SKKN Công tác giáo dục học sinh cá biệt trong lớp chủ nhiệm

SKKN Công tác giáo dục học sinh cá biệt trong lớp chủ nhiệm

 Đối với một trường THPT bên cạnh công tác chuyên môn thì công tác chủ nhiệm luôn được sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu và hội đồng nhà trường, bởi vì một tập thể lớp có đạt được thành tích học tập tốt hay không ,có nhiều học sinh có thành tích tốt hay không trước hết đó phải là một tập thể có nề nếp tốt,có tinh thần tập thể và tính đoàn kết cao. Tất cả những điều đó sẽ có thể đạt được nếu như người giáo viên chủ nhiệm( GVCN ) của lớp đó thực sự quan tâm tới tập thể lớp ,có những kĩ năng khéo léo dẫn dắt học sinh,được học sinh thực sự tin tưởng,kính trọng. Trong công tác chủ nhiệm lớp GVCN là người quản lí, giáo dục toàn diện học sinh trong đó đặc biệt là các học sinh cá biệt. Học sinh các biệt hầu như lớp nào cũng có tuy chỉ là một vài học sinh song lại là những “ lực cản ” rất lớn tới công tác chủ nhiệm của giáo viên; những học sinh đó là những “ con sâu bỏ rầu nồi canh ”, làm ảnh hưởng đến cả tập thể của lớp, thậm chí những học sinh đó còn đe dọa , khống chế những nhân tố tích cực đấu tranh , bảo vệ lẽ phải của lớp, trường. Trường học là nơi gieo mầm, có chức năng là dạy dỗ, giáo dục học sinh nên người kể cả các học sinh cá biệt. Giáo dục học sinh các biệt đòi hỏi sự tận tâm, kiên trì, lòng vị tha, tâm huyết của người thầy, người cô.

 Tuy nhiên đa phần việc giáo dục học sinh cá biệt hiện tại vẫn là vấn đề rất khó đối với nhiều GVCN vì có thể nhiều thầy cô chưa có biện pháp phù hợp, hoặc vì thành tích của lớp suy giảm nên đã tác động không nhỏ tới công tác giáo dục của giáo viên.

 

doc 13 trang thuychi01 27934
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác giáo dục học sinh cá biệt trong lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: 
“CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT 
TRONG LỚP CHỦ NHIỆM ”
 Họ và tên: Lê Thế Phương
 Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
Mục
Trang
1
A. Đặt vấn đề
2
2
B. Giải quyết vấn đề
3
3
I. Đối tượng - thời gian
3
4
II. Cơ sở thực tiễn
3
5
III. Thực trạng vấn đề
3
6
IV. Biện pháp thực hiện
4
7
C. Kết luận
9
“KINH NGHIỆM: CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT 
TRONG LỚP CHỦ NHIỆM ”
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
 Đối với một trường THPT bên cạnh công tác chuyên môn thì công tác chủ nhiệm luôn được sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu và hội đồng nhà trường, bởi vì một tập thể lớp có đạt được thành tích học tập tốt hay không ,có nhiều học sinh có thành tích tốt hay không trước hết đó phải là một tập thể có nề nếp tốt,có tinh thần tập thể và tính đoàn kết cao. Tất cả những điều đó sẽ có thể đạt được nếu như người giáo viên chủ nhiệm( GVCN ) của lớp đó thực sự quan tâm tới tập thể lớp ,có những kĩ năng khéo léo dẫn dắt học sinh,được học sinh thực sự tin tưởng,kính trọng. Trong công tác chủ nhiệm lớp GVCN là người quản lí, giáo dục toàn diện học sinh trong đó đặc biệt là các học sinh cá biệt. Học sinh các biệt hầu như lớp nào cũng có tuy chỉ là một vài học sinh song lại là những “ lực cản ” rất lớn tới công tác chủ nhiệm của giáo viên; những học sinh đó là những “ con sâu bỏ rầu nồi canh ”, làm ảnh hưởng đến cả tập thể của lớp, thậm chí những học sinh đó còn đe dọa , khống chế những nhân tố tích cực đấu tranh , bảo vệ lẽ phải của lớp, trường. Trường học là nơi gieo mầm, có chức năng là dạy dỗ, giáo dục học sinh nên người kể cả các học sinh cá biệt. Giáo dục học sinh các biệt đòi hỏi sự tận tâm, kiên trì, lòng vị tha, tâm huyết của người thầy, người cô.
