ thì vẫn bị lẫn lộn các nội dung kiến thức và khả năng vận dụng còn hạn chế.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học
CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ LẬP TRÌNH CÓ CẤU TRÚC - TIN HỌC 11
Bước 2: Thiết kế nội dung bài học
Tiết
Hoạt động
Nội dung kiến thức
1
Khởi động
Hoạt động 1
Khởi động vào bài.
Khái niệm chương trình con.
2
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Phân loại và cấu trúc chung của chương trình con
Biến toàn cục, biến cục bộ 
Cấu trúc của Thủ tục và Hàm
Tham số hình thức và tham số thực sự.
3
Hoạt động 4
Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Luyện tập cách viết và sử dụng chương trình con
Tham số giá trị và tham số biến.
Củng cố kiến thức, tìm tòi mở rộng
Bước 3: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Về kiến thức: 
- Biết vai trò của chương trình con trong lập trình.
- Biết sự phân loại chương trình con: thủ tục và hàm.
- Biết cấu trúc của một thủ tục và hàm, danh sách vào/ra hình thức.
- Biết mối liên quan giữa chương trình và thủ tục, chương trình và hàm.
2. Về kĩ năng: 
- Nhận biết được các thành phần trong cấu trúc của thủ tục và hàm. 
- Viết và sử dụng được lệnh gọi thủ tục và hàm
- Viết được chương trình con đơn giản.
3. Thái độ:
- Thấy được sự cần thiết của chương trình con trong lập trình.
- Tiếp tục rèn luyện tư duy lập trình, rèn luyện phẩm chất của người lập trình như tinh thần hợp tác, sẵn sàng làm việc theo nhóm, tuân thủ theo yêu cầu vì công việc chung.
Bước 4: Lập bảng mô tả yêu cầu cần đạt
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Khái niệm chương trình con 
Câu hỏi/bài tập định tính
Học sinh nêu được khái niệm chương trình con, vai trò của chương trình con trong lập trình.
HS có thể đề xuất một vài bài toán mà chương trình giải quyết có thể tổ chức sử dụng chương trình con.
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2. Phân loại và cấu trúc của chương trình con
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết được chương trình con gồm 2 loại.
Nêu được khái niệm thủ tục, lấy được ví dụ các thủ tục đã học.
Nêu được khái niệm hàm, lấy được ví dụ các hàm đã học.
Nêu được cấu trúc chung của chương trình con là gồm 3 phần.
Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của biến cục bộ, biến toàn cục.
HS biết được cơ chế hoạt động của một chương trình con khi có lệnh gọi nó.
Biết được vị trí khai báo chương trình con là trong phần khai báo của chương trình chính và lệnh gọi chương trình con trong thân chương trình chính.
Biết chương trình con có thể có hoặc không có tham số và biến cục bộ.
Biết quy tắc truyền tham số cho chương trình con.
Bài tập định lượng
HS chỉ ra được biến toàn cục, biến cục bộ,
tham số hình thức, tham số thực sự trong chương trình.
Chỉ ra được vị trí của chương trình con và lệnh gọi chương trình con trong chương trình; phân biệt được nó là hàm hay thủ tục.
Biết được một chương trình có thể sử dụng nhiều chương trình con và có thể sử dụng một chương trình con nhiều lần.
Chỉ ra được cách truyền tham số đúng (sai) khi gọi chương trình con.
Bài tập thực hành
HS viết được câu lệnh gọi chương trình con cho trước
3. Thủ tục
Câu hỏi/bài tập định tính
Nêu được cấu trúc của thủ tục.
Nhận biết được một chương trình con dạng thủ tục.
Chỉ ra được từng thành phần trong cấu trúc của thủ tục.
Bài tập định lượng
Nhận biết được tham số hình thức và tham số thực sự trong một chương trình có sử dụng thủ tục.
Nhận biết được tham số giá trị và tham số biến.
Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của tham số giá trị và tham số biến.
Khai báo được chương trình con dạng thủ tục để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc
Khai báo được chương trình con dạng thủ tục để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Bài tập thực hành
HS sửa lỗi của thủ tục giải quyết một tình huống quen thuộc.
Sử dụng đúng biến toàn cục và biến cục bộ trong chương trình có sử dụng thủ tục.
HS viết được chương trình có sử dụng chương trình con dạng thủ tục để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc
HS viết được chương trình có sử dụng chương trình con dạng thủ tục để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
4. Hàm
Câu hỏi/bài tập định tính
Nêu được cấu trúc của hàm.
