SKKN Chỉ đạo đổi mới dạy học môn địa lí theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4
Đổi mới sự nghiệp giáo dục đó là một trong những yếu tố nền tảng để thực hiện sự nghiệp CNH – HĐH nước ta theo mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng ta đã vạch ra.
Đổi mới sự nghiệp giáo dục bao gồm nhiều khâu, nhiều yếu tố nhưng yếu tố cơ bản nhất liên quan trực tiếp đến sản phẩm của một nền giáo dục đó là đổi mới phương pháp dạy học .Sự đổi mới không những làm thay đổi dung lượng kiến thức được tiếp nhận của người học mà còn tác động tích cực đến con đường nhận thức và đặc biệt là phát triển tư duy, kỹ năng , năng lực cho người học, đây là một đòi hỏi thiết yếu mà xã hội hiện đại, của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đối với ngành giáo dục đào tạo hiện nay.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất đa dạng phong phú từ việc nghiên cứu áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp, lựa chọn những học liệu dụng cụ dạy học đúng đắn đến việc kết hợp linh hoạt các phương pháp phương tiện dạy học .Nhưng yếu tố trung tâm đóng vai trò hạt nhân trong việc đổi mới phương pháp dạy học là dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh .
Lâu nay việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là nghiên cứu tổ chức các hoạt động học cho học sinh củng đã được coi trọng được xem là một yêu cầu cơ bản một xu thế tất yếu của công tác giáo dục được các cấp quản lí, lãnh đạo coi trọng và chỉ đạo sát sao, xong tất cả mới hầu như chỉ dùng lại ở mổi giáo viên, mỗi tiết dạy mổi bài giảng cụ thể đặc biệt là qua các tiết thao giảng .
Việc dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh nói riêng củng như việc đổi mới phương pháp dạy học phải được nâng lên mang tính hệ thống hơn, khoa học và bài bản hơn, trở thành một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động giáo dục là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện được yêu cầu này đó là việc “chỉ đạo dạy học theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh” Đây là một khâu quan trọng quyết định đến toàn bộ quá trình đổi mới phương pháp dạy học của giáo dục hiện nay.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới sự nghiệp giáo dục đó là một trong những yếu tố nền tảng để thực hiện sự nghiệp CNH – HĐH nước ta theo mục tiêu và nhiệm vụ mà Đảng ta đã vạch ra. Đổi mới sự nghiệp giáo dục bao gồm nhiều khâu, nhiều yếu tố nhưng yếu tố cơ bản nhất liên quan trực tiếp đến sản phẩm của một nền giáo dục đó là đổi mới phương pháp dạy học .Sự đổi mới không những làm thay đổi dung lượng kiến thức được tiếp nhận của người học mà còn tác động tích cực đến con đường nhận thức và đặc biệt là phát triển tư duy, kỹ năng , năng lực cho người học, đây là một đòi hỏi thiết yếu mà xã hội hiện đại, của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đối với ngành giáo dục đào tạo hiện nay. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất đa dạng phong phú từ việc nghiên cứu áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp, lựa chọn những học liệu dụng cụ dạy học đúng đắn đến việc kết hợp linh hoạt các phương pháp phương tiện dạy học ...Nhưng yếu tố trung tâm đóng vai trò hạt nhân trong việc đổi mới phương pháp dạy học là dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh . Lâu nay việc đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là nghiên cứu tổ chức các hoạt động học cho học sinh củng đã được coi trọng được xem là một yêu cầu cơ bản một xu thế tất yếu của công tác giáo dục được các cấp quản lí, lãnh đạo coi trọng và chỉ đạo sát sao, xong tất cả mới hầu như chỉ dùng lại ở mổi giáo viên, mỗi tiết dạy mổi bài giảng cụ thể đặc biệt là qua các tiết thao giảng ... Việc dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động học tập của học sinh nói riêng củng như việc đổi mới phương pháp dạy học phải được nâng lên mang tính hệ thống hơn, khoa học và bài bản hơn, trở thành một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động giáo dục là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện được yêu cầu này đó là việc “chỉ đạo dạy học theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh” Đây là một khâu quan