 Tuy nhiên đa phần việc giáo dục học sinh cá biệt hiện tại vẫn là vấn đề rất khó đối với nhiều GVCN vì có thể nhiều thầy cô chưa có biện pháp phù hợp, hoặc vì thành tích của lớp suy giảm nên đã tác động không nhỏ tới công tác giáo dục của giáo viên. 
 Với mỗi một học sinh cá biệt GVCN phải có các cách xử lí riêng cho từng trường hợp cụ thể, không thể áp dụng dập khuôn các phương pháp xử lí chung cho tất cả các học sinh. Trong quá trình giáo dục tôi luôn đặt ra câu hỏi: đối với học sinh cá biệt có nên xử phạt hay không, có la mắng trước tập thể lớp hay không có nên kì thị , phân biệt đối xử học sinh cá biệt và các học sinh khác hay không. Khi bàn về vấn đề giáo dục học sinh cá biệt nhiều người nói cần xử lí thật nghiêm, thật nặng để cho “xứng đáng” với lỗi của học sinh gây ra, có thể cho học sinh cá biệt ngồi tách riêng một bàn để thầy cô giáo bộ môn tiện quản lí cũng như học sinh phải xấu hổ để thay đổi. 
 Với tôi việc học sinh vi phạm thì phải xử lí, không thể nhắm mắt làm ngơ trước những sai phạm của học sinh, song phải xử lí thế nào cho thỏa đáng, công bằng và cho có tính giáo dục cao nhất để học sinh cá biệt nói riêng cũng như cả lớp nói chung phải “ tâm phục khẩu phục” vì như ông cha ta thường nói “ Lạt mềm buộc chặt”. Thông qua việc giáo dục học sinh cá biệt phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm. Qua việc xử lí hợp lí trong vấn đề chủ nhiệm tôi thấy các em đều trở nên mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống, hòa đồng, cởi mở với bạn bè và thầy cô giáo; các em đã trở nên yêu thích giờ lên lớp chứ không còn cảm thấy bị bắt buộc,gò bó như trước nữa. Và cũng từ đó GVCN cũng được các em tin tưởng hơn, các em đã trao đổi cả những điều mà các em gặp trong cuộc sống mà có thể với người thân các em cũng không tâm sự; và càng ngày nề nếp học tập của tập thể lớp càng được nâng cao.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I.ĐỐI TƯỢNG – THỜI GIAN.
 Các học sinh cá biệt ở các lớp đã và đang chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi từ năm 2003-2019
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 Đạo đức là nguồn cội gốc rễ của mỗi người như người xưa đã nói “ Tiên học lễ - hậu học văn . Tuy nhiên hiện nay vấn đề đạo đức trong một bộ phận học sinh ở trường học đang ngày càng xuống cấp trầm trọng nổi lên đó là tình trạng học sinh bị đánh hội đồng, quay clip tung lên mạng xã hội ; học sinh đánh giáo viên...tất cả đều đang là những hồi chuông báo động về tình trạng suy thoái đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. Đối với lứa tuổi THPT là lứa tuổi mới lớn, tâm sinh lí dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, các em đang muốn khẳng định mình, cảm thấy mình là người lớn chứ không còn là thiếu niên nên học sinh muốn khẳng định quyền người lớn của mình. Nhiều học sinh cảm thấy rằng các thầy cô giáo sẽ không làm gì được mình khi mình vi phạm mà có chăng chỉ dừng lại ở mức độ dọa nạt, hạ hạnh kiểm, mời phụ huynh và từ đó mà các biểu hiện cá biệt dần dần hình thành, một số gia đình do việc nuông chiều con cái quá mức bên cạnh đó ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài khi học sinh tiếp cận với các trang mạng xã hội, internet...từ đó làm cho học sinh có tâm lí, thói quen thụ hưởng coi mình là trên hết. 