Nhận biết được một chương trình con dạng hàm
Chỉ ra được từng thành phần trong cấu trúc của hàm
Bài tập định lượng
Nhận biết được biến toàn cục, biến cục bộ; tham số hình thức và tham số thực sự trong một chương trình có sử dụng hàm
Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của tham số giá trị và tham số biến.
Khai báo được chương trình con dạng hàm để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc
Khai báo được chương trình con dạng hàm để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Bài tập thực hành
Sử dụng đúng biến toàn cục và biến cục bộ trong chương trình có sử dụng hàm.
HS sửa lỗi của hàm giải quyết một tình huống quen thuộc
HS viết được chương trình có sử dụng chương trình con dạng hàm để giải quyết vấn đề trong tình huống quen thuộc
HS viết được chương trình có sử dụng chương trình con dạng hàm để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập/phiếu học tập.
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ trình bày những câu hỏi/bài tập/phiếu học tập được sử dụng trong quá trình dạy học và luyện tập dựa trên trình độ hiện có của học sinh và các mục tiêu năng lực đã xác định. Còn phần kiểm tra, đánh giá xin được trình bày vào một dịp khác.
	Do sáng kiến kinh nghiệm có giới hạn về số trang nên tôi xin phép được trình bày những câu hỏi/bài tập/phiếu học tập cụ thể trong Bước 6 và các chương trình minh họa trong bài học xin trình bày trong phần Phụ lục.
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên:
- Giáo án, máy tính có cài chương trình Powerpoint, Free Pascal, máy chiếu đa năng, giấy A4, bảng phụ, bút dạ, nam châm.
- Giáo viên chuẩn bị trước các chương trình (cụ thể trong Phụ lục) để trình chiếu và chạy minh họa cho học sinh
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, giấy A4.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu
- Kiểm tra kiến thức viết chương trình đơn giản đã được học.
- Gợi động cơ: Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề gợi cho học sinh có nhu cầu muốn tìm hiểu khám phá chương trình con để giải quyết.
b. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, thảo luận nhóm
d. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, các chương trình 1,2,3,4.
e. Sản phẩm: - Học sinh viết được chương trình tính lũy thừa an, thấy được sự cần thiết phải sử dụng chương trình con và một số lợi ích khi sử dụng chương trình con.
Nội dung hoạt động
1. GV chiếu đề bài Bài toán 1: Viết chương trình tính an. 
Yêu cầu tất cả học sinh thực hiện vào giấy A4.
- GV gọi 1 học sinh lên bảng trình bày bài làm của mình. Gọi 1 học sinh khác nhận xét. Rồi giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh và chiếu chương trình đúng (Chương trình 1- Phụ lục) đã chuẩn bị ở nhà và chạy thử cho học sinh xem.
2. Giáo viên chiếu đề bài 
Bài toán 2: Viết chương trình tính tổng 4 lũy thừa T= an+bm+cp+dq 
- GV để giải quyết bài toán 2 ta phải tính bao nhiêu lũy thừa? Phải khai báo những biến nào?
- HS trả lời
GV chiếu chương trình 2 (trong Phụ lục) và chạy thử cho học sinh xem.
Yêu cầu HS nhận xét về số biến sử dụng trong chương trình, số lượng câu lệnh tương tự nhau.
HS nhận xét theo yêu cầu của giáo viên.
GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chuẩn hóa (số lượng biến nhiều:14 biến và có 4 đoạn lệnh tương tự nhau).
3. GV đưa ra Bài toán 3: Viết chương trình tính tổng của 4000 lũy thừa với các cơ số và số mũ được đọc từ tệp ‘LT.INP’.
- GV: Nếu giải quyết bài toán 3 giống như 2 chương trình giải quyết bài toán 1 và bài toán 2 như trên thì ta phải dùng bao nhiêu biến?
- HS trả lời: rất nhiều lên tới hơn 10000 biến
- GV: Để khắc phục vấn đề đó các em sẽ giải quyết như thế nào? Các em đã học kiểu dữ liệu nào có thể giải quyết được vấn đề nêu trên?
- HS trả lời: Ta sẽ phải sử dụng kiểu mảng.
- GV: Nếu sử dụng kiểu dữ liệu mảng ta có thể giải quyết được vấn đề sử dụng nhiều biến đơn. Còn để tính được tổng của 4000 lũy thừa thì ta phải tính bao nhiêu lũy thừa?