trọng quyết định đến toàn bộ quá trình đổi mới phương pháp dạy học của giáo dục hiện nay. Việc “dạy học theo hướng tổ chức các hoạt động học cho học sinh” không những đưa việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động học của học sinh từ một nội dung của một phong trào, một quy định trở thành hoạt động bản chất của giáo dục, xây dựng ý thức kĩ năng, năng lực cho mổi giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học của học sinh theo hướng tích cực, phát huy năng lực của người học, mà với sức mạnh của tri thức tập thể , chúng ta còn đưa việc đổi mới phương pháp này có được những cách thức và hiệu quả tốt đẹp, hiện thực hóa các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn ( Một vấn đề mà lâu nay thường bị xem là cách sinh hoạt mang tính hành chính của tổ chuyên môn trong các nhà trường ), vì vậy để đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng dạy học tổ chức hoạt động học cho học sinh thì vai trò chỉ đạo của tổ trưởng chuyên môn là hết sức quan trọng. Chính vì lí do trên nên tôi đã chọn đề tài “ Chỉ đạo đổi mới dạy học môn địa lí theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4” làm đề tài ngiên cứu của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn để từ đó đề xuất các giải pháp chỉ đạo đổi mới dạy học môn địa lí theo hướng tổ chức hoạt động học của học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4 , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo mục tiêu mà nghị quyết 29-NQ/TW đã đề ra III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các giải pháp chỉ đạo đổi mới dạy học môn địa lí theo hướng tổ chức hoạt động học của học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp quan sát, đánh giá thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm, điều tra thông tin - Phương pháp thống kê toán học B: PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN I.CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.Tổ chuyên môn - Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên ( từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáp dục, tư vấn học đường ... được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường [ 8] 2. Vị trí vai trò của tổ chuyên môn - Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lí của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ với nhau , phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phat triển của nhà trường, chương trinhg giáo dục, các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác với mục tiêu giáo dục. - Tổ chuyên môn là một bộ phận, một đơn vị trong hệ thống cơ cấu tổ chức của nhà trường - Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học - Tổ chuyên môn có mối quan hệ cộng đồng , hợp tác, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ và các đoàn thể khác trong nhà trường. - Tổ chuyên môn là đầu mối quản lí mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trung dựa vào đó để quản lí nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy dọc và hoạt động sư phạm của giáo viên. - Tổ chuyên môn là nơi có điều kiện sâu sát để hiểu biết tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ nhau. Chính vì thế tổ chuyên môn có vai trò tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của giáo viên trong trường trung học. [8] 3. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn - Xây dựng và triển khai các thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ - Hướng dẫn xây dựng và quản lí kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thuộc tổ quản lí - Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên theo qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các qui định khác hiện hành. - Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó - Đề xuất khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên. - Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu. [8] 4. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh a. Khái niệm sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh là hoạt động sinh hoạt chuyên môn ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?.... Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh không tập trung vào qua sát việc giảng dạy của giáo viên để đánh giá giờ học, xếp loại mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh học chưa đạt kết quả như mong muốn , đặc biệt đối với những học sinh có khó khăn về học. Từ đó giúp giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, tìm phương pháp dạy học phù hợp, tạo cơ hội cho mọi học sinh tham gia vào quá trình học tập để nâng cao chất lượng dạy học. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp dạy học thông qua dự giờ, trao đổi thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh góp phần thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, cán ộ quản lí- giáo viên – học sinh – các nhân viên trong nhà trường, giữa học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc , dạy và học dân chủ , thân thiện cho tất cả mọi người. b. Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh Sinh hoạt chuyên môn truyền thống Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh Mục đích - Đánh giá xếp loại giờ dạy - Tập trung vào hoạt động dạy của giáo viên. - Thống nhất cách dạy để giáo viên cùng thực hiện - Tìm giải pháp để nâng cao kết quả học tập của học sinh. - Tập trung vào hoạt động học của học sinh - Mỗi giáo viên tự rút ra bài học để áp dụng Thiết kế bài dạy - Một giáo viên thiết kế và dạy minh họa - Thực hiện theo đúng nội dung quy trình, các bước thiết kế theo qui định - Giáo viên dạy minh họa thiết kế bài học với sự góp ý của đồng nghiệp - Dựa vào trình độ học sinh để lựa chọn nội dung, phương pháp, qui trình cho phù hợp. Dạy minh họa – dự giờ Người dạy minh họa - Dạy theo nội dung kiến thức có trong Sách giáo khoa - Thực hiện tiến trình giờ học theo đúng qui trình Người dạy minh họa - Điều chỉnh các ngữ liệu dạy học cho phù hợp với nhu cầu của học sinh - Thực hiện tiến trình giwof học linh hoạt, sáng tạo dựa trên khả năng của học sinh Dự giờ Người dự - Ngồi cuối lớp học quan sát cử chỉ việc làm của giáo viên, ghi chép, quan sát cử chỉ việc làm của giáo viên - Tập trung xem xét giáo viên dạy có đúng các quy định không - Đối chiếu với các tiêu chí đánh giá xếp loại giờ học Người dự - Đứng xung quanh lớp quan sát, vẽ sơ đồ chổ ngồi của học sinh - Tập trung quan sát học sinh học thế nào - Suy nghĩ phát hiện khó khăn trong học tập của học sinh đưa ra các biện pháp khắc phục Thảo luận về giờ dạy - Dựa trên các tiêu chí có sẵn về đánh giá xếp loại giờ dạy - Tập trung nhận xét phân tích các hoạt động của giáo viên - Ý kiến đánh giá, nhận xét mang tính mổ xẻ, chỉ trích chủ quan - Người chủ trì xếp loại giờ dạy, thống nhất cách dạy cho tất cả giáo viên - Dựa trên kết quả học tập của học sinh rút kinh nghiệm - tập trung phân tích việc học của học sinh, đưa ra minh chứng cụ thể - Mọi người cùng phát hiện vấn đề học của học sinh, tìm nguyên nhân , giải pháp khắc phục - Người chủ trì tóm tắt các vấn đề, thảo luận , gợi ý các nội dung cần suy ngẫm để mỗi giáo viên tự rút ra bài học. [8] C. Các bước thực hiện của một buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh - Chuẩn bị nội dung bài minh họa - Tổ chức dạy minh họa – dự giờ - Thảo luận về giờ học II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Thực hiện Nghị quyết trung ương số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang đổi mới đồng bộ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ... Tuy nhiên trong thực tế hiện nay hoạt động chuyên môn ở hầu hết các trường phổ thông còn gặp nhiều khó khăn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới, nhất là việc dạy học theo hướng tổ chức hoạt động học tập của học sinh mà xuất phát từ một số nguyên nhân. Việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học ở nhiều trường chưa thật sự quyết liệt và đi vào thực tiễn mà đôi khi chỉ dừng lại ở kế hoạch giấy tờ, văn bản Sinh hoạt tổ chuyên môn ở nhiều trường còn mang nặng tính chất hành chính, triển khai các văn bản , kế hoạch của cấp trên, chưa giành nhiều thời gian cho hoạt động chuyên môn Sinh hoạt chuyên môn còn mang tính hình thức đối phó, hoặc làm cho có chưa đi sâu vào nội dung chuyên môn. Theo chia sẻ của một số đồng nghiệp thì ở một số trường hiện nay đã thực hiện nhưng mới chỉ dùng lại theo các phong trào, như mỗi học kì tổ chức dạy minh họa một