 Chính vì vậy là giáo viên và đặc biệt GVCN các thầy cô phải nắm bắt được tâm lí lứa tuổi học sinh, từ đó có biện pháp khéo léo để có thể uốn nắn các học sinh chưa ngoan, học sinh cá biệt trở thành học trò tốt, người công dân tốt và có ích cho xã hội, giảm thiểu nạn bỏ học trong học sinh, dần đưa các em từ người 
“ xấu” , một học sinh “bỏ đi” trở về là một học sinh tốt. Việc giáo dục học sinh cá biệt đòi hỏi sự tận tâm, tỉ mỉ và hơn hết là cần có phương pháp đúng đắn của người GVCN vì như người xưa từ nói “ Nhân chi sơ, tính bản thiện ”.
 III.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
 Thực tế nhà trường trong những năm qua, nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong công tác chủ nhiệm. Do đặc thù của địa phương nhiều hộ dân đi biển, thiếu sự bám sát, quan tâm của bố mẹ với học sinh, mặt khác Sầm Sơn là địa bàn thị xã du lịch nên học sinh tiếp xúc với nhiều đối tượng, nhiều cách ăn nói, ứng xử, các luồng văn hóa khác nhau tốt và xấu đều có nhưng những ảnh hưởng tiêu cực mặt trái của xã hội thì lại dễ lôi kéo những học sinh không đủ bản lĩnh. Bản thân tuyển sinh đầu vào chất lượng học sinh của trường còn thấp, học sinh học yếu thì thường gắn liền với chán học, hay quấy phá. Việc xếp lớp ở đầu khóa của mỗi lớp đều có học sinh khá; trung bình và yếu theo ngẫu nhiên ; nên sau một thời gian học từ một đến hai tháng mới nổi trội lên những học sinh yếu, kém về học lực , hạnh kiểm dẫn đến tình trạng như thường xuyên không thuộc bài, không làm bài tập, bỏ học, bỏ giờ, mải chơi game, mạng internet không chấp hành nội quy nề nếp trường lớp, và “được” các giáo viên gọi chung là học sinh cá biệt từ đó dẫn đến các tiêu cực khácNhững đối tượng nêu trên mặt dù số lượng không nhiều trong một lớp. Nhưng đối với vai trò của GVCN đây là vấn đề không ít khó khăn, vì nếu quản lí, xử lí lớp không khéo sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến những học sinh khác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của lớp và toàn trường. Do vậy đối với mỗi giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng trong công tác chủ nhiệm, khả năng nắm bắt tâm sinh lí lứa tuổi nhằm kịp thời giáo dục những học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan. Giúp các em có được nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của một người học sinh, đồng thời giúp cho người thầy có được niềm tin đam mê nghề nghiệp, tạo một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực đầy ý nghĩa. 