- HS trả lời: 4000 lũy thừa
- GV: Nếu viết chương trình tương tự như chương trình 2 có được không?
- HS trả lời: không nên vì chương trình rất dài
4. Để giải quyết vấn đề trên, các ngôn ngữ lập trình cho phép cấu trúc chương trình thành các chương trình con. Mỗi chương trình con có thể viết một lần và truy xuất nó nhiều lần mỗi khi cần dùng đến. Chẳng hạn, ta có thể viết chương trình con nhập vào 2 số là cơ số và số mũ của một lũy thừa từ bàn phím và gọi sử dụng nó nhiều lần khi cần tính các tổng lũy thừa. Tương tự như vậy, ta cũng viết một chương trình con tính lũy thừa và gọi nó sử dụng nhiều lần.
- GV chiếu chương trình 3 (trong Phụ lục) và chạy thử cho HS xem.
- GV: Yêu cầu học sinh so sánh chương trình 3 với chương trình 2.
- HS trả lời: chương trình 3 ngắn gọn dễ hiểu hơn.
- GV chiếu chương trình 4 (trong Phụ lục) và chạy thử cho HS xem
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP.
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm chương trình con và lợi ích khi sử dụng chương trình con.
a. Mục tiêu: HS biết được khái niệm chương trình con và các lợi ích khi sử dụng chương trình con
b. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, tìm tòi, phát hiện.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, thảo luận nhóm.
d. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, chương trình 3.
e. Sản phẩm: - Học sinh nêu được khái niệm chương trình con và một số lợi ích khi sử dụng chương trình con.
- Hoàn thành được các yêu cầu trong phiếu học tập (bảng phụ).
Nội dung hoạt động
1. GV: Trong chương trình 3 ở trên có sử dụng chương trình con nhập vào từ bàn phím cơ số và số mũ của lũy thừa và chương trình con tính lũy thừa xk . Còn ở chương trình 4 thì chỉ sử dụng mình chương trình con tính lũy thừa xk. Ở chương trình 3 thì chương trình con được gọi sử dụng 4 lần, còn ở chương trình 4 thì chương trình con được gọi n lần (vì câu lệnh gọi được đặt trong vòng lặp n lần). Vậy từ những ví dụ nêu trên, kết hợp với tham khảo sách giáo khoa các em hãy phát biểu khái niệm chương trình con?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.
2. GV chia lớp thành 3 nhóm, phát bút dạ và bảng phụ cho mỗi nhóm, yêu cầu HS điền lợi ích của việc sử dụng chương trình con vào bảng.
- HS tham khảo sách giáo khoa, thảo luận và điền vào bảng phụ.
- GV cho HS treo bảng phụ của nhóm mình lên bảng báo cáo kết quả.
- Yêu cầu các HS khác nhóm nhận xét.
- Sau đó giáo viên nhận xét từng nhóm và chuẩn hóa kiến thức; khen ngợi nhóm nào thực hiện tốt.
Lợi ích của việc sử dụng chương trình con:
- Chương trình dễ đọc, dễ hiểu, dễ kiểm tra.
- Không phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó.
- Có thể giao nhiều người cùng viết một chương trình, mỗi người viết một chương trình con rồi ghép lại à Hỗ trợ việc thực hiện chương trình lớn.
 - Thuận tiện cho việc phát triển và nâng cấp chương trình. 
3. Vẫn giữ nguyên 3 nhóm như trên, GV lại phát bảng phụ cho các nhóm và yêu cầu HS đề xuất các bài toán mà chương trình giải quyết bài toán đó có thể tổ chức sử dụng chương trình con.
HS thảo luận và điền vào bảng phụ.
GV thu bảng phụ và treo tất cả lên bảng cho cả lớp xem và so sánh giữa các nhóm.
GV nhận xét và khen ngợi nhóm thực hiện tốt.
Một số bài toán có thể sử dụng chương trình con đề giải quyết:
- Tính tổng các giai thừa
- Đếm các số nguyên tố trong một dãy cho trước.
- Tính chu vi diện tích của n hình khi biết kích thước của nó (hình chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình vuông)
- Nhập vào n xâu. Kiểm tra các xâu đó có phải là các xâu đối xứng hay không.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân loại và cấu trúc chung của chương trình con.
a. Mục tiêu: HS biết được cấu trúc chung của chương trình con và biết rằng chương trình con thông thường gồm 2 loại là hàm và thủ tục.
b. Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, thuyết trình.
c. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, thảo luận nhóm.
d. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu, chương trình 3.
e. Sản phẩm: 
- Học sinh biết được 2 loại chương trình con, phân biệt được hàm và thủ tục chuẩn.