lần, chưa mang tính thường xuyên và chưa trở thành một hoạt động chuyên môn chính trong sinh hoạt tổ chuyên môn Một bộ phận giáo viên còn chưa đổi mới trong nhận thức, tư tưởng bảo thủ, cho rằng không thể đổi mới trong điều kiện của nền giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó là quan điểm ngại thay đổi hay ngại khó cho rằng không thể đổi mới vì điều kiện cơ sở vật chất hiện nay chưa đảm bảo, học sinh vùng miền còn yếu kém thụ động không thể tham gia vào hoạt động học theo phương pháp kĩ thuật dạy học mới , hay việc chuẩn bị bài dạy mất nhiều thời gian, đầu tư tốn kém, chương trình cũ chưa phù hợp. Nhiều đồng chí là tổ trưởng chuyên môn nhưng chưa mạnh dạn trong chỉ đạo định hướng củng vai trò là người tiên phong trong chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đôi khi còn dễ dãi, cào bằng. ... chính vì vậy hiện nay việc dạy học theo hướng tổ chức hoạt động học tập của học sinh ở nhiều trường hiện nay còn nhiều lúng túng, hiệu quả chưa cao, thậm chí có một số đơn vị việc triển khai chuyên đề còn chưa thực hiện tốt. III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1. Đổi mới về nhận thức của mỗi giáo viên trong tổ ( nhóm) chuyên môn Để thực hiện thành công và có hiệu quả trong đổi mới sinh hoạt chuyên môn thì vấn đề then chốt ở đây chính là việc đổi mới từ nhận thức ở mỗi cá nhân giáo viên, muốn làm được điều đó các đồng chí tổ trưởng chuyên môn phải là người gương mẫu có phương pháp để xây dựng tổ nhóm chuyên môn thành “Tổ chức biết học hỏi” . Việc xây dựng tổ nhóm chuyên môn thành “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm qua tổ Sử - Địa trường THPT Quảng Xương 4, dưới sự chỉ đạo của BGH, Ban chuyên môn nhà trường đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc thực hiện đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn. Trước hết để xây dựng tổ chuyên môm thành “ Tổ chức biết học hỏi” đó là từ việc triển khai các chuyên đề , sau khi được tập huấn các chuyên đề chuyên môn của Sở giáo dục và đào tạo chúng tôi đã triển khai tập huấn kịp thời ở tổ chuyên môn theo đúng tinh thần tập huấn từ đó trang bị cho giáo viên trong tổ về kiến thức lí thuyết về đổi mới sinh hoạt chuyên môn từ đó giúp giáo viên hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là trụ cột là chính sách quan trọng nhất để đổi mới nhà trường – nâng cao chất lượng học sinh, những vấn đề giáo viên chưa rõ, còn băn khoăn sẽ được chia sẻ từ đó giúp cho các giáo viên tằng cường quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin, hình thành kĩ năng hướng dẫn đồng nghiệp ... tạo ra tính đồng thuận trong công việc từ đó hình thành môi trường làm việc tập thể để đạt được mục tiêu chung chứ không phải là việc theo đuổi những mục đích cá nhân của mỗi giáo viên, đây củng là cơ sở giúp giáo viên thay đổi quan điểm về sinh hoạt chuyên môn tạo động lực để thực hiện quá trình đổi mới Phương pháp dạy học. bên cạnh việc trang bị kiến thức lí thuyết thì ở mổi chuyên đề phần thực hành được xem là qua trọng nhất vì chỉ khi nào giáo viên tiến hành làm việc thì mới thấy được những vấn đề đã làm được củng như những khó khăn hạn chế trong quá trình thực hiện để tiếp tục thảo luận chia sẻ và giải quyết vấn đề . Từ đó giúp giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận mới chính là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng tránh để cho giáo viên có suy nghĩ đó là sinh hoạt chuyên môn thông thường mà họ đã và đang thực hiện từ trước đến nay không học hỏi được gì nhiều, cần tạo cho giáo viên có động lực tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận mới để học tập lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn từ đó giúp cho giáo viên có quyết tâm cao trong việc thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hình thức tiếp cận mới là cơ sở để đổi mới nhà trường, đổi mới nền giáo dục theo tinh thần nghị quyết 29 Trung ương . - Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; biết cách chia sẻ ý kiến, từ đó hình thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau. SHCM không phải là nơi để GV giỏi dạy GV yếu, mà đó là nơi giúp mọi GV học tập lẫn nhau, GV giỏi nhiều khi có thể học tập được những điểu bổ ích từ các GV khác và từ HS. Sự chia sẻ sâu sắc việc học của từng HS trong những hoàn cảnh và thời điểm cụ thể sẽ tạo ra "tình huống học tập" tự nhiên nhưng rất hữu ích với tất cả các Giáo viên. 2. Xây dựng kế hoạch Việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn đã được thực thường xuyên và đều đặn trong tổ chuyên môn ở trường THPT Quảng Xương 4 trong những năm qua với việc sinh hoạt chuyên môn 1 tuần 1 lần và dạy bài học minh họa 1 tháng 1 lần, trên cơ sở kế hoạch của ban chuyên môn nhà trường, ngay từ đầu năm học các tổ chủ động xây dựng kế hoạch theo đặc trưng bộ môn. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch sinh hoạt thì các tổ chuyên môn chủ động xây dựng chương trình nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường . Để thực hiện hiệu quả đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh, ngay từ đầu năm học trong kế hoạch của Tổ - nhóm đã liệt kê lựa chọn những bài học có thể dạy học theo hình thức tổ chức hoạt động học của học sinh – vì hiện tại chúng ta vẫn thực hiện theo nội dung chương trình cũ nên việc lựa chọn các bài có thể tổ chức hoạt động học cho học sinh là cơ sở để tổ thực hiện trong năm học 3. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động học của học sinh 3.1.Bước 1: Chuẩn bị bài dạy minh họa Việc chuẩn bị bài dạy minh họa củng có sự thay đổi theo từng thời điểm, từng năm học để đảm bảo sự đa dạng cũng như sự tham gia của tất cả các giáo viên trong tổ nên trong quá trình sinh hoạt chuyên môn chúng tôi đã áp dụng một số hình thức như: Khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng kí bài học để dạy minh họa, thực hiện cử quay vòng để tất cả các giáo viên được tham gia, củng có thể sử dụng hình thức bốc thăm tuy nhiên dù áp dụng hình thức nào thì vẫn phải đảm bảo tất cả các giáo viên đều được dạy minh họa . Sau khi lựa chọn bài bài dạy tất cả các giáo viên trong tổ - nhóm chuyên môn phối hợp với nhau soạn bài và thực hiện dạy minh học. Khi trao đổi xây dựng kế hoạch bài học chúng tôi thường đưa ra những nội dung cần trao đổi: - Có cần thay đổi mục tiêu bài học - Chọn nội dung trọng tâm cho bài học, trong quá trình thiết kế bài dạy có thể thống nhất lựa chọn một số nội dung phù hợp, không phụ thuộc quá nhiều vào nội dung và trình tự trong SGK - Thiết kế tiến trình các hoạt động gắn với phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực Sau khi đã thống nhất những nội dung cơ bản thì khuyến khích sự sáng tạo, trong việc áp dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học mới nhất là những ý tưởng mới tuy nhiên phải xem xét đến sự phù hợp Điều quan trọng là không bám vào mô hình lí tưởng nhất định mà phải biết đưa ra tiến trình dạy học thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với tình huống thực tế học tập của học sinh . - Trong quá trình thiết kế bài học củng cần tránh việc cường điệu hóa nội dung và phương pháp củng như sử dụng các công cụ hổ trợ... làm cho người dạy cảm thấy hoang mang và tốn kém vì trong thực tiễn có rất nhiều giáo viên vẫn cường điệu hóa giờ học như việc lựa chọn phương pháp,kĩ thuật dạy học không phù hợp với nội dung, chuẩn bị nhiều công cụ hổ trợ không cần thiết như giấy khổ lớn, bút dạ ... gây tốn kém và lãng phí đôi khi nặng tính hình thức nhưng không biết cách tổ chức nên hiệu quả không cao. 3.2. Bước 2: Tổ chức dạy minh họa – dự giờ Việc tổ chức dạy minh họa và dự giờ là khâu quan trong nhất trong sinh hoạt chuyên môn vì vậy sau khi đã thiết kế kế hoach bài học chúng tôi tổ chức hoạt động dạy học và dự giờ trên các lớp a. Dạy minh họa - Lớp dạy sẽ do ban chuyên môn nhà trường chỉ định một lớp ngẫu nhiên để tránh việc luyện tập hay mớm bài trước cho học sinh - Giáo viên dạy chủ động trong việc chuẩn bị không gian học tập củng như vị trí cho người dự giờ đảm bảo cho việc qua sát học sinh thuận lợi nhất b. Dự giờ Khi tiến hành dự giờ chúng tôi chỉ đạo thực hiện theo một số nội dung sau. Mỗi giáo viên khi dự giờ có thể tự lựa chọn cho mình một vị trí thuận lợi nhất để dễ quan sát học sinh - Trong quá trình dự giờ đòi hỏi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_chi_dao_doi_moi_day_hoc_mon_dia_li_theo_huong_to_chuc_h.doc
- SKKN - PHụ LỤC.doc