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
 Để có thể giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm nói chung và học sinh cá biệt nói riêng thì GVCN phải có các bước đi, phương pháp thích hợp; đối với những học sinh cá biệt thì không thể áp dụng xử phạt hay răn đe các em ngay từ đầu, hay lại càng không thể có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với các em; trước hết để làm tốt công tác chủ nhiệm thì GVCN phải làm tốt công tác tổ chức lớp học, thực hiện một số công việc sau:
 * Xếp chố ngồi:
 Việc sắp xếp chỗ ngồi hết sức quan trọng , nếu để các em tự do lựa chọn chỗ ngồi thì thường các em sẽ có xu hướng nhứng em hay chơi với nhau sẽ ngồi với nhau, các em hay nói chuyện ngồi riêng với nhau, GVCN phải xem trước học bạ cấp hai của các em để nắm bắt được các đặc điểm của học sinh, từ đó sắp xếp học sinh khá , giỏi ngồi đan xen với học sinh yếu kém để các em có thể giúp đỡ , kèm cặp các em học yếu trong quá trình học tập; các học sinh có thị lực yếu, thấp nhỏ thì ưu tiên ngồi các bàn phía trước; đối với các học sinh chưa ngoan thì không được xếp ngồi dồn một nơi mà phả ngồi tách ra, và nếu có thể thì cho các em ngồi lên các bàn phía trên để có thể tiện quan sát, giáo dục học sinh; sau đó phải lập sơ đồ chỗ ngồi để các giáo viên cũng như học sinh trong lớp theo dõi việc thực hiện.
 * Bầu ban cán sự lớp:
 Giáo viên sau khi nắm bắt được học lực, hạnh kiểm, năng lực của học sinh qua các kênh thông tin sẽ cử ra được lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng. việc này hết sức quan trọng vì đội ngũ ban cán sự chính là những người thay mặt GVCN quản lí lớp do đó trong quá trình hoạt động GVCN phải thường xuyên có sự trao đổi với ban cán sự từ đó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của học sinh và có biện pháp giải quyết phù hợp; đối với các cá nhân trong ban cán sự có thể thay đổi nếu các em không có năng lực hoạt động, khuyến khích các em tự bộc lộ , ứng cử trong công tác cán bộ lớp, thường xuyên theo dõi để phát hiện ra các cá nhân có khả năng quản lí trong lớp, được sự tín nhiệm của lớp để có thể có được đội ngũ cán sự lớp nhiệt tình, năng nổ, có trách nhiệm, có tiếng nói; tránh trường hợp ép buộc các em không đủ năng lực quản lí lớp sẽ làm ảnh hưởng tới lớp học cũng như sự bất phục đối với các học sinh trong lớp, là mầm mống cho các học sinh cá biệt xuất hiện.
 * Xây dựng nội qui lớp:
 Ngoài việc yêu cầu học sinh học thuộc nội qui của trường thì mỗi lớp cần có nội qui riêng được tập thể xây dựng phù hợp với điều kiện của lớp. Sau khi xây dựng và thống nhất nội qui trong toàn lớp GVCN cần phổ biến rộng rãi trong lớp để làm căn cứ xử lí vi phạm sau này, bên cạnh đó cũng cần có tiêu chí ,thang điểm thi đua giữa các tổ trong lớp để các em có tinh thần phấn đấu trong học tập nếu tổ nào thực hiện tốt có thành tích cao nhất thì cuối tháng hoặc cuối kì sẽ có phần thưởng động viên phù hợp, còn nếu tổ nào thực hiện không tốt sẽ phê bình nhắc nhở hoặc có các hình thức phạt khi vi phạm ( hình thức phạt được tập thể lớp lựa chọn và thống nhất từ đầu năm khi thảo luận về nội qui lớp, sau đó thông báo rộng rãi để phụ huynh và học sinh đều được biết) , sau khi ban hành nội qui cần thực hiện dứt điểm nội qui tránh trường hợp xử lí qua loa, lúc cứng lúc mềm tạo tâm lí bất phục trong học sinh.
 * Khảo sát học sinh
 Việc khảo sát học sinh giúp GVCN nắm bắt được hoàn cảnh gia đình, sở trường của từng học sinh từ đó có biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường giúp đỡ uốn nắn các học sinh chưa ngoan cũng như giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học .
 Sầm Sơn, NgàyTháng  năm 
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH
Họ và tên : .
Ngày sinh//.	Nam/Nữ: ..
Nơi sinh...