- HS nêu được cấu trúc chung của chương trình con, chỉ ra được từng thành phần của chương trình con trong ví dụ về chương trình con cho trước.
- HS hiểu được ý nghĩa và tác dụng của biến cục bộ và biến toàn cục, chỉ ra được biến cục bộ và biến toàn cục trong chương trình.
Nội dung hoạt động
- GV thuyết trình: Trong nhiều ngôn ngữ lập trình, chương trình con thường gồm hai loại:
* Hàm - function: là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó. 
Ví dụ: abs(x) ® trả về giá trị tuyệt đối của x.
	 length(s) ® trả về giá trị là độ dài của xâu s.
 lt(x,k) ® trả về giá trị là xk.
* Thủ tục – program: là chương trình con thực hiện các thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào qua tên của nó.
Ví dụ: writeln, readln, delete(st,vt,n); nhap(x,k); 
- GV phát vấn: Em hãy nêu cấu trúc của chương trình mà ta đã được học?
- HS trả lời: Gồm 2 phần:
	[]
- GV: phần khai báo có thể có hoặc không, nếu có thì khai báo những gì?
- HS trả lời: Khai báo tên chương trình, khai báo thư viện, khai báo hằng, khai báo biến..
- GV: Chương trình con có cấu trúc tương tự chương trình. Chỉ khác một điểm là chương trình có thể khai báo tên hoặc không nhưng trong chương trình con thì nhất thiết phải khai báo tên nên phần khai báo ta tách ra làm 2 phần đó là phần đầu và phần khai báo. Ai có thể lên bảng viết cho cô cấu trúc chung của chương trình con?
- HS lên bảng viết cấu trúc chung của chương trình con:
	[]
- GV: Phần đầu dùng để khai báo tên chương trình con, các tham số nếu có và kiểu dữ liệu trả về nếu chương trình con đó là hàm.
? Theo các em, phần khai báo của chương trình con dùng để khai báo những gì
- HS trả lời: có thể khai báo thư viện, khai báo hằng và khai báo biến.
? Theo các em, những khai báo ở phần khai báo của chương trình con thì các chương trình con khác và chương trình chính có được sử dụng không?
- HS trả lời.
- GV chuẩn hóa. Những khai báo ở chương trình con thì chỉ được sử dụng cho chương trình con đó và các chương trình con nằm trong nó. Các chương trình con khác và chương trình chính không được sử dụng.
GV thuyết trình: Các biến được khai báo ở chương trình con được gọi là biến cục bộ. Còn các biến được khai báo ở chương trình chính được gọi là biến toàn cục.
? Các em hãy nêu phạm vi tác dụng của biến toàn cục và biến cục bộ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, chuẩn hóa: Biến cục bộ chỉ được sử dụng cho chương trình con khai báo nó còn biến toàn cục thì được sử dụng cho toàn bộ chương trình chính và các chương trình con nằm trong nó.
- GV chiếu chương trình 3 lên bảng và chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận chỉ ra từng thành phần trong các chương trình con, chỉ ra biến cục bộ và biến toàn cục trong chương trình.
- HS thảo luận rồi trình bày
- GV nhận xét và chuẩn hóa:
	1. Trong chương trình 3 có sử dụng 2 chương trình con
	 Thủ tục nhap chỉ có 2 phần: 
	Phần đầu là: procedure nhap(var x:real; var k:integer);
	Phần khai báo không có.
	Phần thân là: begin
write('nhap co so va so mu:'); readln(x,k);
 end;
	 Hàm lt có 3 phần:
Phần đầu là: function lt(x:real;k:integer):real;
	Phần khai báo là: var i:integer;t:real;
	Phần thân là: begin
 	t:=1;
 	for i:=1 to k do t:=t*x;
 	lt:=t;
 end;
	2. Biến toàn cục trong chương trình 3 là: a,b,c,d,tlt,n,m,p,q
	 Biến cục bộ trong chương trình 3 là: i,t
- GV: Nếu biến cục 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_chu_de_chuong_trinh_con_va_lap_trinh_co_cau_tru.doc
  • docPhu luc.doc