Quê quán.
Chỗ ở hiện nay( Số nhà, đường( thôn ),Phường (xã ) ) 
Họ và tên bố:..số điện thoạiNghề nghiệp
Họ và tên mẹ:..số điện thoạiNghề nghiệp
Hoàn cảnh gia đình hiện tại:
Năng lực , sở trường 
Trong học tập và cuộc sống em gặp phải khó khăn gì. ..
Theo em cần có biện pháp gì để nâng cao chất lượng giờ học, giảm vi phạm.
 	Người viết
 (Kí, ghi rõ họ tên)
 Sau khi khảo sát học sinh theo hình thức tự kê khai đồng thời thông qua tìm hiểu qua các kênh trong lớp GVCN sẽ phân loại học sinh từ đó có hình thức, biện pháp thúc đẩy , phát triển các năng lực sở trường từng học sinh, giáo dục với các học sinh chưa ngoan và có thể nói là học sinh cá biệt. đối với những học sinh cá biệt GVCN cần có các bước sau:
*Bước 1: Phân loại học sinh cá biệt.
 Đối với học sinh cá biệt thường có các biểu hiện sau:
-Hay bỏ học, bỏ tiết, thường đi học muộn.
-Không đồng phục, phù hiệu, vi phạm qui định đầu tóc, tác phong.
-Mất trật tự giờ học, không chú ý nghe giảng, không giữ vệ sinh lớp học; không tham gia hoặc tham gia không tích cực các hoạt động của lớp.
- Thiếu văn hóa( văng tục, chửi thề ), đùa giỡn, chọc ghẹo các bạn quá mức.
- Thiếu tôn trọng hoặc vô lễ với giáo viên và các công nhân viên của trường.
- Mê chơi game, internet, lôi kéo, rủ rê bạn bè vi phạm.
- Đi học về nhà không đúng giờ, hay nói dối.
-Hút thuốc, đánh nhau, chơi bài trong trường.
-Giao du với các bạn bè xấu, không tốt....
* Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới học sinh cá biệt.
 Từ thực tiễn của nhà trường hiện nay học sinh cá biệt, chưa ngoan không phải là phổ biến nhưng ở trường nào, lớp nào cũng tồn tại và cũng chịu ảnh hưởng bởi đối tượng học sinh này đối với phong trào thi đua của toàn lớp ; bên cạnh môi trường là một thị xã du lịch chịu tác động từ nhiều luồng văn hóa, ứng xử cũng như các tác động không tốt đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, nhận thức của học sinh thì còn có thể do một số tác động sau đã tạo nên các học sinh chưa ngoan và có thể nói là học sinh cá biệt :
- Các em đi học do gia đình ép buộc chứ chưa phải do yêu thích của các em.
- Do tác động của các yếu tố xã hội , bị bàn bè không tốt lôi kéo, dụ dỗ.
- Sự tác động không tốt từ internet, các trang mạng xã hội, phim ảnh, các trò chơi bạo lực của game.
- Một số gia đình chưa có sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái trong học tập.
- Gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên thường xuyên phải giúp đỡ gia đình nên dẫn tới kết quả học tập sa sút , tâm lí chán nản.
- Bố mẹ thường xuyên cãi vã mâu thuẫn, bố mẹ li hôn dẫn tới tâm lí buồn chán, bực tức với bố mẹ , học hành chểnh mảng, sa sút và dễ bị lôi kéo vào những thói hư tật xấu, sa vào các cám dỗ của đời sống xã hội.
- Gia đình khá giả, bố mẹ mải lo kiếm tiền, chỉ biết cung cấp tiền cho con cái, tâm lí “ khoán trắng ” cho nhà trường, không có sự quản lí học tập của con cái dẫn tới tính ỷ lại, thói quen hưởng thụ trong học sinh.
- Trong lớp có quá nhiều học sinh yếu kém dẫn tới phong trào học tập của lớp sa sút, chán nản và tạo thành học sinh cá biệt trong lớp.
 Bên cạnh các yếu tố gia đình, xã hội thì một số trường hợp học sinh cá biệt còn xuất phát từ nguyên nhân là giáo viên như:
* Đối với GVCN
- Không xây dựng được nội qui, qui định riêng cho lớp.
- Xử lí học sinh không dứt điểm, chỉ nói mà không thực hiện, đối xử với các học sinh trong lớp không công bằng, có sự ưu ái, thiên vị cho một số học sinh mà lại quá nặng đối với một số học sinh khác.
- Có sự phân biệt, kì thị đối với các học sinh cá biệt.
- Học sinh vi phạm các lỗi nhẹ cũng mời phụ huynh hay phạt học sinh quá nặng gây tâm lí ức chế cho học sinh và dẫn tới sự phản kháng, chống đối trong học sinh.
- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, không có sự thông báo kịp thời các sai phạm của học sinh; trong quá trình xử lí còn chưa linh hoạt , chưa có phương pháp hoặc sử dụng phương pháp chưa phù hợp.
- Thiếu sự quan tâm đến lớp, phó mặc cho ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, Bầu ban cán sự, ban chấp hành chi đoàn không đủ năng lực, dẫn tới sự không phục trong học sinh đối với những người chỉ đạo và từ đó sẽ phát sinh ra sự quấy phá.
- Chưa động viên, khuyến khích kịp thời đối với học sinh cá biệt khi các em có sự tiến bộ mà chỉ biết nhìn vào các vi phạm của các em để trừng phạt.
* Đối với giáo viên bộ môn:
- Phân biệt đối xử đối với các học sinh cá biệt, hay gọi lên trả bài và cho điểm kém, không cho học sinh cơ hội sửa chữa.
- Luôn so sánh học sinh trong lớp, học sinh lớp này với lớp khác, than trách lớp học yếu, thiếu ý thức hay dọa cho điểm yếu dẫn tới tâm lí chán học bộ môn trong học sinh.
 Trong thực tế các nguyên nhân thường đi chung , có mối liên hệ với nhau, vì lẽ đó GVCN phải khéo léo tìm hiểu xem trong các nguyên nhân kể trên thì đâu là nguyên nhân cơ bản, từ đó có thể đưa ra các biện pháp giáo dục thích hợp nhằm thay đổi những suy nghĩ lệch lạc của học sinh cá biệt. Bên cạnh đó GVCN phải cùng trao đổi với các giáo viên bộ môn khác để có các biện pháp giáo dục phù hợp. Để làm được điều đó GVCN phải tìm hiểu thông qua hồ sơ lưu, qua bạn bè của học sinh, các giáo viên các năm trước ; đặc biệt phải tìm hiểu thật kĩ lưỡng hoàn cảnh hiện tại của gia đình học sinh vì đa phần nguyên nhân dẫn tới các biểu hiện cá biệt đều xuất phát từ phía gia đình. 
Từ việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới các biểu hiện cá biệt của học sinh GVCN sẽ đưa ra được các biện pháp thích hợp phù hợp với từng đối tượng học sinh giúp các em ngày càng tiến bộ.
*Bước 3: Tiếp xúc với cha mẹ học sinh, tìm hiểu các mối quan hệ bạn bè của học sinh.
 - Việc thông tin hai chiều giữa gia đình và GVCN là hết sức quan trọng, thông qua việc nắm bắt địa chỉ gia đình , số điện thoại của bố mẹ GVCN có thể trao đổi phản ánh , nhận biết tâm tư, tình cảm của học sinh, cùng với gia đình các em tạo một cầu nối giúp các em trong các hoạt động, trao đổi với gia đình về sự sa sút các mặt hay động viên những sự tiến bộ của học sinh.
 - Bạn bè xấu hay tốt đều ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của học sinh.Qua việc tìm hiểu bạn bè của học sinh nắm bắt các bạn tốt, nêu gương, khuyến khích học sinh học tập, hay nắm bắt được các đối tượng xấu dễ lôi kéo học sinh sa ngã từ đó khuyên bảo học sinh không a dua, bắt chước học theo các đối tượng không tốt. Thầy cô phải can thiệp tế nhị , đúng lúc và kịp thời và đôi khi phải thật quyết liệt, và nếu như thầy cố có thể trở thành người bạn của học sinh là tốt nhất, khi đó học sinh có thể thoải mãi bộc lộ những tâm tư, tình cảm của mình từ đó giúp giáo viên nắm được chính xác nhất những chuyển biến tâm lí của học sinh.
*Bước 4 :Tạo sự gần gũi, quan tâm học sinh.
Các học sinh cá biệt thường có các điểm mạnh: khả năng thể thao, văn nghệ, khả năng tổ chức các hoạt động trong lớp...do đó GVCN phải nắm bắt được các điểm mạnh của các em, sử dụng khéo léo, đúng hướng, kịp thời động viên, khuyến khích các em trong các lĩnh vực đó, thông qua đó tạo sự gần gũi, quan tâm đúng mức với học sinh; việc làm này giúp các em không còn cảm thấy khoảng cách giữa thầy cô và các em; qua đó GVCN nắm bắt được các tâm tư, nguyện vọng của các em, tạo cho các em một niềm tin một chỗ dựa vững chắc. Tuy nhiên , bên cạnh sự quan tâm người thầy vẫn phải nghiêm khắc với những vi phạm của học sinh, gương mẫu trước các em có như vậy mới tạo được sự khâm phục , nể trọng của học sinh và làm cho học sinh noi theo.
*Bước 5: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
 Đối với nhiều GVCN khi giao nhiệm vụ cho các học sinh cá biệt thường không yên tâm vì thấy rằng xưa nay các em chưa ngoan, hay làm hỏng việc . Tuy nhiên đối với các học sinh cá biệt khi được thầy cô giao nhiệm vụ thì học sinh sẽ thấy rằng mình không phải là người thừa, vẫn có khả năng được giáo viên tin tưởng do đó các em sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và những khi đó GVCN cần tuyên dương học sinh trước lớp để động viên, khích lệ các em.Ngay kể cả khi học sinh không hoàn thành nhiệm vụ như đúng sự mong muốn của giáo viên thì giáo viên vẫn động viên các em cố gắng phát huy trong những lần sau theo tinh thần “ mưa dầm thấm đất ”, từ đó có thể dần đưa các em vào đúng guồng đã vạch sẵn.
*Bước 6. Công tác phối hợp.
 Đây là công tác vô cùng quan trọng khi GVCN phối hợp với các đoàn thể, tổ chức, các giáo viên trong nhà trường , gia đình học sinh từ đó có biện pháp phù hợp đối với các học sinh giúp các em dần trở thành những học sinh ngoan, những công dân có ích.
C.KẾT LUẬN
 1. Kết quả.
 Việc giáo dục đạo đức học sinh trong lớp nói chung và học sinh cá biệt nói riêng thành công hay thất bại, phải kết hợp rất nhiều phương pháp một cách nhuần nhuyễn, thành thục phù hợp với từng đối tượng học sinh,phải biết chọn được điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng lớp, từng học sinh. Không nên áp dụng phương pháp một cách rập khuôn, máy móc cho tất cả các đối tượng bởi lẽ đối tượng cũng như sản phẩm ở đây là con người, nó là tổng hòa những mối quan hệ xã hội. 
 Giáo dục học sinh cá biệt trở thành người học sinh tốt, có ích cho xã hội là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của GVCN nhưng nếu thành công thì nó lại có ý nghĩa hết sức to lớn đối với bản thân học sinh, tập thể lớp, gi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_trong_lop_chu_nhiem.doc